Để thanh toán không tiền mặt qua Mobile-Money vươn tới khắp bản làng, thôn xóm
05/05/2022 10:27 3.005 lượt xem
Với rất nhiều tiện ích, nhưng dịch vụ Mobile-Money (dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ) có đối tượng khách hàng riêng - những người không có tài khoản ngân hàng; trong khi đó, đã có hơn 70% người trưởng thành ở Việt Nam có tài khoản ngân hàng, chưa kể các phương thức thanh toán không tiền mặt như ví điện tử, mã QR,... ngày một phổ biến hơn. Thời gian tới, một trong những giải pháp để Mobile-Money vươn xa và dần trở thành thói quen thanh toán của người dân các vùng, miền xa xôi của Tổ quốc là xem xét cho phép doanh nghiệp viễn thông đang triển khai thí điểm Mobile-Money được kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an để chuẩn hóa thông tin thuê bao và phục vụ phát triển Mobile-Money.
Tiện ích và an toàn khi sử dụng Mobile-Money

Với Mobile-Money, chỉ cần có số điện thoại di động đã được xác thực thông tin người dùng, chủ thuê bao có thể thanh toán hầu hết các dịch vụ (tiền điện, tiền nước, viện phí, học phí...) có liên kết với nhà mạng mà không cần có tài khoản ngân hàng, không cần kết nối Internet. Người dân sẽ được tiết kiệm cả thời gian, chi phí đi lại, nhất là đối tượng khách hàng ở vùng sâu, vùng xa, khi thực hiện thanh toán tiền điện, nước hoặc có thể chuyển tiền có giá trị nhỏ ở mọi lúc, mọi nơi.

Các đơn vị cung cấp hệ thống Mobile-Money đều có tài khoản trong ngân hàng thương mại để đảm bảo tiền điện tử trong tài khoản và các quyền lợi, tính pháp lý của khách hàng. Khi nạp 1 đồng vào tài khoản Mobile-Money, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ này cũng phải gửi 1 đồng tương ứng vào tài khoản bảo đảm tại các ngân hàng. Chẳng hạn, người dùng nạp 10 triệu đồng vào tài khoản Mobile-Money, nhà mạng cũng phải nộp 10 triệu đồng đó vào tài khoản ngân hàng.

Bản chất của dịch vụ này là hình thức chuyển đổi tiền mặt sang tiền điện tử, theo đúng tỷ lệ của nó (tỷ lệ 1:1). Có thể hiểu đơn giản rằng, Mobile-Money như chiếc thẻ ATM nếu khách hàng nạp vào 50.000 đồng sẽ có ngay 50.000 đồng để thực hiện giao dịch. 

Để cung cấp dịch vụ triển khai thí điểm Mobile-Money, doanh nghiệp phải trải qua quy trình thẩm định rất chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT). Đặc biệt, giải pháp kỹ thuật của Mobile-Money đều tuân thủ các quy định của NHNN và Bộ Công an. Mobile-Money có tính an toàn, bảo mật cao với 2 lớp xác thực gồm mật khẩu, OTP gửi về điện thoại.

Để mở và sử dụng ví điện tử, khách hàng cần có tài khoản ngân hàng hoặc thẻ ghi nợ và phải liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng. Hạn mức sử dụng của ví điện tử cá nhân là 100 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, khách hàng mở và sử dụng dịch vụ Mobile-Money không đòi hỏi phải có tài khoản ngân hàng. Khách hàng cần có SIM thuê bao di động được định danh, xác thực theo quy định của pháp luật, có thời gian kích hoạt và sử dụng liên tục trong ít nhất 3 tháng liền kề là có thể mở và sử dụng dịch vụ Mobile-Money. Để hạn chế rủi ro trong giai đoạn thí điểm và phù hợp với giao dịch giá trị nhỏ, hạn mức giao dịch của Mobile-Money là 10 triệu đồng/tháng.

Như vậy, điểm khác biệt lớn nhất giữa dịch vụ Mobile-Money và ví điện tử là không yêu cầu phải có tài khoản ngân hàng. Nhờ đó, dịch vụ Mobile-Money sẽ hỗ trợ cho việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), tăng cường tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam.

Hơn 1 triệu khách hàng đăng ký và sử dụng Mobile-Money

Theo thống kê của Bộ TT&TT, sau 4 tháng triển khai, số lượng khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ Mobile-Money đạt 1.096.245 khách hàng, trong đó có 659.237 khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, đạt 60,1%. Số lượng giao dịch đạt 8,4 triệu giao dịch với giá trị lên tới 371 tỷ đồng.

Theo NHNN, về phát triển điểm kinh doanh, có hơn 2.500 điểm kinh doanh được thiết lập, trong đó: Số lượng điểm kinh doanh thuộc vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo là khoảng 530 điểm, chiếm 21,20% tổng số điểm kinh doanh được thiết lập.

Nhìn chung, việc triển khai thí điểm dịch vụ Mobile-Money đã đạt được một số kết quả khả quan và đảm bảo an toàn, góp phần vào phát triển hoạt động TTKDTM, tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam.

Tuy nhiên, theo tổng hợp báo cáo từ một số doanh nghiệp viễn thông, đến hết tháng 02/2022, một số trường hợp đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile- Money không thành công do các nguyên nhân sau: Có 9,6% các trường hợp đăng ký Mobile-Money không thành công do chưa cập nhập thông tin Căn cước công dân mới trên Cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao; 14,5% trường hợp khách hàng không cung cấp lại giấy tờ tùy thân, không đồng ý chụp ảnh chân dung; 6% không đủ điều kiện có thời gian kích hoạt và sử dụng liên tục trong ít nhất 03 tháng…

Mặt khác, nguyên nhân Mobile-Money chưa thể “bứt phá” còn do dịch vụ này có tệp khách hàng riêng. Đối tượng chính mà dịch vụ này hướng tới là những người không có tài khoản ngân hàng. Trong khi đó, Mobile-Money đang có những "thế khó" khi được triển khai ở thời điểm đã có hơn 70% người trưởng thành ở Việt Nam có tài khoản ngân hàng. Hơn nữa, các phương thức thanh toán không tiền mặt bao gồm: Ví điện tử, mã QR,... cũng ngày một phổ biến hơn. Chưa kể, nhiều trường hợp khi đăng ký, nạp tiền vào Mobile-Mobile phải đến tận điểm kinh doanh, đại lý của nhà mạng cũng là một điều khiến người dùng e ngại. 

Mở rộng khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile-Money

Để tăng số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ Mobile-Money, cần có các giải pháp nhằm chuẩn hóa thông tin thuê bao và phục vụ phát triển Mobile-Money. Theo đó, Bộ TT&TT cần phối hợp Bộ Công an xem xét để cho phép doanh nghiệp viễn thông được triển khai thí điểm Mobile-Money được kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an để chuẩn hóa thông tin thuê bao và phục vụ phát triển Mobile-Money.

Tuy nhiên, theo Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân: Các doanh nghiệp có nhu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải có văn bản yêu cầu và được sự đồng ý của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Vì vậy, Bộ TT&TT cần xem xét, báo cáo Chính phủ để nghiên cứu ban hành quy định cụ thể cho phép các doanh nghiệp viễn thông được sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng kết nối trực tiếp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an.

Việc kết nối trực tiếp giúp cho doanh nghiệp xác thực và định danh khách hàng, theo đó những thuê bao đã được doanh nghiệp viễn thông thực hiện đối chiếu và xác thực thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được phép đăng ký tài khoản Mobile -Money. Từ đó, sẽ giúp đơn giản hóa thủ tục cung cấp dịch vụ Mobile-Money cho khách hàng, góp phần triển khai nhanh Mobile-Money, thúc đẩy TTKDTM.

Để tăng số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ Mobile-Money trong thời gian tới, các bộ, ngành liên quan cần nghiên cứu sửa đổi quy định thuê bao 3 tháng mới được đăng ký Mobile-Money tại Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 09/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Quyết định số 316/QĐ-TTg), qua đó có thể tăng khả năng và số lượng khách hàng tiếp cận sử dụng dịch vụ.

Ngoài ra, do chi phí đầu tư hệ thống cáp quang tới các địa điểm vùng sâu, vùng xa rất cao, Bộ TT&TT cần xem xét đề xuất của doanh nghiệp viễn thông trong việc miễn phí kéo cáp quang trên hệ thống cột điện lực của EVN để chung tay hoàn thành mục tiêu phủ sóng di động và hạ tầng cáp quang băng rộng tới các xã, thôn/bản hiện chưa được cung cấp dịch vụ viễn thông theo chủ trương của Chính phủ và Bộ TT&TT. Việc phủ sóng di động và hạ tầng tới các xã, thôn/bản cũng là một trong những điều kiện cho việc thúc đẩy, tăng số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ Mobile-Money ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa…

Các bộ, ngành liên quan như Bộ Công an, NHNN cần tiếp tục phối hợp Bộ TT&TT báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các vấn đề liên quan nói trên để tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile-Money trên cả nước. Đồng thời, có đánh giá đối với tình hình triển khai thí điểm, tổng hợp những vướng mắc phát sinh để có giải pháp tối ưu trước khi đi vào triển khai sau 2 năm.

Đại diện Cục Viễn thông mới đây cho biết, các đơn vị của Bộ TT&TT và của Bộ Công an đã hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện kỹ thuật (về hệ thống, kết nối - dùng kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phương án đối soát) sẵn sàng triển khai kết nối sau khi được Chính phủ chấp thuận.

Đối với đề xuất xác thực định danh tài khoản Mobile-Money qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đại diện Cục Viễn thông cho rằng, để đảm bảo quy định định danh khách hàng đăng ký và sử dụng Mobile-Money thì doanh nghiệp viễn thông đang triển khai thí điểm cần đảm bảo thông tin chính xác của thuê bao, đồng thời xem xét quy định đối tượng khách hàng tại Quyết định số 316/QĐ-TTg Đối với việc kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác minh, chuẩn hóa, xử lý dữ liệu thông tin thuê bao và phát triển Mobile-Money, Viettel, VNPT, MobiFone cần có báo cáo cụ thể thực trạng, nguyên nhân, khó khăn vướng mắc và kết quả đạt được nếu sử dụng kết quả xác minh thông tin thuê bao qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phát triển Mobile-Money. Từ đó, đánh giá chính xác được việc phát triển số lượng Mobile-Money thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, để tránh trường hợp mở ra nhưng không thực hiện được như kỳ vọng.

Đồng thời, các bộ, ngành, doanh nghiệp viễn thông cần đẩy mạnh truyền thông, giáo dục tài chính, trong đó chú trọng hơn đối tượng người dân vùng sâu vùng xa, hải đảo và những người chưa có tài khoản ngân hàng, giúp nâng cao kiến thức kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính đối với công chúng, trong đó có dịch vụ Mobile-Money, qua đó thúc đẩy TTKDTM, thúc đẩy tài chính toàn diện theo chủ trương của Chính phủ.

Về phía khách hàng, dịch vụ Mobile-Money không yêu cầu khách hàng phải có tài khoản ngân hàng, không yêu cầu phải sử dụng Smartphone, không cần kết nối Internet. Khi đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile-Money, khách hàng sẽ cung cấp CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu trùng với thông tin đăng ký số thuê bao di động của khách hàng. Khách hàng cần có SIM thuê bao di động được định danh, xác thực theo quy định của pháp luật về đăng ký thuê bao di động và số thuê bao di động của khách hàng phải có thời gian kích hoạt và sử dụng liên tục trong ít nhất 3 tháng liền kề tính đến thời điểm đăng ký mở và sử dụng dịch vụ Mobile-Money.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý mỗi khách hàng chỉ được mở 01 tài khoản Mobile-Money tại mỗi doanh nghiệp viễn thông. Để hạn chế rủi ro trong giai đoạn thí điểm và phù hợp với giao dịch giá trị nhỏ, hạn mức giao dịch của Mobile-Money là 10 triệu đồng/tháng.

Theo Quyết định số 316/QĐ-TTg, khách hàng có thể sử dụng Mobile-Money để thực hiện nhiều giao dịch khác nhau như: Nạp, rút tiền, thanh toán việc mua hàng hóa, dịch vụ, chuyển tiền. Khách hàng có thể nạp, rút bằng tiền mặt tại các điểm kinh doanh, nạp/rút từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng hoặc từ ví điện tử của khách hàng tại chính doanh nghiệp viễn thông thực hiện thí điểm. Sau khi mở tài khoản Mobile-Money, khách hàng có thể nhận tiền và chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng, ví điện tử hoặc tài khoản Mobile-Money khác.

Khách hàng không được cho thuê, mượn, trao đổi, tặng, cho hoặc mua, bán tài khoản Mobile-Money để đảm bảo an toàn, bảo mật khi sử dụng dịch vụ.
 
Tài liệu tham khảo:

1. Nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân.
2. Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12 /2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân.
3. Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 09/3/2021 của Thủ tưởng Chính phủ về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ.
4. Cổng thông tin điện tử Bộ TT&TT: mic.gov.vn
5. Cổng thông tin điện tử Bộ Công an: bocongan.gov.vn
 
Phan Hà (NHNN)

 

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Nhân tố quyết định chấp nhận liên tục ví điện tử ở Việt Nam
Nhân tố quyết định chấp nhận liên tục ví điện tử ở Việt Nam
16/12/2024 08:47 385 lượt xem
Ví điện tử là một xu hướng công nghệ mới đang ngày càng phổ biến, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp. Trong thị trường ngày càng cạnh tranh, việc xây dựng sự hài lòng khách hàng rất quan trọng để tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh.
Công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng
Công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng
11/12/2024 09:31 639 lượt xem
Nghiên cứu này khám phá ứng dụng của công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot (Robotic Process Automation - RPA) trong lĩnh vực ngân hàng, một công nghệ ngày càng quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ.
Gian lận kỹ thuật số trong lĩnh vực ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
Gian lận kỹ thuật số trong lĩnh vực ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
10/12/2024 22:10 572 lượt xem
Quá trình số hóa nhanh chóng của lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam bên cạnh việc mang lại những lợi ích to lớn như tính phổ cập, tiện lợi thì cũng song hành những rủi ro, thách thức lớn, trong đó có gian lận kỹ thuật số.
Tích hợp dữ liệu dân cư và dữ liệu ngân hàng: Tuân thủ các quy định về an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu
Tích hợp dữ liệu dân cư và dữ liệu ngân hàng: Tuân thủ các quy định về an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu
03/12/2024 08:42 943 lượt xem
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân (CCCD) là nguồn tài nguyên mới và là nền tảng thực hiện chuyển đổi số hiệu quả đối với mỗi quốc gia.
ESG và lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp nghiên cứu với dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam
ESG và lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp nghiên cứu với dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam
02/12/2024 10:06 962 lượt xem
ESG là cụm từ xuất hiện phía sau của khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). ESG đề cập đến trách nhiệm đầu tư bền vững, tức là phải quan tâm sâu sắc tới vấn đề thực thi ESG trong hoạt động đầu tư.
Đánh giá năng lực số của thanh thiếu niên Việt Nam
Đánh giá năng lực số của thanh thiếu niên Việt Nam
29/11/2024 08:16 802 lượt xem
Nhóm nghiên cứu lập ra các câu hỏi đánh giá năng lực số cho thanh thiếu niên Việt Nam; một công cụ đánh giá với công cụ website digicom14.com để thanh thiếu niên biết mình ở đâu trong đại dương số này...
Cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân và dữ liệu sinh trắc học: Bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch trực tuyến
Cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân và dữ liệu sinh trắc học: Bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch trực tuyến
21/11/2024 13:30 2.191 lượt xem
Theo NHNN, sau khoảng 3 tháng triển khai xác thực sinh trắc học theo Quyết định số 2345, số lượng vụ việc lừa đảo mất tiền của khách hàng cá nhân và số lượng tài khoản khách hàng cá nhân có phát sinh nhận tiền lừa đảo đã giảm đáng kể.
Trí tuệ nhân tạo tạo sinh: Triển vọng cho ngành Ngân hàng
Trí tuệ nhân tạo tạo sinh: Triển vọng cho ngành Ngân hàng
15/11/2024 08:11 1.769 lượt xem
Ngành Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đang trải qua sự chuyển mình đáng kể nhờ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI - GenAI).
Ngân hàng mở và giao diện lập trình ứng dụng mở trong hoạt động ngân hàng
Ngân hàng mở và giao diện lập trình ứng dụng mở trong hoạt động ngân hàng
13/11/2024 08:22 1.169 lượt xem
Ngân hàng mở thể hiện sự thay đổi trong ngành tài chính, ngân hàng, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Ngày Pháp luật Việt Nam: Lịch sử, ý nghĩa và vai trò quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số
Ngày Pháp luật Việt Nam: Lịch sử, ý nghĩa và vai trò quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số
09/11/2024 18:30 1.462 lượt xem
Ngày 20/6/2012, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó đã quy định rõ: “Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Tác động của chuyển đổi số tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Tác động của chuyển đổi số tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
07/11/2024 08:10 2.040 lượt xem
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và truyền thông, các nền kinh tế trên thế giới đang bước vào giai đoạn mới, nơi mà các hoạt động kinh tế, từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng đều được số hóa một cách toàn diện.
Zero Trust - Công cụ hiệu quả cho các giải pháp an ninh, bảo mật
Zero Trust - Công cụ hiệu quả cho các giải pháp an ninh, bảo mật
05/11/2024 08:30 924 lượt xem
Mô hình Zero Trust (tạm dịch “Không tin bất kỳ ai”) là phương pháp bảo mật mạng và hệ thống thông tin mà mọi yêu cầu truy cập vào tài nguyên nội bộ được xem xét và xác minh một cách cẩn thận, thay vì tin tưởng vào các nguồn truy cập nội bộ.
Đánh giá các công nghệ Big Data cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Đánh giá các công nghệ Big Data cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng
01/11/2024 09:15 2.272 lượt xem
Thông qua việc phân tích các trường hợp ứng dụng thực tế, bài viết cung cấp một đánh giá về các công cụ hỗ trợ trong việc lưu trữ, xử lý, phân tích Big Data góp phần thúc đẩy sự đổi mới và phát triển bền vững trong ngành tài chính, ngân hàng.
Quản trị rủi ro trong Fintech: Kinh nghiệm quốc tế và một số bài học cho Việt Nam
Quản trị rủi ro trong Fintech: Kinh nghiệm quốc tế và một số bài học cho Việt Nam
22/10/2024 08:24 2.030 lượt xem
Với tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các sản phẩm công nghệ mới đang trở thành nền tảng để công nghệ tài chính (Fintech) phát triển, mang lại nhiều lợi ích cho người dùng.
Chuẩn hóa về hạ tầng kết nối và an toàn thông tin để phát triển mô hình ngân hàng mở
Chuẩn hóa về hạ tầng kết nối và an toàn thông tin để phát triển mô hình ngân hàng mở
15/10/2024 09:09 1.619 lượt xem
Ngân hàng mở đang trở thành một xu hướng nổi bật trong ngành tài chính, mang đến nhiều cơ hội phát triển và cải thiện trải nghiệm khách hàng thông qua sự kết nối giữa ngân hàng và bên thứ ba.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81,600

83,600

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81,600

83,600

Vàng SJC 5c

81,600

83,620

Vàng nhẫn 9999

81,600

83,400

Vàng nữ trang 9999

81,500

83,000


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,153 25,483 26,041 27,469 31,401 32,736 158.95 168.19
BIDV 25,183 25,483 26,192 27,397 31,737 32,670 160.03 167.75
VietinBank 25,180 25,483 26,272 27,472 31,695 33,705 161.47 169.22
Agribank 25,210 25,483 26,181 27,385 31,604 32,695 160.79 168.44
Eximbank 25,170 25,483 26,272 27,228 31,706 32,816 161.8 167.71
ACB 25,190 25,483 26,288 27,190 31,818 32,778 161.82 168.21
Sacombank 25,210 25,483 26,231 27,206 31,686 32,853 161.86 168.91
Techcombank 25,222 25,483 26,070 27,413 31,464 32,808 158.16 170.62
LPBank 25,190 25,485 26,543 27,441 32,072 32,600 162.71 169.79
DongA Bank 25,220 25,483 26,310 27,150 31,740 32,770 160.10 167.80
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?