Đoàn công tác Quốc hội làm việc tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
19/08/2022 21:27 1.035 lượt xem


Đồng chí Nguyễn Đức Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu
kết luận tại buổi làm việc của Đoàn công tác Quốc hội tại NHNN
 
Ngày 19/8/2022, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Đoàn công tác Quốc hội do đồng chí Nguyễn Đức Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng đoàn đến làm việc tại NHNN để nghe và nắm bắt các thông tin của NHNN trong việc triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2022, giai đoạn 2021 - 2025; trong đó có tình hình triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Cùng đi với Đoàn có đồng chí Vũ Hồng Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, các đồng chí là lãnh đạo một số Ủy ban thuộc Quốc hội. Tiếp Đoàn công tác của Quốc hội, về phía NHNN có đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN; đồng chí Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực NHNN; các đồng chí Phó Thống đốc: Nguyễn Kim Anh, Phạm Tiến Dũng, Phạm Thanh Hà. Dự buổi làm việc còn có các đồng chí là lãnh đạo một số vụ, cục, đơn vị thuộc NHNN.
 


Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú trình bày báo cáo với Đoàn công tác Quốc hội

Thay mặt Ban Lãnh đạo NHNN, đồng chí Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực NHNN trình bày báo cáo với Đoàn công tác Quốc hội gồm một số nội dung sau:

(1) Về điều hành chính sách tiền tệ (CSTT), tín dụng và hoạt động ngân hàng thời gian qua, Phó Thống đốc cho biết, NHNN đã điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ CSTT đảm bảo thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định, thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) được đảm bảo; trong bối cảnh chịu áp lực lớn từ việc tăng mạnh lãi suất của các nước trên thế giới, mặt bằng lãi suất cho vay chỉ tăng tương đối nhẹ do nhu cầu tín dụng tăng cao nhằm đáp ứng quá trình phục hồi. Tỷ giá được điều hành chủ động, phù hợp vừa tạo dư địa để tỷ giá diễn biến linh hoạt, hấp thụ cú sốc bên ngoài, vừa bán ngoại tệ can thiệp để bổ sung nguồn cung cho thị trường, hạn chế nhập khẩu lạm phát và giảm sức ép mất giá lên VND.

Bên cạnh đó, NHNN đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành khác trong điều hành CSTT, giá hàng hóa, dịch vụ để góp phần kiểm soát lạm phát. Kết quả là, lạm phát 7 tháng đầu năm 2022 được kiểm soát tốt, thấp hơn mục tiêu của Quốc hội và Chính phủ đặt ra (lạm phát bình quân là 2,54%; lạm phát cơ bản bình quân là 1,44%), góp phần tạo nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế và là cơ sở quan trọng để tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P nâng mức xếp hạng của Việt Nam từ BB lên BB+ vào tháng 5/2022. 

NHNN điều hành tín dụng an toàn, hiệu quả hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát; cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, phù hợp với đóng góp và tăng trưởng của các ngành kinh tế và các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; triển khai đồng bộ các giải pháp tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp khi vay vốn của các TCTD, qua đó góp phần hạn chế, đẩy lùi “tín dụng đen”. Đến ngày 15/8/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,45 triệu tỷ đồng, tăng 9,62% (cùng kỳ năm 2021 tăng 6,68%).

NHNN đã xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025; đồng thời, ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án; hiện đang chỉ đạo các TCTD rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng tài chính, hoạt động của TCTD, đồng thời nhận định những khó khăn, thách thức, tồn tại, hạn chế cần xử lý để xây dựng phương án cơ cấu lại của từng TCTD. NHNN cũng đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội cho phép kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2022 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD đến ngày 31/12/2023.

(2) Về triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, NHNN đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai Chương trình trong Quý I/2022. Theo đó, tình hình thực hiện các chương trình, nhiệm vụ được giao, cụ thể như sau:

Về chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022 - 2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM): NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và kịp thời ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn triển khai Nghị định; tổ chức Hội nghị toàn Ngành để phổ biến, hướng dẫn chính sách; tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc với sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương để triển khai thực hiện chính sách; phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện các thủ tục trình cấp có thẩm quyền cho phép bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ lãi suất trong năm 2022 (gần 16.035 tỷ đồng) và tổng hợp, bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 (gần 23.965 tỷ đồng); đồng thời, NHNN đã có thông báo hạn mức hỗ trợ lãi suất dự kiến năm 2022 cho từng NHTM để triển khai chương trình.

Về giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn: Tính đến cuối tháng 6/2022, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn của toàn hệ thống TCTD là 25,08%. Các TCTD về cơ bản đều đáp ứng quy định này (trừ một số TCTD yếu kém, được kiểm soát đặc biệt).

Triển khai chính sách hỗ trợ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH): NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025. Đến nay, các bộ, ngành đang khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn làm cơ sở để NHCSXH triển khai cho vay theo thẩm quyền.

NHNN đã thực hiện những giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn do Covid-19 gây ra: (i) Thực hiện tái cấp vốn cho các TCTD sau khi các TCTD cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam vay, với tổng số tiền tối đa 4.000 tỷ đồng; (ii) Thực hiện giải ngân tái cấp vốn 4.787 tỷ đồng đối với NHCSXH để cho người sử dụng lao động vay theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Đến ngày 31/7/2022, dư nợ của Chương trình là 4.192 tỷ đồng với 1.083 khách hàng còn dư nợ; (iii) Thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2022 của Thống đốc NHNN quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 và các Thông tư sửa đổi, bổ sung; (iv) Thực hiện giảm lãi suất đối với dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới; (v) Miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán.

(3) Về đẩy mạnh chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực ngân hàng, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; ban hành Kế hoạch của NHNN triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, rà soát xây dựng và hướng dẫn triển khai các quy định pháp lý nhằm phát triển thanh toán và thúc đẩy chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, NHNN đã thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ công tác chuyển đổi số ngành Ngân hàng, trong đó, Thống đốc NHNN làm Trưởng ban; ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo, Tổ công tác và Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo; thành lập Tổ công tác và ban hành Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg. Đồng thời, phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu các phương án kết nối, khai thác thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân gắn chíp phục vụ việc định danh, xác thực khách hàng.

Về định hướng, giải pháp trong thời gian tới, NHNN luôn bám sát chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, đồng thời theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế, tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp sau:

Một là, điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ CSTT, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng, thích ứng kịp thời với thị trường trong và ngoài nước. Điều tiết tiền tệ, thanh khoản thị trường hợp lý, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với điều kiện thị trường và mục tiêu CSTT.

Hai là, điều hành tín dụng an toàn, hiệu quả, phù hợp với diễn biến vĩ mô, tình hình lạm phát. Chỉ đạo các TCTD hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng với mức lãi suất hợp lý, đảm bảo an toàn vốn vay, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tăng cường triển khai các giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp.

Ba là, tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ liên quan đến ngành Ngân hàng tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình. Trong đó tập trung triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN ngày 20/5/2022 của Thống đốc NHNN hướng dẫn NHTM thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Bốn là, tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng để tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.

Năm là, tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025; tiếp tục thực hiện công tác thanh tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro, vi phạm trong hoạt động của các TCTD để có biện pháp xử lý phù hợp, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD.

Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, ngân hàng số, thanh toán số. Tích cực triển khai đẩy nhanh kết nối, khai thác thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và căn cước công dân gắn chíp theo Quyết định số 06/QĐ-TTg để đảm bảo định danh, xác thực khách hàng chính xác. Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán và chuyển đổi số.  

Bảy là, tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao hệ số tín nhiệm và niềm tin của người dân, doanh nghiệp vào cơ chế, chính sách và hoạt động của ngành Ngân hàng.

Tám là, tăng cường công tác truyền thông, phổ biến chính sách tín dụng ngân hàng; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội để tăng khả năng truyền dẫn chính sách.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các Nghị quyết của Quốc hội, nhất là những áp lực đối với điều hành CSTT, điều hành tín dụng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Kết quả cho vay theo chương trình hỗ trợ lãi suất qua hệ thống NHTM còn hạn chế; các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ còn gặp khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng; quá trình cơ cấu lại các NHTM mua bắt buộc và kiểm soát đặc biệt còn kéo dài; vốn điều lệ của các NHTM nhà nước tăng chậm; áp lực nợ xấu tăng; hoạt động mua, bán, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các TCTD còn tiểm ẩn rủi ro; tội phạm công nghệ với những thủ đoạn mới ngày càng tinh vi, khó lường có xu hướng gia tăng…
 


Đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN phát biểu
tại buổi làm việc với Đoàn công tác Quốc hội

Phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn công tác Quốc hội, đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN cho rằng, bối cảnh khi xây dựng Nghị quyết số 43/2022/QH15 khác thời điểm hiện tại. Vì vậy, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng mong muốn Quốc hội khi đánh giá tình hình thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội cần xem xét trong bối cảnh tổng thể, cân nhắc các mục tiêu tổng quát, hạn chế đi sâu vào các mục tiêu cụ thể, các mục tiêu trước mắt, nhất là bối cảnh lạm phát toàn cầu có xu hướng tiếp tục tăng nhanh, các giải pháp NHNN đưa ra có tính đến cho cả những năm sau, hướng tới mục tiêu bền vững, ổn định.
 


Đồng chí Nguyễn Đức Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội
thay mặt Đoàn công tác Quốc hội tặng quà lưu niệm NHNN

 
Phát biểu chỉ đạo, kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Đức Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao những kết quả NHNN đã đạt được trong việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Để tiếp tục triển khai có kết quả, hiệu quả các Nghị quyết của Quốc hội trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Đức Hải đề nghị NHNN quan tâm thực hiện các nội dung sau:

Thứ nhất, điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ CSTT, phối hợp hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng kịp thời với diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế.

Thứ hai, triển khai quyết liệt Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15, Nghị định số 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm hiệu quả trong thời gian triển khai Chương trình (đến hết năm 2023); trường hợp có khó khăn, vướng mắc cần làm rõ lý do và sớm có giải pháp tháo gỡ; trường hợp cần thiết sửa đổi quy định, cần khẩn trương nghiên cứu, đề xuất kịp thời (ví dụ như xác định đối tượng được hỗ trợ lãi suất trong một số trường hợp khách hàng hoạt động sản xuất, kinh doanh đa ngành). Điều hành tín dụng hợp lý, trong đó có việc phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD, bảo đảm cung ứng vốn cho nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.  

Thứ ba, tiếp tục rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hành lang pháp lý và tổ chức thực hiện có hiệu quả về CSTT, ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng và hoạt động ngân hàng, trong đó: (i) Tập trung khẩn trương phối hợp với Ủy ban Kinh tế và các cơ quan của Quốc hội trong việc hoàn thiện hồ sơ và giải trình, tiếp thu trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật Phòng, chống rửa tiền tại kỳ họp thứ 4; trước mắt là hoàn thiện hồ sơ để trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách đầu tháng 9/2022; (ii) Tổ chức xây dựng dự án Luật Các TCTD (sửa đổi), trong đó có các quy định về xử lý nợ xấu sau khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD hết hiệu lực vào cuối năm 2023; (iii) Tiếp tục rà soát các luật khác như Luật Các TCTD, Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật NHNN…, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD.

Thứ tư, tổ chức triển khai quyết liệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025; tập trung xử lý dứt điểm các NHTM mua lại bắt buộc, ngân hàng được kiểm soát đặc biệt theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền, không để phát sinh ngân hàng yếu kém mới. Nâng cao năng lực tài chính của TCTD, nhất là tăng vốn điều lệ cho các NHTM nhà nước và NHTM có vốn nhà nước chi phối; ngăn ngừa tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các TCTD. Tăng cường năng lực, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các TCTD, thanh tra chuyên đề đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.

Thứ năm, nghiên cứu rà soát, sửa đổi các quy định về việc các TCTD chào bán, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, hạn chế rủi ro, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Giám sát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng dư nợ và chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, nhất là đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Thứ sáu, chỉ đạo các TCTD tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ cho vay, thanh toán trực tuyến, đơn giản hóa quy trình, thủ tục vay vốn, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng với lãi suất phù hợp, phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhu cầu đời sống, tiêu dùng chính đáng, góp phần hạn chế, tiến tới xóa bỏ “tín dụng đen”. Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện cho các TCTD phát triển các sản phẩm cho vay an toàn, hiệu quả. Đồng thời, cần tăng cường quản lý, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử và phối hợp với cơ quan bảo vệ pháp luật để phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm liên quan; đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng. 

Xuân Mai
 
 
 
 

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Ngành Ngân hàng quyết liệt triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Ngành Ngân hàng quyết liệt triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
20/09/2024 23:00 74 lượt xem
Chiều 20/9/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị triển khai các giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi (bão số 3).
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà đồng chủ trì Hội nghị Ủy ban cấp cao về Hội nhập tài chính ASEAN
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà đồng chủ trì Hội nghị Ủy ban cấp cao về Hội nhập tài chính ASEAN
20/09/2024 21:21 69 lượt xem
Trong khuôn khổ Kế hoạch tổng thể về hợp tác ASEAN 2024 đã được Chính phủ phê duyệt, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cùng với Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương (NHTW) Indonesia - Filianingsih Hendarta đã đồng chủ trì Hội nghị Ủy ban cấp cao về Hội nhập tài chính ASEAN (SLC) lần thứ 28 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đăng cai tổ chức vào ngày 20/9/2024 tại Đà Nẵng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng chủ trì phiên họp Nhóm đặc trách ASEAN về tài chính bền vững
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng chủ trì phiên họp Nhóm đặc trách ASEAN về tài chính bền vững
20/09/2024 21:10 54 lượt xem
Trên cương vị Đồng chủ trì Nhóm đặc trách ASEAN về Tài chính bền vững (SLC-TF) giai đoạn 2024-2026, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã đăng cai tổ chức và đồng chủ trì phiên họp SLC-TF lần thứ 7 vào ngày 19/9/2024 tại Đà Nẵng. Đây là sự kiện trù bị cho Hội nghị Ủy ban cấp cao về Hội nhập tài chính ASEAN (SLC).
Họp nhóm thành viên Mạng lưới Thông tin tín dụng châu Á năm 2024
Họp nhóm thành viên Mạng lưới Thông tin tín dụng châu Á năm 2024
20/09/2024 20:58 65 lượt xem
Ngày 20/9/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) với vai trò là Chủ tịch luân phiên của Mạng lưới Thông tin tín dụng châu Á (Asia Credit Reporting Network - ACRN) nhiệm kỳ 2023 - 2025 đã tổ chức thành công sự kiện Họp nhóm thành viên ACRN.
Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề quý III năm 2024
Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề quý III năm 2024
19/09/2024 18:40 149 lượt xem
Thực hiện Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2024, ngày 19/9/2024, tại Hà Nội, Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương (NHTW) tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề quý III năm 2024...
Khẩn trương triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 gây ra
Khẩn trương triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 gây ra
19/09/2024 09:19 229 lượt xem
Sáng ngày 18/9/2024, tại Hà Nội, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú đã chủ trì buổi làm việc với các tổ chức tín dụng để trao đổi, triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 gây ra.
CIC: Hành trình 25 năm đóng góp tích cực vào sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng
CIC: Hành trình 25 năm đóng góp tích cực vào sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng
19/09/2024 09:15 155 lượt xem
“Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân”, chặng đường bạn đi có dài đến đâu thì cũng sẽ xuất phát từ một bước chân nhỏ bé. Điều này giống như chặng đường 25 năm dựng xây và phát triển của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC).
Bổ nhiệm Tổng Giám đốc Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam
Bổ nhiệm Tổng Giám đốc Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam
19/09/2024 08:30 183 lượt xem
Ngày 18/9/2024, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) tổ chức Hội nghị công bố quyết định chỉ định nhân sự tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy BHTGVN, Quyết định bổ nhiệm Thành viên Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc BHTGVN.
Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
18/09/2024 08:54 246 lượt xem
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

80.000

82.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

80.000

82.000

Vàng SJC 5c

80.000

82.020

Vàng nhẫn 9999

77.900

79.200

Vàng nữ trang 9999

77.800

78.800


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,360 24,730 26,526 27,982 31,456 32,795 168.91 178.78
BIDV 24,400 24,740 26,774 27,992 31,880 32,828 170.69 178.32
VietinBank 24,373 24,713 26,765 27,965 31,875 32,885 170.38 178.13
Agribank 24,370 24,720 26,681 27,903 31,654 32,768 169.50 178.08
Eximbank 24,340 24,820 26,731 27,759 31,732 32,897 171.16 177.77
ACB 24,360 24,720 26,754 27,687 31,846 32,825 170.62 177.46
Sacombank 24,710 25,050 27,321 28,074 32,561 33,263 169.55 175.56
Techcombank 24,678 25,069 26,942 28,299 32,019 33,351 164.87 177.39
LPBank 24,490 25,250 26,981 28,628 32,421 33,426 167.40 179.30
DongA Bank 24,740 25,050 27,120 27,950 32,280 33,250 166.80 174.30
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,20
2,20
2,50
3,50
3,50
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,60
3,60
3,60
4,90
4,90
5,30
5,20
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?