admin Yêu cầu cấp bách mở cửa lại nền kinh tế
22/09/2021 7.008 lượt xem
Sản xuất của các trung tâm công nghiệp phía nam sụt giảm 10,9%- 49,2% trong thời điểm tăng cường giãn cách xã hội. Cộng đồng doanh nghiệp đang đứng trước thời khắc sinh-tử, đòi hỏi phải có những chuyển biến cơ bản trong công tác thực hiện “mục tiêu kép”.



Sản xuất tại công ty may Đáp Cầu (Bắc Ninh). (Ảnh: Thanh Hải)
 

Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu đặc tả về tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại, dịch vụ của các tỉnh, thành phố tập trung nhiều khu công nghiệp lớn nhất của cả nước là TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai trong thời điểm bùng phát làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư.

Nhiều chỉ số kinh tế giảm mạnh

Các số liệu cho thấy sản xuất công nghiệp của ba địa phương này sụt giảm nghiêm trọng tháng 8 và tám tháng đầu năm 2021.

Chịu ảnh hưởng lớn nhất là TP Hồ Chí Minh. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 8 giảm 22,4% so tháng trước và giảm 49,2% so cùng kỳ. Trong đó ngành công nghiệp khai khoáng giảm 49,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 22,9%; sản xuất và phân phối điện giảm 9,9%; cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 6,7%.

Tính chung tám tháng năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn Thành phố giảm 6,6% so cùng kỳ năm trước do chịu ảnh hưởng mạnh của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư. Nhiều nhà máy phải giảm công suất hoặc dừng hoạt động để chống dịch; nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất bị gián đoạn, thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước và quốc tế gặp nhiều khó khăn.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 giảm 15,9% so với tháng trước và giảm 59,4% so cùng kỳ. Tính chung tám tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 10,6% so cùng kỳ.

Tại tỉnh Đồng Nai, hiện chỉ có 967 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất đảm bảo theo quy định về “3 tại chỗ”. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 giảm 0,72% so tháng trước và giảm 20,86% so cùng kỳ, mức giảm mạnh nhất thuộc về ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Tính chung tám tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tám tháng giảm nhẹ 0,43% so cùng kỳ. Trong đó, các ngành sản xuất và phân phối điện, ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải vẫn tăng khá.

Về hoạt động thương mại, dịch vụ, do thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CP-TTg nên đã ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của chuỗi cung ứng, bán lẻ trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với các kênh bán lẻ truyền thống.

Sở Công thương Đồng Nai đã triển khai các kênh bán hàng thay thế chợ truyền thống, điểm trung chuyển, tập kết hàng hóa nhằm tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân với giá bình ổn, được niêm yết giá rõ ràng. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh khó khăn nên doanh thu bán lẻ tháng 8 của tỉnh Đồng Nai giảm 14,1% so với tháng trước và giảm 15,6% so cùng kỳ.

Tương tự, hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Bình Dương cũng chậm lại và giảm so với tháng trước. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.885 doanh nghiệp đã đăng ký thực hiện theo phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” cho 272.851 lao động, trong đó có 284 doanh nghiệp tạm ngưng và chưa triển khai vì có F0 trong công ty.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 của tỉnh Bình Dương ước tính giảm 10,9% so với tháng trước và giảm 12,6% so cùng kỳ. Đa số các ngành sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tháng 8 đều giảm so với tháng trước, các doanh nghiệp không tổ chức đủ chổ ở cho công nhân, thiếu nguyên liệu sản xuất.

Tuy nhiên, lũy kế tám tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp của Bình Dương ước tính tăng 4,3% so với cùng kỳ, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,4%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 9,2%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,8%.

Về hoạt động thương mại, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 của tỉnh Bình Dương giảm 2,6% so tháng trước và giảm 19,2% so cùng kỳ. Tính chung tám tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính tăng 2,8% so cùng kỳ năm trước.

Yêu cầu phục hồi kinh tế đang đặt ra cấp bách

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, diễn biến dịch Covid-19 ở Việt Nam đang ở vào thời kỳ khắc nghiệt, tập trung chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Bên cạnh những thiệt hại về y tế do đại dịch gây ra, nhiều địa phương sử dụng các “công cụ” phòng, chống dịch một cách bất cập như cấp giấy đi đường; phong tỏa diện rộng, giãn cách kéo dài... là nguyên nhân khiến nền kinh tế chịu những thiệt hại không đáng có.

“Đành rằng bản thân dịch bệnh đã gây thiệt hại về người và tài sản. Nhưng nếu các địa phương tạo thuận lợi hơn cho lưu thông hàng hóa an toàn; tạo cơ hội cho người dân di chuyển an toàn; vì dịch bệnh mà áp dụng các biện pháp, công cụ quản lý thuận lợi hơn, an toàn hơn, dễ tuân thủ hơn cho người dân và doanh nghiệp, chắc chắn thiệt hại sẽ giảm đi nhiều”, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung nói.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung kiến nghị thay đổi chiến dịch chống dịch từ biện pháp cách ly và xóa bỏ hoàn toàn F0 sang chấp nhận vẫn có dịch ở mức không phải đại dịch. Đồng thời, tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý nhà nước và cuộc sống của người dân một cách thích ứng và an toàn phù hợp với mức độ dịch bệnh.

Bỏ phong tỏa, giảm giãn cách, mở dần từng bước hoạt động kinh tế và đời sống người dân, nhất là ở vùng tác động nghiêm trọng của dịch bệnh trên cơ sở đáp ứng được hai điều kiện: Đến cuối quý 1/2020, phải đạt được 70-80% dân số trên 18 tuổi được tiêm đủ vaccine; và ban hành các tiêu chí kiếm soát địch bệnh theo các mức độ nguy cơ khác nhau, từ cao, trung bình, đến thấp; chấp nhận thực trạng vẫn có F0 trong cộng đồng;

Xây dựng và áp dụng quy định tiêu chuẩn về an toàn đổi với sản xuất, kinh doanh và giao tiếp xã hội trong từng vùng (vùng xanh, vàng và đỏ), và đối với di chuyển (hành khách, hàng hóa) giữa các vùng; tiêu chuẩn an toàn trong mở cửa vận tải hành khách quốc tế. Nguyên tắc xuyên suốt là không đặt thêm các quy định xin - cho, tạo thêm thủ tục hành chính…

Theo phản ánh của các Hiệp hội doanh nghiệp, cộng đồng sản xuất kinh doanh đang đứng trước bài toán sinh-tử. Nếu chính sách không có sự chuyển biến trong tháng 9 này, nhiều doanh nghiệp sẽ khó trụ lại thị trường.

Lãnh đạo của 14 hiệp hội ngành hàng lớn nhất nước vừa tiếp tục kiến nghị Chính phủ thực hiện chiến lược "Phòng, chống dịch theo điểm" để phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn trong bối cảnh chống dịch mới.

Chiến lược này nhằm quy định thống nhất các tiêu chí, điều kiện phòng chống dịch; trao quyền chủ động trong mô hình và phương thức tổ chức sản xuất cũng như vận hành phòng chống dịch cho các doanh nghiệp; bảo đảm lưu thông, chống ách tắc hàng hóa và từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế.

Chủ tịch các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài hàng đầu tại việt Nam gồm Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam), Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) cũng gửi kiến nghị đến Chính phủ đề xuất chiến lược "Phòng ngừa và kiểm soát đại dịch ở từng khu vực" nhằm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn trong trạng thái chống dịch mới.

Tô Hà

Theo nhandan.vn

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
CIC tổ chức Hội nghị triển khai Thông tư 15/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
CIC tổ chức Hội nghị triển khai Thông tư 15/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
26/04/2024 6 lượt xem
Ngày 26/4/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hội nghị triển khai Thông tư 15/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của NHNN (Thông tư 15).
Quyết tâm hoàn thành sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp, không làm thay, không đùn đẩy trách nhiệm
Quyết tâm hoàn thành sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp, không làm thay, không đùn đẩy trách nhiệm
26/04/2024 69 lượt xem
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh tinh thần "Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp. Khó khăn ở cấp nào, cấp đó phải xử lý, không làm thay, không đùn đẩy trách nhiệm".
Tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng”
Tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng”
25/04/2024 110 lượt xem
Ngày 25/4/2024, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng”. Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã công bố các giải thưởng chung cuộc dành cho các cá nhân đạt thành tích xuất sắc nhất và các tập thể tham gia tích cực nhất.
Công bố sự kiện chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”
Công bố sự kiện chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024: "Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”
25/04/2024 130 lượt xem
Ngày 25/4/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức họp báo thông tin về sự kiện chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. Đồng chí Hoàng Thanh Nhàn - Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng, đồng chí Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán và đồng chí Đoàn Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, NHNN đồng chủ trì buổi họp báo.
Vốn luôn sẵn sàng cho doanh nghiệp xuất khẩu
Vốn luôn sẵn sàng cho doanh nghiệp xuất khẩu
25/04/2024 77 lượt xem
Ngày 25/4/2024, Báo Người Lao Động tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 với chủ đề "Gỡ khó về vốn và thị trường cho doanh nghiệp xuất khẩu". Diễn đàn được tổ chức trực tiếp tại Tòa soạn Báo Người Lao Động (tòa nhà 123 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh) kết hợp hình thức trực tuyến. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú cùng đại diện lãnh đạo một số Vụ, Cục liên quan của NHNN tham dự trực tuyến tại trụ sở NHNN.
Chuyển đổi số là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
25/04/2024 122 lượt xem
Ngày 24/4/2024, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã tổ chức phiên họp lần thứ 8 với trọng tâm thảo luận về phát triển kinh tế số. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp và phiên họp này kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở các bộ, ban, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục đấu thầu bán vàng miếng sáng thứ Năm ngày 25/4/2024
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục đấu thầu bán vàng miếng sáng thứ Năm ngày 25/4/2024
24/04/2024 74 lượt xem
Nhằm tiếp tục thực hiện quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về triển khai ngay các giải pháp bình ổn thị trường vàng để xử lý tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC vào ngày 25/04/2024 (Thứ Năm).
WB: Kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng trưởng
WB: Kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng trưởng
24/04/2024 139 lượt xem
Theo Báo cáo cập nhật kinh tế 6 tháng Điểm lại mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4, Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau, với dự báo tăng trưởng sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6,0% vào năm 2025.
Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể
Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể
23/04/2024 213 lượt xem
Ngày 23/4/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể”...
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

Vàng SJC 5c

81.000

83.520

Vàng nhẫn 9999

74.200

76.100

Vàng nữ trang 9999

74.000

75.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,145 25,485 26,411 27,860 30,670 31,974 159.56 168.87
BIDV 25,185 25,485 26,528 27,748 30,697 31,977 159.6 168
VietinBank 25,160 25,485 26,651 27,946 31,096 32,106 161.07 169.02
Agribank 25,180 25,485 26,599 27,900 30,846 32,001 160.64 168.67
Eximbank 25,160 25,485 26,632 27,531 30,915 31,959 161.35 166.79
ACB 25,190 25,485 26,768 27,476 31,178 31,876 161.53 166.97
Sacombank 25,250 25,485 26,880 27,440 31,315 31,817 162.5 167.51
Techcombank 25,228 25,485 26,523 27,869 30,720 32,037 157.83 170.27
LPBank 24,943 25,485 26,344 27,844 31,044 31,948 159.37 170.59
DongA Bank 25,250 25,485 26,760 27,440 31,070 31,920 159.80 166.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?