admin APEC 2017 ưu tiên thúc đẩy hoàn thành Mục tiêu Bogor
19/06/2017 1.964 lượt xem
(Chinhphu.vn) - Thúc đẩy hoàn thành các Mục tiêu Bogor là một trong những ưu tiên quan trọng của APEC trong năm nay.
 
Năm APEC 2017 diễn ra trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có những biến động phức tạp. Chủ nghĩa bảo hộ đã trỗi dậy ở một số nền kinh tế thành viên và đang trở thành rào cản đối với quá trình tự do hóa thương mại và liên kết kinh tế trong khu vực. Trong khi đó, thời hạn hoàn thành các Mục tiêu Bogor đang tới rất gần. Do vậy, thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu này đã trở thành một trong những ưu tiên quan trọng của APEC trong năm nay.
Thách thức của APEC
Năm 1994, tại Hội nghị Cấp cao ở Bogor (Indonesia), các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua Tuyên bố chung; trong đó đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng về tự do hóa thương mại và đầu tư. Các mục tiêu đó, thường được biết đến với tên gọi “Mục tiêu Bogor”, đã trở thành một trong những định hướng quan trọng cho sự hợp tác giữa các nền kinh tế APEC trong hơn 2 thập kỷ qua và đưa APEC trở thành một khu vực tự do hóa thương mại, đầu tư hàng đầu trên thế giới.
Trong hành trình theo đuổi Mục tiêu Bogor, APEC đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng về tự do hoá thương mại và đầu tư, thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau. Theo “Báo cáo đánh giá giữa kỳ về tiến độ thực hiện Mục tiêu Bogor” được APEC công bố năm 2016, mức độ tự do hoá thương mại và đầu tư, mở cửa thị trường hiện nay của APEC đã vượt xa rất nhiều so với thời điểm Mục tiêu Bogor được đưa ra.
Thứ nhất, về mở cửa thị trường, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của thương mại hàng hoá trong giai đoạn 1994-2014 lên tới 7,8%. Thương mại nội khối đã tăng gấp 4 lần trong giai đoạn này. Mức thuế MFN bình quân trong khu vực APEC giảm đến một nửa, từ 11% vào năm 1996 xuống còn 5,5% vào năm 2014. Số lượng dòng hàng hưởng thuế suất 0% trong APEC tăng từ 27,3% vào năm 1996 lên mức 45,4% năm 2014.
Ngoài ra, APEC cũng đạt được thành tích nổi bật về thuận lợi hoá thương mại với số ngày thông quan hàng hóa đã giảm xuống một cách rõ rệt. Lĩnh vực logistics được cải thiện nhờ cơ sở hạ tầng được nâng cấp. Mức độ mở cửa cao về thương mại và đầu tư cũng như chú trọng tạo thuận lợi cho thương mại đã đưa APEC trở thành một trong những khu vực năng động nhất thế giới, đóng góp quan trọng cho sự thịnh vượng chung của khu vực, góp phần xoá đói giảm nghèo và tạo thêm công ăn việc làm cho nhân dân.
Thứ hai, mức độ tự do hoá sâu rộng của APEC còn thể hiện ở sự gia tăng nhanh chóng các hiệp định thương mại tự do (FTA) và các hiệp định thương mại khu vực (RTA). Nói cách khác, APEC chính là chất xúc tác cho ra đời rất nhiều hiệp định thương mại. Trong giai đoạn 1996-2015, số lượng các FTA/RTA đi vào thực thi trong APEC tăng từ 22 lên 152, với 61 hiệp định được ký kết giữa các thành viên APEC.
Thứ ba, APEC có thể xem là "vườn ươm" cho những sáng kiến, những ý tưởng về hội nhập gắn với phát triển. APEC là nơi để các nền kinh tế thành viên thử nghiệm, thúc đẩy những ý tưởng về tự do hoá, thậm chí cả những nội dung gai góc, gặp nhiều trở ngại tại các khuôn khổ đa phương.
Thêm vào đó, mặc dù là một diễn đàn kinh tế nhưng trong khuôn khổ APEC, việc các lãnh đạo, quan chức các nền kinh tế thành viên đối thoại với nhau đã góp phần vào việc bảo đảm ổn định an ninh chính trị của khu vực, hướng tới mục tiêu vì sự thịnh vượng chung. Có thể nói, Mục tiêu Bogor là yếu tố truyền cảm hứng và đưa APEC đến được với vị trí và uy tín hiện nay.
Mặc dù vậy, các thành viên APEC đang đứng trước những thách thức không nhỏ để hoàn thành Mục tiêu Bogor đúng hạn trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu hiện khác xa so với thời điểm các nhà lãnh đạo APEC đề ra Mục tiêu Bogor.
Kinh tế toàn cầu đang phục hồi chậm chạp sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến thương mại khu vực tăng trưởng chậm lại. Những kết quả tích cực về xoá bỏ hàng rào thuế quan nay bị ảnh hưởng bởi làn sóng bảo hộ gia tăng và áp dụng các biện pháp phi thuế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.
Mức độ tự do hoá giữa các thành viên cũng như giữa các ngành còn chênh lệch. Tỷ lệ nghèo đói giảm xuống nhưng tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (4,8% vào năm 2014), khiến xu thế phản đối toàn cầu hoá và hoài nghi những lợi ích của tự do thương mại đang trỗi dậy.
Vai trò của Việt Nam
Với vai trò chủ nhà của Năm APEC 2017, Việt Nam tiếp tục đưa việc đẩy nhanh hoàn thành Mục tiêu Bogor là một trong những ưu tiên quan trọng trong chương trình nghị sự của Diễn đàn này.
Việt Nam đang tích cực cùng các thành viên triển khai những sáng kiến nhằm giải quyết những rào cản tồn tại được nêu ra trong“Báo cáo đánh giá giữa kỳ về tiến độ thực hiện Mục tiêu Bogor”, hướng tới thực hiện thành công các Mục tiêu Bogor vào năm 2020.
Đây sẽ là nền tảng quan trọng để APEC xây dựng và định hình tương lai hợp tác sau năm 2020, tập trung vào những mục tiêu rộng hơn tự do hoá thương mại và đầu tư để ứng phó hiệu quả hơn với những thách thức mà bối cảnh mới đã và đang đặt ra như tăng trưởng bền vững, bao trùm, sáng tạo, thương mại điện tử…
Bên cạnh đó, để APEC có thể kiên định các Mục tiêu Bogor, cần ý chí chính trị vững vàng của các nhà lãnh đạo APEC cũng như niềm tin, sự đồng thuận giữa các nhóm trong xã hội như doanh nghiệp, người lao động, người dân… về những lợi ích của tự do thương mại, mà quan trọng nhất là động lực của tăng trưởng và ổn định đã phần nào được chứng thực trong hơn hai thập kỷ qua.

Theo Báo Điện tử Chính phủ
 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Chương trình giao lưu thể thao chào mừng kỷ niệm 73 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam thành công tốt đẹp
Chương trình giao lưu thể thao chào mừng kỷ niệm 73 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam thành công tốt đẹp
12/05/2024 52 lượt xem
Thực hiện chương trình công tác toàn khóa và chương trình công tác năm 2024 của Ban Chấp hành Công đoàn Cơ quan Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Trung ương; nhằm tổ chức các hoạt động thiết thực chào mừng các ngày lễ kỷ niệm trong tháng 5 lịch sử (Ngày Quốc tế Lao động 1/5, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 73 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam và 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), ngày 11/5/2024, tại Hà Nội, Công đoàn Cơ quan NHNN Trung ương tổ chức Chương trình giao lưu thể thao năm 2024 dành cho đoàn viên, người lao động với mục đích nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, động viên đoàn viên, người lao động tích cực rèn luyện sức khỏe.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam:  Hành trình 30 năm chung khát vọng - bền gắn kết
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: Hành trình 30 năm "chung khát vọng - bền gắn kết"
11/05/2024 93 lượt xem
Chiều 10/5/2024, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (14/5/1994 - 14/5/2024). Đây là dấu mốc trọng đại, có ý nghĩa đặc biệt trên hành trình trưởng thành của VNBA cũng như các tổ chức hội viên.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú làm việc với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD)
Phó Thống đốc Đào Minh Tú làm việc với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD)
11/05/2024 91 lượt xem
Sau khi tham dự Hội nghị Thường niên lần thứ 57 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú làm đã có buổi làm việc với các lãnh đạo cấp cao của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại trụ sở của AFD.
Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới
Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới
10/05/2024 103 lượt xem
Ngày 10/5/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới (Nghị quyết số 41-NQ/TW)
Lễ ra mắt Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Lễ ra mắt Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
10/05/2024 162 lượt xem
Ngày 8/5/2024 tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng (HVNH) tổ chức Lễ ra mắt Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng.
Giải pháp mở rộng kết nối và xây dựng hệ sinh thái ngân hàng số tại Việt Nam
Giải pháp mở rộng kết nối và xây dựng hệ sinh thái ngân hàng số tại Việt Nam
09/05/2024 225 lượt xem
Nằm trong Sự kiện chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024, chiều 08/5/2024, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Tiến Dũng đã chủ trì Hội thảo: “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”.
Ngành Ngân hàng quyết tâm tiên phong, nâng cao hiệu quả chuyển đổi số
Ngành Ngân hàng quyết tâm tiên phong, nâng cao hiệu quả chuyển đổi số
08/05/2024 429 lượt xem
Sáng 08/5/2024, tại Hà Nội, đã diễn ra Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”. Sự kiện do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì; Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán NHNN, Vụ Truyền thông NHNN phối hợp tổ chức. Đây là sự kiện lớn nhất trong năm 2024 liên quan đến chuyển đổi số của ngành Ngân hàng; khẳng định sự quyết tâm của ngành Ngân hàng trong triển khai hiệu quả các nhiệm vụ.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tham dự Hội nghị Thường niên Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lần thứ 57
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tham dự Hội nghị Thường niên Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lần thứ 57
07/05/2024 324 lượt xem
Trong thời gian từ ngày 02 - 05/5/2024, Đoàn Việt Nam do Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Thường niên lần thứ 57 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức tại Tbilisi, Georgia. Tham gia đoàn Việt Nam có đại diện các đơn vị liên quan của NHNN, Bộ Tài chính và Lãnh đạo một số ngân hàng thương mại.
Mường Phăng  - Vùng đất cách mạng ngày ấy và bây giờ
Mường Phăng - Vùng đất cách mạng ngày ấy và bây giờ
07/05/2024 341 lượt xem
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, những ngày này, Nhân dân cả nước đều hướng về vùng đất Điện Biên lịch sử, nơi ghi dấu ấn Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của quân và dân ta khiến cả thế giới sửng sốt, khâm phục!
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

88.500

90.800

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

88.500

90.800

Vàng SJC 5c

88.500

90.820

Vàng nhẫn 9999

74.300

76.000

Vàng nữ trang 9999

74.200

75.200


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,127 25,457 26,616 28,075 31,023 32,342 160.12 169.47
BIDV 25,157 25,457 26,757 27,987 31,089 32,385 160.72 169.18
VietinBank 25,173 25,457 26,857 27,946 31,480 32,490 161.8 169.75
Agribank 25,150 25,457 26,797 28,111 31,196 32,369 161.56 169.75
Eximbank 25,110 25,190 26,880 26,961 31,400 31,463 162.35 162.84
ACB 25,130 25,457 26,942 27,645 31,531 32,225 161.93 167.32
Sacombank 25,142 25,457 27,058 27,818 31,602 32,320 163.01 168.04
Techcombank 25,162 25,457 26,704 28,055 31,105 32,428 158.36 170.76
LPBank 24,927 25,457 26,593 28,097 31,455 32,399 160.61 171.84
DongA Bank 25,190 25,457 26,960 27,670 31,420 32,300 160.40 167.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,30
3,60
4,30
4,40
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,10
2,10
2,30
3,40
3,45
4,30
4,30
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
2,90
3,10
3,20
4,00
4,00
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?