Rủi ro về phát hành, đầu tư trái phiếu bất động sản và một số khuyến nghị
11/05/2022 8.980 lượt xem
 
 
Tóm tắt: Trái phiếu là một trong những kênh huy động vốn của doanh nghiệp với ý nghĩa là loại chứng khoán nợ xác nhận quyền chủ nợ của các nhà đầu tư. Trái phiếu bất động sản về cơ bản đã mang đầy đủ tính chất của loại hình trái phiếu. Điểm khác biệt được thể hiện ở chủ thể phát hành trái phiếu chính là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Hiện nay, trái phiếu bất động sản được xem là một kênh huy động vốn với nhiều ưu thế như lãi suất cao, kỳ trả lãi ngắn, nhu cầu phát hành lớn từ các doanh nghiệp; tuy nhiên, thị trường này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ đề cập đến thực trạng của hoạt động phát hành và đầu tư trái phiếu bất động sản cũng như các rủi ro tiềm ẩn, từ đó đưa ra một số giải pháp với mục đích đảm bảo sự an toàn cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường này.

Từ khóa: Trái phiếu bất động sản, rủi ro, phát hành và đầu tư.
 
RISKS OF ISSUING, INVESTING IN REAL ESTATE BONDS AND RECOMMENDATIONS


Abstract: Bonds are one of the capital mobilization channels of enterprises with the meaning those are the types of debt securities that confirms the creditor rights of investors. Real estate bonds have basically taken on the full nature of the type of bond. The difference expressed in the bond issuer are that the enterprises operating in the real estate sector. Currently, real estate bonds are considered a capital mobilization channel with many advantages such as high interest rates, short interest payment periods, large issuance demand from businesses. However, this market still carries many risks. Therefore, the article will discover the reality of the issuance and investment of real estate bonds as well as the potential risks, thereby suggesting some recommendations with the aim of ensuring the safety of investors when participating in this market.

Keywords: Real estate bonds, risk, issuance and investment.
 
Thực trạng về phát hành và đầu tư trái phiếu bất động sản

Phát hành trái phiếu bất động sản được xem là một trong những cách thức giúp doanh nghiệp huy động được nguồn vốn để phát triển dự án. Hiện tại, nhóm phát hành trái phiếu bất động sản liên tiếp dẫn đầu về khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong quý I/2022. Theo Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), tổng khối lượng phát hành trong quý I/2022 tăng khoảng 18,98% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 56.674 tỷ đồng, chủ yếu xuất phát từ nhóm bất động sản, ngân hàng và xây dựng. Trong đó, nhóm bất động sản được xem là nhóm dẫn đầu về phát hành trái phiếu với tổng giá trị 28.581 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 20211. Không chỉ trong những tháng đầu của năm 2022 mà trái phiếu bất động sản các năm trước cũng đã có sự phát triển đáng kể. Trước đó, trong năm 2020 và 06 tháng đầu năm 2021, tỷ trọng phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản luôn chiếm ở mức khá cao từ 38% - 44% trong tổng số lượng phát hành2. Có thể thấy rằng, nhu cầu huy động vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp là rất lớn, trong đó có các doanh nghiệp bất động sản khi mà kênh huy động vốn từ nguồn tín dụng bị siết chặt. Tuy nhiên, thời điểm hiện nay, trái phiếu bất động sản gặp nhiều biến động với hàng loạt các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến phát hành trái phiếu, huy động tiền của nhà đầu tư. Đây được xem là bước ngoặt quan ngại đối với kênh huy động vốn trái phiếu doanh nghiệp. Nó không chỉ tạo ra áp lực lên nhiều ngân hàng mà còn tác động lên các doanh nghiệp bất động sản, các nhà đầu tư tham gia vào thị trường trái phiếu bất động sản.

Cảnh báo một số rủi ro xoay quanh việc phát hành và đầu tư trái phiếu bất động sản

Xuất phát từ thực tế là nhiều ngân hàng thực hiện phương án siết chặt nguồn vốn vay đổ vào bất động sản thì các chủ đầu tư bất động sản với mong muốn duy trì sự ổn định, liên tục và thông suốt dòng tiền để phát triển dự án thì cách thức được ưu tiên lựa chọn là huy động nguồn vốn từ trái phiếu. Tuy nhiên, việc ồ ạt phát hành trái phiếu bất động sản, các doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Cụ thể:
 
 
 Ảnh minh họa - Nguồn Internet.
 
Thứ nhất, lãi suất đầu tư vào trái phiếu bất động sản cao dẫn đến rủi ro về khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nếu lãi suất huy động của các ngân hàng hiện nay hầu như ở mức thấp, nhất là khi lãi suất huy động hiện ở mức từ 5% - 5,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng thì kênh huy động vốn từ trái phiếu bất động sản được nhiều nhà đầu tư lựa chọn hơn bởi mức lãi suất vô cùng hấp dẫn từ 8% - 10%/năm3. Tuy nhiên, lãi suất càng cao thì rủi ro tiềm ẩn sẽ càng lớn. Bởi nếu doanh nghiệp phát hành lãi suất càng cao để thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn vào mà bản thân doanh nghiệp không cung cấp được đầy đủ các thông tin cần thiết, không có sự quản lý, giám sát của cơ quan chức năng và điều này sẽ dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp không thể thực hiện được nghĩa vụ trả nợ, tức nhà đầu tư từ chủ nợ đã chuyển thành con nợ của doanh nghiệp. Không chỉ vậy, việc đầu tư vào trái phiếu bất động sản một cách tràn lan của nhà đầu tư kết hợp với sự “tích cực” trong quá trình phát hành từ các doanh nghiệp, từ đó, hiện tượng “bong bóng” trên thị trường trái phiếu bất động sản nói riêng và thị trường chứng khoán là không thể tránh khỏi.

Thứ hai, phát hành trái phiếu bất động sản không có tài sản bảo đảm hoặc có tài sản bảo đảm là cổ phiếu. Theo báo cáo từ SSI Research, các doanh nghiệp bất động sản vẫn là nhóm phát hành trái phiếu với giá trị lớn nhất, tổng cộng 318.200 tỷ đồng trong năm 2021, chiếm 44% tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành và tăng 66,3% so với năm 2020. Tuy nhiên, số trái phiếu không có tài sản bảo đảm hoặc bảo đảm một phần hoặc toàn bộ bằng cổ phiếu lên đến 172.500 tỷ đồng, chiếm 54,2% lượng phát hành năm 20214. Việc phát hành trái phiếu bất động sản mà không có tài sản bảo đảm ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của nhà đầu tư. Ở đây, khi nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp bất động sản thì họ sẽ không biết tiền mà doanh nghiệp huy động từ các đợt phát hành này có được sử dụng đúng mục đích hay không và trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng “vỡ nợ” thì các nhà đầu tư sẽ là chủ thể phải gánh chịu nhiều rủi ro nhất. Bên cạnh đó, việc sử dụng cổ phiếu làm tài sản bảo đảm cho số trái phiếu bất động sản phát hành trên thị trường diễn ra khá phổ biến. Theo đó, cuối tháng 6/2021, Hưng Thịnh Land đã phát hành 02 lô trái phiếu với tổng giá trị là 950 tỷ đồng và được bảo đảm bằng cổ phần của chính Hưng Thịnh Land hay Novaland với khoảng 10.000 tỷ đồng huy động được đảm bảo bằng giá trị cổ phiếu NVL5. Tuy nhiên, việc sử dụng tài sản bảo đảm là cổ phiếu doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu bất động sản sẽ chứa đựng nhiều rủi ro. Cụ thể, khi một doanh nghiệp rơi vào tình trạng không còn khả năng trả nợ, tài chính bị ảnh hưởng thì cũng đồng nghĩa rằng giá cổ phiếu trên sàn sẽ giảm hoặc không còn giá trị. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp sẽ bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp khác.

Thứ ba, tác động đến thị trường chứng khoán ở tầm vĩ mô. Trường hợp chỉ một, một số doanh nghiệp nhỏ và vừa vỡ nợ vì phát hành trái phiếu bất động sản thì cũng đã tác động nhiều mặt đến nền kinh tế. Nó không chỉ ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường này mà còn đặt ra rất nhiều thách thức cho các doanh nghiệp có ý định phát hành đợt mới các trái phiếu bất động sản. Ở tầm vĩ mô, tình trạng vỡ nợ sẽ tạo ra cuộc khủng hoảng tín dụng trong nền kinh tế, khi các ngân hàng đột ngột giảm sự sẵn có của các khoản vay, đối với nhà đầu tư, họ cũng sẽ thắt chặt hơn các hoạt động đầu tư của mình vào thị trường đầy rủi ro này6.

Một số khuyến nghị đảm bảo sự an toàn cho hoạt động phát hành và đầu tư trái phiếu bất động sản

Thị trường trái phiếu bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để hạn chế tình trạng này, cả doanh nghiệp phát hành trái phiếu bất động sản và nhà đầu tư phải thật sự cẩn trọng và chú ý các vấn đề liên quan đến loại trái phiếu này. Bài viết nêu một số khuyến nghị nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động phát hành và đầu tư trái phiếu bất động sản như sau:

Thứ nhất, nhà đầu tư trước khi tham gia vào thị trường đầy rủi ro này cần phải sàng lọc, lựa chọn doanh nghiệp phát hành uy tín, không nên chạy theo số đông mà đầu tư vào những trái phiếu bất động sản với lãi suất vô cùng hấp dẫn nhưng lại không có tài sản bảo đảm để bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các nhà tư cần trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu khi tham gia đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần xem xét khả năng vỡ nợ của công ty phát hành trái phiếu bất động sản và tính đến rủi ro này khi quyết định đầu tư. Để phân tích khả năng vỡ nợ, nhà đầu tư cần tính toán tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (coverage ratio) trước khi bắt đầu đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư cần phải phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty phát hành trái phiếu, xác định lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và dòng tiền, sau đó so con số này với chi phí lãi vay. Theo lý thuyết, tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (hoặc thu nhập từ hoạt động kinh doanh và dòng tiền) trên chi phí lãi vay càng lớn thì càng an toàn. Khi được giới thiệu mua trái phiếu doanh nghiệp bất động sản riêng lẻ, nhà đầu tư cần yêu cầu doanh nghiệp phát hành, tổ chức phân phối cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành bao gồm cả tình hình huy động vốn trái phiếu, các chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp (hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, hệ số khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn/dài hạn, hệ số luân chuyển hàng tồn kho…); mục đích phát hành trái phiếu; tài sản đảm bảo của trái phiếu… Bên cạnh đó, sau khi mua trái phiếu bất động sản, nhà đầu tư cần thường xuyên cập nhật về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành và việc sử dụng vốn huy động từ trái phiếu có phù hợp với mục đích phát hành trái phiếu hay không. Đặc biệt, nhà đầu tư cá nhân không nên mua trái phiếu doanh nghiệp bất động sản riêng lẻ nếu không có khả năng và nguồn lực để đánh giá đầy đủ rủi ro của trái phiếu. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần lưu ý việc các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán phân phối trái phiếu doanh nghiệp bất động sản không có nghĩa là các tổ chức này đảm bảo an toàn cho việc mua trái phiếu. Các tổ chức này chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm về việc thẩm định đánh giá về tình hình tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành, do đó không có trách nhiệm về việc doanh nghiệp có hoàn trả gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn hay không. Rủi ro của trái phiếu vẫn là rủi ro của doanh nghiệp phát hành.

Thứ hai, doanh nghiệp phát hành trái phiếu bất động sản cần tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch thông tin. Thị trường trái phiếu bất động sản bị biến tướng, nhà đầu tư không thể nắm bắt đầy đủ và chính xác thông tin khi có ý định tham gia, nhiều trường hợp doanh nghiệp sẽ che giấu một số thông tin khiến nhà đầu tư không thể đánh giá được thị trường, các rủi ro tiềm ẩn dẫn đến việc nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng về quyền lợi. Giải pháp hiệu quả, kịp thời để khắc phục vấn đề công bố thông tin, cơ quan quản lý nhà nước đã bổ sung thêm các yêu cầu đối với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu nói chung và trái phiếu bất động sản nói riêng. Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, theo đó quy định các tổ chức phát hành phải công bố một số chỉ tiêu tài chính trong 03 năm gần nhất như tình hình trả nợ, các chương trình, dự án đầu tư, hoạt động sản xuất cụ thể của doanh nghiệp7.

Thứ ba, nhanh chóng hoàn thiện hành lang pháp lý cho trái phiếu bất động sản. Pháp luật cần hoàn thiện thể chế với việc định giá, phát hành, tư vấn, mua bán trái phiếu bất động sản, cần quy định rõ ràng tổ chức, định chế nào được tư vấn, tổ chức nào được xếp hạng tín nhiệm, tổ chức nào được mua bán sản phẩm nợ. Bên cạnh đó, cần có những sửa đổi quy định về định giá đất theo hướng đơn vị tư vấn khung giá và đơn vị thẩm định giá phải độc lập với cơ quan làm chính sách, cơ quan quản lý và giám sát về đất đai, cơ quan đại diện chủ sở hữu8.

Thứ tư, tiến hành kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến trái phiếu bất động sản, làm trong sạch thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Kiểm soát các hoạt động phát hành trái phiếu bất động sản một cách ồ ạt ra thị trường, buộc các doanh nghiệp phải cân nhắc thật cẩn trọng và xây dựng chiến lược an toàn. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc cơ quan cấp trên là Bộ Tài chính cần đề ra cơ chế kiểm tra hiệu quả ngay từ thời điểm ban đầu mà doanh nghiệp phát hành trái phiếu bất động sản gửi hồ sơ đến. Tuy nhiên, về việc xây dựng cơ chế cần nhiều thời gian.

Kết luận

Thực tiễn hiện nay, hàng loạt vụ việc tiêu cực trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp diễn ra đã tác động đến tâm lý phát hành trái phiếu bất động sản của doanh nghiệp và khả năng đầu tư của những người tham gia vào thị trường này. Chính vì vậy, trước khi các chủ thể phát hành hay đầu tư loại trái phiếu này thì cần phải thật sự cẩn trọng để tránh các rủi ro. Các giải pháp được đề xuất chủ yếu liên quan đến việc giải quyết vấn đề quản lý tính minh bạch, công khai của thông tin, các biện pháp xử phạt khi có hành vi vi phạm và hoàn thiện khung pháp lý để điều chỉnh trái phiếu bất động sản.
 
Thái Phương (2022), Doanh nghiệp bất động sản đã phát hành bao nhiêu trái phiếu trong quý đầu năm,  <https://nld.com.vn/kinh-te/doanh-nghiep-bat-dong-san-phat-hanh-hon-56000-ti-dong-trai-phieu-trong-quy-dau-nam-20220427162847375.htm,>, truy cập ngày 29/04/2022.
2 Thái Phương (2021), Trái phiếu bất động sản rủi ro cao, <https://nld.com.vn/kinh-te/trai-phieu-bat-dong-san-rui-ro-cao-20210816201024226.htm.>, truy cập ngày 29/04/2022.
3Thái Phương (2021), Trái phiếu bất động sản rủi ro cao, <https://nld.com.vn/kinh-te/trai-phieu-bat-dong-san-rui-ro-cao-20210816201024226.htm>, (truy cập ngày 28/04/2022),
4 Thanh Xuân (2022), “172.500 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản không có tài sản bảo đảm”, <https://thanhnien.vn/172-500-ti-dong-trai-phieu-doanh-nghiep-bat-dong-san-khong-co-tai-san-dam-bao-post1442152.html>, (truy cập ngày 28/04/2022).
5 Gia Khiêm (2021), “Cảnh báo rủi ro khi đầu tư trái phiếu bất động sản được bảo đảm bằng cổ phiếu”, <https://cafeland.vn/tin-tuc/canh-bao-rui-ro-khi-dau-tu-trai-phieu-bat-dong-san-duoc-dam-bao-bang-co-phieu-101397.html>, (truy cập ngày 28/04/2022).
6 Thụy Lê (2021), “Cảnh báo gì từ trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản”, <https://thesaigontimes.vn/canh-bao-gi-tu-trai-phieu-cua-doanh-nghiep-bat-dong-san>, (truy cập ngày 28/04/2022).
7 Nguyễn Đức Độ (2022), “6 giải pháp phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam”, <https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/6-giai-phap-phat-trien-ben-vung-thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-viet-nam-347280.html>, (truy cập ngày 29/04/2022).
8 Nguyễn Việt (2022), “Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp bất động sản”, <https://diendandoanhnghiep.vn/rui-ro-trai-phieu-doanh-nghiep-bat-dong-san-221789.html>, (truy cập ngày 29/04/2022).

ThS. Trần Linh Huân,
Nguyễn Phạm Thanh Hoa

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Quy định về quyền bề mặt trong Luật Đất đai và một số kiến nghị
Quy định về quyền bề mặt trong Luật Đất đai và một số kiến nghị
13/03/2023 427 lượt xem
Quyền bề mặt là một quyền được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Khác với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Theo đó, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai và trao quyền sử dụng đất cho các chủ thể khác sử dụng. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2013 ban hành trước Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa có quy định về quyền bề mặt.
Tín dụng và chính sách tín dụng bất động sản trong bối cảnh mới
Tín dụng và chính sách tín dụng bất động sản trong bối cảnh mới
09/03/2023 800 lượt xem
Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao đã có nhận định: "Thị trường bất động sản (BĐS), trong đó có thị trường quyền sử dụng đất phát triển tương đối nhanh; thể chế, chính sách phát triển thị trường BĐS và chính sách tài chính trong lĩnh vực đất đai từng bước được hoàn thiện…".
Xây nhà ở cho công nhân khu công nghiệp: Chìa khóa nào?
Xây nhà ở cho công nhân khu công nghiệp: Chìa khóa nào?
20/02/2023 1.084 lượt xem
Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan bộ, ngành tháo gỡ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng và tạo điều kiện cho người lao động trong khu công nghiệp có nhà ở.
Nhu cầu về nhà ở tăng, giá chung cư tại các đô thị lớn khó hạ nhiệt
Nhu cầu về nhà ở tăng, giá chung cư tại các đô thị lớn khó hạ nhiệt
10/02/2023 1.266 lượt xem
Theo Bộ Xây dựng, dự báo nhu cầu về nhà ở giai đoạn 2021 -2030 sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt tại khu vực đô thị. Trong bối cảnh nhu cầu tăng nhưng nguồn cung của các dự án nhà ở còn hạn chế, giá căn hộ chung cư tại các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM khó có thể “hạ nhiệt”.
Việt Nam nằm trong 3 điểm sáng thu hút đầu tư bất động sản của châu Á
Việt Nam nằm trong 3 điểm sáng thu hút đầu tư bất động sản của châu Á
11/01/2023 1.931 lượt xem
Cùng với Việt Nam, Singapore và Nhật Bản là địa chỉ hút vốn đầu tư ngoại trong năm 2022, trong đó phân khúc văn phòng là điểm chung của 3 quốc gia này khi nhiều công ty đa quốc gia muốn đặt văn phòng đại diện tại đây…
Kiểm soát rủi ro với tín dụng bất động sản: Đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng
Kiểm soát rủi ro với tín dụng bất động sản: Đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng
19/12/2022 3.192 lượt xem
Trong điều hành tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) tập trung vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là những lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro như cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, bất động sản; khuyến khích tập trung nguồn vốn vào phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản
Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản
15/12/2022 3.162 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1164/CĐ-TTg ngày 14/12/2022 về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở.
Án lệ số 43/2021/AL và bình luận về thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở
Án lệ số 43/2021/AL và bình luận về thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở
20/10/2022 5.648 lượt xem
Thời điểm chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản là thời điểm xác định được chủ sở hữu của tài sản hoặc người được sử dụng tài sản. Quy định hiện hành có nội dung đề cập đến thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Triển vọng dòng vốn đầu tư bất động sản cuối năm 2022
Triển vọng dòng vốn đầu tư bất động sản cuối năm 2022
05/10/2022 6.016 lượt xem
Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, lượng cung và giao dịch bất động sản (BĐS) nhà ở tại các dự án 6 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 22.700 sản phẩm, giao dịch đạt xấp xỉ 11.500 sản phẩm.
Một số khuyến nghị đối với thị trường bất động sản Việt Nam từ khủng hoảng nợ thị trường bất động sản Trung Quốc
Một số khuyến nghị đối với thị trường bất động sản Việt Nam từ khủng hoảng nợ thị trường bất động sản Trung Quốc
30/08/2022 5.272 lượt xem
Sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, thị trường bất động sản Việt Nam đã có những khởi sắc nhất định; tuy nhiên, trước tình trạng sốt đất cục bộ diễn ra nhiều nơi tại các địa bàn như Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Quảng Trị, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận…, giá đất nhiều nơi tăng mạnh, thậm chí có nơi giá bất động sản trung bình tăng đến 200% - 300% so với trước đại dịch Covid-19. Số lượng doanh nghiệp bất động sản mới thành lập cũng tăng cao.
Việc định giá đất ở Việt Nam hiện nay - Bất cập và một số kiến nghị hoàn thiện
Việc định giá đất ở Việt Nam hiện nay - Bất cập và một số kiến nghị hoàn thiện
09/08/2022 9.959 lượt xem
Bài viết tập trung phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng về định giá đất ở Việt Nam hiện nay cũng như chỉ ra một số bất cập của quy định pháp luật về vấn đề này, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.
Nhìn lại sự kiện Evergrande và chính sách “3 lằn ranh đỏ” của Trung Quốc - Hàm ý đối với Việt Nam
Nhìn lại sự kiện Evergrande và chính sách “3 lằn ranh đỏ” của Trung Quốc - Hàm ý đối với Việt Nam
20/07/2022 11.881 lượt xem
Tháng 8/2020, Ngân hàng Trung ương (NHTW) Trung Quốc đã ban hành chính sách giới hạn “3 lằn ranh đỏ”, đó là: (i) Tỷ lệ nợ phải trả trên tài sản dưới 70%; (ii) Tỷ lệ nợ ròng trên vốn chủ sở hữu dưới 100%; và (iii) Tiền mặt phải lớn hơn hoặc bằng với nợ ngắn hạn.
Bám sát chủ trương của Chính phủ và diễn biến thị trường bất động sản để có chính sách tín dụng phù hợp
Bám sát chủ trương của Chính phủ và diễn biến thị trường bất động sản để có chính sách tín dụng phù hợp
10/06/2022 6.392 lượt xem
Dòng vốn vào thị trường BĐS rất đa dạng như nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn huy động trên thị trường quốc tế từ việc phát hành trái phiếu/vay các tổ chức tín dụng (TCTD) quốc tế, nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán và nguồn vốn tích lũy của cá nhân, tổ chức (nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và doanh nghiệp tích lũy dưới dạng vàng, ngoại tệ,...).
Chính sách thu nhằm chống đầu cơ bất động sản
Chính sách thu nhằm chống đầu cơ bất động sản
08/06/2022 6.909 lượt xem
Thời gian vừa qua, tình trạng “sốt đất” diễn ra tại nhiều khu vực trên cả nước, tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro đối với thị trường, đồng thời đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản.
Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản - Nghiên cứu so sánh trường hợp Trung Quốc và Việt Nam
Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản - Nghiên cứu so sánh trường hợp Trung Quốc và Việt Nam
05/05/2022 6.291 lượt xem
Ngày 10/11/2021, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 16/2021/TT-NHNN quy định việc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp đã có những tác động không hề nhỏ đối với giới chủ ngân hàng và giới chủ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

66.750

67.470

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

66.750

67.450

Vàng SJC 5c

66.750

67.470

Vàng nhẫn 9999

54.800

55.800

Vàng nữ trang 9999

54.600

55.400


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23.380 23.750 24.662 26.042 27.702 28.883 175,33 185,62
BIDV 23.440 23.740 24.859 26.062 27.830 28.912 173.60 182.70
VietinBank 23.385 23.745 24.488 26.123 28.168 29.178 176,97 184,92
Agribank 23.390 23.750 24.910 26.057 27.948 28.857 177,53 185,26
Eximbank 23.360 23.740 24.970 25.647 28.029 28.789 177,36 182,17
ACB 23.350 23.900 25.009 25.606 28.028 28.765 177,51 181,93
Sacombank 23.403 23.788 25.080 25.687 28.247 28.862 177,80 183,35
Techcombank 23.413 23.760 24.760 26.090 27.766 29.067 173,38 185,81
LienVietPostBank 23.390 24.010 24.880 26.235 28.154 29.108 176,00 187,77
DongA Bank 23.450 23.780 24.980 25.620 28.050 28.760 176,5 182,10
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
1,00
1,00
1,00
5,50
5,60
5,70
6,70
6,90
7,10
7,80
Sacombank
-
-
-
-
5,50
5,60
5,70
7,50
7,70
7,90
8,30
Techcombank
0,30
-
-
-
5,90
5,90
5,90
7,70
7,70
7,70
7,70
LienVietPostBank
-
0,10
0,10
0,10
6,00
6,00
6,00
7,60
7,60
8,00
8,50
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
6,00
6,00
6,00
8,55
8,60
8,65
9,20
Agribank
0,50
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Eximbank
0,20
1,00
1,00
1,00
5,60
5,70
5,80
6,30
6,60
7,10
7,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?