admin Ảnh hưởng của Covid-19 đến kinh tế quý I năm 2020 - Những thách thức phía trước và giải pháp
19/05/2020 10:46 3.493 lượt xem
Đại dịch Covid-19 đã lan ra toàn cầu, tính đến ngày 14/4/2020 đã có hơn 1,9 triệu người nhiễm bệnh tại 211 quốc gia, số người tử vong lên tới hơn 119 ngàn người; hệ thống y tế nhiều nước đã bị “toang”. Đi liền với đó là kinh tế bị đình trệ, suy giảm, có nhiều nghiên cứu cảnh báo về những dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu.
 
Các nền kinh tế đầu tàu giảm tốc
 
Kinh tế Mỹ suy giảm rõ nét. Cuối quý I đang chứng kiến những diễn biến kém tích cực nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đến nay. Khu vực sản xuất là lĩnh vực chịu tác động nặng nề khi chỉ số PMI tổng hợp đã giảm sâu xuống dưới ngưỡng thu hẹp liên tiếp trong 2 tháng, kết thúc tháng 3 ở mức 40,5 điểm - mức thu hẹp mạnh nhất của khu vực sản xuất từ tháng 10/2009 trở lại đây. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng đã giảm mạnh xuống mức 89,1 điểm trong tháng 3 - mức thấp nhất kể từ tháng 10/2016. Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên mức 4,4% trong tháng 3 - mức thất nghiệp cao nhất được ghi nhận kể từ tháng 8/2017. Lạm phát tại Mỹ trong 2 tháng đầu năm vẫn duy trì ở mức cao hơn mức mục tiêu 2%. Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed đã dự báo tăng trưởng kinh tế tại Mỹ quý I/2020 ước chỉ đạt mức tăng -0,4% so với cùng kỳ.
 
Kinh tế khu vực EU suy giảm mạnh mẽ. Cuối quý I bắt đầu chịu tác động nặng nề từ dịch Covid-19, nếu chỉ số PMI tổng hợp ở tháng 2 được giữ ở mức trên 50 điểm, sang tháng 3 đột ngột giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong lịch sử là 31,4 điểm - mức đình đốn. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng liên tục duy trì ở mức âm trong 3 tháng đầu năm, trong đó, tháng 3 sụt giảm mạnh xuống mức -11,6 điểm. Tỷ lệ lạm phát tại khu vực EU trên 1% trong 2 tháng đầu năm và giảm mạnh xuống chỉ còn 0,7% trong tháng 3. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức cao 7,3% - 7,4% trong 2 tháng đầu năm. Kinh tế quý I năm 2020 tại khu vực EU được dự báo sẽ không tăng trưởng, thậm chí có thể suy giảm trong khoảng -0,1% đến -0,5%. Các nền kinh tế đầu tàu tại khu vực như Pháp, Đức, Italia đều dự báo sẽ rơi vào suy thoái trong quý I.
 
Kinh tế của Nhật Bản cho thấy các tín hiệu suy giảm mạnh mẽ trên diện rộng. Lĩnh vực sản xuất, chỉ số PMI tổng hợp đã giảm mạnh xuống còn 35,8 điểm trong tháng 3. Tổng doanh số bán lẻ hàng hóa so với cùng kỳ sau 4 tháng liên tục có sự sụt giảm đã lấy lại mức tăng trưởng 1,7% trong tháng 2 nhưng tác động thực sự của dịch Covid-19 đến lĩnh vực tiêu dùng đã biểu hiện rõ rệt về mức suy giảm trong tháng 3. Đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu tại Nhật Bản đã có 15 tháng sụt giảm liên tiếp với mức giảm 2 tháng đầu năm lần lượt ở mức -2,6% và -1% so với cùng kỳ. Lạm phát tại Nhật Bản tiếp tục duy trì ở mức dưới 1% và có xu hướng điều chỉnh giảm dần trong quý I, hiện đang ở mức tăng 0,4% so với cùng kỳ. Kinh tế Nhật Bản trong quý I được dự báo sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm 0,5% so với quý trước sau khi đã giảm 1,8% trong quý IV của năm ngoái.
 
Kinh tế Trung Quốc đã suy giảm mạnh ngay từ đầu năm, vì là quốc gia khởi đầu cho sự bùng phát của đại dịch Covid. Chỉ số PMI lĩnh vực chế biến chế tạo đạt 51,1 điểm trong tháng 1, giảm mạnh xuống còn 40,3 điểm trong tháng 2 và quay trở lại ngưỡng mở rộng 50,1 điểm trong tháng 3. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng trong 2 tháng đầu năm đã giảm mạnh ở mức -20,5% so với cùng kỳ - đánh dấu sự suy giảm của hoạt động bán lẻ lần đầu tiên kể từ năm 1993. Kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm đều đã giảm mạnh -17,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi lạm phát lại có xu hướng gia tăng, duy trì ở mức trên 5% trong 2 tháng đầu năm.
 
Nhìn nhận ở giác độ toàn cầu cho thấy: triển vọng thương mại toàn cầu kém tích cực, theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chỉ số triển vọng thương mại toàn cầu (WTOI) quý I/2020 đang ở mức 95,5 điểm, mức thấp nhất kể khi bắt đầu thống kê chỉ số này vào quý III/2016 trở lại đây. Hoạt động sản xuất toàn cầu theo thống kê của JP Morgan đã thu hẹp mạnh mẽ từ tháng 2 do những diễn biến kém tích cực từ hoạt động sản xuất toàn cầu cũng như tại các nền kinh tế chủ chốt. Chỉ số PMI tổng hợp toàn cầu chỉ duy trì được mức mở rộng 52,2 điểm trong tháng 1, nhanh chóng giảm xuống còn 46,1 điểm trong tháng 2 và 39,4 điểm trong tháng 3. Hiện chỉ số PMI tổng hợp toàn cầu đang ở mức thấp nhất trong vòng 133 tháng qua. Chỉ số giá cả hàng hóa chung theo thống kê của Bloomberg đã giảm liên tục trong cả 3 tháng của quý I với mức giảm lần lượt là -7,35%; - 5,04% và -12,81% so với tháng trước. Như vậy, kết thúc quý I, chỉ số giá hàng hóa chung đã điều chỉnh giảm mạnh 25,2% so với cuối năm 2019. Ngoại trừ giá một số mặt hàng như gạo, lúa mì vẫn giữ được mức tăng giá nhẹ từ 2 - 4% so với cuối năm ngoái do nhu cầu gia tăng tích trữ lương thực. (Hình 1)

Giảm lãi suất, bơm tiền hỗ trợ nền kinh tế
 
Hầu hết NHTW các nước lớn đều cắt giảm lãi suất, nới lỏng chính sách tiền tệ, bơm tiền hỗ trợ nền kinh tế. Thống kê của Central Bank News, tính đến cuối tháng 3, đã có 70 NHTW tiến hành cắt giảm lãi suất 108 lượt, trong đó, có những NHTW đã cắt giảm lãi suất nhiều lần. Tập trung cao vào tháng 3 đã có 59 NHTW cắt giảm lãi suất với tổng lượt cắt giảm là 74 lần. Tính đến cuối tháng 3, chỉ số lãi suất toàn cầu (GMPR) do Central Bank News thống kê ở mức 4,85%, giảm 0,84% so với cuối năm ngoái. 
 
Ngày 20/2, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn kỳ hạn 1 năm từ 4,15% xuống còn 4,05% và kỳ hạn 5 năm từ 4,8% xuống 4,75%. Bên cạnh đó, PBOC còn cắt giảm dự trữ bắt buộc thêm 50 điểm cơ bản đối với các TCTD lớn ngay từ đầu tháng 1/2020, đưa tỷ lệ dự trữ bắt buộc về mức 12,5%.
 
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã cắt giảm lãi suất 2 lần trong tháng 3, trong đó, lần cắt giảm lãi suất đầu tiên diễn ra trong cuộc họp CSTT khẩn cấp vào ngày 3/3 với lãi suất dự trữ liên bang đã được điều chỉnh 50 điểm cơ bản xuống còn 1 - 1,25%. Tiếp đó, ngày 15/3, Fed tiếp tục cắt giảm lãi suất dự trữ liên bang 100 điểm cơ bản xuống còn 0 - 0,25%. Trong vòng 3 tháng của quý I, bảng cân đối tài sản của Fed cũng đã tăng mạnh từ mức 4,2 nghìn tỷ USD lên 5,8 nghìn tỷ USD sau khi Fed liên tục thực hiện các nghiệp vụ mua lại trên thị trường mở để bơm thêm tiền vào thị trường.
 
NHTW châu Âu (ECB) trong tháng 3 đã mở rộng thêm chương trình thu mua tài sản. Cụ thể, ngày 12/3, ECB đã mở rộng quy mô chương trình thu mua tài sản hàng tháng (TLTLO - III) từ mức 30 tỷ EUR lên mức 120 tỷ EUR, dự kiến kéo dài đến hết tháng 7/2021. Ngày 18/3, ECB tiếp tục bổ sung một gói nới lỏng định lượng mới trị giá 750 tỷ EUR (PEPP) để hỗ trợ mua lại các tài sản cho các đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid cho đến hết năm 2020.
 
Các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, các NHTW cũng đã liên tục nới lỏng CSTT thông qua cắt giảm lãi suất hoặc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Trong quý I, có 63 NHTW tại các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi tiền hành cắt giảm lãi suất 84 lần, đáng chú ý một số NHTW đã cắt giảm lãi suất nhiều lần như NHTW Argentina 7 lần, NHTW Malaysia, Thái Lan, Phillippines, Indonesia cắt giảm lãi suất 2 lần...
 
Thị trường ngoại hối, vàng, chứng khoán nhiều biến động: Nếu như đồng USD vẫn duy trì tăng giá trong quý I thì hầu hết các đồng tiền mạnh khác như... đều giảm giá. Giá vàng biến động dữ dội, chỉ trong 01 ngày giao dịch, giá vàng đã có lúc xuống còn 1.451,5 USD/ounce nhưng sau đó, đã nhanh chóng phục hồi lên trên mốc 1.500 USD/ounce. Kết thúc tháng 3, giá vàng giao ngay và kỳ hạn chốt giao dịch lần lượt là 1.571,31 USD/ounce và 1.596,6 USD/ounce; nhiều  dự báo cho rằng vàng có thể đạt đỉnh 2000 USD/ounce trong thời gian tới. Chứng khoán toàn cầu suy giảm mạnh, Phố Wall đã phải 3 lần dừng giao dịch khẩn cấp do thị trường giảm giá quá mạnh (đều trên 7%). Kết thúc quý I, chỉ số Dow Jones giảm 24,81% so với cuối năm ngoái, chỉ số S&P 50 giảm 21,09% và chỉ số Nasdaq giảm 14,51%. Khu vực Châu Âu, chỉ số Euro Stock đã giảm 27,63% từ đầu năm đến nay, tháng 3 ghi nhận mức giảm mạnh nhất lên đến 16,3%. Các chỉ số chứng khoán chủ chốt trên các thị trường Anh, Pháp, Đức, Italia đều ghi nhận mức điều chỉnh mạnh xấp xỉ 30% trong quý I. Thị trường chứng khoán trong khu vực Châu Á cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự bùng phát của dịch Covid-19. Chỉ số MSCI khu vực châu Á Thái Bình Dương đã giảm 21,06% so với cuối năm ngoái, trong đó chỉ số Nikkei 225 của Nhật giảm 21,35%, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 17,02%...
 
Ảnh hưởng của Covid-19 đến kinh tế trong nước 
 
Không ai có thể tưởng tượng được chu kỳ 10 năm của nền kinh tế lại có thể ập tới bắt nguồn từ đại dịch Covid-19. Với độ mở cao, xuất nhập khẩu trên 200% GDP, ngay lập tức, kinh tế Việt Nam đã giảm mức tăng trưởng GDP của quý I ước đạt 3,82% - mức tăng trưởng theo quý thấp nhất trong 10 năm qua. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) đạt mức tăng 5,8% - mức tăng thấp trong quý I trong nhiều năm trở lại đây (ngoại trừ năm 2017). 
 
Lĩnh vực sản xuất Việt Nam bị ảnh hưởng rất mạnh bởi dịch Covid-19, 2 tháng rơi vào ngưỡng thu hẹp, chỉ số PMI từ 49 điểm trong tháng 2 xuống 41,9 điểm trong tháng 3. 
 
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong quý I chỉ duy trì được đà tăng tốt 10,2% trong tháng 1, chậm lại còn 6% trong tháng 2 và bước sang tháng 3 giảm -0,8% - mức giảm đầu tiên của suốt giai đoạn 2016 - 2020.
 
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý I ước đạt 367,9 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước và bằng 31% GDP, là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
 
Đáng lưu ý là vốn đầu tư từ NSNN giải ngân chậm, đạt mức tăng thấp 4,2%, trong khi khu vực FDI suy giảm -5,4%. 
 
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 59,08 tỷ USD, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 18,65 tỷ USD, tăng 8,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 40,43 tỷ USD, giảm - 2,9%. Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất giảm mạnh làm tổng kim ngạch xuất khẩu giảm nhanh hơn tốc độ giảm xuất khẩu nên cán cân thương mại vẫn xuất siêu 2,8 tỷ USD trong quý I. 
 
Một chỉ số rất đang lưu tâm đó là CPI bình quân quý I năm 2020 ước tăng 5,56% so với cùng kỳ năm 2019 - là mức tăng cao nhất trong 05 năm gần đây1 CPI bình quân quý I tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
 
Thu NSNN đến thời điểm 15/3/2020 ước tính đạt 311,3 nghìn tỷ đồng, bằng 20,6% dự toán năm. Chi NSNN đến thời điểm 15/3/2020 ước tính đạt 278,1 nghìn tỷ đồng, bằng 15,9% dự toán năm, trong đó, chi thường xuyên đạt 201,2 nghìn tỷ đồng, bằng 19% dự toán năm; chi đầu tư phát triển 47,7 nghìn tỷ đồng, bằng 10,1%; chi trả nợ lãi 28,6 nghìn tỷ đồng, bằng 24,2%. Đến thời điểm hiện tại các gói giãn hoãn nộp thuế, chi hỗ trợ người lao động mất việc chưa chi trả nên cán cân ngân sách quý I vẫn diễn biến tích cực.
 
NHNN đã cắt giảm mạnh lãi suất điều hành giảm hỗ trợ nền kinh tế trước tác động của dịch bệnh. Lãi suất tái cấp vốn giảm từ 6,0%/năm xuống 5,0%/năm. Lãi suất tái chiết khấu từ 4,0%/năm xuống 3,5%/năm…. Hệ thống ngân hàng đã giảm lãi suất huy động trong nền kinh tế từ 0,5 - 1%/năm ở các kỳ hạn, lãi suất cho vay mới các ngân hàng cam kết đưa ra gói 250 ngàn tỷ mức giảm lãi suất cho vay khoảng 2%/năm để hỗ trợ doanh nghiệp. Đây là những nỗ lực rất lớn của ngành Ngân hàng cùng chung tay đẩy lùi Covid-19 và hỗ trợ nền kinh tế khỏi suy thoái.
 
Tỷ giá đã biến động hơn so với cùng kỳ năm ngoái, trong 03 tháng giao dịch, tỷ giá trung tâm giữ được đà tăng liên tục với tổng mức tăng là 0,35%, tương đương tăng 80 đồng so với cuối năm 2019; giá vàng trong nước tăng mạnh so với mức tăng của giá vàng thế giới, đã có thời điểm váng miếng SJC đạt gần ngưỡng 49 triệu đồng/lượng bán ra.
 
Thị trường chứng khoán Việt Nam quý I năm 2020 diễn biến tiêu cực theo xu thế chung của chứng khoán thế giới và là thị trường điều chỉnh giảm mạnh nhất trong khu vực với lực bán ròng mạnh tập trung ở khối ngoại. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của quý I, chỉ số VN-Index ở mức 662,53 điểm, giảm 33,25% so với phiên giao dịch cuối cùng của năm 2019; chỉ số HNX-Index ở mức 92,64 điểm, giảm 8,55%; chỉ số UPCOM ở mức 47,74 điểm, giảm 15,95%. 
 
Những thách thức phía trước
 
Các chỉ số kinh tế vĩ mô trong quý I cho thấy, nền kinh tế ngày càng bộc lộ rõ những hạn chế đã được dồn tích nhiều năm, cho dù Chính phủ, các ngành đã nỗ lực tái cấu trúc. 
 
Kinh tế tăng trưởng phụ thuộc nhiều các DN FDI; DNNN mức độ cải thiện còn chậm, hơn 10 dự án lớn thuộc Bộ Công thương (trước đây) đa phần dẫm chân tại chỗ; vẫn còn chi ngân sách thường xuyên cao, chi cho phát triển giảm và giải ngân chậm, trong khi nghĩa vụ trả nợ tăng, chi trả lãi vay của Chính phủ chiếm tỷ trọng lớn.
 
Khu vực ngân hàng cung ứng tới trên 70% vốn cho nền kinh tế, trong điều kiện chưa kết thúc lộ trình tái cơ cấu theo đề án được phê duyệt tại Quyết định 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thì nay, lại chịu tác động mạnh bởi đại dịch Covid-19.
Theo báo cáo của NHNN, dư nợ tín dụng dự kiến bị ảnh hưởng khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống, tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động ngân hàng. Trong đó, dư nợ có thể bị ảnh hưởng chủ yếu ở một số ngành, như công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn bán lẻ; nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và một số hoạt động dịch vụ khác. 
 
Quý I/2020, có hàng nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bao gồm các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; các doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; các doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.
 
Có thể thấy trong thời gian tới đây, nền kinh tế tiếp tục đối mặt với những khó khăn thách thức gia tăng khi mà đại dịch Covid toàn cầu chưa được khống chế nhưng cũng đã xuất hiện những cơ hội chuyển đổi tốt hơn trạng thái nền kinh tế. Cụ thể là:
 
- Tăng trưởng kinh tế suy giảm sâu hơn trong quý II, III, thậm chí cả năm có thể tăng trưởng thấp. ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng ở mức 4,8%; mới đây, WB giảm mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam còn 2,7% năm 2020; kịch bản của các Viện kinh tế trong nước đưa ra mức dự báo GDP nếu thuận lợi có thể tăng trưởng ở mức 4,8 - 5,2%;
 
- Chính sách tài khóa và CSTT nỗ lực có gói kích cầu nền kinh tế. Tuy vậy, nguy cơ lạm phát sẽ đe dọa lạm phát. Đây sẽ là thách thức đang quan ngại nên rất cần thận trọng về liều lượng sử dụng gói tiền bơm mới từ tín dụng ngân hàng;
 
- Giai đoạn hiện nay là cơ hội thuận lợi để giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay, có thể giảm sâu hơn từ 1,5 đến 2%/năm. Tuy nhiên, cần lưu ý, các doanh nghiệp có thể ngưng trệ sản xuất, và khả năng tăng trưởng tín dụng sẽ ở mức thấp 1 con số, trong khi nợ xấu có nguy cơ tăng cao;
 
- Khi chỉ số thương mại toàn cầu suy giảm cũng đồng nghĩa với xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ rất khó khăn, cán cân thương mại nhiều khả năng sẽ chuyển trạng thái, có thể từ xuất siêu sang nhập siêu. Lúc này, sẽ có tác động mạnh lên tỷ giá giữa VND với USD;
 
- Trong trường hợp số DN ngưng sản xuất, giải thể, phá sản tăng cao, nếu đại dịch Covid không được khống chế trên phạm vi toàn cầu trong tháng 5/2020. Bên cạnh đó, kéo theo hàng ngàn lao động mất việc làm, nếu gói cứu trợ người lao động mất việc chưa được chi kịp thời thì nhiều tệ nạn xã hội sẽ nảy sinh. Đây là một thách thức rất lớn của thời kỳ hậu Covid-19.
 
Đề xuất 3 nhóm giải pháp cần chú trọng
 
Ở góc nhìn từ tiền tệ, chúng tôi cho rằng 3 nhóm giải pháp quan trọng để nền kinh tế có thể duy trì tình trạng tồn tại và có cơ bứt phá đi lên sau khủng hoảng.
 
Một là, vấn đề thanh khoản cho mọi nhóm đối tượng trong nền kinh tế, từ doanh nghiệp, đến người dân đều cần tiền mặt đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu trước mắt để duy trì sự tồn tại. Vì vậy, các gói cứu trợ từ ngân sách hay gói tín dụng cho vay mới phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân qua thanh toán không dùng tiền mặt đúng như chủ trương của Chính phủ, vào tài khoản thanh toán, thẻ ATM, vào ví điện tử,… Cần cắt giảm thủ tục đến mức tối đa, các thông tư hướng dẫn cần rất cụ thể về tiêu chí hỗ trợ, đăng ký ID qua mạng, các thủ tục nhận chính là tin xác nhận (miễn phí)…
 
Hai là, đây là giai đoạn trì trệ của kinh tế, giá cả hàng hóa thế giới đang giảm sâu, nhất là giá dầu, vì thế, lạm phát có thể trước mắt chưa đáng lo ngại, nhưng nếu toa thuốc cứu trợ không cân bằng thì nguy cơ bùng phát khi kinh tế hoạt động trở lại (Bài học của Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2011, sau các gói hỗ trợ lãi suất 1 tỷ USD & kích cầu từ chi tiêu công năm 2009… đưa lạm phát lên 18,21% năm 2011 cũng như sau đó là hệ lụy của sự bất ổn kinh tế vĩ mô phải mất nhiều năm sau để củng cố). Do vậy, Chính phủ cần ưu tiên sử dụng các gói cứu trợ từ tài khóa, những khoản tiền đã thu từ nền kinh tế nay quay lại phục vụ chính nó sẽ ít làm gia tăng tiền trong lưu thông. Gói hỗ trợ từ CSTT nên được xem xét thận trọng trên cơ sở hấp thụ vốn từ nền kinh tế thực, tiền bơm ra phải tới đúng đối tượng, đúng mục tiêu phục vụ sản xuất, kinh doanh để gia tăng hàng hóa cho nền kinh tế nhằm hạn chế tối đa sự bùng nổ của tài sản tài chính có thể gây lạm phát cao cho chu kỳ sau.
 
Ba là, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt việc rà soát về giải ngân đầu tư công. Nếu chậm trễ kiên quyết cắt giảm, điều chuyển vốn sang cho các dự án cấp bách ưu tiên hàng đầu về hạ tầng giao thông; hạ tầng cho phát triển kinh tế số; hạ tầng phát triển nông nghiệp thông minh, như: các dự án tuyến đường cao tốc, dự án đường truyền thông băng rộng, phát triển mạng 5G, xây dựng cơ sở dữ liệu cho nền kinh tế số, dự án hạ tầng tưới tiêu thông minh nhằm chuẩn bị cho một sự thay đổi trạng thái mới để phát triển mạnh mẽ kinh tế số của Việt Nam. Đây chính là thời điểm cần những quyết sách cụ thể có tính bước ngoặt đối với Việt Nam.
_____
 
[1] Tốc độ tăng CPI bình quân quý I so với cùng kỳ năm trước các năm 2016 - 2020 lần lượt là: 1,25%; 4,96%; 2,82%; 2,63%; 5,56%.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 
1. Báo cáo đánh giá tác động của Covid-19 đến nền kinh tế và các khuyến nghị chính sách, Đại học kinh tế quốc dân, 3/2020.
2. Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu (World Economic Outlook), Quỹ tiền tệ quốc tế, 4/2020.
3. Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu - Cập nhật về cuộc khủng hoảng dịch Corono (Global Economic Outlook - Coronavirus Crisis Update), Fitch Ratings, 4/2020.
4. Các trang web:
www.tradingeconomics.com
www.wto.org
www.imf.org
www.markiteconomics.com
www.investing.com
www.centralbanknews.com
www.bloomberg.com
www.msci.com
www.gso.gov.vn
www.sbv.gov.vn
www.hnx.com

ThS. Phạm Xuân Hòe

(TCNH số 9/2020)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng làm việc với Đoàn Cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng làm việc với Đoàn Cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
22/11/2024 08:41 68 lượt xem
Sáng ngày 21/11/2024, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng đã họp tổng kết với Đoàn Cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội
21/11/2024 11:10 138 lượt xem
Ngày 20/11/2024, Đoàn Lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juana Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).
Ban hành Tiêu chuẩn cơ sở đặc tả kỹ thuật QR Code hiển thị từ phía khách hàng tại Việt Nam
Ban hành Tiêu chuẩn cơ sở đặc tả kỹ thuật QR Code hiển thị từ phía khách hàng tại Việt Nam
21/11/2024 09:55 131 lượt xem
Ngày 15/11/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ký ban hành Quyết định số 2525/QĐ-NHNN ban hành Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) Đặc tả kỹ thuật QR Code hiển thị từ phía khách hàng tại Việt Nam, ký hiệu TCCS 04:2024/NHNN.
BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029
BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029
21/11/2024 09:32 125 lượt xem
Ngày 18/11/2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai đơn vị.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tiếp Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tiếp Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba
20/11/2024 17:06 156 lượt xem
Ngày 19/11/2024, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã có buổi tiếp và làm việc với Bà Juana Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba.
Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia
Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia
19/11/2024 20:56 216 lượt xem
Ngày 19/11/2024, tại Hà Nội, Tổ Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện (Tổ Thường trực) đã có phiên họp thứ hai…
Ngành Ngân hàng luôn tiên phong, đi đầu trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG
Ngành Ngân hàng luôn tiên phong, đi đầu trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG
19/11/2024 15:17 211 lượt xem
Ngày 19/11/2024, tại Hà Nội, Báo Đầu tư đã tổ chức Hội thảo “ESG trong ngành Ngân hàng: Thực thi để dẫn đầu”. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú đã đến dự và phát biểu tại Hội thảo.
Nhiều cơ chế chính sách ưu đãi về vốn cho vùng đồng bằng sông Cửu Long
Nhiều cơ chế chính sách ưu đãi về vốn cho vùng đồng bằng sông Cửu Long
19/11/2024 15:00 159 lượt xem
Ngày 18/11/2024, tại Cần Thơ, Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững”. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú đã đến dự và phát biểu tại Hội thảo.
Triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh
Triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh
19/11/2024 10:12 202 lượt xem
Ngày 14/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 9364/NHNN-TD yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83,700

86,200

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83,700

86,200

Vàng SJC 5c

83,700

86,220

Vàng nhẫn 9999

83,700

85,600

Vàng nữ trang 9999

83,600

85,200


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,150 25,502 26,092 27,523 31,263 32,592 158.81 168.04
BIDV 25,190 25,502 26,295 27,448 31,648 32,522 160.63 167.55
VietinBank 25,198 25,502 26,307 27,507 31,676 32,686 160.27 168.02
Agribank 25,200 25,502 26,225 27,408 31,448 32,511 160.54 168.04
Eximbank 25,160 25,502 26,287 27,168 31,543 32,559 161.12 166.54
ACB 25,170 25,502 26,309 27,212 31,642 32,598 160.68 167.03
Sacombank 25,180 25,502 26,294 27,267 31,555 32,708 160.81 167.32
Techcombank 25,184 25,502 26,134 27,486 31,274 32,605 157.32 169.76
LPBank 25,190 25,502 26,591 27,484 31,928 32,590 162.28 169.38
DongA Bank 25,230 25,500 26,300 27,150 31,600 32,550 159.20 166.40
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?