Xu hướng nào cho hoạt động ngân hàng bán lẻ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
06/08/2019 10:02 16.788 lượt xem
Thuật ngữ “ngân hàng bán lẻ” có xuất phát từ từ gốc trong tiếng Anh là “Retail banking” bắt đầu được sử dụng phổ biến tại Việt Nam trong khoảng một thập kỷ trở lại đây.
 
1. Tổng quan về hoạt động Ngân hàng bán lẻ 
 
1.1. Khái niệm hoạt động ngân hàng bán lẻ 
 
Thuật ngữ “ngân hàng bán lẻ” có xuất phát từ từ gốc trong tiếng Anh là “Retail banking” bắt đầu được sử dụng phổ biến tại Việt Nam trong khoảng một thập kỷ trở lại đây. Tại Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động ngân hàng bán lẻ và đặc biệt, các ngân hàng và các tổ chức tài chính tại Việt Nam đã và đang tích cực triển khai các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động này. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0, đây là một mảnh đất màu mỡ vẫn cần tiếp tục được khai phá để đưa hoạt động này lên một tầm cao mới.
 
Tính đến thời điểm hiện tại chưa có định nghĩa chính xác về hoạt động ngân hàng bán lẻ. Các quan điểm về hoạt động ngân hàng bán lẻ dựa trên loại hình dịch vụ hoặc đối tượng khách hàng mà các sản phẩm hướng tới. Theo cách hiểu phổ biến nhất, ngân hàng bán lẻ là hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính chủ yếu cho khách hàng là các cá nhân, các hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
 
Bên cạnh đó, có một số nhà nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của công nghệ thông tin trong các sản phẩm ngân hàng cung cấp. Theo các chuyên gia kinh tế của Học viện nghiên cứu Châu Á cho rằng, ngân hàng bán lẻ là cung cấp trực tiếp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh truyền thống hay thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin. 
 
Với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 gắn liền với các thuật ngữ: Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data) hay Block Chain, sự tham gia mạnh mẽ của các tổ chức phi tài chính và các công ty fintech thì có lẽ hoạt động ngân hàng bán lẻ cũng nên được cập nhật theo một quan niệm như sau:
 
Hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ là các hoạt động kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ mạnh mẽ của các ngân hàng, các tổ chức tài chính…, để cung ứng các sản phẩm dịch vụ tài chính và phi tài chính tới từng cá nhân riêng lẻ, hộ gia đình các doanh nghiệp vừa và nhỏ... nhằm gia tăng tối đa các tiện ích cho 
khách hàng…
 
Trong hoạt động ngân hàng bán lẻ có 3 vấn đề mà các ngân hàng và các tổ chức tài chính cần quan tâm: 
 
Thứ nhất, xây dựng kênh phân phối là mối quan tâm lớn của dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
 
Thứ hai, xác định khách hàng và nhu cầu khách hàng thông qua việc tìm hiểu khe hở thị trường. 
 
Thứ ba, kết hợp thương mại và tài chính, các hoạt động tài chính và phi tài chính với nhau trong mối liên 
hệ chung.
 
1.2. Đặc điểm hoạt động ngân hàng bán lẻ 
 
- Đối tượng khách hàng của ngân hàng bán lẻ lớn;
- Kinh doanh ngân hàng bán lẻ bao gồm nhiều món giao dịch với giá trị của mỗi giao dịch không lớn nên chi phí bình quân trên mỗi giao dịch 
khá cao; 
- Kinh doanh ngân hàng bán lẻ luôn cải tiến cho phù hợp với nhu cầu đa dạng và gia tăng của khách hàng với tiến bộ công nghệ; 
- Kinh doanh ngân hàng bán lẻ phục vụ nhu cầu mang tính chất thời điểm. Các dịch vụ mà mọi cá nhân mong muốn ngân hàng cung cấp cho mình chỉ có giá trị trong một thời điểm nhất định; 
- Hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ là hoạt động kinh doanh có lợi thế theo quy mô, đơn giản và có độ rủi ro thấp. 
 
1.3. Phân loại các hoạt động ngân hàng bán lẻ
 
1.3.1. Huy động vốn
 
Hoạt động huy động vốn bán lẻ có các phương thức sau: Huy động vốn bằng hình thức làm trung gian thanh toán cho các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ; nhận tiền gửi của các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ; huy động vốn qua thị trường vốn…
 
1.3.2. Tín dụng bán lẻ
 
Một số hoạt động chính của tín dụng bán lẻ: Cho vay vốn sản xuất kinh doanh; cho vay, mua sắm đầu tư tài sản cố định; cho vay tiêu dùng cá nhân; cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở; cho vay mua ô tô; cho vay du học; cho vay theo thẻ tín dụng; cho vay 
trả góp...
 
1.3.3. Một số các sản phẩm dịch vụ của hoạt động kinh doanh ngân bán lẻ khác như: Thanh toán hóa đơn; sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán chéo; sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử; dịch vụ thẻ; dịch vụ chi trả kiều hối; dịch vụ ngân quỹ; dịch vụ quản lý tài sản (cho thuê két)…
 
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ 
 
2.1. Nhân tố khách quan
 
- Nhân tố thuộc về chính sách, thể chế
 
Các chính sách điều hành kinh tế, đặc biệt là các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, của các cơ quan quản lý nhà nước sẽ tác động một cách trực tiếp đến hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh ngân  hàng bán lẻ nói riêng. Trong các chính sách kinh tế vĩ mô thì hai chính sách quan trọng nhất, tác động mạnh nhất đến hoạt động ngân hàng đó là: Chính sách tài chính và chính sách tiền tệ.
 
- Nhân tố thuộc về yếu tố kinh tế
 
Hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung cũng như hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ nói riêng đều chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế toàn cầu và của mỗi nước. Tùy theo tình hình phát triển của nền kinh tế mà hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ có những chiều hướng phát triển khác nhau.
 
- Nhân tố thuộc về yếu tố xã hội
 
Nhân tố xã hội là một trong những nhân tố khá quan trọng tác động đến hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ nói riêng. Trong các nhân tố xã hội thì các nhân tố: Quy mô dân số, phân bố dân số, trình độ dân trí, lực lượng lao động, thu nhập bình quân đầu người là các nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh này.
 
- Đối thủ cạnh tranh 
 
Đối thủ cạnh tranh là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chiến lược và sách lược của ngân hàng để cạnh tranh thị phần khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới khác biệt. Bên cạnh đó, đối thủ cạnh tranh là một nguồn thông tin có giá trị được các nhà quản trị ngân hàng sử dụng để hỗ trợ cho việc ra quyết định liên quan đến phát triển sản phẩm. 
 
2.2. Nhân tố chủ quan
 
- Năng lực quản trị điều hành và nguồn nhân lực chất lượng cao 
 
Sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ phải gắn liền với năng lực quản trị điều hành của mỗi ngân hàng để đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển ổn định, an toàn, bền vững và tự kiểm soát được. Muốn vậy các cán bộ quản trị, điều hành ngân hàng không chỉ biết tuân thủ các quy định của pháp luật mà phải có kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ ngân hàng, phải biết phân tích đánh giá các rủi ro có thể có của mỗi loại hình dịch vụ, xu hướng phát triển của mỗi loại nghiệp vụ… để có các biện pháp dự phòng và bước đi thích hợp. 
 
- Nhân tố công nghệ
 
Nhân tố công nghệ là một nhân tố hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ bởi để đưa các sản phẩm dịch vụ mới tiếp cận được với một khối lượng khách hàng lớn tại các địa bàn khác nhau thì yếu tố công nghệ là yếu tố không thể bỏ qua nhằm mang lại sự hài lòng nhất cho khách hàng và hiệu quả cao nhất ngân hàng.
 
- Chính sách khách hàng 
 
Chính sách khách hàng là chính sách mà các ngân hàng áp dụng để thể hiện chiến lược marketing ở cấp độ khách hàng hoặc phân khúc khách hàng, dựa trên những quyết định được đưa ra để phân bổ các nguồn lực hiện có của ngân hàng, mục đích cuối cùng là để cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, từ đó đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng. Thỏa mãn nhu cầu khách hàng, nâng cao sự nhận biết của khách hàng và tạo dựng sự trung thành của khách hàng luôn là điều các ngân hàng cần làm. Do vậy việc xây dựng chính sách khách hàng hợp lý, đủ sức cạnh tranh là việc cần thiết để duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng. 
 
3. Xu hướng nào cho hoạt động ngân hàng bán lẻ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
 
Số hóa trong ngành ngân hàng là xu hướng tất yếu để các ngân hàng tồn tại và phát triển trong thời đại mới trước sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và việc ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ được cung cấp bởi các công ty tài chính công nghệ (Fintech) và các tổ chức phi tài chính. Dưới áp lực phải nâng cao trải nghiệm của khách hàng, tăng trưởng doanh thu và cắt giảm chi phí, các ngân hàng đã buộc phải đẩy mạnh đầu tư chuyển đổi sang kỹ thuật số và tăng cường hợp tác với các tổ chức Fintech và tổ chức phi tài chính để học hỏi và mua lại những công nghệ tài chính mới để cải tiến quy trình vận hành. Theo các tổ chức uy tín nghiên cứu về hoạt động ngân hàng trên thế giới, có mười xu hướng chủ đạo, sẽ dẫn dắt hoạt động ngân hàng bán lẻ trên thế giới trong thời gian tới, cụ thể:
 
3.1. Loại bỏ các yếu tố cản trở việc tiếp cận dịch vụ của khách hàng
 
Ngành ngân hàng đã bàn về "khách hàng làm trung tâm" và “cải thiện trải nghiệm của khách hàng trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng đều gặp khó khăn trong việc tạo sự khác biệt cho hệ thống sản phẩm cũ hoặc tận dụng dữ liệu nội bộ để cung cấp các trải nghiệm số hóa cho khách hàng. Tăng trưởng bền vững dài hạn trong ngành ngân hàng chỉ có thể đạt được với sự quyết liệt từ việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh gắn với tư duy phát triển sản phẩm lấy khách hàng làm trung tâm duy nhất, từ đó hợp lý hóa hơn nữa các chiến lược để nhắm vào thị trường, phân khúc khách hàng mục tiêu, trên cơ sở đó triển khai các giải pháp phù hợp, đó là:
 
(i) Thay đổi mục tiêu của việc triển khai số hóa từ giảm chi phí  thành nâng cao trải nghiệm; 
(ii) Tăng cường phân tích chuyên sâu và phân tích hành vi khách hàng trên máy để cung cấp các sản phẩm mang lại sự trải nghiệm cho khách hàng cá nhân cao nhất; 
(iii) Tạo điều kiện để khách hàng kết nối với ngân hàng trên các kênh mà họ thích vào những thời điểm 
họ muốn; 
(iv) Thay đổi các hoạt động tư vấn và bán hàng từ bị động trở thành chủ động; 
(v) Tham gia xuyên suốt vào quá trình tiêu dùng của khách hàng, từ mở tài khoản đến mua sắm để gắn kết và mở rộng các mối quan hệ.

Sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ phải gắn liền với năng lực quản trị điều hành của mỗi ngân hàng
 
Nhằm tăng cường sự trải nghiệm cũng như giảm bớt các trở ngại trong quá trình tiếp cận dịch vụ, các ngân hàng cần xây dựng các chương trình phân tích khách hàng lớn nhằm xác định các lỗi trong giao dịch với khách hàng. Đồng thời, các ngân hàng phải xây dựng được hệ thống phân tích các dự đoán từ trên xuống đến từng chi tiết theo cam kết thương hiệu thông qua các điểm tương tác trực tuyến và hành vi trực tuyến, với mục tiêu cuối cùng nhằm tạo sự liên kết sâu sắc và bền vững về mang tính con người của khách hàng nhằm di chuyển từ "trải nghiệm khách hàng” thành “trải nghiệm con người”. 
 
Trải nghiệm của khách hàng là kênh nhạy cảm và các trải nghiệm của khách hàng thông qua việc số hóa thì quan trọng hơn những trải nghiệm trực tiếp. Trên thực tế, theo khảo sát gần đây của công ty Dịch vụ thông tin tiếp thị toàn cầu JD Power, các tổ chức ngân hàng lớn nhất đã cải thiện được sự hài lòng của khách hàng nói chung, trong khi các ngân hàng quy mô vừa đã giảm và các ngân hàng nội địa giữ nguyên. Đây là lý do chủ yếu để nâng cao sự hài lòng trên ứng dụng trực tuyến và điện thoại di động.
 
Khi ngành công nghiệp ngân hàng đáp ứng “Thời đại của cá nhân”, dữ liệu lớn và phân tích chuyên sâu sẽ xác định người chiến thắng và người thua cuộc. Điều này là rất quan trọng đối với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng để thực thi cam kết cá nhân để giành chiến thắng trong cuộc chiến có được trải nghiệm của khách hàng một cách tốt nhất. Làm thế nào sự thấu hiểu khách hàng được sử dụng có thể tạo sự khác biệt lớn cho trải nghiệm khách hàng và cuối cùng là đem lợi lợi nhuận của tổ chức. Các thông tin chính xác, phân tích một cách đúng đắn, có thể đảm bảo rằng các tổ chức tài chính có thể cung cấp nhu cầu đúng vào đúng thời điểm cùng với một dịch vụ liền mạch với chi phí thấp hơn. Và điều đó có phải là tốt cho tất cả các bên liên quan.
 
Ngân hàng di động sẽ tiếp tục thúc đẩy ngân hàng truyền thống tìm hiểu sở thích của khách hàng qua kênh số hóa từ đó làm giàu những trải nghiệm và dữ liệu của khách hàng. Các ngân hàng sẽ tăng thử nghiệm với phần mềm trí tuệ đơn giản và hỗ trợ tương tác để giao tiếp với khách hàng hiệu quả hơn và nhằm cung cấp trải nghiệm cho khách hàng tốt hơn. Trọng tâm trong thời gian tới sẽ tích hợp dữ liệu phức tạp hơn để đạt được cái nhìn sâu sắc, sử dụng máy học để hiểu và dự đoán những gì một khách hàng có thể cần và triển khai các chương trình có thể giúp điểm giao dịch của họ làm công việc của họ 
tốt hơn.
 
Các ma sát trong quá trình giao dịch của khách hàng có thể được giải quyết chỉ bằng một cú nhấp chuột thanh toán và nhờ các công nghệ mới như: tiền điện tử mới, mật khẩu thông qua sinh trắc học và nhận diện giọng nói...
 
3.2. Mở rộng việc sử dụng và phân tích dữ liệu chuyên sâu
 
Trong thời gian qua, các báo cáo về ngân hàng số đã cho thấy một khoảng cách ngày càng tăng giữa các tổ chức đang nắm lấy sức mạnh của những dữ liệu chi tiết và có tiềm năng trong việc chuyển đổi số hóa so với những tổ chức tiếp tục triển khai theo cách mà họ đã thực hiện trong quá khứ. Các định chế tài chính sẽ áp dụng phân tích chuyên sâu và trí tuệ nhân tạo để tăng quá trình tự động hóa, cá nhân hóa dữ liệu, giảm chi phí, nâng cao trải nhiệm nghiệm của khách hàng và thậm chí hỗ trợ việc tuân thủ quy trình của ngân hàng.
 
Việc phân tích dữ liệu chuyên sâu phát triển theo cấp số nhân theo thời gian. Mỗi lần lặp lại, nguồn dữ liệu thêm vào và kết quả đo lường hiệu suất theo hành vi tiêu dùng nhằm nâng cao tính chính xác của các mô hình dự đoán. Nó cũng cho phép các tổ chức tinh chỉnh các nguồn dữ liệu ở chiều hướng ngược lại để đơn giản hóa thêm ngày càng nhiều dữ liệu. Với mỗi lần lặp, khả năng dự báo tăng lên trong khi chi phí có thể đi xuống nhằm nâng cao hiệu quả tiếp thị. Xuất phát từ quan điểm của khách hàng, các thông điệp của ngân hàng sẽ tập trung hơn vào “mục tiêu,” cải thiện trải nghiệm của khách hàng, sự thõa mãn và giá trị thời gian.
 
Các tổ chức tài chính sẽ tận dụng các công nghệ mới hơn như máy học và tự động hóa nhằm phân tích dữ liệu hiệu quả và phân tích nâng cao cả tổ chức. Những tổ chức tụt hậu sẽ cần phải nhanh chóng khắc phục các rào cản mà ngăn cản họ được hưởng lợi ích của việc phân tích chuyên sâu. 
 
 Nhiều ngân hàng đã xây dựng các hoạt động cốt lõi của họ trên từng  hệ thống liên kết với các sản phẩm. Điều này đã phân phối dữ liệu khách hàng trên nhiều nền tảng, và các ngân hàng nhận ra rằng họ không thể sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) một cách hiệu quả trên dữ liệu trải rộng trên toàn tổ chức. Kết quả là, các tổ chức sẽ xây dựng chiến lược cho việc xây dựng một kiến trúc dữ liệu của tổ chức trong thời gian tới một cách hợp lý và làm sạch lưu trữ dữ liệu rời rạc của họ.
 
Trong thời gian tới, chúng ta sẽ thấy các nhà lãnh đạo công nghệ và quản lý dữ liệu sẽ được bổ nhiệm vào vị trí cấp cao trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Lý do là Ban cố vấn, các cổ đông và các CEO sáng lập nhận ra rằng kỷ nguyên mới của các hệ sinh thái số hóa lấy khách hàng là trung tâm đòi hỏi sự lãnh đạo với một tư duy được dẫn dắt bởi công nghệ và số hóa. Các ứng dụng máy học sẽ tiếp tục phát triển nhằm tích hợp một số giải pháp cụ thể. Các tổ chức sẽ làm việc hướng tới việc quản lý các nền tảng dữ liệu tích hợp đầy đủ nhằm xử lý việc gia tăng trong dòng dữ liệu khác nhau, bao gồm các ứng dụng học tập chuyên sâu, chuyển dữ liệu vào những hành động hiểu biết. Trí tuệ nhân tạo và các ứng dụng học tập chuyên sâu trong phân tích hình ảnh và nhận dạng giọng nói cũng sẽ được đẩy nhanh tiến độ. 
 
Một thế hệ mới của các giải pháp trí tuệ nhân tạo tập trung vào hiệu quả thực tế. Các công cụ có thể phát triển từ cuộc nói chuyện kéo dài đến viêc thúc đẩy bán các sản phẩm thích hợp vào đúng thời điểm với thông điệp đúng đắn, như đã được thực hiện một cách lý tính của việc bán hàng tốt nhất. 
 
Trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành một điều cần thiết cho các dịch vụ tài chính để cung cấp trải nghiệm tốt hơn, chi phí thấp hơn, giảm thiểu rủi ro, tăng doanh thu và cung cấp một lợi thế cạnh tranh. Hầu hết các công ty sẽ cần phải đánh giá một quyết định đầu tư để triển khai các giải pháp như hộp nói chuyện tự động (chatbot), sinh trắc học, nhận diện giọng nói hoặc nếu không sẽ bị tụt hậu hơn nữa. Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ bắt đầu phát triển, hỗ trợ các nhu cầu phức tạp đối với người lớn tuổi và lập kế hoạch tài chính đối với tuổi thọ của họ. 
 
Sự kết hợp của phân tích chuyên sâu, Internet vạn vật (IOT) và dữ liệu lớn sẽ cho phép ngân hàng tích hợp các thói quen hàng ngày của khách hàng liền mạch hơn và chuyển giọng nói thành giao diện người dùng mới. 
 
Dữ liệu sẽ tới hạn về số lượng, nhưng trong tổ chức vẫn còn những lỗ hổng trong việc phân tích dữ liệu khách hàng do vậy các ngân hàng phải tiếp tục nghiên cứu để đạt được một sự hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng của họ hoặc họ sẽ tụt hậu hơn nữa. Phân tích quá trình giao dịch và phân loại dữ liệu là nền tảng của tất cả các sáng kiến liên quan đến dữ liệu. Nếu các ngân hàng và tổ chức tài chính không thể phân loại dữ liệu của họ và xác định đúng đối tượng, họ sẽ cảm thấy khó khăn để phát triển.
 
3.3. Cải thiện đa kênh phân phối
 
Các ngân hàng và hiệp hội tín dụng sẽ nhận thấy rằng ít hơn một nửa khách hàng của họ tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm dịch vụ trong thời gian tới. Thay vào đó, một cơ số khách hàng được số hóa sẽ xem việc tự phục vụ như là một điểm đầu tiên tiếp xúc, họ chỉ liên lạc với trung tâm căm sóc khách hàng hoặc các chi nhánh với các giao dịch phức tạp nhất. Xu hướng tương tác giao dịch trên các kênh số hóa sẽ tăng trong thời gian tới.
 
Chiến thắng dành cho các tổ chức dịch vụ tài chính cung cấp các công cụ số hóa cần thiết để nhân viên truy cập và trả lời khách hàng nhanh hơn. Với sự phát triển trong công nghệ số hóa, ngân hàng trực tuyến và điện thoại di động, việc truy cập vào các sản phẩm ngân hàng và các giao dịch không còn giới hạn trong một vị trí địa lý, điều này tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Trên thực tế, theo các nghiên cứu tầm quan trọng của các yếu tố chi nhánh đã giảm trong mỗi ba năm trở lại đây; điều này đặc biệt đúng đối với người tiêu dùng ở độ tuổi từ 18-54. Hơn một phần ba số người tiêu dùng thích mở tài khoản của họ qua số hóa. Trên thực tế, các kênh điện thoại di động đã đang thay thế các kênh khác trong giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng.
 
Trong thời gian tới, điện thoại di động sẽ vượt qua máy tính để bàn như một kênh số hóa hàng đầu cho việc mở tài khoản trong hoạt động ngân hàng bán lẻ. Người tiêu dùng sẽ xem xét việc quyết định để mua sản phẩm tài chính từ điện thoại của họ. Động thái này sẽ được hỗ trợ bởi việc bảo mật cao cấp từ điện thoại di động, giao diện và sự tiện lợi của việc truy cập. Cơ sở hạ tầng cố định làm cho công việc của chi nhánh sẽ trở thành hạn chế để phục vụ đầy đủ cho khách hàng số hóa đầu tiên. Các tổ chức sẽ bị buộc phải thay đổi sang tự phục vụ. Sự xuất hiện của Gen Z (sinh năm 1996 và sau đó) sẽ thúc đẩy các tổ chức nhỏ phát triển số hóa; những hiểu biết về trải nghiệm của khách hàng và văn hóa nơi làm việc. 
 
 Trong thời gian tới, các ngân hàng sẽ triển khai nhiều hơn các hoạt động liên quan đến số hóa các quy trình hiện tại, trong đó tập trung vào các khách hàng thương mại và giao dịch qua điện thoại di động nhằm xử lý khoản vay, mở tài khoản, đăng ký dịch vụ, đạt được tốc độ, hiệu quả. Đặc biệt đối với các thị trường mới nổi trên thế giới, việc giao dịch qua các kênh trên điện thoại di động nhằm truy cập và sử dụng các sản phẩm tài chính sẽ ngày càng phát triển. Việc sử dụng những cách thức mới để tương tác với khách hàng và các hộp thoại tự động sẽ là một xu hướng quan trọng. Các ngân hàng thương mại nhỏ, sẽ được tăng cường đầu tư công nghệ (hoặc hợp tác với các công ty tài chính công nghệ) để đơn giản hóa các quy trình cho vay kinh doanh, sử dụng đội ngũ cán bộ chi nhánh để bán các dịch vụ này.
 
3.4. Tiếp cận với giao diện lập trình ứng dụng (API) ngân hàng mở
 
Giao diện lập trình ứng dụng cá nhân (Private API): Đây là những giao diện lập trình ứng dụng được sử dụng trong các tổ chức ngân hàng truyền thống, làm giảm ma sát và tăng cường hiệu quả hoạt động. Một phần lớn (có đến 88%) các ngân hàng xem API là xu hướng thiết yếu trong thời gian tới.
 
Giao diện lập trình ứng dụng đối tác (API Partner): Đây thường là giao diện lập trình ứng dụng giữa một ngân hàng và các đối tác bên thứ ba cụ thể, tạo điều kiện cho việc mở rộng dòng sản phẩm, kênh,...
 
Giao diện lập trình ứng dụng mở: Trong trường hợp này, dữ liệu kinh doanh được tạo sẵn cho các bên thứ ba không có mối quan hệ chính thức với các ngân hàng. Do cấu trúc của các giao diện lập trình ứng dụng mở, nhiều ngân hàng có một mối quan tâm lớn hơn đến khách hàng xung quanh hơn nữa là tính bảo mật.
 
Hầu hết các ngân hàng sẽ dễ dàng trong việc sử dụng các giao diện lập trình ứng dụng từ cá nhân đến hợp tác để mở giao diện lập trình ứng dụng. Theo thời gian, các giao diện lập trình ứng dụng sẽ phát triển với các tùy chọn được mở rộng hơn để đáp ứng mong muốn của người tiêu dùng đối với các giải pháp số hóa lớn hơn hiện chưa được cung cấp bởi tổ chức cũ. Điều này cũng sẽ xảy ra khi cả các công ty tài chính công nghệ và các tổ chức ngân hàng truyền thống hiểu rằng họ cần hợp tác với nhau mạnh mẽ hơn. Sự hợp tác này sẽ cho phép cả hai tổ chức ngân hàng và các công ty tài chính công nghệ cung cấp dịch vụ cho khách hàng tốt hơn so với trước đây. Có lẽ nguy cơ lớn nhất của ngân hàng mở là nó sẽ cho phép người tiêu dùng và thương nhân thực hiện các giao dịch trực tiếp mà không cần phải thông qua ngân hàng, gây khó khăn hơn cho các ngân hàng để có một phân tích đầy đủ về các giao dịch của khách hàng và duy trì mối quan hệ khách hàng. Tuy nhiên, điều này sẽ giảm được phần nào khi các ngân hàng truyền thống và các công ty tài chính công nghệ làm việc cùng nhau để xây dựng lòng tin và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mà sẽ cải thiện hành vi tiêu dùng của  khách hàng.
 
Nguồn dữ liệu được thu thập được từ nền tảng của những quan hệ đối tác sẽ tạo dựng nên lợi ích của khách hàng, ngân hàng và các công ty tài chính công nghệ. Việc thu thập và sử dụng nguồn dữ liệu này thường xuyên sẽ giúp đưa ra những cải tiến cho các trải nghiệm khác biệt của khách hàng để duy trì các mối quan hệ của các ngân hàng nói chung và tổ chức phi ngân hàng. Thời đại của ngân hàng mở là khi các ngân hàng đã tiến xa hơn dựa trên quan hệ đối tác.
 
Ngân hàng mở là buổi bình minh của làn sóng tiếp theo, khách hàng mới sẽ có thể truy cập vào các nguồn dữ liệu sinh động để thực hiện thanh toán và các lãnh đạo đương nhiệm cũ sẽ chủ động nắm lấy làn sóng tiếp theo của quá trình số hóa... 
 
3.5. Xây dựng quan hệ đối tác với các tổ chức tài chính công nghệ (fintech)
 
Trong quá khứ, nhiều tổ chức ngân hàng truyền thống nhìn các tổ chức tài chính công nghệ (fintech) được thành lập thêm như một phiền toái hơn là một mối đe dọa. Ngày nay, nhiều tổ chức đang xem các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính phi truyền thống như một mối đe dọa hoặc là một đối tác tiềm năng cần được mua lại.
 
Trong báo cáo mới nhất về Fintech toàn cầu, PwC, một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới phát hiện ra rằng 88% của các tổ chức ngân hàng cũ sợ mất doanh thu cho các công ty Fintech trong các lĩnh vực như thanh toán, chuyển tiền và các khoản vay cá nhân. Doanh thu của các công ty Fintech đã tăng khoảng 24%.
 
Trong nghiên cứu có liên quan PwC đã chỉ ra rằng: 30% người tiêu dùng có kế hoạch tăng việc sử dụng của họ đối với các dịch vụ tài chính phi truyền thống, và chỉ 39% có kế hoạch tiếp tục sử dụng các dịch vụ truyền thống. Đây là một dấu hiệu cảnh tỉnh cho các tổ chức ngân hàng cũ cần xác định bước đi như thế nào trong thời gian tới. Để đối phó với mối đe dọa này, 82% các tổ chức tài chính truyền thống tuyên bố một kế hoạch nhằm tăng cường hợp tác với các công ty tài chính công nghệ trong khoảng từ 03 - 05 năm tới. Tương tự như vậy, gần 50% số tổ chức dịch vụ tài chính đang có kế hoạch để khởi nghiệp thành các công ty fintech so với cùng kỳ.
 
Các công ty fintech khởi nghiệp nhận ra rằng phải mất hơn một giải pháp tuyệt vời để thu hút một lượng khách hàng mở rộng. Để đạt được mức độ cam kết và am hiểu công nghệ đòi hỏi nhiều vốn để thúc đẩy quá trình nghiên cứu; phát triển sản phẩm và hợp tác với một tổ chức ngân hàng nhằm hình thành nên đội ngũ nhân lực giúp hỗ trợ việc mở rộng của mạng lưới khách hàng của họ có vẻ như là một lựa chọn tốt.
 
Ngoài ra, các ngân hàng cũ tích cực cải tiến để theo kịp với sự mong đợi của người tiêu dùng. Mô hình tổ chức và phong cách lãnh đạo cũ cản trở khả năng để cung cấp các giải pháp số hóa mới tới người tiêu dùng. Hợp tác với các tổ chức fintech khởi nghiệp sẽ giảm bớt một số khó khăn, cho phép các tổ chức mới thành lập cơ hội để bắt kịp với nhu cầu thị trường. Hợp tác với các tổ chức fintech không phải để quảng bá hình ảnh cho sản phầm mà đó là quá trình thiết kế sản phẩm một cách trực quan nhất, dễ sử dụng và khả năng tiếp cận với khách hàng 24/7.
 
Sự hợp tác này sẽ tạo ra mô hình để kết nối, lồng ghép các ứng dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp và nâng cao sức mạnh các công cụ của các ngân hàng; hiệp hội tín dụng trong thời gian tới. Các định chế tài chính sẽ dễ dàng hơn tích hợp và triển khai tốt nhất hệ thống các giải pháp, giảm sự phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng lõi duy nhất, đặc biệt cho khách hàng của họ có sự lựa chọn trong phạm vi rộng lớn hơn và các ngân hàng sẽ tìm cách tiếp cận hiệu quả để chuyển đổi hệ thống lõi của mình.
 
Các ngân hàng sẽ cởi mở hơn với những ý tưởng hợp tác với các tổ chức fintech, các nhà cung cấp hiện thời và thậm chí cả đối thủ cạnh tranh và họ thực sự sẽ bắt đầu để tham gia vào quan hệ đối tác và những tổ chức tài chính sẵn sàng triển khai điều này sẽ có một lợi thế đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh, cả truyền thống lẫn mới. Số hóa trong lĩnh vực tín dụng và mở  tài khoản ngân hàng sẽ là khu vực được các ngân hàng ưu tiên để nhằm tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả hoạt động.
 
3.6. Mở rộng thanh toán số hóa
 
Mặc dù, hiện nay đã có sự tăng trưởng qua các kênh số hóa, tiền mặt vẫn là một hình thức thanh toán chính đối với nhiều người, đặc biệt đối với các giao dịch có giá trị thấp và các nhóm đối tượng nhất định. Các thuộc tính giúp tiền mặt tiếp tục được sử dụng rộng rãi bao gồm: Tốc độ; sự chấp nhận rộng rãi; bí mật danh tính; không mất phí;… Đặc biệt, một số thị trường mới nổi cũng vẫn còn thiếu một cơ sở hạ tầng cho việc thanh toán hiện đại trong khi một số nền văn hóa nhất định ở một số quốc gia không có niềm tin vào hệ thống ngân hàng. Nói cách khác, tiền mặt vẫn là một phương tiện được ưa dùng.
 
Thanh toán qua các thiết bị di động được dự kiến ​​sẽ có một tốc độ tăng trưởng trung bình là 21,8% trong giai đoạn 2018-2020 nhờ một sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị di động, giống như nhiều xu hướng thanh toán trên thế giới sự ảnh hưởng của Trung Quốc đến số lượng tăng trưởng có ý nghĩa rất lớn.
 
Sự tích hợp của việc phân tích khách hàng, cải thiện quản lý gian lận, các giải pháp tiêu dùng thông qua ví điện tử và các dịch vụ giá trị gia tăng khác sẽ có tác động tích cực đối với cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Người ta cho rằng sự cải thiện liên tục trong sinh trắc học và thanh toán an toàn sẽ trở thành bắt buộc trong tương lai, trong khi các giải pháp quản lý tài chính tích hợp với thời gian thực sẽ trở nên phổ biến.
 
Cuối cùng, khi các tổ chức tài chính công nghệ tiếp tục bỏ qua các thành phần chuỗi giá trị truyền thống thì các tổ chức tài chính truyền thống sẽ cần phải xác định xem họ nên hợp tác với đơn vị nào, mua lại hoặc bỏ qua những đối thủ cạnh tranh 
mới nào. 
 
Hầu hết các hoạt động của các tổ chức tài chính công nghệ trong lĩnh vực thanh toán đã nhắm vào mục tiêu là các thành phần tốt nhất trong chuỗi giá trị thanh toán. Không có con đường rõ ràng để thành công trong hệ sinh thái thanh toán mới với nhiều thay đổi, cơ hội và thách thức vẫn còn trong tình trạng sơ khai. Điều này muốn khẳng định rằng thành công sẽ đòi hỏi một sự hợp tác giữa các tổ chức tham gia và thị trường. Điều đặc biệt là các giải pháp công nghệ và các cấu trúc mới sẽ xuất hiện trong mối liên hệ với các giao diện lập trình ứng dụng ngân hàng mở, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn do vậy các tổ chức sẽ cần phải xác định vai trò cụ thể của mình trong hệ sinh thái mới.
 
Cuối cùng, người tiêu dùng và hoạt động kinh doanh trên thị trường sẽ quyết định người chiến thắng, nhưng sẽ có những cơ hội to lớn cho các tổ chức biết nắm lấy sự hợp tác chặt chẽ và các giải pháp mới để phát triển giá trị gia tăng từ đó có thể giải quyết nhu cầu của khách hàng về tốc độ, tính năng sản phẩm và bảo mật.
 
Với sự phát triển nhanh của các ứng dụng và các công nghệ được nâng cấp gần đây, việc thanh toán qua thiết bị di động tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh chóng. Với hầu hết các ngân hàng Mỹ sử dụng nền tảng thanh toán Zelle dự đoán khả năng tăng tốc rất nhanh trong việc thanh toán số hóa, đặc biệt là cho vay ngang hàng. 
 
Trong thời gian tới, việc áp dụng thanh toán tiêu dùng ngang hàng (P2P) tăng tốc đến mức cách thức thanh toán này trở thành một lựa chọn quan trọng đối với phương thức thanh toán hiện có như tiền mặt và thẻ. Và việc thực hiện thanh toán các dịch vụ bán lẻ được thực hiện trên các nền tảng được hỗ trợ độc quyền bởi điện thoại di động; những nền tảng này cũng sẽ cho phép dễ dàng truy cập vào các khoản thanh toán đối với các ứng dụng mới của tương lai.
 
3.7. Hướng dẫn thực hiện và giám sát sự thay đổi
 
Tương tự với những gì đã xảy ra trong thời gian trước, hầu hết các ngân hàng và hiệp hội tín dụng trên toàn thế giới đang tiếp tục làm kinh doanh dưới một môi trường tương đối biến động, điều đó sẽ là một thách thức trong tương lai gần. Mặc dù các nhà làm luật và các nhà quản lý không dự kiến được nhiều thay đổi mạnh mẽ sẽ thực hiện, tuy nhiên, hầu hết các tổ chức tài chính tiếp tục làm hết sức mình để đáp ứng các thông số rủi ro, tuân thủ và giám sát.
 
Hầu hết các ngân hàng nhận ra rằng họ không đủ kiên nhẫn để dự đoán được các thay đổi trong ngành ngân hàng. Nhiều tổ chức ngân hàng trong quá trình phát triển, cố gắng giữ liên kết với những gì được dự đoán từ góc độ rủi ro và kinh doanh. Theo công ty kiểm toán toàn cầu Deloitte, các tổ chức ngân hàng cần phải tiếp tục tiến về phía trước theo kế hoạch với mối liên hệ giữa chiến lược được định sẵn; chiến lược kinh doanh và cơ sở hạ tầng xây dựng nhằm quản lý, báo cáo theo quy định, quản lý rủi ro phức tạp với quy mô lớn. 
 
Các quy định về thái độ và hành vi tiêu dùng để bảo vệ, quản lý và chia sẻ dữ liệu khách hàng đang trải qua những thay đổi quan trọng trong nhiều thị trường trên thế giới và đặc biệt là ở châu Âu. Việc quản lý dữ liệu nhằm có sự đồng ý của khách hàng để sử dụng và chia sẻ dữ liệu nhanh chóng trở thành một kỹ năng quan trọng đối với các ngân hàng. Vấn đề tuân thủ quy định và xem sự hài lòng của khách hàng như một tài sản có giá trị sẽ đảm bảo tương lai 
ngân hàng.
 
Sự phức tạp, riêng tư và an ninh trong quản lý dữ liệu  sẽ mang đến sự thống nhất cho các tổ chức tài chính và các tổ chức tài chính công nghệ (fintech). Cả hai sẽ cần phải đảm bảo nền tảng dữ liệu được thiết kế xung quanh nguyên tắc minh bạch và tin tưởng, trong khi các chính phủ sẽ phải tăng cường vai trò giám sát.
 
Các hoạt động thú vị nhất trong ngành ngân hàng đang diễn ra tại các thị trường châu Á, nơi thương mại và dịch vụ tài chính được pha trộn trong những trải nghiệm khách hàng mới mỗi ngày và nơi hoạt động quản lý của chính phủ đang khuyến khích tính sáng tạo; các chính sách của Mỹ và Tây Âu trong lĩnh vực ngân hàng và công nghệ cần phải nhanh hơn, để theo kịp và phát triển hướng về khu vực tiềm năng này.
 
3.8. Khám phá công nghệ nâng cao
 
Vào thời điểm khi hầu hết các tổ chức vẫn đang trong quá trình bắt kịp công nghệ, một làn sóng mới của công nghệ số hóa có khả năng thay đổi cách thức tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng. Những công nghệ mới bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IOT), công nghệ blockchain, nền tảng giao diện lập trình ứng dụng ngân hàng mở (API) và tự động hóa quá trình robot (RPA).
 
Với tiềm năng để tăng hiệu quả, giảm chi phí và nâng cao trải nghiệm của khách hàng, các công nghệ số hóa cho phép sẽ giảm sự gián đoạn trong quá trình cung cấp các dịch vụ của ngân hàng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các tổ chức thử nghiệm rất nhiều các công nghệ số hóa với hy vọng sẽ giành chiến thắng trong trận chiến để trở thành ngân hàng số một trong tương lai.
 
Xu hướng công nghệ trong thời gian vừa qua đang dần định hình, hình thành một làn sóng mới của các công nghệ mới nổi sẽ kết hợp các công nghệ số hóa và sức mạnh của dữ liệu để thiết lập tiêu chuẩn mới. Theo PwC, 8 công nghệ thiết yếu bao gồm: Internet vạn vật (IOT); Trí tuệ nhân tạo (AI); Khoa học về Robot (Robotics); In ấn 3D; Ứng dụng tương tác thực tế (Augmented Reality); Thực tế ảo (Virtual Reality); Những thiết bị bay không người lái có thể điều khiển từ xa (Drone); Sổ cái số hóa (Block chain). Và rõ ràng, sự ưu tiên và đầu tư của mỗi khách hàng trong số các công nghệ này sẽ thay đổi mô hình kinh doanh và mục tiêu chiến lược của từng tổ chức. Ví dụ, trên thị trường rất nhiều tổ chức đầu tư nhiều vào công nghệ blockchain và ngành công nghiệp dịch vụ tài chính tập trung vào xu hướng này như là một ưu tiên cao. Theo nghiên cứu mới nhất của PwC: Tỷ lệ ngân sách được phân bổ cho công nghệ mới nổi trên tổng ngân sách công nghệ là 17,8%/năm.
 
3.9. Cạnh tranh với các  thách thức mới
 
Theo nghiên cứu, các tổ chức Fintech có tầm cỡ và tổ chức công nghệ khổng lồ tiếp tục xâm nhập mạnh mẽ vào hoạt động ngân hàng bán lẻ trên toàn thế giới. Các tổ chức này cung cấp dịch vụ mà tận dụng tốt nhất công nghệ số hóa để cung cấp trải nghiệm cho khách hàng, giúp loại bỏ các bước rườm rà như trong quy trình của ngân hàng. Một số các tổ chức đang tham gia vào quá trình này như: AliPay (Trung Quốc), WeChat (Trung Quốc), Rakuten (Nhật Bản), Atom (Anh), Monzo (Anh), Starling (Anh), N26 (Đức) và Revolut (Anh). Một số đối tác này như: PayPal, Amazon và Google đã tham gia vào quá trình thanh toán để phá vỡ hệ sinh thái ngân hàng nhằm tận dụng cơ sở hạ tầng hiện đại và văn hóa đổi mới sáng tạo.
 
Nhiều tổ chức trong số những tổ chức khổng lồ trong lĩnh vưc công nghệ có các yếu tố làm bàn đạp thành công như: Sức mạnh số hóa, cơ sở khách hàng lớn, thành thục trong việc cải thiện trải nghiệm khách hàng và có nhiều thời gian để đưa hình ảnh của công ty của họ tiệm cận với các hình ảnh của ngân hàng.
 
Hơn nữa, một số các công ty này đang tạo ra một mức độ tin tưởng đối với khách hàng hơn so các ngân hàng truyền thống và hiệp hội tín dụng. Kết quả là, một tỷ lệ ngày càng cao của người tiêu dùng sẵn sàng sử dụng các sản phẩm tài chính được cung cấp từ các công ty phi truyền thống - những tổ chức có ít kinh nghiệm hơn so với các tổ chức tài chính truyền thống.
 
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ từ các tổ chức tài chính công nghệ và các công ty công nghệ lớn sẽ chỉ tăng khi khách hàng trở nên quen thuộc với các dịch vụ số hóa mới. Điều này đặc biệt đúng đối với khách hàng trẻ, những người đã trưởng thành cùng với các thiết bị số hóa. Khách hàng sẽ cảm thấy ngày càng khó chịu khi họ đang bị ràng buộc bởi các chính sách và quy trình áp dụng trên các kênh phi số hóa và các giao dịch qua ngân hàng hàng ngày bao gồm: Các giao dịch đơn giản, đến việc mở tài khoản mới hoặc áp dụng cho các khoản vay.
 
Cách tốt nhất để chuẩn bị cho áp lực cạnh tranh đó việc mở rộng liên tục các dịch vụ ngân hàng được cung cấp bởi Amazon, Google, PayPal, Facebook và một số các ngân hàng mới thành lập sẽ tiên phong trong việc phát triển các giải pháp số hóa cá nhân. Đây rất có thể sẽ liên quan đến quan hệ đối tác mới bên trong và bên ngoài của các tổ chức ngân hàng truyền thống nhằm xác định lại những nội dung cốt lõi của một hệ sinh thái ngân hàng. Nói cách khác, nếu các ngân hàng không định hướng lại cách tiếp cận của họ và triệt để đẩy nhanh tốc độ đổi mới của họ, các khách hàng trung thành sẽ dần rời xa họ. 
 
Các tổ chức tài chính truyền thống sở hữu một lượng lớn khách hàng và điều quan trọng là áp dụng những hiểu biết này theo những cách mà trực tiếp và tác động tích cực đến trải nghiệm số hóa, tương tự như cách mà các hãng công nghệ lớn hiện thực hiện thông qua việc: Mua sắm, tương tác xã hội, tìm kiếm và thanh toán. Trong thời gian tới, các ngân hàng mở sẽ gia tăng hiện diện ở một số thị trường; Đồng thời, các công ty như Alipay và Amazon đẩy mạnh các giải pháp triển khai thanh toán, cho vay và các dịch vụ khác. 
 
3.10. Thử nghiệm công nghệ Blockchain
 
Ngày nay, blockchain không còn chỉ là về tiền ảo Bitcoin hoặc thể loại rộng hơn về tiền điện tử, đây chính là một cái nhìn bùng nổ của công nghệ, điều độc đáo và khác biệt ở chỗ đây là một cuốn sổ cái cho tất cả các giao dịch. Và không giống như kho dữ liệu bất biến khác, nó cũng là một sổ kế toán chia sẻ hoặc phân phối cho một cá nhân hoặc cộng đồng chung. Nó thúc đẩy một cơ chế đồng thuận để cập nhật hồ sơ của các giao dịch thông qua mạng lưới phân phối và phân cấp, loại bỏ sự cần thiết cho một cơ quan trung ương. Cuối cùng nó tạo ra các giao dịch dựa trên tín nhiệm của hàng hoá, dịch vụ; tài sản thực một cách đáng tin cậy hơn và với một chi phí có khả năng thấp hơn nhiều điểm giao dịch.
 
Các tổ chức tài chính cần quan tâm đến công nghệ Blockchain bởi vì trong khi các dịch vụ tài chính là lĩnh vực có khả năng bị gián đoạn nhất thì công nghệ blockchain đã sẵn sàng để cải thiện trải nghiệm khách hàng, sắp xếp hợp lý các tính năng sản phẩm và cho phép hệ thống kinh tế toàn cầu định hình lại cấu trúc thị trường.
 
Tất cả các hoạt động tiếp thị dịch vụ tài chính, ngân hàng bán lẻ, quản lý sản phẩm và quản trị điều hành dịch vụ khách hàng tại các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự tiến bộ của công nghệ blockchain. Một trong những tác động tổng thể đầu tiên có thể gặp phải đó là phát triển một hệ thống xác minh danh tính rộng rãi, điều này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các công đoạn: Từ việc mở tài khoản mới đến an ninh mạng.
 
Các nhà lãnh đạo phải thận trọng và hành động ngay trong việc đánh giá công nghệ blockchain khi ứng dụng triển khai  và phát triển, đồng thời cũng cần phải đánh giá lại các chính sách và quy trình nhằm đảm bảo tính minh bạch và chặt chẽ.
 
Trong thời gian tới,  khi các ngân hàng bắt đầu nhận ra giá trị của đồng tiền điện tử và bắt đầu cung cấp dịch vụ ví thanh toán cho các khách hàng để lưu trữ tiền của của họ, công nghệ Blockchain chắc chắn sẽ là một tia sáng trong ngành ngân hàng và chuỗi cung ứng dịch vụ tài chính; điều này sẽ tiết kiệm giấy tờ; giảm thời gian giải quyết; giảm rủi ro; gian lận và đồng thời tăng tính minh bạch.
 
Công nghệ Blockchain sẽ bắt đầu được sử dụng rộng rãi hơn trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính trong thời gian tới. Sổ cái phân phối được cấp quyền sẽ được sử dụng cho việc chia sẻ các hợp đồng, tài liệu, dữ liệu và xử lý các khoản thanh toán nhất định. 
 
Hiện nay, số đông các ngân hàng đã dần nhận thấy sự phù hợp của công nghệ Blockchain đối với hoạt động giao dịch tài chính không dùng tiền mặt. Vì vậy trên thế giới, một liên minh với sự tham gia của 53 ngân hàng đang tiến hành làm việc cùng nhau để khắc phục những điểm yếu của công nghệ Blockchain, nhằm tăng cường tính riêng tư trong các giao dịch. Với bản chất phân tán của dữ liệu theo chuỗi khối, khả năng bị xâm nhập trái phép (hack) gần như không có, công nghệ Blockchain đang được kỳ vọng sẽ là “Vệ sĩ mới” trong ngân hàng.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Phan Thị Thu Hà (2013). Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
2 . Lê Đình Hạc (2009). Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế.
3. Nguyễn Thanh Phong (2011). Đa dạng hóa các hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án Tiến sĩ 
kinh tế.
4. Tạp chí thương hiệu tài chính: 10 xu hướng mới trong hoạt động ngân hàng bán lẻ trên thế giới.

Ths. Vũ Hồng Thanh

Nguồn: TCNH số 22/2018
 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Nhân tố quyết định chấp nhận liên tục ví điện tử ở Việt Nam
Nhân tố quyết định chấp nhận liên tục ví điện tử ở Việt Nam
16/12/2024 08:47 368 lượt xem
Ví điện tử là một xu hướng công nghệ mới đang ngày càng phổ biến, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp. Trong thị trường ngày càng cạnh tranh, việc xây dựng sự hài lòng khách hàng rất quan trọng để tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh.
Công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng
Công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng
11/12/2024 09:31 621 lượt xem
Nghiên cứu này khám phá ứng dụng của công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot (Robotic Process Automation - RPA) trong lĩnh vực ngân hàng, một công nghệ ngày càng quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ.
Gian lận kỹ thuật số trong lĩnh vực ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
Gian lận kỹ thuật số trong lĩnh vực ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
10/12/2024 22:10 555 lượt xem
Quá trình số hóa nhanh chóng của lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam bên cạnh việc mang lại những lợi ích to lớn như tính phổ cập, tiện lợi thì cũng song hành những rủi ro, thách thức lớn, trong đó có gian lận kỹ thuật số.
Tích hợp dữ liệu dân cư và dữ liệu ngân hàng: Tuân thủ các quy định về an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu
Tích hợp dữ liệu dân cư và dữ liệu ngân hàng: Tuân thủ các quy định về an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu
03/12/2024 08:42 927 lượt xem
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân (CCCD) là nguồn tài nguyên mới và là nền tảng thực hiện chuyển đổi số hiệu quả đối với mỗi quốc gia.
ESG và lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp nghiên cứu với dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam
ESG và lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp nghiên cứu với dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam
02/12/2024 10:06 943 lượt xem
ESG là cụm từ xuất hiện phía sau của khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). ESG đề cập đến trách nhiệm đầu tư bền vững, tức là phải quan tâm sâu sắc tới vấn đề thực thi ESG trong hoạt động đầu tư.
Đánh giá năng lực số của thanh thiếu niên Việt Nam
Đánh giá năng lực số của thanh thiếu niên Việt Nam
29/11/2024 08:16 800 lượt xem
Nhóm nghiên cứu lập ra các câu hỏi đánh giá năng lực số cho thanh thiếu niên Việt Nam; một công cụ đánh giá với công cụ website digicom14.com để thanh thiếu niên biết mình ở đâu trong đại dương số này...
Cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân và dữ liệu sinh trắc học: Bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch trực tuyến
Cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân và dữ liệu sinh trắc học: Bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch trực tuyến
21/11/2024 13:30 2.174 lượt xem
Theo NHNN, sau khoảng 3 tháng triển khai xác thực sinh trắc học theo Quyết định số 2345, số lượng vụ việc lừa đảo mất tiền của khách hàng cá nhân và số lượng tài khoản khách hàng cá nhân có phát sinh nhận tiền lừa đảo đã giảm đáng kể.
Trí tuệ nhân tạo tạo sinh: Triển vọng cho ngành Ngân hàng
Trí tuệ nhân tạo tạo sinh: Triển vọng cho ngành Ngân hàng
15/11/2024 08:11 1.766 lượt xem
Ngành Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đang trải qua sự chuyển mình đáng kể nhờ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI - GenAI).
Ngân hàng mở và giao diện lập trình ứng dụng mở trong hoạt động ngân hàng
Ngân hàng mở và giao diện lập trình ứng dụng mở trong hoạt động ngân hàng
13/11/2024 08:22 1.167 lượt xem
Ngân hàng mở thể hiện sự thay đổi trong ngành tài chính, ngân hàng, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Ngày Pháp luật Việt Nam: Lịch sử, ý nghĩa và vai trò quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số
Ngày Pháp luật Việt Nam: Lịch sử, ý nghĩa và vai trò quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số
09/11/2024 18:30 1.460 lượt xem
Ngày 20/6/2012, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó đã quy định rõ: “Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Tác động của chuyển đổi số tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Tác động của chuyển đổi số tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
07/11/2024 08:10 2.036 lượt xem
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và truyền thông, các nền kinh tế trên thế giới đang bước vào giai đoạn mới, nơi mà các hoạt động kinh tế, từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng đều được số hóa một cách toàn diện.
Zero Trust - Công cụ hiệu quả cho các giải pháp an ninh, bảo mật
Zero Trust - Công cụ hiệu quả cho các giải pháp an ninh, bảo mật
05/11/2024 08:30 922 lượt xem
Mô hình Zero Trust (tạm dịch “Không tin bất kỳ ai”) là phương pháp bảo mật mạng và hệ thống thông tin mà mọi yêu cầu truy cập vào tài nguyên nội bộ được xem xét và xác minh một cách cẩn thận, thay vì tin tưởng vào các nguồn truy cập nội bộ.
Đánh giá các công nghệ Big Data cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Đánh giá các công nghệ Big Data cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng
01/11/2024 09:15 2.262 lượt xem
Thông qua việc phân tích các trường hợp ứng dụng thực tế, bài viết cung cấp một đánh giá về các công cụ hỗ trợ trong việc lưu trữ, xử lý, phân tích Big Data góp phần thúc đẩy sự đổi mới và phát triển bền vững trong ngành tài chính, ngân hàng.
Quản trị rủi ro trong Fintech: Kinh nghiệm quốc tế và một số bài học cho Việt Nam
Quản trị rủi ro trong Fintech: Kinh nghiệm quốc tế và một số bài học cho Việt Nam
22/10/2024 08:24 2.024 lượt xem
Với tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các sản phẩm công nghệ mới đang trở thành nền tảng để công nghệ tài chính (Fintech) phát triển, mang lại nhiều lợi ích cho người dùng.
Chuẩn hóa về hạ tầng kết nối và an toàn thông tin để phát triển mô hình ngân hàng mở
Chuẩn hóa về hạ tầng kết nối và an toàn thông tin để phát triển mô hình ngân hàng mở
15/10/2024 09:09 1.618 lượt xem
Ngân hàng mở đang trở thành một xu hướng nổi bật trong ngành tài chính, mang đến nhiều cơ hội phát triển và cải thiện trải nghiệm khách hàng thông qua sự kết nối giữa ngân hàng và bên thứ ba.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81,600

83,600

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81,600

83,600

Vàng SJC 5c

81,600

83,620

Vàng nhẫn 9999

81,600

83,400

Vàng nữ trang 9999

81,500

83,000


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,153 25,483 26,041 27,469 31,401 32,736 158.95 168.19
BIDV 25,183 25,483 26,192 27,397 31,737 32,670 160.03 167.75
VietinBank 25,180 25,483 26,272 27,472 31,695 33,705 161.47 169.22
Agribank 25,210 25,483 26,181 27,385 31,604 32,695 160.79 168.44
Eximbank 25,170 25,483 26,272 27,228 31,706 32,816 161.8 167.71
ACB 25,190 25,483 26,288 27,190 31,818 32,778 161.82 168.21
Sacombank 25,210 25,483 26,231 27,206 31,686 32,853 161.86 168.91
Techcombank 25,222 25,483 26,070 27,413 31,464 32,808 158.16 170.62
LPBank 25,190 25,485 26,543 27,441 32,072 32,600 162.71 169.79
DongA Bank 25,220 25,483 26,310 27,150 31,740 32,770 160.10 167.80
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?