Cần thiết lập các chính sách và quy định mới nhằm phát triển thị trường tài chính, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện và tăng trưởng bền vững
06/08/2022 1.249 lượt xem
Từ năm 2014, Diễn đàn Toàn cầu về Bảo vệ người tiêu dùng tài chính đã trở thành sự kiện thường niên do Học viện Quốc tế về người tiêu dùng tài chính (IAFICO) tổ chức.

Tiếp nối thành công của những năm trước, trong hai ngày 04 - 05/8/2022, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng (HVNH) phối hợp với IAFICO và Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UEB) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Bảo vệ người tiêu dùng tài chính và phát triển bền vững”. PGS., TS. Đỗ Thị Kim Hảo - Phó Giám đốc phụ trách HVNH dự và phát biểu khai mạc. Tham dự Hội thảo còn có lãnh đạo một số đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đông đảo các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học đang công tác tại các trường đại học trong nước. Hội thảo có sự tham dự của các diễn giả chính là những chuyên gia đến từ các nước có nền kinh kế hàng đầu trên thế giới như Anh, Mỹ, Hàn Quốc… trình bày và chia sẻ những nghiên cứu mới nhất.
 

PGS., TS. Đỗ Thị Kim Hảo - Phó Giám đốc phụ trách HVNH phát biểu khai mạc Hội thảo
 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS., TS. Đỗ Thị Kim Hảo - Phó Giám đốc phụ trách HVNH nhấn mạnh, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã kéo theo sự gia tăng của số hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Sự chuyển đổi kỹ thuật số, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19 đã mang đến cho người dùng nhiều sản phẩm và dịch vụ mới khác nhau như dịch vụ tài chính trực tuyến và di động, ngân hàng kỹ thuật số, ví điện tử, tiền điện tử…, có thể mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng tài chính. Những kết quả tích cực này bao gồm khả năng tiếp cận và lựa chọn nhiều hơn các sản phẩm và dịch vụ có sẵn với chi phí thấp hơn, tốc độ và sự tiện lợi được mở rộng. Tuy nhiên, công nghệ mới cũng đi kèm với những rủi ro mới bao gồm các hình thức trộm cắp hoặc gian lận mới được thực hiện trực tuyến, vi phạm dữ liệu, thiếu quyền riêng tư và các sự cố an ninh mạng. Những rủi ro này phần lớn là do sai sót của các tổ chức tài chính - công nghệ gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi của người tiêu dùng, các chính sách, quy định hiện hành về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tài chính còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu và điều tra vấn đề bảo vệ người tiêu dùng tài chính là thực sự cần thiết, để có thể đưa ra nhiều khuyến nghị hơn. Từ đó, điều quan trọng là các nhà hoạch định chính sách phải thiết lập các chính sách và quy định mới về hoạt động tài chính nhằm góp phần phát triển thị trường tài chính, thúc đẩy tài chính toàn diện và tăng trưởng kinh tế.

PGS., TS. Đỗ Thị Kim Hảo cho biết, Hội thảo năm nay được tổ chức khi tài chính toàn diện tiếp tục phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc tiếp cận tài chính của người tiêu dùng vẫn còn nhiều thách thức, điều này cho thấy sự cần thiết phải có các quy định để bảo vệ người tiêu dùng tài chính và duy trì sự ổn định tài chính. Một khuôn khổ bảo vệ người tiêu dùng tài chính hiệu quả sẽ giúp mở rộng khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, từ đó thúc đẩy việc ra quyết định tài chính tốt nhất.

Năm 2022, đánh dấu là năm thứ 9 của Diễn đàn Toàn cầu về Bảo vệ người tiêu dùng tài chính, Việt Nam được chọn là nước chủ nhà. Mục tiêu của Hội thảo năm nay là tạo ra một diễn đàn học thuật cho các học giả, nhà nghiên cứu và nhà quản lý thảo luận về các vấn đề trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng tài chính. 

Các bài trình bày tại phiên chính của Hội thảo bàn luận về các vấn đề liên quan đến việc tạo điều kiện cần thiết để mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, tạo điều kiện cho họ có đầy đủ thông tin để đưa ra quyết định sử dụng các dịch vụ tài chính một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.

Trình bày tham luận tại phiên chính của Hội thảo với chủ đề: “Những xu hướng toàn cầu trong chính sách hiểu biết về tài chính: Tập trung vào hai thay đổi trong thời gian gần đây”, Giáo sư Adele Atkinsons đến từ Đại học Birmingham (Anh) gợi ý rằng: (i) Cần tiếp tục quan tâm đến vai trò của giáo dục, thông tin và hướng dẫn về kiến thức tài chính cho người tiêu dùng, nhưng cũng cần có những thay đổi nhỏ ở cấp chính sách; (ii) Chú trọng hơn nữa vào cải thiện mức độ sức khỏe tài chính của người dân; (iii) Các nhà hoạch định chính sách thừa nhận rằng sức khỏe tài chính có liên quan nhiều hơn đến sự hiểu biết hoặc khả năng tài chính (điều này có thể dẫn đến việc tập trung rộng rãi hơn vào việc phối hợp hoạch định chính sách); (iv) Số hóa cũng đã tác động đến đời sống tài chính của mọi người, trong khi nó vẫn chưa được thảo luận rộng rãi vì ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tài chính, rõ ràng là các chính sách được thiết kế để cải thiện kiến thức tài chính kỹ thuật số sẽ có một vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng tài chính trong tương lai; (v) Tập trung học thuật nhiều hơn vào các chủ đề này có thể giúp các nhà hoạch định chính sách đạt được tiến bộ.
 

Toàn cảnh Hội thảo
 
Với tham luận “Bảo vệ người tiêu dùng tài chính trong thời đại chuyển đổi số - Một số vấn đề đặt ra và hàm ý chính sách cho Việt Nam”, TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia nêu một số khuyến nghị sau: Một là, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng tài chính cho cả dịch vụ tài chính truyền thống và kỹ thuật số (sửa đổi Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh Bảo hiểm, Luật Chứng khoán); hai là, về mô hình giám sát: Tiếp tục theo cách tiếp cận theo ngành, nhưng các giám sát viên liên quan nên thành lập một bộ phận chuyên trách; nên ban hành một khuôn khổ điều phối chung; ba là, áp dụng chương trình giáo dục tài chính quốc gia như một phần của chiến lược tài chính toàn diện.

TS. Phạm Bảo Khánh - Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trình bày tham luận: “Hiểu biết tài chính và tài chính toàn diện từ góc độ của người bảo biểm tiền gửi” đề cập đến vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong tài chính toàn diện và hiểu biết tài chính; qua đó, nêu một số hàm ý chính sách như sau: (i) Giáo dục tài chính cho người gửi tiền và người gửi tiền tiềm năng nên là một phần việc của nâng cao nhận thức cộng đồng của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; (ii) Cần có một cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan trong lĩnh vực giáo dục tài chính; (iii) Các giao dịch viên ngân hàng cần có chứng chỉ về bảo vệ người tiêu dùng tài chính và hiểu biết về tài chính.
 
 

Các đại biểu, diễn giả tham gia Hội thảo chụp hình lưu niệm
 
Tại Hội thảo, các diễn giả tập trung vào các vấn đến lớn như: (1) Thực tiễn bảo vệ người tiêu dùng tài chính trên thế giới (thực trạng bảo vệ quyền lợi khách hàng; minh bạch thông tin sản phẩm, dịch vụ tài chính; khung khổ pháp lý; fintech và các ảnh hưởng tới người tiêu dùng tài chính như đại dịch Covid-19, các quỹ tài chính xã hội, quỹ bền vững…); (2) Kinh nghiệm và thông lệ quốc tế về khung khổ pháp lý quy định việc bảo vệ người tiêu dùng; (3) Đề xuất các khuyến nghị và giải pháp chính sách phù hợp nhằm tăng cường bảo vệ người tiêu dùng tài chính tại Việt Nam.

Hội thảo đã thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhà khoa học trong nước và quốc tế. Mặc dù vẫn còn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, Hội thảo đã nhận được gần 100 bài nghiên cứu giá trị gửi về từ các nhà khoa học trong nước và các quốc gia trên thế giới. Ban Tổ chức đã phản biện và lựa chọn được 56 bài viết có chất lượng để đăng trong Kỷ yếu Hội thảo và mời đến trình bày trong 10 phiên thảo luận song song về các chủ đề liên quan đến vấn đề bảo vệ người tiêu dùng tài chính; với sự chủ trì của các nhà khoa học hàng đầu được mời đến tham dự.

XM
 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
CIC tổ chức Hội nghị triển khai Thông tư 15/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
CIC tổ chức Hội nghị triển khai Thông tư 15/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
26/04/2024 43 lượt xem
Ngày 26/4/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hội nghị triển khai Thông tư 15/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của NHNN (Thông tư 15).
Quyết tâm hoàn thành sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp, không làm thay, không đùn đẩy trách nhiệm
Quyết tâm hoàn thành sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp, không làm thay, không đùn đẩy trách nhiệm
26/04/2024 84 lượt xem
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh tinh thần "Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp. Khó khăn ở cấp nào, cấp đó phải xử lý, không làm thay, không đùn đẩy trách nhiệm".
Tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng”
Tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng”
25/04/2024 125 lượt xem
Ngày 25/4/2024, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng”. Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã công bố các giải thưởng chung cuộc dành cho các cá nhân đạt thành tích xuất sắc nhất và các tập thể tham gia tích cực nhất.
Công bố sự kiện chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”
Công bố sự kiện chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024: "Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”
25/04/2024 146 lượt xem
Ngày 25/4/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức họp báo thông tin về sự kiện chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. Đồng chí Hoàng Thanh Nhàn - Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng, đồng chí Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán và đồng chí Đoàn Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, NHNN đồng chủ trì buổi họp báo.
Vốn luôn sẵn sàng cho doanh nghiệp xuất khẩu
Vốn luôn sẵn sàng cho doanh nghiệp xuất khẩu
25/04/2024 89 lượt xem
Ngày 25/4/2024, Báo Người Lao Động tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 với chủ đề "Gỡ khó về vốn và thị trường cho doanh nghiệp xuất khẩu". Diễn đàn được tổ chức trực tiếp tại Tòa soạn Báo Người Lao Động (tòa nhà 123 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh) kết hợp hình thức trực tuyến. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú cùng đại diện lãnh đạo một số Vụ, Cục liên quan của NHNN tham dự trực tuyến tại trụ sở NHNN.
Chuyển đổi số là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
25/04/2024 129 lượt xem
Ngày 24/4/2024, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã tổ chức phiên họp lần thứ 8 với trọng tâm thảo luận về phát triển kinh tế số. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp và phiên họp này kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở các bộ, ban, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục đấu thầu bán vàng miếng sáng thứ Năm ngày 25/4/2024
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục đấu thầu bán vàng miếng sáng thứ Năm ngày 25/4/2024
24/04/2024 79 lượt xem
Nhằm tiếp tục thực hiện quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về triển khai ngay các giải pháp bình ổn thị trường vàng để xử lý tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC vào ngày 25/04/2024 (Thứ Năm).
WB: Kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng trưởng
WB: Kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng trưởng
24/04/2024 142 lượt xem
Theo Báo cáo cập nhật kinh tế 6 tháng Điểm lại mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4, Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau, với dự báo tăng trưởng sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6,0% vào năm 2025.
Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể
Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể
23/04/2024 218 lượt xem
Ngày 23/4/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể”...
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

Vàng SJC 5c

81.000

83.520

Vàng nhẫn 9999

74.200

76.100

Vàng nữ trang 9999

74.000

75.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,145 25,485 26,411 27,860 30,670 31,974 159.56 168.87
BIDV 25,185 25,485 26,528 27,748 30,697 31,977 159.6 168
VietinBank 25,160 25,485 26,651 27,946 31,096 32,106 161.07 169.02
Agribank 25,180 25,485 26,599 27,900 30,846 32,001 160.64 168.67
Eximbank 25,160 25,485 26,632 27,531 30,915 31,959 161.35 166.79
ACB 25,190 25,485 26,768 27,476 31,178 31,876 161.53 166.97
Sacombank 25,250 25,485 26,880 27,440 31,315 31,817 162.5 167.51
Techcombank 25,228 25,485 26,523 27,869 30,720 32,037 157.83 170.27
LPBank 24,943 25,485 26,344 27,844 31,044 31,948 159.37 170.59
DongA Bank 25,250 25,485 26,760 27,440 31,070 31,920 159.80 166.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?