Công bố chuỗi sự kiện “Ngày không tiền mặt năm 2023”
26/05/2023 438 lượt xem
Ngày 26/5/2023, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã phối hợp với Báo Tuổi trẻ tổ chức họp báo công bố chuỗi sự kiện hưởng ứng “Ngày không tiền mặt năm 2023”. Tham dự buổi họp báo công bố sự kiện có lãnh đạo, đại diện Vụ Thanh toán, Vụ Truyền thông của NHNN, Ban Biên tập Báo Tuổi trẻ, lãnh đạo Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), đại diện một số ngân hàng thương mại (NHTM), các hiệp hội, tổ chức trung gian thanh toán…
 


Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán - NHNN phát biểu tại buổi họp báo

Chương trình “Ngày không tiền mặt” được Báo Tuổi trẻ phát động lần đầu tiên triển khai vào năm 2019 và đến nay, đã trở thành hoạt động thường niên, truyền tải thông điệp tích cực, góp phần lan tỏa, xây dựng thói quen thanh toán, chi trả bằng phương thức không dùng tiền mặt trong xã hội.

Chuỗi sự kiện của “Ngày không tiền mặt năm 2023” nhằm tiếp tục góp phần tích cực hiện thực hóa các mục tiêu của Chính phủ tại các Đề án: Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế; đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công; phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2021 - 2025 và Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đồng thời, hưởng ứng thông điệp của Thủ tướng Chính phủ “Năm 2023 - Năm Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới”, sự kiện “Ngày không tiền mặt năm 2023” hướng đến các nội dung, nhiệm vụ tại Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 được ban hành theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 06), Kế hoạch phối hợp số 01/KHPH-BCA-NHNN giữa Bộ Công an và NHNN ngày 24/4/2023. Trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGvDC) để làm sạch dữ liệu khách hàng và phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của ngành Ngân hàng (như chấm điểm tín dụng, xác thực khách hàng trực tuyến, xác thực thông tin đa chiều...). Việc kết nối CSDLQGvDC với các đơn vị trong ngành Ngân hàng, kết nối với doanh nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế số, giúp ngành Ngân hàng phát triển các hoạt động nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng, bảo đảm an toàn hoạt động và phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng.

Nhìn lại 04 năm triển khai “Ngày không tiền mặt” cho thấy, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã cùng với các bộ, ngành, cơ quan liên quan kịp thời triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, từ đó đã tạo ra những chuyển biến rõ nét trong hoạt động TTKDTM. Đặc biệt trong bối cảnh số hóa dịch vụ, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thanh toán số trở thành xu hướng tất yếu, cơ sở hạ tầng và công nghệ được chú trọng đầu tư, kết nối, khai thác, chia sẻ dữ liệu trong các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng với nhiều sản phẩm - dịch vụ thiết thực, phục vụ tiện ích cho người dân, doanh nghiệp nhằm thúc đẩy TTKDTM trong nền kinh tế.

Một số thành tựu nổi bật trong hoạt động TTKDTM thời gian qua

Hành lang pháp lí về lĩnh vực thanh toán tiếp tục được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và sử dụng các phương tiện và dịch vụ thanh toán mới. NHNN và các bộ, ngành liên quan đã nghiên cứu, tham mưu trình Quốc hội, Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực thanh toán như: Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2023; Nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); dự thảo trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về TTKDTM và Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng; Quyết định phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money);… NHNN cũng đã nghiên cứu, ban hành nhiều chính sách để thúc đẩy TTKDTM, như: Thông tư hướng dẫn mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử (eKYC); Thông tư hướng dẫn phát hành thẻ eKYC; Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030... Bên cạnh đó, NHNN cũng đã thành lập Tổ công tác và Ban hành Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Đề án 06.

Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ phục vụ TTKDTM, nhất là thanh toán điện tử trong năm qua tiếp tục được chú trọng đầu tư, mở rộng, nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội. Trong 03 tháng đầu năm 2023, hoạt động TTKDTM tiếp tục tăng trưởng khá so với cùng kì năm 2022; số lượng giao dịch qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 8,55% về giá trị; số lượng giao dịch qua Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 70,77% về số lượng và tăng 18,55% về giá trị.​ Đến cuối tháng 3/2023, toàn thị trường có 21.347 ATM và có 430.625 máy POS; tăng tương ứng 3,88% và 26,34% so với cùng kì năm 2022​.​ Số lượng giao dịch qua POS tăng 37,57% về số lượng và tăng 32,09% về giá trị, giao dịch qua ATM tiếp tục giảm 2,37% về số lượng và giảm 4,02% về giá trị cho thấy xu hướng dịch chuyển từ rút tiền mặt sang TTKDTM.

Các dịch vụ thanh toán trực tuyến phát triển mạnh mẽ; những giải pháp thanh toán mới, hiện đại, tiết kiệm chi phí như thanh toán qua mã phản hồi nhanh (QR Code), thanh toán phi tiếp xúc (contactless),… đã được các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán áp dụng, tích hợp vào trong sản phẩm, dịch vụ để nâng cao tiện ích, an toàn bảo mật, đem lại lợi ích lớn, giá trị thiết thực cho khách hàng. Qua đó, góp phần phổ biến TTKDTM đến với người dân và doanh nghiệp. Cụ thể: Tỉ lệ người dân có tài khoản ngân hàng đạt 74,63%; giao dịch TTKDTM tăng 53,51% về số lượng; qua kênh Internet tăng 88,11% về số lượng và 7,43% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng 65,55% về số lượng và 13,31% về giá trị; qua phương thức QR Code tăng 160,71% về số lượng và 43,84% về giá trị; tổng số tài khoản Mobile-Money được đăng kí và sử dụng là hơn 3,71 triệu tài khoản với gần 8,88 nghìn điểm kinh doanh được thiết lập, 15,3 nghìn đơn vị chấp nhận thanh toán. Nhiều dịch vụ ngân hàng có thể được thực hiện hoàn toàn trên kênh số với quy trình, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, có ngay kết quả. Tính đến cuối năm 2022, có 40 ngân hàng đã triển khai chính thức quy trình mở tài khoản thanh toán eKYC với hơn 11,9 triệu tài khoản thanh toán mở bằng eKYC đang hoạt động; có 22 ngân hàng triển khai chính thức mở thẻ eKYC với gần 10,8 triệu thẻ mở bằng eKYC đang hoạt động. Đến tháng 4/2023, NHNN đã phối hợp với Bộ Công an (C06) hoàn thành xác thực hơn 25 triệu thông tin tín dụng khách hàng vay với CSDLQGvDC.

 
Tiếp tục triển khai hiệu quả các Đề án của Chính phủ, của ngành Ngân hàng về TTKDTM và chuyển đổi số

Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy TTKDTM, cụ thể:

Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hành lang pháp lí, cơ chế, chính sách, thúc đẩy TTKDTM đáp ứng yêu cầu thực tiễn, trước mắt tập trung vào việc hoàn thiện, trình Chính phủ Nghị định về TTKDTM và Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng; rà soát, xây dựng kế hoạch sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của NHNN về ứng dụng/chia sẻ dữ liệu trong hoạt động ngân hàng, thúc đẩy triển khai Đề án 06.

Thứ hai, tiếp tục triển khai hiệu quả các Đề án của Chính phủ, của ngành Ngân hàng về TTKDTM và chuyển đổi số. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương để nghiên cứu, thiết lập hạ tầng kĩ thuật đồng bộ, thống nhất nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy kết nối liên thông mang lợi ích tổng thể cho người dân, doanh nghiệp.

Thứ ba, tiếp tục ứng dụng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động; triển khai hiệu quả việc thí điểm dịch vụ Mobile-Money nhằm thúc đẩy TTKDTM ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thúc đẩy thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công.

Thứ tư, tăng cường phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan trong quá trình nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách và thực hiện công tác bảo đảm an toàn, an ninh; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, khai thác hiệu quả dữ liệu trong thiết kế, phát triển và cung ứng sản phẩm, dịch vụ tiện ích phù hợp với nhu cầu, hành vi của từng nhóm đối tượng khách hàng đi cùng với công tác đảm bảo an ninh an toàn và bảo mật thông tin khách hàng; tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin trong ngành Ngân hàng; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng..

Thứ năm, tiếp tục chú trọng triển khai thực hiện các hoạt động thông tin tuyên truyền và giáo dục tài chính đến người dân, doanh nghiệp có đầy đủ kiến thức, kĩ năng cần thiết và yên tâm trải nghiệm sử dụng dịch vụ TTKDTM một cách an toàn như các chương trình, chuỗi sự kiện “Ngày không tiền mặt” do Báo Tuổi trẻ đầu mối tổ chức.

Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông giáo dục tài chính cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, nông thôn, giới trẻ, các đối tượng yếu thế trong xã hội về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Qua đó, nâng cao kiến thức, kĩ năng sử dụng và khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng đối với công chúng, góp phần thúc đẩy TTKDTM và hiện thực hóa các mục tiêu của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, cũng như góp phần thúc đẩy chuyển đổi số ngành Ngân hàng, vì mục tiêu Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số...



Các hoạt động chính trong chuỗi sự kiện “Ngày không tiền mặt năm 2023”:

- Hội thảo quốc gia "Kết nối dữ liệu, thanh toán thông minh thúc đẩy phát triển xã hội” được tổ chức vào ngày 16/6/2023, tại khách sạn Rex, Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô khoảng 400 khách mời từ Trung ương đến địa phương. Sự kiện sẽ đề cập các chủ đề gia tăng kết nối dữ liệu, thúc đẩy thanh toán thông minh; những vấn đề cần phải giải quyết để tích hợp, kết nối, liên thông dữ liệu giữa các ngành, lĩnh vực, hệ thống…; vấn đề an ninh bảo mật trong hoạt động thanh toán; sự bùng nổ của công nghệ thanh toán và các vấn đề phải đối mặt… Phiên thảo luận của sự kiện cũng là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán, các doanh nghiệp, các chuyên gia cùng tham gia thảo luận các nội dung và vấn đề cụ thể, hướng đến những giải pháp để thúc đẩy việc TTKDTM.

- Cuộc thi Chiến thần không tiền mặt bắt đầu vào ngày 16/6/2023, kết thúc ngày 15/7/2023 và công bố giải thưởng trong ngày 21/7/2023. Người tham dự quay một clip ngắn, trong đó, có ít nhất 3 giao dịch không tiền mặt đồng thời chứng minh và nói lên cảm nghĩ về những lợi ích thiết thực mà những giao dịch không tiền mặt này mang lại. Các clip này được đăng trên Tiktok, Facebook và dẫn link về microsite của chương trình “Ngày không tiền mặt”. Cuộc thi hướng đến sự quan tâm của những người trẻ, tận dụng những tiện ích của thanh toán không tiền mặt để hướng tới cuộc sống thông minh.

- Lễ hội “Cashless Town” kéo dài 03 ngày 16, 17, 18/6/2023 tại đường Lê Lợi. Đây là hoạt động do chương trình “Ngày không tiền mặt” phối hợp Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức với sự đồng hành của các nhà cung ứng, các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Lễ hội được tổ chức theo mô hình xã hội không tiền mặt thu nhỏ, trong đó, người tham dự tham quan mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí mà không dùng tiền mặt. Đồng thời, người tham quan còn được nhận các ưu đãi từ các nhà đồng hành, trải nghiệm tiện ích từ các dịch vụ công trực tuyến và thăm quan triển lãm Lịch sử tiền tệ...

Ngoài ra, còn có chương trình Big Boom khuyến mãi tập trung - trong đó người dùng được mua hàng với ưu đãi từ các bên như bên bán hàng, bên trung gian thanh toán… Cùng rất nhiều hoạt động dành cho người tiêu dùng và doanh nghiệp từ các ngân hàng, tổ chức thẻ, ví điện tử, nhà bán lẻ đồng hành hưởng ứng chương trình.
 

PL

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Phát triển kinh tế biển tổng hợp dựa trên tiềm năng, tài nguyên, vị thế ở huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh
Phát triển kinh tế biển tổng hợp dựa trên tiềm năng, tài nguyên, vị thế ở huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh
02/06/2023 1.206 lượt xem
Tài nguyên vị thế là những giá trị mà các đặc tính tự nhiên có thể đem lại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh, chủ quyền, biên giới, biển đảo của quốc gia. Biển là cửa ngõ với hệ thống tài nguyên, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế.
Đánh giá đúng tình hình, có những giải pháp mới, đột phá
Đánh giá đúng tình hình, có những giải pháp mới, đột phá
02/06/2023 160 lượt xem
Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội thống nhất với nhiều nội dung nêu trong báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2022, các tháng đầu năm 2023.
Công đoàn cơ sở Vụ Thanh toán, Vụ Pháp chế, Sở Giao dịch và Vụ Tín dụng các ngành kinh tế tổ chức Chương trình “Vui Tết Thiếu nhi”
Công đoàn cơ sở Vụ Thanh toán, Vụ Pháp chế, Sở Giao dịch và Vụ Tín dụng các ngành kinh tế tổ chức Chương trình “Vui Tết Thiếu nhi”
02/06/2023 403 lượt xem
Hòa cùng không khí tưng bừng phấn khởi của thiếu nhi cả nước chào đón ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, được sự nhất trí của Công đoàn Cơ quan Ngân hàng Nhà nước Trung ương (NHNNTW), ngày 01/6/2023, tại Hà Nội, Công đoàn cơ sở 04 đơn vị thuộc NHNN: Vụ Thanh toán, Vụ Pháp chế, Sở Giao dịch và Vụ Tín dụng các ngành kinh tế đã tổ chức Chương trình “Vui Tết Thiếu nhi” và tặng quà cho các cháu là con cán bộ đoàn viên.
BAC A BANK - chăm lo tốt đời sống người lao động để tăng trưởng kinh doanh bền vững
BAC A BANK - chăm lo tốt đời sống người lao động để tăng trưởng kinh doanh bền vững
02/06/2023 103 lượt xem
Triết lý kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á (BAC A BANK) luôn hướng tới mục tiêu vì hạnh phúc đích thực của con người, trong đó lực lượng cán bộ nhân viên, người lao động là một bộ phận quan trọng, luôn được hưởng những chính sách phúc lợi toàn diện, thiết thực. Để làm được điều đó, Công đoàn cơ sở BAC A BANK đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ chăm lo đời sống người lao động, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh doanh.
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Chính sách, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ hướng đến ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Chính sách, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ hướng đến ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp
01/06/2023 851 lượt xem
Sáng 01/6/2023, tại Chương trình Kì họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.
Chính phủ đã có quyết sách đúng đắn, kịp thời giúp KT - XH phục hồi nhanh sau dịch Covid-19
Chính phủ đã có quyết sách đúng đắn, kịp thời giúp KT - XH phục hồi nhanh sau dịch Covid-19
01/06/2023 218 lượt xem
Ý kiến của nhiều ĐBQH khẳng định trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có những quyết sách đúng đắn, kịp thời giúp kinh tế nước ta phục hồi nhanh sau đại dịch Covid-19 và đạt được những kết quả khá toàn diện, tích cực trên nhiều lĩnh vực.
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử
31/05/2023 227 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kí ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2023 về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

66.450

67.050

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

66.450

67.050

Vàng SJC 5c

66.450

67.070

Vàng nhẫn 9999

55.600

56.550

Vàng nữ trang 9999

55.600

56.650


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23,290 23,660 24,463 25,833 28,475 29,689 164.04 173.66
BIDV 23,345 23,645 24,640 25,823 28,589 29,852 164.82 173.61
VietinBank 23,232 23,652 24,706 25,841 28,825 29,835 165.1 173.05
Agribank 23,285 23,645 24,701 25,701 28,715 29,544 166.24 173.05
Eximbank 23,270 23,650 24,760 25,434 28,812 29,596 166.31 170.84
ACB 23,200 23,700 24,766 25,391 28,946 29,558 165.95 170.31
Sacombank 23,280 23,683 24,902 25,415 29,011 29,518 166.42 171.98
Techcombank 23,312 23,656 24,501 25,826 28,441 29,726 161.77 174.06
LPBank 23,290 23,890 24,739 26,073 28,836 29,778 163.78 175.23
DongA Bank 23,350 23,680 24,750 25,440 28,810 29,600 163.9 171.2
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
0,50
0,50
0,50
4,60
4,70
4,80
6,40
6,60
6,80
6,90
Sacombank
-
-
-
-
5,30
5,40
5,50
7,30
7,40
7,60
7,90
Techcombank
0,10
-
-
-
5,40
5,40
5,40
7,10
7,10
7,10
7,10
LPBank
-
0,20
0,20
0,20
5,00
5,00
5,00
7,30
7,30
7,70
8,00
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
5,50
5,50
5,50
7,90
7,95
8,00
8,30
Agribank
0,30
-
-
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,00
Eximbank
0,20
0,50
0,50
0,50
5,50
5,50
5,50
6,30
6,60
7,10
7,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?