Chính phủ bàn các giải pháp về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế bền vững
01/08/2022 1.686 lượt xem
Chiều 30/7/2022, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì buổi thảo luận về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững.
 
Thủ tướng phát biểu khai mạc cuộc thảo luận về điều hành kinh tế vĩ mô

Cùng tham dự buổi làm việc còn có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, một số chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, đại diện một số tổ chức quốc tế lớn tại Việt Nam…

Phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp sức mạnh thời đại trong bối cảnh khó khăn để hồi phục và phát triển kinh tế

Phát biểu khai mạc buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khái quát một số nét về bối cảnh trong nước và những biến động nhanh, phức tạp, khó lường từ bối cảnh thế giới như cạnh tranh chiến lược gay gắt, xung đột vũ trang Ucraine, giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào tăng, áp lực lạm phát trên toàn cầu… Thủ tướng nhấn mạnh, nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất cao, khả năng chống chịu của nền kinh tế đối với các cú sốc bên ngoài còn hạn chế. Do biến động của nền kinh tế, các thị trường lớn của Việt Nam đều thu hẹp lại, các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, chính sách tiền tệ của Mỹ về tăng giá đồng USD ảnh hưởng đến tỷ giá, lãi suất, tiền tệ…, chính sách chống Covid của một số nước cũng tác động đến Việt Nam làm thu hẹp thị trường, thu hẹp chuỗi cung ứng…

“Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của nhân dân, sự hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế, chúng ta đã phát huy được sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại trong một bối cảnh khó khăn để vừa bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy quan hệ với các nước, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn”, Thủ tướng khẳng định.
 

F:\Bai nam 2022\Thang 7\Hop CP\img8023-165916767802098753268.jpg

Thủ tướng cho biết đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu chuyên đề về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế
 

Vừa qua, Chính phủ đã tiến hành các chương trình hồi phục và phát triển kinh tế, tinh thần chung là hồi phục thì nhanh nhưng phát triển phải bền vững. Nhìn chung, cả công nghiệp, nông nghiệp đều phục hồi nhanh, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, chính trị ổn định, độc lập chủ quyền được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, uy tín và vị thế của Việt Nam được nâng lên, tập trung xử lý hiệu quả các vấn đề cấp bách phát sinh và những vấn đề tồn tại kéo dài.

Thủ tướng cũng cho rằng, khó khăn, thách thức còn nhiều hơn thuận lợi và thời cơ, do vậy không được chủ quan, tiếp tục phối hợp hài hòa, hợp lý, đồng bộ, chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác. Trong đó, thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, chắc chắn, hiệu quả; thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, bảo đảm hiệu quả. Phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững. “Ưu tiên số một hiện nay là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo những cân đối lớn”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cho biết đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu chuyên đề về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững. Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận, góp ý, đánh giá tình hình khách quan, trung thực, sát tình hình, đưa ra các dự báo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp.

Tại buổi thảo luận, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã báo cáo đề dẫn thảo luận về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phân tích chi tiết về bối cảnh, tình hình thế giới, khu vực và trong nước giai đoạn từ đầu năm 2020 đến nay, nhận diện những khó khăn, thách thức của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2022, dự báo tình hình trong những tháng cuối năm 2022 và phương hướng, quan điểm, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế

Phát biểu tại buổi làm việc, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, từ đầu năm đến nay, bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước biến động rất phức tạp, khó lường, chưa từng có trong tiền lệ, nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, kết quả kinh tế vĩ mô đã được công nhận qua báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo đánh giá của NHNN, tới đây, diễn biến còn rất khó khăn với nhiều diễn biến phức tạp khó lường, không có tiền lệ, chẳng hạn như việc FED tăng lãi suất liên tục trong 2 tháng vừa qua, đồng USD tăng giá mạnh, lạm phát trên toàn cầu, các nước Anh, Mỹ lạm phát lên đến 8, 9%...
 

F:\Bai nam 2022\Thang 7\Hop CP\Thong doc.jpg

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu ý kiến thảo luận

Trong bối cảnh kinh tế biến động khó lường, điều quan trọng nhất là phải kiên định với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thực hiện các giải pháp hỗ trợ cho nền kinh tế. Đối với hoạt động ngân hàng, mục tiêu điều hành của ngành Ngân hàng là phải đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu chi trả cho người dân. Tại chương trình thảo luận, Thống đốc cũng đã chia sẻ thông tin về một số nội dung, ý kiến dư luận quan tâm liên quan đến ngành Ngân hàng.

Thứ nhất, về lãi suất, lãi suất trên thế giới đang tăng rất mạnh, có 196 lượt tăng lãi suất của NHTW các nước trên thế giới. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất của Việt Nam tương đối ổn định, chỉ tăng 0,2% so với đầu năm. Thời gian vừa rồi, lãi suất đang chịu áp lực tăng. Tín dụng 7 tháng đầu năm tăng 9,14%, nghĩa là cầu tín dụng đã tăng lên, trong khi nguồn huy động vốn của ngân hàng chỉ tăng 4,21%, tạo áp lực tăng lãi suất. Thứ hai nữa là đồng USD tăng giá, để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, không thể giảm lãi suất được, vì giảm nghĩa là đồng Việt Nam rẻ, dẫn đến chuyện găm giữ ngoại tệ. Thống đốc cho biết, vừa rồi, NHNN cũng phải điều tiết lãi suất ngắn hạn cũng như là tiền tệ phù hợp, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Thời gian tới, NHNN sẽ theo sát diễn biến để kết hợp đồng bộ và nhuần nhuyễn với liều lượng hợp lý để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối. Đây là điểm tạo niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, dự trữ ngoại hối nhà nước của Việt Nam được củng cố trong thời gian vừa qua. NHNN điều tiết hợp lý, sẵn sàng bán ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước. Tuy nhiên, thời gian tới, khi thị trường cải thiện, NHNN sẽ điều tiết và có thể tiếp tục mua.

Thứ hai, về vấn đề tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là vấn đề nới room tín dụng, nhiều ý kiến cho rằng nên cân nhắc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lên 15, 16%. Thống đốc cho biết, năm 2022, khi xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, lúc đó là thời điểm nền kinh tế chưa phục hồi nhanh, NHNN đã đưa chỉ tiêu 14%, cao hơn 13,6% năm 2021 và 12,17% của năm 2020, như vậy đã là để tạo dư địa để thúc đẩy phục hồi. Đến nay, diễn biến rất khác, nền kinh tế của chúng ta đã phục hồi khá mạnh mẽ, riêng tăng trưởng quý 2 tăng 7,72%, tính chung 6 tháng tăng là 6,42%. Từ nay đến cuối năm, Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh các gói phục hồi, cũng như đẩy mạnh đầu tư công. Như vậy, tới đây sẽ có dòng tiền ra để hỗ trợ kinh tế. NHNN cho rằng với điều hành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh lạm phát này thì không thể chủ quan được, nên trước mắt, NHNN vẫn điều hành theo chỉ tiêu 14%.

Ngoài ra, Thống đốc cũng thông tin thêm, tỉ lệ tín dụng trên GDP của Việt Nam theo đánh giá của WB là cao nhất thế giới, 124% (theo GDP mới), tỉ lệ tín dụng trên huy động vốn đã là 99%, nghĩa là huy động 100 đồng đã cho vay 99 đồng. Do đó, nếu nới room tín dụng thì có thể nguy cơ cuộc đua lãi suất sẽ quay trở lại.

Thứ ba, thị trường bất động sản đang gặp phải vấn đề ách tắc dòng tiền. Quan điểm của NHNN là nguồn vốn cho thị trường bất động sản có rất nhiều kênh khác nhau, từ nguồn FDI, huy động từ thị trường chứng khoán, từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ…, tín dụng chỉ là một kênh huy động vốn. Hơn nữa, bản chất của thị trường bất động sản là vay trung dài hạn, tiền gửi ngân hàng ngắn hạn là chủ yếu, chiếm đến 80%. Cho nên nếu giải quyết ách tắc dòng tiền của bất động sản bằng việc nới room tín dụng thì chỉ được trước mắt, về dài hạn là rủi ro cho ngân hàng.

Thống đốc nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là ở bối cảnh diễn biến phức tạp, khó lường hiện nay là việc điều hành chính sách tiền tệ, vĩ mô, bao gồm tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư, chính sách quản lý giá… đều phải đặt dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu chung vì an toàn quốc gia. NHNN sẽ tiếp tục cố gắng phối hợp các bộ, ngành để thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Phản ứng chính sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả

Chương trình thảo luận cũng lắng nghe nhiều ý kiến thảo luận của các đơn vị, Bộ, Ngành, chuyên gia trong nước, tổ chức quốc tế… Nhiều ý kiến đánh giá Chính phủ đã rất chủ động, bình tĩnh nhưng không chủ quan, phản ứng chính sách kịp thời, có giải pháp đúng và trúng trong điều hành để đạt được mục tiêu ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát và phục hồi kinh tế sau dịch. Bên cạnh đó, đại diện các tổ chức quốc tế, nhà khoa học, các chuyên gia đánh giá cao việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN thời gian qua, đặc biệt là việc điều hành tỷ giá, tín dụng, lãi suất phù hợp trong diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới. Các tổ chức quốc tế tin tưởng và kiên định về dự báo các chỉ số tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam, đưa ra nhiều đóng góp, khuyến nghị chính sách cho Việt Nam.

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trước tình hình còn nhiều khó khăn, quan điểm chỉ đạo là không được chủ quan, cần nắm chắc diễn biến tình hình quốc tế, trong nước, tăng cường năng lực phân tích dự báo và kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo điều hành với nguyên tắc chủ động, thận trọng, linh hoạt, sáng tạo, bình tĩnh, hiệu quả để vừa kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cấn đối lớn, vừa thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi kinh tế sau dịch.

Đây là mục tiêu ưu tiên vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược và cũng là nhiệm vụ xuyên suốt trong những tháng còn lại của năm 2022 và những năm tiếp theo. Thủ tướng chỉ rõ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hài hòa giữa chính sách tiền tệ thận trọng, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả và chính sách tài khóa mở rộng, hợp lý, hiệu quả, tăng cường quản lý thị trường, giá cả, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phát triển mạnh thị trường nội địa và thúc đẩy xuất khẩu, khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao khả năng chống chịu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Thủ tướng khẳng định Chính phủ luôn cầu thị lắng nghe các ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức quốc tế để chủ động phản ứng chính sách kịp thời, phát huy tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là những người yếu thế trong bối cảnh kinh tế thế giới khó lường hiện nay.

Theo Kim Yến/sbv.gov.vn


Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội
Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội
18/05/2024 189 lượt xem
Chiều tối 17/5/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030".
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng
17/05/2024 200 lượt xem
Ngày 17/5/2024, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 324/QĐ - TTGSNH2 thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng (TCTD), doanh nghiệp (DN) hoạt động kinh doanh vàng
Tài chính vi mô - Công cụ hữu hiệu thúc đẩy tài chính toàn diện
Tài chính vi mô - Công cụ hữu hiệu thúc đẩy tài chính toàn diện
17/05/2024 179 lượt xem
Ngày 17/5/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Tọa đàm với chủ đề: “Tài chính vi mô cho thúc đẩy tài chính toàn diện - Thực trạng và giải pháp”. Tọa đàm do Tiến sĩ Đào Minh Tú - Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc Thường trực NHNN chủ trì. Tham dự Tọa đàm, có khoảng 100 đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành, tổ chức tài chính vi mô, chuyên gia trong và ngoài nước, nhà khoa học, hiệp hội, doanh nghiệp…
Lễ công bố Quyết định và ra mắt Hội đồng Khoa học và công nghệ ngành Ngân hàng nhiệm kỳ 2024 - 2028
Lễ công bố Quyết định và ra mắt Hội đồng Khoa học và công nghệ ngành Ngân hàng nhiệm kỳ 2024 - 2028
17/05/2024 166 lượt xem
Ngày 17/5/2024, tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), NHNN đã tổ chức Lễ công bố Quyết định và ra mắt Hội đồng Khoa học và công nghệ ngành Ngân hàng nhiệm kỳ 2024 - 2028 và Phiên họp thứ nhất của Hội đồng.
Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương không ngừng đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương không ngừng đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
17/05/2024 106 lượt xem
Sau 03 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực, làm thay đổi rõ nét nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và thực thi công vụ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
17/05/2024 214 lượt xem
Chiều tối ngày 16/5/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Phát động Tháng Công nhân - Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động trong CNVCLĐ ngành Ngân hàng
Phát động Tháng Công nhân - Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động trong CNVCLĐ ngành Ngân hàng
16/05/2024 0 lượt xem
Ngày 16/5/2024 tại trụ sở Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân - Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động trong công nhân, viên chức và người lao động (CNVCLĐ) ngành Ngân hàng năm 2024. Đ/c Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam và Đ/c Thái Thu Xương - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tới dự và phát biểu tại Lễ phát động.
Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, thao túng, đẩy giá vàng
Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, thao túng, đẩy giá vàng
16/05/2024 202 lượt xem
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu chậm nhất ngày 17/5/2024 công bố quyết định thanh tra thị trường vàng; xử lý nghiêm theo quy định các hành vi vi phạm, nhất là buôn lậu, thẩm lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng, đẩy giá, cạnh tranh không đúng quy định…
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng làm việc trực tuyến với UBND tỉnh Bến Tre và UBND tỉnh Vĩnh Long
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng làm việc trực tuyến với UBND tỉnh Bến Tre và UBND tỉnh Vĩnh Long
15/05/2024 617 lượt xem
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24/4/2023, Quyết định số 853/QĐ-TTg 17/7/2023 và công văn số 268/TTg-QHĐP ngày 2/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai nhiệm vụ của các Thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương, ngày 15/5/2024 đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Thành viên Chính phủ đã chủ trì buổi làm việc trực tuyến với Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bến Tre và UBND tỉnh Vĩnh Long.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

87.400

89.900

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

87.400

89.900

Vàng SJC 5c

87.400

89.920

Vàng nhẫn 9999

75.100

76.800

Vàng nữ trang 9999

75.000

76.000


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,125 25,450 26,933 28,409 31,391 32,726 157.41 166.60
BIDV 25,255 25,450 27,081 28,208 31,458 32,642 158.77 166.44
VietinBank 25,250 25,450 27,174 28,469 31,824 32,834 160.04 167.99
Agribank 25,150 25,450 27,087 28,407 31,199 32,705 159.51 167.51
Eximbank 25,120 25,451 27,152 28,062 31,706 32,671 160.71 166.1
ACB 25,180 25,479 27,031 27,736 31,543 32,236 160.33 165.67
Sacombank 25,220 25,479 27,165 27,917 31,626 32,344 161.37 166.39
Techcombank 25,230 25,479 26,807 28,155 31,084 32,043 156.65 169.03
LPBank 24,959 25,479 26,628 28,121 31,404 32,307 158.17 169.32
DongA Bank 25,240 25,479 27,030 27,720 31,420 32,280 158.60 165.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,125 25,450 26,933 28,409 31,391 32,726 157.41 166.60
BIDV 25,255 25,450 27,081 28,208 31,458 32,642 158.77 166.44
VietinBank 25,250 25,450 27,174 28,469 31,824 32,834 160.04 167.99
Agribank 25,150 25,450 27,087 28,407 31,199 32,705 159.51 167.51
Eximbank 25,120 25,451 27,152 28,062 31,706 32,671 160.71 166.1
ACB 25,180 25,479 27,031 27,736 31,543 32,236 160.33 165.67
Sacombank 25,220 25,479 27,165 27,917 31,626 32,344 161.37 166.39
Techcombank 25,230 25,479 26,807 28,155 31,084 32,043 156.65 169.03
LPBank 24,959 25,479 26,628 28,121 31,404 32,307 158.17 169.32
DongA Bank 25,240 25,479 27,030 27,720 31,420 32,280 158.60 165.70
(Cập nhật trong ngày)
Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?