ADB: Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm 2022 nhờ các chương trình phục hồi
07/04/2022 09:39 2.128 lượt xem

Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á 2022 của ADB nhận định, kinh tế Việt Nam dự kiến phục hồi ở mức 6.5% trong năm nay, tăng trưởng mạnh mẽ hơn ở mức 6,7% trong năm 2023 do tỉ lệ tiêm chủng cao, đẩy mạnh các hoạt động thương mại và tiếp tục thực hiện các chính sách tài kháo, tiền tệ mở rộng.

Nút thắt được tháo gỡ

Ngày 6/4, tại buổi họp báo công bố Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á 2022 của ADB, ông Andrew Jeffries, Giám đốc ADB Việt Nam cho rằng: "Đợt bùng phát đại dịch COVID-19 mới đã cản trở sự phục hồi kinh tế của Việt Nam, thắt chặt thị trường lao động và gây gián đoạn chuỗi cung ứng sản xuất trong năm 2021. 

Tuy nhiên, tỉ lệ tiêm chủng cao là điều kiện tốt để Chính phủ dỡ bỏ các biện pháp kiềm chế đại dịch nghiêm ngặt. Sự thay đổi kịp thời trong chiến lược ngăn chặn đại dịch đã giúp khôi phục các hoạt động kinh tế và giảm bớt những nút thắt trong môi trường kinh doanh".

Các chuyên gia của ADB đánh giá cao việc ngày 11/1, Quốc hội đã phê chuẩn gói giải pháp tài khóa và tiền tệ, ước tính lên đến 15 tỷ USD để triển khai Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế (ERDP) trong năm 2022 và 2023. 11,5 tỷ USD của chương trình bao gồm các giải pháp tài khóa như chính sách miễn, giảm thuế, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, phát triển cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội; và hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và các hộ kinh doanh. 

Các giải pháp tiền tệ của ERDP sẽ cung cấp thêm thanh khoản cho nền kinh tế thông qua việc các tổ chức tín dụng dự kiến giảm lãi suất cho vay 0,5%-1,0% trong năm nay, năm sau và tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ tín dụng đến hết năm 2023. 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 là 14%. Việc cắt giảm lãi suất và nhu cầu tín dụng phục hồi của các doanh nghiệp giúp đạt được chỉ tiêu này.

Sản lượng nông nghiệp được dự báo sẽ tăng 3,5% trong năm nay, đóng góp 0,4% vào tăng trưởng GDP nhờ sự phục hồi của cầu nội địa và giá hàng hóa toàn cầu tăng. 

Các chính sách tái mở cửa du lịch của Chính phủ thực hiện vào tháng 3 và dự kiến dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát đại dịch sẽ thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ, với dự báo tăng 5,5%, đóng góp 2,3% vào tăng trưởng GDP trong năm nay. Giải ngân tăng sẽ thúc đẩy hoạt động xây dựng và các hoạt động kinh tế liên quan.

Chương trình ERDP sẽ gia tăng đầu tư công, kích cầu nội địa. Tăng cường phối hợp giữa chính quyền Trung ương và địa phương cũng như dịch chuyển lao động phục hồi sẽ giúp tăng niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước về khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam. 

Chỉ số môi trường kinh doanh của Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam quý 4 năm 2021 cho thấy các doanh nghiệp châu Âu đánh giá tích cực và lạc quan về môi trường kinh doanh của Việt Nam sau khi Chính phủ nới lỏng các biện pháp nghiêm ngặt trong kiểm soát dịch COVID-19.

Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2022 cũng tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh trong năm nay. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 1/1, dự kiến sẽ thúc đẩy thương mại và phục hồi kinh tế bằng cách tạo ra các thị trường xuất khẩu ổn định và lâu dài cho Việt Nam và tạo nền tảng mang tính ràng buộc pháp lý để mở rộng thương mại.

Dự báo xuất khẩu hàng hóa sẽ tăng 8%-10% trong năm nay. Nhập khẩu sẽ tăng do nhu cầu về tư liệu sản xuất và đầu vào cho công nghiệp chế biến chế tạo tăng lên, tiêu dùng trong nước phục hồi trở lại. Sự phục hồi của du lịch và lượng kiều hối bền vững sẽ giúp tăng thặng dư tài khoản vãng lai, dự báo ở mức 1,5% GDP trong năm nay và 2,0% vào năm 2023.

Thách thức về tốc độ triển khai chương trình phục hồi

Ở chiều ngược lại, ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng ADB đưa ra một số cảnh báo về triển vọng phục hồi của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi những rủi ro ngắn hạn. Theo đó, số ca nhiễm COVID-19 tăng cao kể từ giữa tháng 3 có thể cản trở quá trình trở lại bình thường của nền kinh tế trong năm nay.

Bên cạnh đó, tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu chậm lại và giá dầu thế giới tăng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và giá dầu trong nước, ảnh hưởng đến lạm phát. Hơn nữa, những bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu và việc các nền kinh tế tiên tiến ngừng thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng sẽ làm suy yếu đồng nội tệ của Việt Nam, làm cho nhập khẩu đắt hơn và gia tăng áp lực lạm phát. Đến cuối quý 1 năm 2022, lạm phát bình quân tăng lên 1,9% so với mức 0,3% của một năm trước đó. Lạm phát được dự báo sẽ tăng lên 3,8% vào năm 2022 và 4% vào năm 2023.

 

Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng ADB đưa ra một số cảnh báo về triển vọng phục hồi của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi những rủi ro ngắn hạn - Ảnh: VGP

Tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam. Nợ xấu gia tăng là một rủi ro khác trong trung hạn. Nếu tính thêm các khoản cho vay được cơ cấu lại vẫn giữ nguyên nhóm nợ, tỉ lệ nợ xấu tiềm năng của Việt Nam ước tính là 8,2% tổng dư nợ. Bên cạnh việc chi phí vật liệu xây dựng tăng nhanh, thủ tục giải ngân vốn đầu tư công phức tạp có thể làm chậm việc triển khai chương trình ERDP của Việt Nam, giảm tác động mong muốn đối với tăng trưởng.

Phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những cấu phần quan trọng nhất của ERDP và hoạt động này đã được phân bổ ngân sách 113.000 tỷ đồng (khoảng 5 tỷ USD) cho các năm 2022 và 2023. 

Về mức hỗ trợ lãi suất lên đến 40.000 tỷ đồng (khoảng 1,7 tỷ USD), các chuyên gia cho rằng, đây là cấu phần tài khóa chính của ERDP, dự kiến sẽ thúc đẩy tổng cầu.

Tuy nhiên, do mức độ tín nhiệm và khả năng hồi phục là những điều kiện quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận các khoản vay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể không đáp ứng được các tiêu chí này do tình hình tài chính và năng lực của họ đã bị suy yếu vì đại dịch COVID-19.

Một mối quan ngại khác là chương trình hỗ trợ lãi suất có thể gặp rủi ro do các khoản vay được trợ cấp bị sử dụng sai mục đích, bao gồm đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro, như cổ phiếu hoặc bất động sản. Điều này đã xảy ra với một chương trình tương tự vào năm 2009. Để tránh xảy ra tình huống này một lần nữa, cần phải có hướng dẫn rõ ràng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan nhằm tăng cường giám sát việc thực hiện ERDP.

Huy Thắng

Theo https://baochinhphu.vn
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn, hoạt động liên tục các hệ thống thông tin
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn, hoạt động liên tục các hệ thống thông tin
03/12/2024 08:35 57 lượt xem
Ngày 02/12/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã có buổi làm việc với Cục Công nghệ thông tin, NHNN.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
02/12/2024 08:27 127 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 01/12/2024 yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và một số nội dung quan trọng
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và một số nội dung quan trọng
01/12/2024 20:22 184 lượt xem
Sáng 01/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.
Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao bắc-nam hơn 67 tỷ USD
Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao bắc-nam hơn 67 tỷ USD
30/11/2024 18:09 194 lượt xem
Dự án đường sắt tốc độ cao bắc-nam có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541km, tốc độ thiết kế 350km/giờ và tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD.
Hội đàm song phương giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Quốc gia Campuchia
Hội đàm song phương giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Quốc gia Campuchia
30/11/2024 18:01 193 lượt xem
Ngày 29/11, tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và Thống đốc Ngân hàng Quốc gia (NHQG) Campuchia Chea Serey đã đồng chủ trì Hội đàm song phương giữa hai ngân hàng trung ương (Hội đàm). Đây là sự kiện thường niên được hai NHTW tổ chức luân phiên tại mỗi nước.
Tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024
Tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024
29/11/2024 08:26 313 lượt xem
Ngày 28/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thông báo điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch.
Hội nghị thường niên các thành viên SWIFT Việt Nam
Hội nghị thường niên các thành viên SWIFT Việt Nam
29/11/2024 08:25 254 lượt xem
Ngày 28/11/2024, Cục Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước (Cục QLDTNH), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với SWIFT tổ chức Hội nghị thường niên các thành viên sử dụng SWIFT tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Tăng cường truyền thông, nâng cao hiệu quả phối hợp phòng ngừa và xử lý sự cố an ninh thông tin ngân hàng
Tăng cường truyền thông, nâng cao hiệu quả phối hợp phòng ngừa và xử lý sự cố an ninh thông tin ngân hàng
29/11/2024 08:15 262 lượt xem
Ngày 28/11/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Tọa đàm: “An ninh, an toàn thông tin ngành Ngân hàng trong bối cảnh hiện nay”.
Đồng hành cùng sự phát triển an toàn của các tổ chức tín dụng
Đồng hành cùng sự phát triển an toàn của các tổ chức tín dụng
29/11/2024 08:14 202 lượt xem
Được thành lập từ năm 1999, đến nay, sau 25 năm hoạt động, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ được giao để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và góp phần đảm bảo sự an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD).
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

82,800

85,300

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

82,800

85,300

Vàng SJC 5c

82,800

85,320

Vàng nhẫn 9999

82,500

84,300

Vàng nữ trang 9999

82,400

83,800


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,130 25,463 26,096 27,527 31,372 32,705 162.40 171.84
BIDV 25,160 25,463 26,357 27,573 31,833 32,763 164.28 172.22
VietinBank 25,160 25,463 26,202 27,402 31,558 32,568 164.56 172.31
Agribank 25,160 25,463 26,224 27,429 31,557 32,648 164.39 172.35
Eximbank 25,110 25,463 26,297 27,191 31,655 32,689 165.71 171.37
ACB 25,110 25,463 26,389 27,296 31,879 32,843 165.63 172.18
Sacombank 25,065 25,415 26,342 27,317 31,715 32,880 165 172.97
Techcombank 25,152 25,463 26,204 27,556 31,466 32,813 162.48 175
LPBank 25,160 25,463 26,603 27,610 32,050 32,575 166.24 173.36
DongA Bank 25,190 25,463 26,360 27,190 31,730 32,670 163.80 171.20
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?