admin Dự trữ ngoại hối – nền tảng quan trọng giúp ổn định vĩ mô
07/09/2020 8.240 lượt xem
Gia tăng dự trữ ngoại hối giúp cho NHNN có nhiều dư địa và giải pháp phù hợp trong việc điều hành chính sách tiền tệ, tạo thuận lợi cho việc điều hành linh hoạt và ổn định tỷ giá, nâng cao giá trị tiền đồng...

Gia tăng quy mô dự trữ ngoại hối

Mới đây, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, dự trữ ngoại hối (DTNH) quốc gia đã tăng lên gần gấp 3 lần so với năm 2015. Quy mô DTNH của Việt Nam hiện ở mức khoảng 4 tháng nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ đã giúp củng cố an ninh quốc gia, phòng ngừa những tác động bên ngoài, củng cố niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước vào năng lực thực tế của Chính phủ và NHNN. Mức DTNH như trên, xét theo quy định của IMF, theo đánh giá của TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, vẫn còn khiêm tốn, nhưng xét theo lịch sử quá trình xây dựng DTNH Việt Nam đó là nỗ lực đáng kể. 

Tỷ giá ổn định góp phần thúc đẩy xuất khẩu

Có được kết quả này, giới phân tích cho rằng, một trong những yếu tố quan trọng đó là nền tảng kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát kiểm soát tốt trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, nguồn cung ngoại tệ mấy năm gần đây được cải thiện rất tích cực nhờ dòng vốn đầu tư nước ngoài và cán cân thương mại liên tục thặng dư. Theo đánh giá của TS. Võ Trí Thành, sự đúng đắn trong điều hành chính sách của NHNN theo nguyên tắc giảm tình trạng đôla hoá trong nền kinh tế đã củng cố lòng tin vào đồng VND, nâng cao giá trị đồng tiền… là nhân tố quan trọng góp phần gia tăng DTNH.

Ngoài ra, việc lãi suất VND duy trì mức chênh lệch đáng kể so với lãi suất USD cũng làm giảm sức hấp dẫn của USD và nâng cao vị thế cho VND. Theo đó, hiện lãi suất tiết kiệm các kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng ở mức 4,4-7,2%/năm đang đảm bảo một mức sinh lời nhất định cho người gửi tiền; trong khi đó, người nắm giữ USD không được trả lãi, đồng thời phải đối mặt nguy cơ USD giảm giá. Theo thống kê của CTCK Bảo Việt (BVSC), cuối tuần qua, chỉ số USD Index đóng cửa tuần ở mức 92,37 điểm, giảm 0,93% so với tuần trước đó. Đồng USD mất giá đối với tất cả các đồng ngoại tệ khác trong rổ. Cụ thể, USD mất giá lần lượt 0,41%; 2,01%; 0,9%; 1,98%; 0,59% và 0,82% so với JPY, GBP, EUR, SEK, CAD và CHF. Nhiều chuyên gia ngoại hối quốc tế cũng dự báo đồng USD sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới bởi quan điểm chính sách mới của Fed mở đường cho việc duy trì trạng thái nới lỏng tiền tệ trong một thời gian dài dù lạm phát vượt lên trên 2%...

Với việc DTNH liên tục được củng cố, TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính cho rằng, đây là tín hiệu đáng mừng đối với Việt Nam; là thành công trong điều hành chính sách ngoại hối của NHNN. Nó còn là một bộ đệm quan trọng giúp nền kinh tế chống đỡ lại các cú sốc từ bên ngoài, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, thị trường ngoại hối ổn định sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài tự tin bỏ vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam, bởi họ ít phải lo ngại về rủi ro tỷ giá. “Chính sách tỷ giá luôn là một yếu tố vĩ mô quan trọng để nhà đầu tư nước ngoài xem xét khi họ có ý định đầu tư vào Việt Nam”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Gia tăng DTNH cũng giúp cho NHNN có nhiều dư địa và giải pháp phù hợp trong việc điều hành chính sách tiền tệ, tạo thuận lợi cho việc điều hành linh hoạt và ổn định tỷ giá, nâng cao giá trị tiền đồng.

Tiếp tục tăng quy mô dự trữ ngoại hối là cần thiết

Hiện có ý kiến cho rằng, NHNN nên hạn chế mua thêm USD vì quỹ DTNH đã trên mức tối thiểu cần có là 3 tháng nhập khẩu. Đồng tình về mặt kỹ thuật, nhưng TS. Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh, đây là mức độ an toàn tối thiểu chung trên toàn thế giới, nhưng DTNH như bộ gối đệm quốc gia. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bị tác động bởi dịch bệnh Covid, gối đệm càng cần phải dày dặn mới có thể giúp Việt Nam chủ động ứng phó với các cú sốc bên ngoài, ổn định được các thị trường ngoại tệ, vàng...

TS. Võ Trí Thành cho rằng, với nền kinh tế mở như Việt Nam, nhất là sự bất định của kinh tế toàn cầu thì mức DTNH cao hơn ở mức 5-6 tháng nhập khẩu cũng là cần thiết để tạo thêm nguồn lực hỗ trợ nền kinh tế... Tất nhiên, việc tăng DTNH thêm bao nhiêu không phải là chuyện đơn giản mà phải xét theo nhiều biến số khác như nợ quốc gia, nợ nước ngoài, cán cân thanh toán quốc tế...

Liên quan đến vấn đề này, lãnh đạo Vụ chức năng NHNN cho biết, mức 3 tháng nhập khẩu của IMF là yêu cầu đối với các nước chưa mở cửa nền kinh tế nhiều. Với các nước có độ mở kinh tế cao như Việt Nam, IMF khuyến nghị DTNH nên ở mức 4 - 4,5 tháng nhập khẩu. Như vậy với mức DTNH hiện tại của Việt Nam ở mức tối thiểu theo thông lệ quốc tế. Chủ trương của Chính phủ là tiếp tục tăng quy mô DTNH khi thị trường thuận lợi để có đủ ngoại tệ can thiệp khi cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh thị trường quốc tế tiềm ẩn nhiều rủi ro biến động như hiện nay. TS. Nguyễn Đức Độ - Học viện Tài chính tỏ ra thận trọng hơn khi nhận xét, tuy là công cụ cần thiết hỗ trợ NHNN can thiệp thị trường, nhưng không nên tăng DTNH bằng mọi giá mà phù hợp với bối cảnh thực tế. Điều quan trọng nhất, theo TS. Độ là phải cân bằng nhiều mục tiêu như điều tiết cung tiền, lạm phát, cân bằng tỷ giá giữa tiền đồng và USD... Ghi nhận khuyến nghị trên là hợp lý, nhưng lãnh đạo Vụ chức năng cho hay, thời gian qua, bên cạnh việc cung ứng tiền mua ngoại tệ bổ sung dự trữ, NHNN đã sử dụng các biện pháp trung hoà để hút tiền về nên đã kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.  “NHNN luôn chủ động theo dõi và can thiệp thị trường theo cả hai chiều mua bán vì mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, không vì mục tiêu dự trữ để tung tiền ra lưu thông hỗ trợ xuất khẩu”, lãnh đạo Vụ chức năng khẳng định.

Chia sẻ thêm về định hướng quản lý DTNH, lãnh đạo Vụ chức năng cho biết, thời gian qua, ngoài gia tăng DTNH, công tác đầu tư nguồn lực này của NHNN khá thành công vừa đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc quản lý theo quy định, đảm bảo được khả năng thanh toán quốc tế và mục tiêu sinh lời trong đầu tư DTNH nhà nước. Chẳng hạn, điều chỉnh linh hoạt tỷ lệ, đa dạng loại ngoại tệ đầu tư giúp NHNN giảm thiểu những tác động bất lợi trên thị trường quốc tế và nâng cao mức sinh lời khi đầu tư vào các loại ngoại tệ mới tiềm năng.

Song song với đó, chú trọng nguyên tắc an toàn, NHNN đầu tư vào các công cụ truyền thống có rủi ro thấp như đầu tư vào tiền gửi và trái phiếu Chính phủ của một số nước lớn, có nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định… Thời hạn đầu tư cũng được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với diễn biễn thị trường quốc tế và nhu cầu can thiệp thị trường ngoại hối trong nước. Cụ thể, khi lãi suất có xu hướng giảm, NHNN thường tăng thời hạn đầu tư. Và ngược lại khi lãi suất có xu hướng tăng, NHNN thường tăng kỳ hạn ngắn để đón đầu lãi suất nâng cao khả năng sinh lời. Đây cũng sẽ là nguồn thu lớn bổ sung ngân sách nhà nước, tạo nguồn cho đầu tư phát triển kinh tế đất nước.

Trong thời gian tới, NHNN nghiên cứu từng bước đổi mới toàn diện công tác quản lý DTNH nhà nước từ khâu hoàn thiện cơ sở pháp lý đến khâu xây dựng danh mục tài sản chiến lược, chiến thuật; xác định mức rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro phù hợp cũng như đổi mới hạch toán kế toán phù hợp chuẩn mực quốc tế góp phần củng cố và cải thiện hiệu quả đầu tư DTNH nhà nước trong thời gian tới.

Nguyễn Vũ

Theo: thoibaonganhang.vn

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Phát triển kinh tế biển tổng hợp dựa trên tiềm năng, tài nguyên, vị thế ở huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh
Phát triển kinh tế biển tổng hợp dựa trên tiềm năng, tài nguyên, vị thế ở huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh
02/06/2023 1.186 lượt xem
Tài nguyên vị thế là những giá trị mà các đặc tính tự nhiên có thể đem lại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh, chủ quyền, biên giới, biển đảo của quốc gia. Biển là cửa ngõ với hệ thống tài nguyên, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế.
Đánh giá đúng tình hình, có những giải pháp mới, đột phá
Đánh giá đúng tình hình, có những giải pháp mới, đột phá
02/06/2023 158 lượt xem
Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội thống nhất với nhiều nội dung nêu trong báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2022, các tháng đầu năm 2023.
Công đoàn cơ sở Vụ Thanh toán, Vụ Pháp chế, Sở Giao dịch và Vụ Tín dụng các ngành kinh tế tổ chức Chương trình “Vui Tết Thiếu nhi”
Công đoàn cơ sở Vụ Thanh toán, Vụ Pháp chế, Sở Giao dịch và Vụ Tín dụng các ngành kinh tế tổ chức Chương trình “Vui Tết Thiếu nhi”
02/06/2023 395 lượt xem
Hòa cùng không khí tưng bừng phấn khởi của thiếu nhi cả nước chào đón ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, được sự nhất trí của Công đoàn Cơ quan Ngân hàng Nhà nước Trung ương (NHNNTW), ngày 01/6/2023, tại Hà Nội, Công đoàn cơ sở 04 đơn vị thuộc NHNN: Vụ Thanh toán, Vụ Pháp chế, Sở Giao dịch và Vụ Tín dụng các ngành kinh tế đã tổ chức Chương trình “Vui Tết Thiếu nhi” và tặng quà cho các cháu là con cán bộ đoàn viên.
BAC A BANK - chăm lo tốt đời sống người lao động để tăng trưởng kinh doanh bền vững
BAC A BANK - chăm lo tốt đời sống người lao động để tăng trưởng kinh doanh bền vững
02/06/2023 102 lượt xem
Triết lý kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á (BAC A BANK) luôn hướng tới mục tiêu vì hạnh phúc đích thực của con người, trong đó lực lượng cán bộ nhân viên, người lao động là một bộ phận quan trọng, luôn được hưởng những chính sách phúc lợi toàn diện, thiết thực. Để làm được điều đó, Công đoàn cơ sở BAC A BANK đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ chăm lo đời sống người lao động, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh doanh.
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Chính sách, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ hướng đến ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Chính sách, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ hướng đến ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp
01/06/2023 836 lượt xem
Sáng 01/6/2023, tại Chương trình Kì họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.
Chính phủ đã có quyết sách đúng đắn, kịp thời giúp KT - XH phục hồi nhanh sau dịch Covid-19
Chính phủ đã có quyết sách đúng đắn, kịp thời giúp KT - XH phục hồi nhanh sau dịch Covid-19
01/06/2023 216 lượt xem
Ý kiến của nhiều ĐBQH khẳng định trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có những quyết sách đúng đắn, kịp thời giúp kinh tế nước ta phục hồi nhanh sau đại dịch Covid-19 và đạt được những kết quả khá toàn diện, tích cực trên nhiều lĩnh vực.
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử
31/05/2023 226 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kí ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2023 về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

66.450

67.050

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

66.450

67.050

Vàng SJC 5c

66.450

67.070

Vàng nhẫn 9999

55.600

56.550

Vàng nữ trang 9999

55.600

56.650


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23,290 23,660 24,463 25,833 28,475 29,689 164.04 173.66
BIDV 23,345 23,645 24,640 25,823 28,589 29,852 164.82 173.61
VietinBank 23,232 23,652 24,706 25,841 28,825 29,835 165.1 173.05
Agribank 23,285 23,645 24,701 25,701 28,715 29,544 166.24 173.05
Eximbank 23,270 23,650 24,760 25,434 28,812 29,596 166.31 170.84
ACB 23,200 23,700 24,766 25,391 28,946 29,558 165.95 170.31
Sacombank 23,280 23,683 24,902 25,415 29,011 29,518 166.42 171.98
Techcombank 23,312 23,656 24,501 25,826 28,441 29,726 161.77 174.06
LPBank 23,290 23,890 24,739 26,073 28,836 29,778 163.78 175.23
DongA Bank 23,350 23,680 24,750 25,440 28,810 29,600 163.9 171.2
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
0,50
0,50
0,50
4,60
4,70
4,80
6,40
6,60
6,80
6,90
Sacombank
-
-
-
-
5,30
5,40
5,50
7,30
7,40
7,60
7,90
Techcombank
0,10
-
-
-
5,40
5,40
5,40
7,10
7,10
7,10
7,10
LPBank
-
0,20
0,20
0,20
5,00
5,00
5,00
7,30
7,30
7,70
8,00
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
5,50
5,50
5,50
7,90
7,95
8,00
8,30
Agribank
0,30
-
-
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,00
Eximbank
0,20
0,50
0,50
0,50
5,50
5,50
5,50
6,30
6,60
7,10
7,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?