Đoàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham dự Hội nghị Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 lần thứ 27
07/05/2024 226 lượt xem
Ngày 3/5/2024, tại Tbilisi, Georgia, Đoàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do Phó Thống đốc Đào Minh Tú dẫn đầu đã tham dự Hội nghị Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 (AFMGM+3) lần thứ 27. Hội nghị là dịp để các Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 gặp gỡ, trao đổi và chỉ đạo về định hướng hợp tác trong khuôn khổ tiến trình hợp tác tài chính ngân hàng ASEAN+3.
 
 

Hội nghị Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 (AFMGM+3) lần thứ 27
 
Hội nghị có sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao đến từ NHTW, Cơ quan Quản lý tiền tệ, Bộ Tài chính của các thành viên ASEAN+3, Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO), Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Phó Tổng Giám đốc Điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Phó Tổng Thư ký Ban Thư ký ASEAN.

Về kinh tế vĩ mô khu vực và thế giới

Đại diện các tổ chức quốc tế đã chia sẻ về diễn biến và triển vọng kinh tế vĩ mô khu vực và thế giới. IMF nhận định tăng trưởng toàn cầu phục hồi nhưng không đồng đều giữa các nền kinh tế, dự báo ở mức 3,2% năm 2024 (cao hơn 0,2% so với mức dự báo đưa ra vào tháng 10/2023). Lạm phát thế giới có xu hướng giảm trong năm 2024 và 2025 trong khi nợ công có xu hướng gia tăng, triển vọng tăng trưởng toàn cầu khá mờ nhạt ở mức thấp nhất trong vòng 2 thập kỷ qua. Trong bối cảnh đó, Châu Á vẫn tiếp tục là động lực của tăng trưởng toàn cầu với mức tăng trưởng theo dự báo của AMRO đạt 4,5% năm 2024 và 4,3% năm 2025.

Nhận định về các rủi ro tác động tới triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu, IMF cho rằng kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với thách thức từ việc đồng USD tăng giá, gây áp lực lên tỷ giá hối đoái. Đối với khu vực ASEAN+3, ADB nhận định sự suy giảm của bất động sản, giảm phát tại Trung Quốc, sự phân mảnh trong hoạt động thương mại và gia tăng căng thẳng địa chính trị trên toàn cầu sẽ là các lực cản chính đối với triển vọng phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Theo đó, ADB khuyến nghị các nền kinh tế trong khu vực cần có các phản ứng chính sách phù hợp với hoàn cảnh của từng nước theo hướng tập trung củng cố tài khóa để hạn chế gia tăng nợ công, quản lý thận trọng mức lạm phát để đạt mục tiêu, bảo vệ ổn định tài chính, triển khai các cải cách để thúc đẩy tăng trưởng.

Về phía AMRO, tổ chức này cho rằng tăng trưởng của khu vực ASEAN+3 đang phải đối mặt với các thách thức như biến đổi khí hậu và già hóa dân số, gia tăng căng thẳng địa chính trị, điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt, kinh tế toàn cầu yếu kém từ đó làm hạn chế không gian chính sách và gia tăng áp lực nợ. Tuy nhiên, kinh tế khu vực cũng có những thuận lợi như điều kiện thị trường tài chính ổn định, kinh tế toàn cầu được cải thiện, sự mở cửa lại của nền kinh tế Trung Quốc, sự phát triển của công nghệ và sự lành mạnh của lĩnh vực tài chính. Theo đó, AMRO dự báo tăng trưởng khu vực sẽ cải thiện trong năm 2024 và ở mức vừa phải trong năm 2025 nhờ cầu nội địa tăng trưởng mạnh, chi tiêu hộ gia đình ổn định, đầu tư tiếp tục phục hồi, xuất khẩu được cải thiện. Lạm phát dự kiến sẽ tiếp tục ở mức vừa phải song vẫn có nguy cơ gia tăng do tác động từ căng thẳng địa chính trị và điều kiện thời tiết bất lợi. AMRO cho rằng để biến thách thức thành cơ hội cần có các chính sách phù hợp như tận dụng xu hướng già hóa dân số, thúc đẩy văn hóa đổi mới sáng tạo, xây dựng lại niềm tin và thúc đẩy phát triển toàn diện để thu hẹp khoảng cách về kỹ thuật số, kinh tế xã hội, địa lý, nhân khẩu học và giới. Triển vọng kinh tế tích cực là cơ hội để khu vực tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi của nền kinh tế.

Tại Hội nghị, các Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 đã chia sẻ về tình hình kinh tế vĩ mô trong nước, các thách thức trong điều hành chính sách vĩ mô. Các nước cùng ghi nhận các khó khăn, thách thức do căng thẳng địa chính trị và việc Mỹ duy trì mức lãi suất cao làm gia tăng chi phí vay, gây biến động tỷ giá và thị trường ngoài hối. Thực tế này đòi hỏi các nước phải nỗ lực tìm kiếm các giải pháp chính sách đồng bộ và kịp thời để ứng phó. Các đại biểu đồng quan điểm về việc triển vọng tích cực của khu vực ASEAN+3 mang lại cơ hội để xây dựng lại không gian chính sách đã bị thu hẹp trong đại dịch. Ưu tiên của chính sách tài khóa trong khu vực là khôi phục vùng đệm tài chính và tăng cường tính bền vững tài chính đồng thời cung cấp hỗ trợ có mục tiêu cho nền kinh tế.

Trong bối cảnh đó, các Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 đã chia sẻ một số giải pháp chính sách đối với khu vực, bao gồm: (i) Duy trì, phát triển các diễn đàn, cơ chế thương mại đa phương dựa trên các quy tắc cởi mở, tự do, công bằng, toàn diện, minh bạch và không phân biệt đối xử để tạo thuận lợi cho luồng chu chuyển thương mại tự do, giảm các rào cản phi thuế quan, hạn chế chủ nghĩa bảo hộ và tăng cường xu hướng hội nhập, hợp tác vì sự phát triển bền vững; (ii) Thúc đẩy phát triển xanh và bền vững thông qua quá trình chuyển đổi công bằng trên cơ sở phát huy vai trò trung tâm của khu vực và thu hút sự tham gia của các bên liên quan; (iii) Nâng cao vai trò chủ động, tích cực của các tổ chức quốc tế trong hoạt động giám sát kinh tế vĩ mô thông qua các hoạt động như hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn chính sách; và (iv) Tận dụng xu hướng phát triển khoa học công nghệ và số hóa để thúc đẩy tăng trưởng song cần lưu ý đến vấn đề an ninh mạng và khích lệ sự tham gia tích cực của thế hệ trẻ.

Hội nghị ghi nhận và nhấn mạnh tầm quan trọng của mạng lưới an toàn tài chính khu vực (như CMIM) nhằm đảm bảo sự ổn định của khu vực. Tiến trình hợp tác tài chính ngân hàng ASEAN+3 đã và đang đóng vai trò quan trọng với vai trò là diễn đàn hợp tác để các thành viên cùng nhau tìm ra các giải pháp nhằm giải quyết các thách thức chung của khu vực.

Tiến trình hội nhập tài chính ngân hàng ASEAN+3

Tại Hội nghị, lãnh đạo các NHTW và Bộ Tài chính ASEAN+3 đã trao đổi, thảo luận về các sáng kiến nhằm nâng cao tính sẵn sàng của Thỏa thuận Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM) để kịp thời hỗ trợ các thành viên CMIM giải quyết khó khăn khẩn cấp về cán cân thanh toán và thanh khoản, qua đó thực hiện mục tiêu ổn định tiền tệ và kinh tế vĩ mô. Hội nghị đánh giá cao tiến độ triển khai các sáng kiến nhằm tăng cường mạng lưới an toàn tài chính khu vực như xây dựng các cơ cấu tài chính hiệu quả hơn và các thể thức hỗ trợ mới để ngăn chặn, giảm thiểu và giải quyết các cuộc khủng hoảng trong tương lai một cách hiệu quả. Việc xây dựng cấu trúc chênh lệch lãi suất CMIM mới và xác định mức chênh lệch lãi suất phù hợp cho CMIM góp phần nâng cao khả năng tiếp cận CMIM như một lựa chọn tài chính hiệu quả cho các thành viên khi cần thiết.

Hội nghị hoan nghênh nỗ lực của các thành viên trong việc nghiên cứu, xây dựng các thể thức hỗ trợ mới để ngăn chặn, giảm thiểu và xử lý hiệu quả các cuộc khủng hoảng trong tương lai; nhất trí về các lợi ích của việc đóng góp vốn thực (paid-in capital) để tăng cường tính sẵn sàng và hiệu quả của mạng lưới an toàn tài chính khu vực.

Hội nghị đã thông qua việc thiết lập Thể thức Hỗ trợ nhanh (RFF) trong khuôn khổ CMIM nhằm đa dạng hóa các thể thức hỗ trợ cho các thành viên trong trường hợp phải đối mặt với các cú sốc ngoại sinh như thiên tai, dịch bệnh. Hội nghị cũng hoan nghênh việc hoàn thành đợt chạy thử nghiệm CMIM lần thứ 14 bằng tiền thật vào tháng 9/2023.

Bên cạnh đó, Hội nghị cũng thảo luận về các sáng kiến nhằm tăng cường và mở rộng hợp tác tài chính ASEAN+3 về các chủ đề đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm như cơ sở hạ tầng bền vững, phát triển xanh, công nghệ tài chính (Fintech), ngân hàng mở, tài chính số.

Kết thúc Hội nghị, các Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị.

Hội nghị AFMGM+3 năm 2025 sẽ được tổ chức tại Milan, Italia dưới sự đồng chủ trì của Malaysia và Trung Quốc.

Theo Phòng HNĐP - Vụ HTQT/sbv.gov.vn


Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội
Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội
18/05/2024 183 lượt xem
Chiều tối 17/5/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030".
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng
17/05/2024 191 lượt xem
Ngày 17/5/2024, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 324/QĐ - TTGSNH2 thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng (TCTD), doanh nghiệp (DN) hoạt động kinh doanh vàng
Tài chính vi mô - Công cụ hữu hiệu thúc đẩy tài chính toàn diện
Tài chính vi mô - Công cụ hữu hiệu thúc đẩy tài chính toàn diện
17/05/2024 172 lượt xem
Ngày 17/5/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Tọa đàm với chủ đề: “Tài chính vi mô cho thúc đẩy tài chính toàn diện - Thực trạng và giải pháp”. Tọa đàm do Tiến sĩ Đào Minh Tú - Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc Thường trực NHNN chủ trì. Tham dự Tọa đàm, có khoảng 100 đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành, tổ chức tài chính vi mô, chuyên gia trong và ngoài nước, nhà khoa học, hiệp hội, doanh nghiệp…
Lễ công bố Quyết định và ra mắt Hội đồng Khoa học và công nghệ ngành Ngân hàng nhiệm kỳ 2024 - 2028
Lễ công bố Quyết định và ra mắt Hội đồng Khoa học và công nghệ ngành Ngân hàng nhiệm kỳ 2024 - 2028
17/05/2024 157 lượt xem
Ngày 17/5/2024, tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), NHNN đã tổ chức Lễ công bố Quyết định và ra mắt Hội đồng Khoa học và công nghệ ngành Ngân hàng nhiệm kỳ 2024 - 2028 và Phiên họp thứ nhất của Hội đồng.
Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương không ngừng đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương không ngừng đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
17/05/2024 100 lượt xem
Sau 03 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực, làm thay đổi rõ nét nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và thực thi công vụ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
17/05/2024 211 lượt xem
Chiều tối ngày 16/5/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Phát động Tháng Công nhân - Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động trong CNVCLĐ ngành Ngân hàng
Phát động Tháng Công nhân - Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động trong CNVCLĐ ngành Ngân hàng
16/05/2024 0 lượt xem
Ngày 16/5/2024 tại trụ sở Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân - Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động trong công nhân, viên chức và người lao động (CNVCLĐ) ngành Ngân hàng năm 2024. Đ/c Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam và Đ/c Thái Thu Xương - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tới dự và phát biểu tại Lễ phát động.
Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, thao túng, đẩy giá vàng
Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, thao túng, đẩy giá vàng
16/05/2024 199 lượt xem
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu chậm nhất ngày 17/5/2024 công bố quyết định thanh tra thị trường vàng; xử lý nghiêm theo quy định các hành vi vi phạm, nhất là buôn lậu, thẩm lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng, đẩy giá, cạnh tranh không đúng quy định…
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng làm việc trực tuyến với UBND tỉnh Bến Tre và UBND tỉnh Vĩnh Long
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng làm việc trực tuyến với UBND tỉnh Bến Tre và UBND tỉnh Vĩnh Long
15/05/2024 617 lượt xem
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24/4/2023, Quyết định số 853/QĐ-TTg 17/7/2023 và công văn số 268/TTg-QHĐP ngày 2/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai nhiệm vụ của các Thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương, ngày 15/5/2024 đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Thành viên Chính phủ đã chủ trì buổi làm việc trực tuyến với Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bến Tre và UBND tỉnh Vĩnh Long.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

87.400

89.900

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

87.400

89.900

Vàng SJC 5c

87.400

89.920

Vàng nhẫn 9999

75.100

76.800

Vàng nữ trang 9999

75.000

76.000


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,125 25,450 26,933 28,409 31,391 32,726 157.41 166.60
BIDV 25,255 25,450 27,081 28,208 31,458 32,642 158.77 166.44
VietinBank 25,250 25,450 27,174 28,469 31,824 32,834 160.04 167.99
Agribank 25,150 25,450 27,087 28,407 31,199 32,705 159.51 167.51
Eximbank 25,120 25,451 27,152 28,062 31,706 32,671 160.71 166.1
ACB 25,180 25,479 27,031 27,736 31,543 32,236 160.33 165.67
Sacombank 25,220 25,479 27,165 27,917 31,626 32,344 161.37 166.39
Techcombank 25,230 25,479 26,807 28,155 31,084 32,043 156.65 169.03
LPBank 24,959 25,479 26,628 28,121 31,404 32,307 158.17 169.32
DongA Bank 25,240 25,479 27,030 27,720 31,420 32,280 158.60 165.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,125 25,450 26,933 28,409 31,391 32,726 157.41 166.60
BIDV 25,255 25,450 27,081 28,208 31,458 32,642 158.77 166.44
VietinBank 25,250 25,450 27,174 28,469 31,824 32,834 160.04 167.99
Agribank 25,150 25,450 27,087 28,407 31,199 32,705 159.51 167.51
Eximbank 25,120 25,451 27,152 28,062 31,706 32,671 160.71 166.1
ACB 25,180 25,479 27,031 27,736 31,543 32,236 160.33 165.67
Sacombank 25,220 25,479 27,165 27,917 31,626 32,344 161.37 166.39
Techcombank 25,230 25,479 26,807 28,155 31,084 32,043 156.65 169.03
LPBank 24,959 25,479 26,628 28,121 31,404 32,307 158.17 169.32
DongA Bank 25,240 25,479 27,030 27,720 31,420 32,280 158.60 165.70
(Cập nhật trong ngày)
Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?