Hiện thực hóa các mục tiêu về thanh toán trong Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng
25/12/2019 3.290 lượt xem
Những mục tiêu, giải pháp đặt ra trong Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng năm 2025 định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực thanh toán đã và đang được ngành Ngân hàng quyết liệt triển khai, trong đó lấy việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng làm trọng tâm, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 làm nhân tố quyết định. Nhờ đó, thanh toán không dùng tiền mặt phát triển, các dịch vụ, phương tiện thanh toán điện tử được phát triển mạnh và đa dạng với nhiều sản phẩm, phương tiện mới, an toàn, tiện lợi, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
 

 
NHNN đưa ra Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, 
định hướng đến năm 2030

Ngày 8/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 986/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chiến lược đã đề ra những mục tiêu cụ thể với các giải pháp và lộ trình thực hiện cho từng giai đoạn, kỳ vọng mở ra thời kỳ mới của ngành Ngân hàng, trong đó, mục tiêu về lĩnh vực thanh toán là: “Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS. Đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 10%; đến cuối năm 2025, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 8%”.

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
 
Triển khai đồng bộ các giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu nêu trên, năm 2018, lĩnh vực thanh toán đã trải qua một năm đầy sôi động và cũng nhiều thách thức, lĩnh vực này đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ đạo, điều hành một cách chủ động, quyết liệt, lấy việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng làm trọng tâm, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 làm nhân tố quyết định. 
 
Trong năm 2018, các chủ trương, chính sách thanh toán của Chính phủ và NHNN về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đã được hệ thống ngân hàng triển khai mạnh mẽ. Toàn thể xã hội đã quen dần với việc sử dụng các phương tiện TTKDTM và mang lại lợi ích thiết thực; nhận thức trong việc sử dụng dịch vụ thanh toán, bảo vệ thông tin cá nhân ngày càng tăng. 
 
Hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán
 
Hành lang pháp lý về lĩnh vực thanh toán tiếp tục hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và sử dụng an toàn, hiệu quả các loại hình phương tiện và dịch vụ thanh toán mới. 
 
NHNN đã tham mưu Chính phủ ký Quyết định 241/QĐ-TTg ngày 23/2/2018 phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán ngân hàng đối với các dịch vụ công như thu thuế, điện, nước sinh hoạt, học phí, viện phí, chi trả các chương trình an sinh xã hội; Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 11/4/2018 về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác; đồng thời, ban hành nhiều thông tư, văn bản chỉ đạo trong năm 2018, như: Kế hoạch 923/QĐ-NHNN ngày 9/5/2018 thực hiện Quyết định 241/QĐ-TTg;  Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 13/4/2018 của NHNN về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo; Thông tư 02/2018/TT-NHNN ngày 12/02/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 32/2016/TT-NHNN ngày 26/12/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Thông tư 20/2018/TT-NHNN ngày 30/8/2018 quy định về giám sát các hệ thống thanh toán.
 
 Năm 2018 cũng là năm đánh dấu sự thành công trong việc nghiên cứu, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực thanh toán. Thống đốc NHNN đã ký Quyết định ban hành Bộ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa (Quyết định 1927/QĐ-NHNN ngày 05/10/2018) và Bộ Tiêu chuẩn cơ sở “Đặc tả kỹ thuật QR Code hiển thị từ phía đơn vị chấp nhận thanh toán tại Việt Nam” (Quyết định 1928/QĐ-NHNN ngày 05/10/2018) làm cơ sở để các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán áp dụng thống nhất một tiêu chuẩn tại thị trường Việt Nam, nhằm tăng cường mức độ an toàn, bảo mật và gia tăng tiện ích cho khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán.
 
Bên cạnh đó, NHNN đã chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan (Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Công an...) và UBND các tỉnh thúc đẩy TTKDTM trong triển khai công tác phòng, chống tội phạm và đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán. NHNN cũng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thanh tra hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán để kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh các đơn vị trong toàn ngành đảm bảo hệ thống, dịch vụ thanh toán hoạt động ổn định, an toàn và thông suốt.
 
Hạ tầng và công nghệ thanh toán phát triển
 
Cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ TTKDTM, nhất là thanh toán điện tử, tiếp tục được chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
 
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (là hệ thống thanh toán xương sống của Quốc gia) được vận hành hoạt động an toàn, hiệu quả và thông suốt. Hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ các giao dịch thanh toán bán lẻ (ACH) cũng đang trong quá trình thử nghiệm cuối cùng trước khi được vận hành chính thức phục vụ người dân.
 
Cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ TTKDTM  tiếp tục được chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả; công tác đảm bảo an ninh, an toàn thanh toán điện tử tiếp tục được coi trọng và tăng cường. Tính đến cuối năm 2018, trên toàn quốc có khoảng trên 20 nghìn ATM. Hiện có khoảng hơn 300 nghìn POS, tăng khoảng 14% so với cuối năm 2017; POS đang hoạt động và hiện được lắp đặt tại hầu hết các cơ sở, chuỗi phân phối, bán lẻ, khách sạn lớn, đang mở rộng dần ra các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học, đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng cũng như góp phần thúc đẩy TTKDTM trong nền kinh tế.
 
Mở rộng dịch vụ TTKDTM hiện đại trong nền kinh tế
 
Tình hình mở và sử dụng tài khoản cá nhân tiếp tục tăng lên. Đến cuối năm 2018, đã đạt khoảng 77,78 triệu tài khoản cá nhân (tăng 15,3% so với cuối năm 2017). Việc phát triển dịch vụ tài khoản cá nhân góp phần nâng cao khả năng thu hút vốn nhàn rỗi từ mọi tầng lớp dân cư và tạo điều kiện mở rộng dịch vụ TTKDTM hiện đại trong nền kinh tế.
 
Thanh toán qua điện thoại di động, Internet ngày càng thu hút các tổ chức, người tiêu dùng tham gia. Đến nay, đã có trên 76 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (TCCƯDVTT) triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 41 TCCƯDVTT thực hiện qua điện thoại di động (ĐTDĐ). Trong năm 2018, số lượng giao dịch tài chính qua kênh Internet là hơn 255 triệu giao dịch, với giá trị giao dịch khoảng 16 triệu tỷ đồng (tăng tương ứng 33,6% và 19,5% so với năm 2017); số lượng giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động là hơn 155 triệu giao dịch, với giá trị giao dịch khoảng 1,86 triệu tỷ đồng (tăng tương ứng 41% và 169% so với năm 2017). 
 
Một số NHTM và công ty công nghệ thông tin, viễn thông tại Việt Nam đã nghiên cứu, hợp tác và đưa các công nghệ mới, hiện đại vào hoạt động thanh toán trên thiết bị di động, với việc áp dụng xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt, sinh trắc, sử dụng QR Code, Tokenization, thanh toán phi tiếp xúc, công nghệ mPOS,... Nhiều NHTM đã phối hợp với nhà cung cấp giải pháp cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ qua ứng dụng Samsung Pay. Đây là các hình thức thanh toán hiện đại, an toàn, tiện lợi, được người tiêu dùng đón nhận tích cực. 
 
 Việc thanh toán bằng QR Code được các TCCƯDVTT, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT) quan tâm phát triển để thúc đẩy phát triển thanh toán qua điện thoại di động. Đến nay, đã có khoảng  gần 20 TCCƯDVTT và một số tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT cung cấp giải pháp thanh toán QR Code qua thiết bị di động ra thị trường. 
 
Thanh toán qua thẻ tăng nhanh về số lượng và giá trị giao dịch
 
Dịch vụ thanh toán thẻ phát triển, với số lượng giao dịch thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng trong năm 2018 đạt trên 230 triệu giao dịch với tổng số tiền giao dịch là khoảng 592 nghìn tỷ đồng. Các NHTM đã tích hợp thêm nhiều tính năng vào thẻ ngân hàng để sử dụng thanh toán hàng hóa, dịch vụ; đồng thời, chất lượng dịch vụ thẻ cũng như độ an toàn trong thanh toán thẻ được các ngân hàng chú trọng và nâng lên. 
 
NHNN đã xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch phát triển thanh toán thẻ ngân hàng qua thiết bị chấp nhận thẻ giai đoạn 2017-2020 (Kế hoạch số 10/KH-NHNN), nhằm thúc đẩy phát triển thanh toán thẻ ngân hàng qua thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán, góp phần thực sự vào việc phát triển TTKDTM trong dân cư; Trong năm 2018, số lượng, giá trị giao dịch qua POS có mức tăng trưởng khá cao; số lượng giao dịch đạt gần 220 triệu giao dịch với giá trị giao dịch đạt gần 458 nghìn tỷ đồng (tương ứng tăng 45,46% và 29,9% so với năm 2017).
 
Để đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, tăng thêm độ an toàn và tiện ích sử dụng thẻ, NHNN đã chỉ đạo triển khai, hoàn thành xây dựng Bộ tiêu chuẩn thẻ chip nội địa cũng như ban hành Thông tư số 41/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng (Thông tư 41), trong đó bao gồm nội dung: (i) bắt buộc tổ chức phát hành thẻ (TCPHT), tổ chức thanh toán thẻ (TCTTT) phải tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chíp nội địa khi phát hành thẻ khi có BIN do NHNN cấp và áp dụng đối với ATM, thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán của TCTTT; (ii) lộ trình chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip đối với TCPHT và TCTTT. Ngày 13/3/2019, NHNN đã có Công văn số 1524/NHNN-TT đề nghị các TCPHT, TCTTT, tổ chức chuyển mạch thẻ, tổ chức bù trừ điện tử giao dịch thẻ chủ động, nghiêm túc tổ chức triển khai áp dụng tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa theo lộ trình chuyển đổi quy định tại Thông tư 41/2018/TT-NHNN; yêu cầu các đơn vị nêu trên phải đảm bảo hoạt động thẻ hoạt động diễn ra liên tục, ổn định, an toàn và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chủ thẻ trong quá trình thực hiện chuyển đổi. NHNN cũng khuyến khích các TCPHT, TCTTT hoàn thành triển khai việc áp dụng TCCS về thẻ chip nội địa trước thời hạn so với quy định.
 
TTKDTM trong khu vực công được thúc đẩy và mở rộng
 
Trong năm qua, NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội (Quyết định số 241/QĐ-TTg). Triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP  ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và định hướng đến năm 2021 và Quyết định số 241/QĐ-TTg nêu trên, các ngân hàng đã tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phối hợp với các đơn vị liên quan để thúc đẩy TTKDTM đối với dịch vụ công và bước đầu đạt được một số kết quả cụ thể như: 50 ngân hàng thỏa thuận phối hợp thu thuế điện tử với Thuế, Hải quan trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố và tất cả các quận, huyện trên cả nước; 27 ngân hàng và 10 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phối hợp thu tiền điện; 100% cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế đã bắt đầu triển khai Đề án phối hợp với các ngân hàng để nhờ thu hộ tiền khám chữa bệnh; số người nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân chiếm khoảng 21% tổng số người hưởng các chế độ BHXH…
 
Để đẩy mạnh tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính, các ngân hàng đã phối hợp với các nhà cung cấp giải pháp để phát triển đưa ra các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, như thanh toán qua Internet, điện thoại di động và Ví điện tử; phát triển một số mô hình thanh toán mới trên cơ sở sử dụng các phương thức thanh toán hiện đại phù hợp với địa bàn nông thôn và tận dụng hạ tầng sẵn có, mạng lưới giao dịch của các đối tác (như cửa hàng xăng dầu, đại lý phân phối viễn thông, điểm bưu điện văn hóa xã, hệ thống bưu cục…) để thúc đẩy TTKDTM trên địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. 
 
Tăng cường chức năng giám sát, giảm tỷ lệ rủi ro qua thanh toán thẻ 
 
Để đảm bảo an toàn cho các giao dịch, ngành Ngân hàng cũng rất chú trọng giám sát hệ thống thanh toán,  Hiện nay, NHNN thực hiện chức năng giám sát các hệ thống thanh toán theo quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước, Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về TTKDTM và Thông tư số 20/2018/TT-NHNN ngày 30/8/2018 quy định về giám sát các hệ thống thanh toán. Bên cạnh đó, NHNN cũng đã ban hành Chiến lược giám sát các hệ thống thanh toán tại Việt Nam giai đoạn 2014-2020 (theo Quyết định số 1490/QĐ-NHNN ngày 29/7/2014) và hoạt động giám sát hiện nay đang được triển khai theo lộ trình quy định tại Chiến lược giám sát các hệ thống thanh toán.
 
Ở thời điểm hiện tại, NHNN đang thực hiện giám sát Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia thông qua việc giám sát hàng ngày hoạt động của Hệ thống bằng phần mềm kết nối trực tuyến; đồng thời, thực hiện giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng khác như Hệ thống thanh toán ngoại tệ, Hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán, Hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính thông qua các báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất của các tổ chức vận hành hệ thống. NHNN cũng đang tích cực phối hợp với các tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng triển khai Thông tư số 20/2018/TT-NHNN nhằm tăng cường hiệu quả của công tác giám sát.
 
Ngoài các hệ thống thanh toán quan trọng, NHNN cũng đang thực hiện theo dõi, giám sát hoạt động của Hệ thống ATM/POS nhằm nắm bắt thông tin và có biện pháp phối hợp với các bên liên quan để xử lý các vụ việc mất an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán thẻ. NHNN cũng thực hiện giám sát đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã được cấp phép; đặc biệt, đối với dịch vụ Ví điện tử, trong đó theo dõi chặt chẽ các biến động tổng số dư Ví điện tử, tổng số tiền trên tài khoản đảm bảo thanh toán tại ngân hàng thông qua công cụ giám sát do các tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử cung cấp để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng dịch vụ Ví điện tử.
 
Song song với việc triển khai các hoạt động giám sát, NHNN cũng đang tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cung ứng các phương tiện, dịch vụ thanh toán. Hoạt động giám sát các hệ thống thanh toán được NHNN triển khai trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo sự an toàn, hiệu quả của các hệ thống thanh toán tại Việt Nam. Qua thống kê, đánh giá và so sánh với các nước trên thế giới có thể thấy rằng hoạt động thanh toán của Việt Nam hiện nay vẫn được đảm bảo an toàn, với số lượng, tỷ lệ sự cố và vụ việc gian lận xảy ra ở mức thấp. Tỷ lệ rủi ro qua thanh toán thẻ tại Việt Nam cũng khá thấp, chỉ bằng 1/3 so với tỷ lệ trung bình trên toàn thế giới.
 
Từ kết quả trên cho thấy, hoạt động thanh toán nói chung, TTKDTM nói riêng trong thời gian qua tiếp tục phát triển. Cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ TTKDTM, nhất là thanh toán điện tử được chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Công tác đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống TTKDTM được coi trọng và tăng cường, phục vụ tốt cho việc cung ứng các dịch vụ, phương tiện TTKDTM mới, hiện đại. Các dịch vụ, phương tiện thanh toán điện tử được phát triển mạnh và đa dạng với nhiều sản phẩm, phương tiện mới, an toàn, tiện lợi, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Bích Vân

Nguồn: TCNH chuyên đề THNH số 4/2019
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Chiến lược của ngân hàng trong thời đại bùng nổ công nghệ tài chính
Chiến lược của ngân hàng trong thời đại bùng nổ công nghệ tài chính
24/03/2023 462 lượt xem
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vẫn sẽ là xu thế trong tương lai, sự thâm nhập của Fintech vào lĩnh vực ngân hàng được dự báo sẽ diễn ra ngày càng nhanh chóng và sâu rộng hơn. Để không bị bỏ lại phía sau, các ngân hàng cần sớm hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thích ứng với các điều kiện mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số của sinh viên
Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số của sinh viên
22/03/2023 506 lượt xem
Dịch vụ ngân hàng số là dịch vụ ngân hàng sử dụng các thiết bị thông minh, cho phép khách hàng cá nhân thực hiện các giao dịch tài chính, phi tài chính và các tiện ích nâng cao do ngân hàng cung cấp. Cụ thể, nền tảng số này không chỉ thỏa mãn tất cả nhu cầu tài chính của khách hàng (mở tài khoản, thanh toán, mở thẻ tín dụng, chuyển tiền nhanh...) mà còn kết nối rộng khắp với các hệ sinh thái lớn, như tiêu dùng, giải trí, đầu tư... Ngân hàng số là bước phát triển cao hơn của ngân hàng điện tử.
Chat GPT - Sự đột phá về công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Chat GPT - Sự đột phá về công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo
17/03/2023 3.311 lượt xem
Từ tháng 11/2022, sự xuất hiện của một ứng dụng mới có tên gọi Chat GPT (Chat Generative Pre-training Transformer) - một Chatbot được mệnh danh là trí tuệ nhân tạo (AI) thông minh nhất thế giới do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển làm giới công nghệ trên toàn thế giới quan tâm và đã thu hút số lượng lớn người dùng.
Đảm bảo an ninh, an toàn giao dịch tài chính - ngân hàng trên nền tảng số
Đảm bảo an ninh, an toàn giao dịch tài chính - ngân hàng trên nền tảng số
14/03/2023 884 lượt xem
Gần đây, xuất hiện hiện tượng nhóm đối tượng xấu, hoạt động có tổ chức gọi điện, nhắn tin lừa đảo người dân về dịch vụ rút tiền từ hạn mức thẻ tín dụng với mức phí cạnh tranh hoặc miễn phí để chiếm đoạt tiền của khách hàng. Không những thế, các chiêu trò lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản vẫn diễn ra ngày một tinh vi, không ít người dân đã “sập bẫy”.
Phát triển năng lực số cho nhân lực ngành Ngân hàng trong bối cảnh  cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số
Phát triển năng lực số cho nhân lực ngành Ngân hàng trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số
03/03/2023 1.546 lượt xem
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) và chuyển đổi số là thực tiễn tất yếu, đưa kinh tế - xã hội phát triển, đem đến cho con người một cuộc sống mới, tốt hơn.
Một số dự báo an ninh mạng trong năm 2023
Một số dự báo an ninh mạng trong năm 2023
01/02/2023 2.175 lượt xem
Theo nghiên cứu của các chuyên gia bảo mật, bất ổn chính trị thế giới năm 2022 dẫn đến những thay đổi sẽ tác động đến an ninh mạng trong nhiều năm tới. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều các cuộc tấn công tinh vi, các tổ chức cần nhanh chóng chuyển từ cách tiếp cận phản ứng sang chủ động bảo vệ an ninh mạng trong kỷ nguyên số.
Ứng dụng Sandbox để bảo mật và ngăn chặn các mối đe dọa trong hệ điều hành
Ứng dụng Sandbox để bảo mật và ngăn chặn các mối đe dọa trong hệ điều hành
31/01/2023 1.832 lượt xem
Hiện nay, nhiều ứng dụng sử dụng hằng ngày được áp dụng công nghệ Sandbox giúp bảo vệ hệ điều hành tránh khỏi nguy cơ các cuộc tấn công của hacker - người hiểu rõ hoạt động của hệ thống máy tính, mạng máy tính, có thể viết hay chỉnh sửa phần mềm, phần cứng máy tính để làm thay đổi, sử dụng nó với nhiều mục đích tốt/xấu khác nhau.
Phát triển kinh tế số tại Việt Nam: Kết quả và những vấn đề đặt ra hiện nay
Phát triển kinh tế số tại Việt Nam: Kết quả và những vấn đề đặt ra hiện nay
30/01/2023 2.787 lượt xem
Phát triển kinh tế số được xem là biện pháp tối ưu nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế số.
Hoạt động khoa học và công nghệ ngành Ngân hàng thời gian qua và định hướng những năm tới
Hoạt động khoa học và công nghệ ngành Ngân hàng thời gian qua và định hướng những năm tới
26/01/2023 1.908 lượt xem
Khoa học và công nghệ (KH&CN) đã phát triển vượt bậc và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Năm 2022: Chuyển đổi số ngành Ngân hàng góp phần hiện thực hóa các mục tiêu của Chuyển đổi số quốc gia
Năm 2022: Chuyển đổi số ngành Ngân hàng góp phần hiện thực hóa các mục tiêu của Chuyển đổi số quốc gia
20/01/2023 1.942 lượt xem
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã không ngừng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thanh toán số, ngân hàng số. Các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng đẩy mạnh tích hợp kết nối sản phẩm, dịch vụ, nền tảng với các ngành, lĩnh vực khác để thiết lập hệ sinh thái số và cung ứng sản phẩm, dịch vụ với trải nghiệm liền mạch, xuyên suốt cho khách hàng.
Phát triển hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế tại Học viện Ngân hàng
Phát triển hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế tại Học viện Ngân hàng
16/01/2023 1.733 lượt xem
Trên tinh thần hội nhập quốc tế về giáo dục, với mục tiêu góp phần thúc đẩy phát triển nền giáo dục Việt Nam, phấn đấu đến năm 2030 trở thành trường đại học đa ngành theo định hướng nghiên cứu ứng dụng và nằm trong top các trường hàng đầu của Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế, trong những năm vừa qua, HVNH đã tiên phong xây dựng môi trường giáo dục tiên tiến, văn minh, mang đến cơ hội học tập liên tục, khai phóng sự sáng tạo và phát triển con người toàn diện, trong đó hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Đóng góp tích cực vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Đóng góp tích cực vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia
10/01/2023 3.475 lượt xem
Bám sát định hướng, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, phát huy những kết quả đã đạt được và tiếp tục tinh thần thúc đẩy đổi mới, sáng tạo với phương châm lấy khách hàng làm trọng tâm, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ tiếp tục triển khai các định hướng, chỉ đạo của Đảng và Chính phủ để nghiên cứu, hoàn thiện quy định pháp luật thúc đẩy chuyển đổi số và khung pháp lý cho hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng, đóng góp tích cực vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia, đem lại sự tiện ích cho doanh nghiệp và người dân.
Tác động của công nghệ mạng 6G và những yêu cầu đảm bảo an ninh bảo mật ứng phó với tấn công mạng
Tác động của công nghệ mạng 6G và những yêu cầu đảm bảo an ninh bảo mật ứng phó với tấn công mạng
06/01/2023 2.279 lượt xem
Công nghệ mạng 6G sẽ tạo điều kiện điều hành phương tiện vận chuyển một cách thông minh, giúp cắt giảm mức phát thải carbon, hơn nữa khả năng phân phối năng lượng tốt hơn sẽ nâng cao hiệu suất và tối ưu hóa. Công nghệ mạng 6G hiện vẫn đang được các cơ quan tiêu chuẩn quốc tế thảo luận, trong đó, việc nghiên cứu các phương pháp tăng cường an ninh nhằm ứng phó với các cuộc tấn công mạng là một trong ưu tiên hàng đầu khi nghiên cứu về công nghệ mạng 6G.
Siêu ứng dụng - Cơ hội và thách thức
Siêu ứng dụng - Cơ hội và thách thức
05/01/2023 3.023 lượt xem
Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hầu hết người dùng điện thoại thông minh đều cài đặt ít nhất một ứng dụng (App) để thanh toán hóa đơn hoặc ứng dụng trong các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng. Một thuật ngữ công nghệ mới đang nổi đó là “Siêu ứng dụng” (Super App) đang rất phát triển trên thị trường, đặc biệt là trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay. Vậy siêu ứng dụng là gì và Việt Nam có đang sở hữu một siêu ứng dụng mang tính cách mạng không?
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

66.450

67.170

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

66.450

67.150

Vàng SJC 5c

66.450

67.170

Vàng nhẫn 9999

54.950

55.950

Vàng nữ trang 9999

54.850

55.550


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23.280 23.650 24.662 26.042 27.702 28.883 175,33 185,62
BIDV 23.335 23.635 24.859 26.062 27.830 28.912 173.60 182.70
VietinBank 23.290 23.650 24.488 26.123 28.168 29.178 176,97 184,92
Agribank 23.310 23.670 24.910 26.057 27.948 28.857 177,53 185,26
Eximbank 23.250 23.630 24.970 25.647 28.029 28.789 177,36 182,17
ACB 23.350 23.800 25.009 25.606 28.028 28.765 177,51 181,93
Sacombank 23.280 23.785 25.080 25.687 28.247 28.862 177,80 183,35
Techcombank 23.315 23.660 24.760 26.090 27.766 29.067 173,38 185,81
LienVietPostBank 23.310 23.910 24.880 26.235 28.154 29.108 176,00 187,77
DongA Bank 23.350 23.680 24.980 25.620 28.050 28.760 176,5 182,10
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
1,00
1,00
1,00
5,00
5,10
5,10
6,70
6,90
7,10
7,80
Sacombank
-
-
-
-
5,40
5,50
5,60
7,40
7,50
7,70
7,90
Techcombank
0,30
-
-
-
5,90
5,90
5,90
7,30
7,30
7,30
7,30
LienVietPostBank
-
0,10
0,10
0,10
6,00
6,00
6,00
7,60
7,60
8,00
8,30
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
5,50
5,50
5,50
7,90
7,95
8,00
8,30
Agribank
0,50
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Eximbank
0,20
1,00
1,00
1,00
5,60
5,70
5,80
6,30
6,60
7,10
7,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?