Quy định về quyền bề mặt trong Luật Đất đai và một số kiến nghị
13/03/2023 3.412 lượt xem

Tóm tắt: Quyền bề mặt là một quyền được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Khác với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Theo đó, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai và trao quyền sử dụng đất cho các chủ thể khác sử dụng. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2013 ban hành trước Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa có quy định về quyền bề mặt. Do đó, khái niệm này cần được cụ thể hóa trong Luật Đất đai sửa đổi. Xuất phát từ thực tế đó, bài viết tập trung làm rõ những quy định về quyền bề mặt trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và đưa ra kiến nghị hoàn thiện.

Từ khóa: Quyền bề mặt, Luật Đất đai, sở hữu, quyền sử dụng đất, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.

Abstract: The right to surface is a right enshrined in the 2015 Civil Code. Unlike many countries in the world, Vietnam implements a regime of universal ownership of land. Accordingly, the State is the representative of land owners and grants land use rights to other entities for use. However, the 2013 Land Law promulgated before the 2015 Civil Code does not contain provisions on surface rights. Therefore, this concept should be concretized in the revised Land Law. Stemming from that fact, the article focuses on clarifying the provisions on surface rights in the revised draft Land Law and making recommendations for completion.

Keywords: Surface rights, Land Law, ownership, land use rights, draft Land Law.
 
Đặt vấn đề

Đô thị hóa và gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích ngày càng gia tăng trong khi quỹ đất không phải là tài nguyên vô hạn, do vậy việc khai thác đất đai không chỉ dừng lại ở trên mặt đất mà còn mở rộng ra các khoảng không gian dưới lòng đất. Hiện nay, quyền bề mặt mới chỉ được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm 2015 đó là quyền của các chủ thể đối với khoảng không từ phía trên mặt đất, mặt đất và phía dưới lòng đất. Cho tới nay, vẫn chưa có các quy định của pháp luật chuyên ngành đất đai điều chỉnh về vấn đề triển khai và thực thi quyền bề mặt. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai trên cơ sở xem xét ghi nhận cụ thể về quyền bề mặt nhằm hướng tới những cải cách tốt hơn trong chính sách quản lí, sử dụng đất đai và khai thác tốt nhất những lợi ích từ đất đai là điều rất quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

1. Quy định pháp luật hiện hành về quyền bề mặt

Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có những quy định về “Quyền bề mặt” tại Mục 3 Chương XIV Phần thứ hai. Mặc dù có sự khác biệt nhất định về quyền bề mặt trong pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới thừa nhận quyền tư hữu đối với đất đai, nhưng nhìn chung với các điều khoản từ Điều 267 đến Điều 273 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã thể hiện được bản chất và các đặc tính của quyền bề mặt. Theo Điều 267, quyền bề mặt là một vật quyền được hình thành nhằm cho phép một người có quyền “đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác”. Về căn cứ xác lập, Điều 268 quy định “Quyền bề mặt được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc”. Về nội dung,“Chủ thể quyền bề mặt có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng công trình, trồng cây, canh tác…”, “có quyền sở hữu đối với tài sản được tạo lập…” Có thể thấy rằng, Bộ luật Dân sự năm 2015 với vai trò là luật chung điều chỉnh các quan hệ tư đã có quy định mang tính nguyên tắc về “Quyền bề mặt”, đây là quyền năng của một chủ thể đối với khoảng không gian trên mặt đất, lòng đất mà quyền sử dụng đất thuộc về chủ thể khác. Quyền bề mặt theo pháp luật dân sự là một vật quyền phái sinh sau quyền sử dụng đất, luôn đi cùng với quyền sử dụng đất thì việc hoàn thiện chế định quyền bề mặt không chỉ được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự mà còn cần phải được thể hiện bằng các quy định trong Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai để đảm bảo cho quyền bề mặt được thi hành trên thực tế, đảm bảo được hiệu quả cao nhất giá trị của nó. Theo quy định của pháp luật đất đai và pháp luật dân sự hiện hành, người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất. Phạm vi sử dụng không gian của người sử dụng đất là rất rộng, người sử dụng đất có toàn quyền khai thác, sử dụng khoảng không gian bên trên mặt đất và trong lòng đất và chỉ bị hạn chế trong một số trường hợp cá biệt. Việc trao quyền rộng cho người sử dụng đất đến việc trên một thửa đất, ở cùng một thời điểm chỉ có một chủ thể khai thác, sử dụng, dẫn đến bất cập, khó khăn trong việc tận dụng nguồn lực đất đai, vì vậy chế định quyền bề mặt chính là một giải pháp cần thiết để tối đa hóa nguồn lực đất đai.
 

Việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai trên cơ sở xem xét ghi nhận cụ thể về quyền bề mặt nhằm hướng tới những cải cách tốt hơn trong chính sách quản lí, sử dụng đất đai và khai thác tốt nhất những lợi ích từ đất đai.
 
Luật Đất đai năm 2013 đã cụ thể hóa tầm nhìn cũng như các quan điểm của Hiến pháp năm 2013 về quyền sử dụng đất đai, đặt ra các quy định cho công tác quản lí việc sử dụng đất đai tại Việt Nam1. Tuy nhiên, các quy định pháp luật cần phải được cập nhật, điều chỉnh theo những thay đổi, biến động về kinh tế, xã hội, môi trường để phù hợp với quá trình phát triển của đất nước. Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014, đã có những quy định tập trung vào bề mặt trên mặt đất, chưa chú ý tới quyền bề mặt đối với không gian ngầm, không gian trên mặt đất. Qua nghiên cứu dự thảo Luật Đất đai sửa đổi do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo lần đầu đề cập đến vấn đề phân loại đất theo không gian sử dụng, theo đó đất đai được phân loại theo các khu vực gồm khu vực không gian ngầm và không gian trên không. Cụ thể, đất tầng bề mặt là không gian sử dụng đất bao gồm diện tích bề mặt của thửa đất, độ sâu và chiều cao được phép xây dựng…; đất để xây dựng công trình ngầm là phần đất để xây dựng công trình trong lòng đất mà công trình này không phải là phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất; đất xây dựng công trình trên không là không gian sử dụng đất trên không nằm phía trên đất tầng bề mặt… Dự thảo đã có quy định việc xác định diện tích không gian sử dụng đất gắn với quản lí, khai thác không gian ngầm, không gian trên mặt đất trong các cấp độ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, kế hoạch cấp tỉnh, kế hoạch cấp huyện. Điểm mới của Dự thảo là đã có quy định về “quyền sử dụng không gian ngầm và khoảng không”, cụ thể đã quy định về đăng kí lần đầu và đăng kí biến động với quyền sử dụng không gian ngầm và khoảng không; đã có quy định về không gian sử dụng đất, đất xây dựng công trình ngầm, đất xây dựng công trình trên không tại Điều 217: “1. Người sử dụng đất theo quy định của Luật này được Nhà nước xác định không gian sử dụng đất, bao gồm độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không theo pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị, pháp luật về kiến trúc. Đối với phạm vi ngoài phần không gian sử dụng đất đã xác định cho người sử dụng đất, Nhà nước thực hiện giao đất, cho thuê đất gắn với phần không gian đó cho người sử dụng đất khác có nhu cầu để xây dựng công trình ngầm, công trình trên không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch khác có liên quan đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.” Tuy nhiên, Dự thảo đã tiến rất gần với khái niệm, bản chất "quyền bề mặt" nhưng lại chưa trực tiếp sử dụng cụm từ "quyền bề mặt" mà thay vào đó sử dụng “không gian sử dụng đất” nên chưa thực sự đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. 

2. Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về việc quy định và thực hiện quyền bề mặt trong quản lí đất đai

2.1. Theo pháp luật Nhật Bản

Quyền bề mặt được quy định trong Bộ luật Dân sự tại Nhật Bản. Các quy định về quyền bề mặt được tập trung tại Chương 4 (Điều 265 đến 270), ngoài ra còn rải rác trong một số quy định có liên quan khác của Bộ luật. Theo Điều 265 của Bộ luật Dân sự Nhật Bản, người có quyền bề mặt có quyền sử dụng đất của người khác để sở hữu công trình xây dựng hoặc trồng cây trên đất đó. Tuy nhiên, quyền bề mặt không chỉ giới hạn cho những mục đích này, đối với các mục đích công cộng như tàu điện ngầm ở Nhật Bản có được quyền bề mặt trong việc di chuyển bên dưới tài sản thuộc về người khác.

Bộ luật Dân sự Nhật Bản không tách quyền sử dụng ra khỏi quyền sở hữu. Nếu đất đó do một người không phải chủ sở hữu sử dụng thì việc sử dụng đó căn cứ trên một chế định khác, là quyền bề mặt, với những quy chế và hệ quả pháp lí hoàn toàn khác biệt so với trường hợp đất đai do chính chủ sở hữu sử dụng. Quyền sử dụng tài sản là “tự do”, trong khi đó quyền bề mặt hoàn toàn có thể bị giới hạn theo thỏa thuận giữa các bên. Quyền sử dụng tài sản là vĩnh viễn đối với chủ sở hữu trừ khi pháp luật có quy định hạn chế trong khi quyền bề mặt lại có thời hạn. Việc giải quyết các hệ quả pháp lí đối với tình trạng của đất và tài sản trên đất cũng vì thế mà chỉ xảy ra đối với trường hợp xác lập quyền bề mặt. Khoảng không gian ngầm hoặc trên cao được coi là đối tượng của quyền bề mặt trong việc sở hữu công trình bằng giới hạn cụ thể theo chiều thẳng đứng. Trong trường hợp như vậy, các hạn chế đối với việc sử dụng đất phải được thêm vào trong văn bản xác lập quyền bề mặt vì mục đích tạo điều kiện cho việc thực hiện quyền bề mặt (Điều 269-2)2. Quyền bề mặt cũng có thể được tạo ra theo luật định khi một tài sản thế chấp bị tịch thu, khi người thế chấp tài sản trên đất và chủ sở hữu đất là hai chủ thể khác nhau. Ngoài ra, pháp luật Nhật Bản cũng có quy định liên quan tới việc đăng kí quyền bề mặt quy định tại Luật Đăng kí bất động sản năm 1887.

2.2. Theo pháp luật Malaysia

Pháp luật Malaysia cũng có những quy định về quyền bề mặt được quy định tại Bộ luật Đất đai quốc gia năm 1965 của Liên bang Malaysia. Chế độ sở hữu đất và đất ngầm ở Malaysia mặc dù được xây dựng dựa trên nguyên lý của hệ thống thông luật “cujus est solum eius est usque ad caelum ad feedros - Chủ sở hữu bề mặt cũng đồng thời có quyền sở hữu bầu trời và lòng đất”, nhưng điểm a khoản 1 Điều 44 Bộ luật Đất đai của Malaysia quy định, người sở hữu đất “chỉ sử dụng và hưởng phần lớn diện tích đất bên dưới bề mặt đó một cách hợp lí, cần thiết cho việc sử dụng và thụ hưởng hợp pháp đất đai”, đất ngầm có thể được sử dụng với mục đích khác với mục đích sử dụng của phần đất bề mặt, ví dụ như đất bề mặt sử dụng để xây dựng nhà ở, đất ngầm bên dưới có thể sử dụng để xây dựng các nhà kho hoặc công trình sản xuất, kinh doanh, giải trí… Bộ luật Đất đai sửa đổi đã giới hạn độ sâu tối thiểu mà chủ sở hữu đất bề mặt có thể được hưởng đối với đất ngầm.

Theo quy định mới, người chủ sở hữu có quyền sử dụng đất ngầm dưới dạng ba chiều (3D), có tính đến chiều dài, chiều rộng và chiều sâu; được tính trên kích thước khối lượng (đơn vị mét khối - m3). Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 92B Bộ luật Đất đai (sửa đổi năm 1990), quyền sử dụng đất ngầm với độ sâu tối thiểu thuộc thẩm quyền quyết định của Nhà nước và không liên quan đến việc sử dụng đất bề mặt và quyền hưởng dụng. Bên cạnh đó, quyền sử dụng đất ngầm không mặc nhiên phát sinh cùng với quyền sở hữu diện tích đất bề mặt; theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 92D Bộ luật Đất đai thì người chủ sở hữu diện tích đất bề mặt để được phép sở hữu, sử dụng phần diện tích đất ngầm bên dưới thửa đất của mình phải đăng kí mục đích và nhu cầu sử dụng với cơ quan quản lí nhà nước về đất đai3. Khoản 5 và 6 Điều 92d Bộ luật Đất đai Malaysia quy định hành vi sau khi đã được cấp phép sử dụng phần đất ngầm, mà chủ sở hữu hoặc người đang sử dụng trực tiếp thực hiện các hành vi bị cấm đã được ghi rõ trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất thì quyền sở hữu đất sẽ bị thu hồi cả đất bề mặt và đất ngầm.

Nhận thấy rằng, pháp luật Nhật Bản và Malaysia đã có những quy định về việc quản lí, sử dụng quyền bề mặt để khai thác tối đa hiệu quả mà đất đai mang lại. Kèm theo đó là những chế tài xử phạt, bồi thường khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ, gây thiệt hại. Đồng thời, hai quốc gia này đã có những quy định về trình tự, thủ tục đăng kí quyền bề mặt.

3. Thực trạng và một số kiến nghị quy định về quyền bề mặt trong quản lí đất đai tại Việt Nam

Quyền bề mặt là một quyền khá mới trong pháp luật Việt Nam và chỉ mới được quy định ở Bộ luật Dân sự năm 2015, trong Luật Đất đai việc quy định về quyền này còn khá hạn chế, vì vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, cụ thể:

Thứ nhất, xét trong mối quan hệ đối với người sử dụng đất, pháp luật đất đai chưa có quy định rõ về quyền bề mặt sẽ được chuyển nhượng dưới hình thức bán hay hình thức cho thuê. Nếu hình thức là cho thuê trả tiền hằng năm thì quyền sở hữu đối với tài sản trên đất của chủ thể có quyền bề mặt sẽ không được đáp ứng đầy đủ, toàn vẹn. Dự thảo Luật Đất đai chưa có những quy định về quyền của chủ sử dụng đất đối với tài sản gắn liền với đất do chủ sở hữu quyền bề mặt tạo dựng. Vì vậy, Luật Đất đai cần có thêm những quy định về vấn đề này. Theo đó, pháp luật đất đai cần có quy định cụ thể hơn về quyền của chủ thể có quyền bề mặt. Bản chất quyền bề mặt là một vật quyền, chủ thể có quyền bề mặt về lí thuyết sẽ có toàn quyền đối với bề mặt đất, mặt nước, khoảng không trên mặt đất, mặt nước, trong lòng đất. Vì vậy, Luật Đất đai nên ghi nhận theo hướng cho phép chủ thể của quyền bề mặt có quyền chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, thừa kế, cho thuê, thế chấp… bằng quyền bề mặt. Việc này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt trong dân sự và phù hợp với nguyên tắc chung về thực hiện vật quyền được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự.

Thứ hai, đối với quy định về sử dụng đất ngầm, Luật Đất đai cũng chưa có sự phân chia quyền sử dụng đất ngầm theo hướng địa tầng cụ thể là ngoài diện tích bề mặt của người sử dụng đất thì pháp luật chưa quy định độ sâu sử dụng của người sử dụng đất bề mặt dẫn đến lúng túng trong việc quản lí đất đai khi tổ chức, cá nhân thực hiện quyền bề mặt. Hơn nữa, do chưa có những quy định cụ thể dẫn đến thực tế người sử dụng đất bề mặt muốn cho thuê phần đất ngầm bên dưới thửa đất của mình để chủ thể khác sử dụng thì nên thực hiện theo thủ tục, trình tự của văn bản nào, do pháp luật đất đai chưa có quy định rõ nên gây ra nhiều lúng túng trong việc thực hiện. Vì vậy, để khắc phục các vấn đề trên, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cần quy định rõ về sự phân chia quyền sử dụng đất ngầm theo hướng địa tầng cụ thể là ngoài diện tích bề mặt của người sử dụng đất thì còn quy định độ sâu sử dụng của người sử dụng đất bề mặt trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của pháp luật Malaysia. Bên cạnh đó, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng cần quy định rõ về trình tự, thủ tục hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng bề mặt gắn liền với đất đai nhằm tạo khung pháp lí vững chắc để khắc phục tình trạng lúng túng trong việc quản lí đất đai khi tổ chức, cá nhân thực hiện quyền bề mặt. Ngoài ra, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cũng cần có quy định chủ thể có quyền bề mặt phải đăng kí quyền bề mặt và quy định rõ quy trình, thủ tục, cũng như ban hành các mẫu hồ sơ, lệ phí, cơ chế đăng kí đối với quyền bề mặt. Bởi thông qua việc đăng kí mới có thể phân định được mối quan hệ giữa quyền bề mặt với quyền sử dụng đất cũng như xác định được tư cách chủ thể của người có quyền bề mặt. Quy định này cũng sẽ tạo tiền đề và cơ sở pháp lí cho việc xác lập giao dịch, thời điểm chuyển giao quyền đồng thời có cơ sở bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.

Thứ ba, quyền của chủ sử dụng đất được quy định rất cụ thể và chi tiết, cùng với đó là các trình tự, thủ tục đăng kí cụ thể thì quyền bề mặt lại chỉ có những quy định mang tính chất chung chung và định hướng, chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, cơ chế đăng kí hay công khai quyền cho bên thứ ba. Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi chỉ đưa ra các quy định chung dẫn đến việc thiếu vắng các quy định hướng dẫn triển khai những vấn đề liên quan đến quyền bề mặt như việc tính toán các chi phí chuyển giao quyền bề mặt, về mức chuyển nhượng quyền bề mặt hợp lí để hài hòa lợi ích cho các bên giữa chủ sở hữu đất và người có quyền bề mặt, giữa người được cấp quyền bề mặt lần đầu và những người tiếp sau; cách thức xác định trách nhiệm của những người được cấp quyền bề mặt đối với trách nhiệm bảo vệ, quản lí tài sản chung hoặc trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra đối với bề mặt đất hoặc bề mặt bất động sản. Vì vậy, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cần bổ sung cụm từ "quyền bề mặt" và quy định chi tiết khái niệm, căn cứ xác lập, hiệu lực, thời hạn chuyển giao, trường hợp chấm dứt... quyền bề mặt. Quy định rõ ràng về quyền bề mặt sẽ làm tăng khả năng khai thác, sử dụng đất đai, cho phép nhiều chủ thể cùng khai thác một thửa đất, tận dụng tối đa nguồn lực đất đai. Đặc biệt, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cũng cần quy định rõ về cách thức xác định chi phí chuyển giao quyền bề mặt, cách thức xác định trách nhiệm của những người được cấp quyền bề mặt trong việc bảo vệ, quản lí tài sản chung hoặc trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra đối với quyền bề mặt đất hoặc quyền bề mặt bất động sản khi có hành vi gây thiệt hại.

Kết luận

Không thể phủ nhận rằng, việc tiếp cận thuật ngữ quyền bề mặt đang là thuật ngữ pháp lí khá mới mẻ trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mặc dù quyền bề mặt đã được ghi nhận lần đầu tiên trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và việc áp dụng trên thực tế vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, nhưng quyền bề mặt đã được tiếp cận và phát triển. Từ thực tế có thể thấy rằng, quyền bề mặt là quyền có sự gắn bó đặc biệt đối với đất đai nên Luật Đất đai cần có những quy định, hướng dẫn cụ thể trong thực thi quyền bề mặt để việc khai thác, sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao nhất trước yêu cầu thực tiễn.
 
1 Nguyễn Văn Đỉnh, Luật Đất đai sửa đổi (Kỳ 5): Cần cụ thể hóa quy định "quyền bề mặt, https://diendandoanhnghiep.vn/luat-dat-dai-sua-doi-ky-5-can-cu-the-hoa-quy-dinh-quyen-be-mat-218832.html, truy cập ngày 11/11/2022.
2 Phạm Thị Minh Thủy, Nguyễn Thị Lý, Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về việc quy định và thực hiện quyền bề mặt trong quản lý đất đai, https://tainguyenvamoitruong.vn/kinh-nghiem-mot-so-quoc-gia-tren-the-gioi-ve-viec-quy-dinh-va-thuc-hien-quyen-be-mat-trong-quan-ly-dat-dai-cid11584.html, truy cập ngày 11/11/2022.
Trần Vang Phủ, Kinh nghiệm của Malaysia về đất ngầm và kiến nghị đối với Việt Nam, https://vupc.monre.gov.vn/linh-vuc-dat-dai/4359/kinh-nghiem-cua-malysia-ve-dat-ngam-va-kien-nghi-doi-voi-viet-nam, truy cập ngày 11/11/2022.
 
Tài liệu tham khảo:

1. Bộ luật Dân sự năm 2015.
2. Luật Đất đai năm 2013.
3. Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi năm 2022.         
4. Đỉnh, N.V., (2022). Luật Đất đai sửa đổi (Kỳ 5): Cần cụ thể hóa quy định quyền bề mặt. Nhận từ https://diendandoanhnghiep.vn/luat-dat-dai-sua-doi-ky-5-can-cu-the-hoa-quy-dinh-quyen-be-mat-218832.html.
5. Phủ, T.V., (2022). Kinh nghiệm của Malaysia về đất ngầm và kiến nghị đối với Việt Nam. Nhận từ https://vupc.monre.gov.vn/linh-vuc-dat-dai/4359/kinh-nghiem-cua-malysia-ve-dat-ngam-va-kien-nghi-doi-voi-viet-nam.
6. Thủy, P.T.M, & Lý, N.L., (2022). Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về việc quy định và thực hiện quyền bề mặt trong quản lý đất đai. Nhận từ https://tainguyenvamoitruong.vn/kinh-nghiem-mot-so-quoc-gia-tren-the-gioi-ve-viec-quy-dinh-va-thuc-hien-quyen-be-mat-trong-quan-ly-dat-dai-cid11584.html.


Trần Việt Dũng


 
 

 

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Hoàn thiện pháp luật đất đai trong hoạt động xử lí tài sản bảo đảm của công ty quản lý tài sản
Hoàn thiện pháp luật đất đai trong hoạt động xử lí tài sản bảo đảm của công ty quản lý tài sản
18/05/2023 901 lượt xem
Hiện nay, để thực hiện các dự án kinh doanh bất động sản, ngoài việc yêu cầu chủ đầu tư phải nắm vững các quy định pháp luật về quy trình thực hiện dự án thì còn yêu cầu chủ đầu tư phải có tiềm lực về kinh tế bởi khoản vốn bỏ ra để thực hiện dự án là không hề nhỏ với nhiều chi phí từ bồi thường, hỗ trợ tái định cư, thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất được giao/thuê đối với Nhà nước đến các chi phí về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hạ tầng xã hội, vì vậy hầu hết các chủ đầu tư phải sử dụng đến các phương thức tín dụng để hỗ trợ cho khả năng tài chính và sử dụng quyền sử dụng đất thuộc dự án kinh doanh bất động sản để thế chấp bảo đảm khoản vay.
Tái cơ cấu, khắc phục tình trạng lệch pha cung - cầu bất động sản
Tái cơ cấu, khắc phục tình trạng lệch pha cung - cầu bất động sản
10/05/2023 1.198 lượt xem
Đề cập những khó khăn của thị trường bất động sản, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị thời gian tới, Chính phủ thực hiện tái cơ cấu thị trường thông qua điều tiết nguồn cung, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục tình trạng lệch pha cung - cầu bất động sản cao cấp và bất động sản bình dân bằng công cụ quy hoạch.
5 xu hướng của ngành Bất động sản tại Việt Nam trong thời gian tới
5 xu hướng của ngành Bất động sản tại Việt Nam trong thời gian tới
19/04/2023 3.245 lượt xem
Cầu nhà ở xã hội tăng cao, phong cách sống hướng đến môi trường xanh, yêu cầu dịch vụ nhà ở cao... đang dần định hình các xu hướng chính của ngành bất động sản Việt Nam.
Quy định về định giá đất theo Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và một số góp ý hoàn thiện
Quy định về định giá đất theo Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và một số góp ý hoàn thiện
17/04/2023 2.556 lượt xem
Luật Đất đai năm 2013 gần 10 năm thi hành, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai là điều cấp thiết. Trong hàng loạt các vấn đề được Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đề cập thì nội dung về giá đất, định giá đất đã được sửa đổi, bổ sung so với Luật Đất đai năm 2013. Giá đất là công cụ kinh tế quan trọng, có ý nghĩa trong việc điều tiết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người sử dụng đất về chính sách tài chính đất đai và được xem là nội dung phải xem xét, đánh giá thận trọng.
Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy thị trường bất động sản
Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy thị trường bất động sản
12/04/2023 2.333 lượt xem
Chiều 11/4/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ (Tổ công tác) về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp.
Cho vay mua nhà ở xã hội đối với người thu nhập thấp - Nhìn từ góc độ pháp lí
Cho vay mua nhà ở xã hội đối với người thu nhập thấp - Nhìn từ góc độ pháp lí
04/04/2023 3.225 lượt xem
Nhà ở là nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân, hộ gia đình, theo đó, bằng nhiều cách thức khác nhau, mỗi cá nhân, hộ gia đình đều cố gắng tạo lập cho mình một chỗ ở ổn định để an cư và lập nghiệp. Trong thực tế, để tự mình tạo lập chỗ ở, mỗi cá nhân, hộ gia đình phải bảo đảm nguồn thu nhập để chi trả.
Quy định về đăng kí đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và một số góp ý hoàn thiện
Quy định về đăng kí đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và một số góp ý hoàn thiện
24/03/2023 5.718 lượt xem
Vấn đề đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là một trong những nội dung quan trọng trong quản lí nhà nước về đất đai, nó không những liên quan trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước mà còn liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
Bong bóng bất động sản ở Nhật Bản những năm 1980 và 1990 - Một số khuyến nghị đối với Việt Nam
Bong bóng bất động sản ở Nhật Bản những năm 1980 và 1990 - Một số khuyến nghị đối với Việt Nam
22/03/2023 3.972 lượt xem
Hiện nay, bất động sản nói chung ở Việt Nam đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ Chính phủ, doanh nghiệp tới người dân. Trong những năm 1980 và 1990, ở Nhật Bản đã xảy ra tình trạng bong bóng bất động sản. Để xử lí tình trạng đó, Chính phủ Nhật Bản cần tương đối nhiều thời gian và nguồn lực tài chính để giải quyết hậu quả. Phóng viên Tạp chí Ngân hàng đã có cuộc trao đổi với ông Keita Matsunami - Tổng Giám đốc Ngân hàng Mizuho tại Việt Nam về những bài học từ bong bóng bất động sản ở Nhật Bản những năm 1980 và 1990 cũng như ý nghĩa đối với Việt Nam.
Tín dụng và chính sách tín dụng bất động sản trong bối cảnh mới
Tín dụng và chính sách tín dụng bất động sản trong bối cảnh mới
09/03/2023 4.832 lượt xem
Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao đã có nhận định: "Thị trường bất động sản (BĐS), trong đó có thị trường quyền sử dụng đất phát triển tương đối nhanh; thể chế, chính sách phát triển thị trường BĐS và chính sách tài chính trong lĩnh vực đất đai từng bước được hoàn thiện…".
Xây nhà ở cho công nhân khu công nghiệp: Chìa khóa nào?
Xây nhà ở cho công nhân khu công nghiệp: Chìa khóa nào?
20/02/2023 4.264 lượt xem
Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan bộ, ngành tháo gỡ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng và tạo điều kiện cho người lao động trong khu công nghiệp có nhà ở.
Nhu cầu về nhà ở tăng, giá chung cư tại các đô thị lớn khó hạ nhiệt
Nhu cầu về nhà ở tăng, giá chung cư tại các đô thị lớn khó hạ nhiệt
10/02/2023 4.217 lượt xem
Theo Bộ Xây dựng, dự báo nhu cầu về nhà ở giai đoạn 2021 -2030 sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt tại khu vực đô thị. Trong bối cảnh nhu cầu tăng nhưng nguồn cung của các dự án nhà ở còn hạn chế, giá căn hộ chung cư tại các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM khó có thể “hạ nhiệt”.
Việt Nam nằm trong 3 điểm sáng thu hút đầu tư bất động sản của châu Á
Việt Nam nằm trong 3 điểm sáng thu hút đầu tư bất động sản của châu Á
11/01/2023 4.724 lượt xem
Cùng với Việt Nam, Singapore và Nhật Bản là địa chỉ hút vốn đầu tư ngoại trong năm 2022, trong đó phân khúc văn phòng là điểm chung của 3 quốc gia này khi nhiều công ty đa quốc gia muốn đặt văn phòng đại diện tại đây…
Kiểm soát rủi ro với tín dụng bất động sản: Đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng
Kiểm soát rủi ro với tín dụng bất động sản: Đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng
19/12/2022 6.390 lượt xem
Trong điều hành tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) tập trung vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là những lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro như cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, bất động sản; khuyến khích tập trung nguồn vốn vào phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản
Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản
15/12/2022 5.919 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1164/CĐ-TTg ngày 14/12/2022 về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở.
Án lệ số 43/2021/AL và bình luận về thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở
Án lệ số 43/2021/AL và bình luận về thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở
20/10/2022 8.880 lượt xem
Thời điểm chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản là thời điểm xác định được chủ sở hữu của tài sản hoặc người được sử dụng tài sản. Quy định hiện hành có nội dung đề cập đến thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

66.450

67.050

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

66.450

67.050

Vàng SJC 5c

66.450

67.070

Vàng nhẫn 9999

55.600

56.550

Vàng nữ trang 9999

55.600

56.650


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23,290 23,660 24,463 25,833 28,475 29,689 164.04 173.66
BIDV 23,345 23,645 24,640 25,823 28,589 29,852 164.82 173.61
VietinBank 23,232 23,652 24,706 25,841 28,825 29,835 165.1 173.05
Agribank 23,285 23,645 24,701 25,701 28,715 29,544 166.24 173.05
Eximbank 23,270 23,650 24,760 25,434 28,812 29,596 166.31 170.84
ACB 23,200 23,700 24,766 25,391 28,946 29,558 165.95 170.31
Sacombank 23,280 23,683 24,902 25,415 29,011 29,518 166.42 171.98
Techcombank 23,312 23,656 24,501 25,826 28,441 29,726 161.77 174.06
LPBank 23,290 23,890 24,739 26,073 28,836 29,778 163.78 175.23
DongA Bank 23,350 23,680 24,750 25,440 28,810 29,600 163.9 171.2
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
0,50
0,50
0,50
4,60
4,70
4,80
6,40
6,60
6,80
6,90
Sacombank
-
-
-
-
5,30
5,40
5,50
7,30
7,40
7,60
7,90
Techcombank
0,10
-
-
-
5,40
5,40
5,40
7,10
7,10
7,10
7,10
LPBank
-
0,20
0,20
0,20
5,00
5,00
5,00
7,30
7,30
7,70
8,00
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
5,50
5,50
5,50
7,90
7,95
8,00
8,30
Agribank
0,30
-
-
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,00
Eximbank
0,20
0,50
0,50
0,50
5,50
5,50
5,50
6,30
6,60
7,10
7,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?