Triển khai ngân hàng số - Kinh nghiệm quốc tế và bài học thực tiễn Việt Nam
24/11/2021 5.257 lượt xem
Trong những năm gần đây, ngành Ngân hàng Việt Nam đã chủ động chuyển đổi để phù hợp với xu thế chung của nền kinh tế số...
 


Ngân hàng số không còn là xu hướng mà là yêu cầu bắt buộc mỗi ngân hàng cần đạt được để phù hợp với bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Tóm tắt: 
 
Trong những năm gần đây, ngành Ngân hàng Việt Nam đã chủ động chuyển đổi để phù hợp với xu thế chung của nền kinh tế số. Chuyển đổi số diễn ra rất sôi động trong hệ thống ngân hàng Việt Nam với tinh thần “Chuyển đổi số hay là chết”. Hiện nay, công tác chuyển đổi số đang là vấn đề được các ngân hàng quan tâm và đưa vào chiến lược phát triển. Mức độ sẵn sàng của các ngân hàng để chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng ở mức độ cao. Một khảo sát của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến năm 2020, 95% tổ chức tín dụng đã có, đang có hoặc dự kiến sẽ xây dựng chiến lược chuyển đổi số, 39% tổ chức tín dụng đã phê duyệt chiến lược chuyển đổi số hoặc tích hợp trong chiến lược phát triển kinh doanh, công nghệ thông tin¹. Nghiên cứu này phân tích việc triển khai ngân hàng số tại một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2016 - 2020.
 
Từ khóa: Ngân hàng số, ngân hàng thương mại, công ty Fintech.
 
Implementing digital banking - International experience 
and lessons for Vietnam's banking industry
 
Abstract: In recent years, Vietnam's banking industry has actively transformed to match the general trend of the digital economy. Currently, digital transformation is a matter of interest to banks and included in development strategies. Most of banks are already for digital transformation. A survey by the State Bank of Vietnam showed that, by 2020, 95% of credit institutions already have, have or are expected to develop digital transformation strategies, 39% of credit institutions have approved digital transformation strategies or integrated in business development strategies. This study analyzes the deployment of digital banking in some countries around the world, thereby drawing lessons learned for Vietnam. The study period is 2016-2020.
 
Keywords: Digital banking, commercial bank, fintech company.
 
1. Căn cứ lựa chọn các quốc gia điển hình
 
Nghiên cứu của Harvard Business Review (2020) tại Digital Evolution Scorecard liên quan đến phân tích chính sách của các chính phủ về chuyển đổi số và hiệu quả cho thấy, 90 nền kinh tế trên thế giới được chia thành bốn khu vực riêng biệt trong chuyển đổi số là: Stand Out, Stall Out, Break Out và Watch Out.
 
1.1. Stand Out
 
Những quốc gia nằm trong khu vực này có nền kinh tế với mức độ số hóa hiện tại cao và động lực mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực kỹ thuật số của họ. Các nền kinh tế đặc biệt đáng chú ý ở khu vực này là: Mỹ, Hàn Quốc, Singapore và Hồng Kông. Nhóm quốc gia này thường ưu tiên mở rộng áp dụng các công cụ tiêu dùng kỹ thuật số (thương mại điện tử, thanh toán kỹ thuật số, giải trí…) thu hút, đào tạo và giữ chân nhân tài kỹ thuật số; thúc đẩy các dự án kinh doanh kỹ thuật số; cung cấp khả năng truy cập Internet tốc độ cao; chuyên về xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ hoặc phương tiện kỹ thuật số; phối hợp sáng tạo giữa trường đại học, doanh nghiệp và cơ quan quản lý kỹ thuật số.
 
1.2. Break Out 
 
Đặc điểm của khu vực này là các nền kinh tế có cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hiện tại còn hạn chế nhưng đang trên đà số hóa nhanh chóng. Trung Quốc là một ngoại lệ đáng chú ý trong nhóm này. Sự phát triển kỹ thuật số của Trung Quốc cao hơn đáng kể so với tất cả các nền kinh tế khác, phần lớn do nhu cầu tăng mạnh và sự đổi mới. Indonesia và Ấn Độ cũng là những thành viên đáng chú ý của nhóm này, xếp thứ ba và thứ tư về đà tăng trưởng. 
 
1.3. Stall Out
 
Các nền kinh tế thuộc khu vực này phần nhiều là các nước trong EU - có nền tảng kỹ thuật số trưởng thành, nhưng lại ít động lực để tiếp tục phát triển. Để lấy lại động lực, các quốc gia này nên ưu tiên: Đầu tư vào các nền tảng thể chế mạnh mẽ, môi trường pháp lý và thị trường vốn để hỗ trợ đổi mới liên tục; sử dụng các công cụ chính sách và quy định để đảm bảo quyền truy cập toàn diện vào các tiềm năng kỹ thuật số và bảo vệ tất cả người tiêu dùng; thu hút, đào tạo và giữ chân các chuyên gia có kỹ năng kỹ thuật số. 
 
1.4. Watch Out
 
Những quốc gia thuộc khu vực này là các quốc gia trên khắp châu Phi, châu Mỹ Latinh, Nam Âu... Đó là những nước đặc trưng thiếu sót trong cả khả năng kỹ thuật số hiện có và động lực phát triển trong tương lai. Các quốc gia này ưu tiên: Đầu tư dài hạn để giải quyết những khoảng trống cơ bản về cơ sở hạ tầng; tạo môi trường thể chế hỗ trợ người tiêu dùng chấp nhận các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số; thúc đẩy các sáng kiến (đặc biệt là thông qua hợp tác công tư) đầu tư vào khả năng tiếp cận kỹ thuật số cho các bộ phận dân cư có hoàn cảnh khó khăn.  
 
Theo nghiên cứu, Việt Nam thuộc nhóm Break Out. Vì vậy, tác giả lựa chọn 3 quốc gia đại diện cho nhóm Break Out và nhóm Stand Out để nghiên cứu kinh nghiệm triển khai ngân hàng số, gồm: Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ.
 
2. Kinh nghiệm triển khai ngân hàng số tại các quốc gia điển hình trên thế giới
 
2.1. Hàn Quốc
 
a) Vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước
 
Cơ quan quản lý Nhà nước gồm Ủy ban Dịch vụ tài chính (FSC) và Cơ quan Giám sát tài chính (FSS), có vai trò quan trọng trong việc định hướng, hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc mở rộng ngân hàng số tại Hàn Quốc.
 
Về kế hoạch triển khai, cơ quan quản lý Nhà nước lựa chọn 1 đến 2 ngân hàng triển khai thí điểm ngân hàng số và có sự giám sát. Sau khi có sự điều chỉnh của Luật Ngân hàng quy định về việc giảm quyền biểu quyết của tổ chức phi chính phủ tại ngân hàng, cơ quan này tiếp tục cấp phép cho các ngân hàng khác. 
 
Về chính sách hỗ trợ, nhằm giảm tối đa những rào cản, khó khăn cho ngân hàng trong việc triển khai ngân hàng số, cơ quan quản lý Nhà nước ban hành một số chính sách sau:
 
- Kế hoạch của Chính phủ hỗ trợ việc số hóa dịch vụ tài chính, quy định chi tiết các nội dung triển khai và nhiệm vụ. Các nội dung chính bao gồm: Quy định chuyển đổi mô hình; quy định về hoàn thiện đơn vị/hỗ trợ dịch vụ tài chính; hỗ trợ ngành công nghệ Fintech; quy định về bảo mật thông tin.
 
- Giảm quyền biểu quyết của các cổ đông của ngân hàng là tổ chức tài chính phi tín dụng từ mức 50% xuống 4% và hạn chế sự tham gia của công ty truyền thông, tổ chức tài chính phi tín dụng vào ngân hàng.
 
-  Giảm yêu cầu về vốn: FSC cho rằng các ngân hàng triển khai ngân hàng số đã hạn chế tính rủi ro trong kinh doanh vì họ được thuê đối tác công nghệ thông tin hỗ trợ. FSC chỉ quan tâm khả năng huy động vốn và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng này.
 
- Được triển khai toàn bộ các sản phẩm, dịch vụ như ngân hàng truyền thống.
 
- Cho phép gia hạn thời gian hoàn thành các yêu cầu về bảo mật, quản trị rủi ro: Đối với tỷ lệ an toàn vốn, trong khi các ngân hàng khác đang đáp ứng yêu cầu của Basel III thì các ngân hàng này chỉ cần đáp ứng yêu cầu của Basel I trong giai đoạn đầu triển khai ngân hàng số. Yêu cầu về tỷ lệ thanh khoản cũng được nới lỏng đối với các ngân hàng này. 
 
- Giải pháp khác: FSC cho phép các ngân hàng này sử dụng eKYC - giải pháp thực hiện định danh khách hàng bằng phương thức điện tử; được phép kinh doanh như công ty thẻ tín dụng; được phép thuê các đối tác công nghệ bên ngoài.
 
b) Công tác triển khai tại ngân hàng thương mại (NHTM)
 
Kakao Bank và K Bank là hai ngân hàng đầu tiên ở Hàn Quốc được lựa chọn thí điểm triển khai ngân hàng số từ năm 2016. Sau hai năm triển khai, hai ngân hàng đã có kết quả nổi bật trong việc gia tăng khách hàng, thị phần. Đồng thời, năm 2017, cả hai ngân hàng này được bình chọn thuộc “Top 50 Digital Banks in 2017” do Financial IT bình chọn. Kết quả này là do ngân hàng đã có sự chủ động trong triển khai ngân hàng số, cụ thể như sau:
 
(i) Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới
 
- Nhanh chóng triển khai eKYC và hướng dẫn sử dụng dễ dàng. Các ngân hàng đã tận dụng chính sách của cơ quan quản lý để nhanh chóng thay thế chữ ký số bằng hệ thống bảo mật đơn giản hơn, gồm: Triển khai nhận diện khuôn mặt, mống mắt tại K Bank; Kakao Bank cho phép nhận dạng bằng dấu vân tay và nhận dạng mẫu một lần để dùng cho các lần giao dịch tiếp theo sau đó. Thời gian hoàn thành việc mở tài khoản không quá 10 phút.
 
- Thực hiện chăm sóc khách hàng liên tục 24/7: Việc chăm sóc khách hàng được thực hiện qua Chatbox nên không giới hạn thời gian chăm sóc.
 
- Đưa ra các sản phẩm, dịch vụ sáng tạo và đáp ứng thị hiếu của khách hàng.
 
- Rút ngắn thời gian xử lý khoản vay và thay thế hệ thống tính điểm tín dụng: Thời gian xử lý các khoản vay dưới 2.500 USD có thể dưới 60 giây. Những khoản vay lớn hơn cũng được xử lý nhanh hơn so với ngân hàng truyền thống. 
 
- Chủ động định giá các sản phẩm, dịch vụ để nâng tính cạnh tranh: Cả hai ngân hàng này đều nâng mức lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay để thu hút khách hàng. K Bank là ngân hàng đầu tiên ở Hàn Quốc cho phép khách hàng đề xuất giảm lãi suất vay nếu họ cải thiện được xếp hạng tín dụng, đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý.
 
(ii) Kết quả kinh doanh
 
Trong giai đoạn đầu triển khai ngân hàng số, chi phí đầu tư công nghệ và quảng cáo lớn, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, sau 3 năm triển khai thì ngân hàng bắt đầu có lợi nhuận dương. 
 
(iii) Tồn tại
 
- Thách thức lớn nhất trong quá trình triển khai ngân hàng số tại Hàn Quốc là quy định việc hạn chế tăng vốn. Xuất phát từ chính sách của cơ quan quản lý về việc hạn chế tổ chức phi tín dụng nắm giữ cổ phiếu, các ngân hàng này đã gặp khó khăn trong việc tăng vốn. 
 
- Mặc dù thực hiện nhiều giải pháp truyền thông, ngân hàng số vẫn gặp khó khăn trong việc hướng đến mục đích thay thế ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng truyền thống đã nhanh chóng cải thiện sản phẩm, dịch vụ của họ theo hướng số hóa. Nhiều khách hàng sử dụng ngân hàng số như lựa chọn thứ hai.
 
- Ngân hàng số chịu sự cạnh tranh của các công ty thanh toán có hỗ trợ kỹ thuật số.
 
(iv) Kết quả đạt được
 
- Ngân hàng số đã mang lại những hiệu ứng tích cực cho hệ thống ngân hàng Hàn Quốc. Từ khi triển khai ngân hàng số, hệ thống ngân hàng Hàn Quốc có một số chuyển biến như sau: Phí và lãi suất có xu hướng giảm, tăng tính cạnh tranh; sản phẩm, dịch vụ được số hóa nhiều hơn; các ứng dụng ngân hàng trên thiết bị di động trở nên thân thiện hơn.
 
- Ngân hàng số mở rộng thị phần tín dụng đối với nhóm khách hàng chưa đáp ứng được yêu cầu về hồ sơ, thủ tục của ngân hàng truyền thống. 
 
2.2. Trung Quốc
 
a) Bối cảnh số hóa ngành tài chính, ngân hàng tại Trung Quốc
 
Trong 10 năm trở lại đây, sự trỗi dậy của các công ty Fintech như ở Trung Quốc chưa từng diễn ra ở những nơi khác. Tiền mặt gần như biến mất và được thay thế bằng thanh toán di động, QR code. Các tập đoàn công nghệ đã xử lý 210 triệu NDT (khoảng 32 triệu USD) lượt thanh toán trong 9 tháng đầu năm 2020, gấp đôi năm 2016.
 
Người tiêu dùng thường quản lý các sản phẩm tài chính hoặc mua bảo hiểm ngay trên điện thoại của họ, vay để mua sắm trên các sàn thương mại điện tử chưa bao giờ dễ dàng hơn thế. Các công ty công nghệ đã giúp môi giới hàng nghìn tỷ NDT trong các khoản vay vi mô. Nếu như hoạt động cho vay trực tuyến được cung cấp bởi các công ty Fintech hàng đầu của Trung Quốc hầu như không tồn tại trước năm 2014 thì năm 2020 đã giúp tạo ra nguồn vốn tương đương khoảng 30% các khoản cho vay tiêu dùng của nước này. 
 
Một số công ty Fintech hàng đầu của Trung Quốc gồm Ant Group, Tencent. Lợi thế cạnh tranh của các công ty này so với NHTM truyền thống là dữ liệu lớn và điện toán đám mây. Vì vậy, công ty Fintech đã thu hút khách hàng nhờ mang đến khả năng tiếp cận vốn dễ dàng hơn, đặc biệt là nhóm người dùng trẻ có thu nhập thấp. Theo đó, Ant Group cung cấp các khoản vay nhỏ, không yêu cầu thế chấp cho khoảng 500 triệu người mỗi năm ở Trung Quốc thông qua hai nền tảng tín dụng vi mô Huabei (Just Spend) và Jiebei (Just Lend). Ngoài ra, công ty Fintech này còn bảo lãnh các khoản vay tiêu dùng và khoản vay doanh nghiệp nhỏ. Nguồn thu lớn nhất của Ant Group là hoạt động tín dụng. Họ tập trung vào đối tượng khách hàng nhỏ mà ngân hàng truyền thống bỏ qua từ lâu. 
 
Về huy động tiền gửi, Yue Bao - quỹ tiền tệ của Ant từng có thời điểm đứng đầu thế giới với giá trị tài sản quản lý lên tới 251 tỷ USD. Chỉ với 1 NDT (0,15 USD), người dùng đã có thể mở tài khoản và đầu tư.
 
Trong mảng thanh toán, ứng dụng WeChat của Tencent cũng sở hữu hơn 1 tỷ người dùng mỗi tháng. Người sử dụng có thể thanh toán, đặt vé máy bay, tàu hỏa, mua sắm trực tuyến mà không cần rời khỏi ứng dụng thông qua WeChat Pay. 
 
Các công ty Fintech này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các NHTM truyền thống. Theo số liệu thống kê của Ủy ban Quản lý ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc, năm 2020, lợi nhuận sau thuế của các NHTM cấp thành phố và NHTM nông nghiệp đều giảm từ 14 - 15%.
 
b) Sự ảnh hưởng của các công ty Fintech đến hoạt động NHTM truyền thống 
 
Trước đây, hầu hết các NHTM truyền thống chỉ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho những khách hàng đáp ứng được yêu cầu mà ngân hàng đề ra. Các sản phẩm, dịch vụ ấy chỉ mang tính chất riêng lẻ, không có sự kết nối. Các chuỗi cung ứng của loại hình ngân hàng này là lấy sản phẩm làm trung tâm, dựa trên chuỗi giá trị hoàn chỉnh. 
 
Ngược lại, bằng cách thu thập thông tin và phân tích dữ liệu, công ty Fintech xác định được nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng dựa trên hành vi của khách hàng. Từ đó, công ty Fintech đã xây dựng nên một hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ không chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng từ tiêu dùng, học tập, mua nhà… đến kinh doanh mà còn định hướng khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ khác theo nhu cầu thực tiễn của khách hàng. So với ngân hàng truyền thống, việc thu thập thông tin của công ty Fintech thuận lợi hơn, chẳng hạn: Tencent dựa trên ứng dụng của mạng xã hội Wechat; Alipay của Alibaba dựa trên nền tảng thương mại điện tử Taobao (Một trong mười trang mua sắm trực tuyến lớn nhất trên thế giới). 
 
Các công ty Fintech đã cho ra các sản phẩm sáng tạo, hình thành thói quen thanh toán bằng cách quét mã thanh toán, thay đổi hoàn toàn thói quen sử dụng tiền mặt tại Trung Quốc. Năm 2011, Alipay là doanh nghiệp đầu tiên được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cấp phép cung cấp dịch vụ thanh toán. 
 
c) Hành động của cơ quan quản lý Nhà nước
 
Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chính sách tạo điều kiện phát triển minh bạch cho các ngân hàng số; đẩy mạnh các giao dịch số thông qua các chính sách khuyến khích tài chính tiêu dùng, bảo vệ người dùng dịch vụ ngân hàng số, thúc đẩy sự phát triển của Internet và công nghệ thông tin...
 
Về khuôn khổ pháp lý, chính sách, Trung Quốc hình thành khung pháp lý về tài chính kỹ thuật số với nguyên tắc tối ưu hóa hiệu quả của dịch vụ tài chính, hạn chế những biến động về giá/chi phí tài chính, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, cạnh tranh công bằng và có sự giám sát của cơ quan quản lý. Trong đó, khung pháp lý chú trọng quan tâm đến công tác quản trị rủi ro và bảo mật của hoạt động kinh doanh ngân hàng điện tử dựa trên nguyên tắc Basel; bảo vệ người tiêu dùng.
 
Về thực tiễn ứng dụng công nghệ - kỹ thuật, Trung Quốc có đủ điều kiện và tiềm lực để phát triển mạnh mẽ theo hướng số hóa với nền tảng công nghệ vững chắc gồm Internet di động, dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, Blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI).
 
Trên nguyên tắc nhà cung cấp dịch vụ tài chính phải tham gia cạnh tranh công bằng và tuân thủ các yêu cầu pháp lý, tháng 4/2021, Chính phủ Trung Quốc đã có những chế tài đối với công ty Fintech, chẳng hạn: Trung Quốc phạt đế chế thương mại điện tử Alibaba 18 tỷ NDT (khoảng 2,75 tỷ USD) vì bị cáo buộc vi phạm Luật Chống độc quyền, lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường; phạt 500.000 NDT đối với Tencent Holdings do tập đoàn này không báo cáo chính quyền về các thương vụ mua, bán, sáp nhập theo Luật Chống độc quyền.
 
Để khắc phục tình trạng tiền số đang bị chi phối tập trung ở một số công ty Fintech, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã nghiên cứu về tiền số vào năm 2014 và đến năm 2019 đã phổ biến các thông tin về tiền số của mình, nhân dân tệ số - hay tiền số thanh toán điện tử DCEP, tạo ra mạng lưới an toàn cho hệ thống thanh toán di động.
 
d) Hành động của NHTM truyền thống
 
Để thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số, NHTM truyền thống đã số hóa các sản phẩm, dịch vụ của mình, trong đó, đáng chú ý là sự phát triển của Mobile Banking thích ứng với sự phát triển của tiền số thanh toán điện tử DCEP. Theo đó, một trong những ngân hàng điển hình triển khai DCEP là Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) - một trong bốn ngân hàng lớn nhất Trung Quốc. Ứng dụng Mobile Banking của ngân hàng này có những đặc trưng như sau: 
 
- Chuyển khoản: Bên cạnh hình thức chuyển tiền truyền thống, ứng dụng của CCB cho phép người dùng chuyển khoản dưới hình thức “C2C - Consumer to Consumer” trên ứng dụng.
 
- Thanh toán hóa đơn: Cho phép người dùng thanh toán hóa đơn, dịch vụ thiết yếu thông qua công nghệ bảo mật tiên tiến như khóa tự động, khóa USB (dùng để bảo mật quy trình thanh toán); đồng thời tra soát được số liệu về mức chi tiêu trong tháng.
 
- Thanh toán các khoản đầu tư tài chính (vàng, ngoại tệ, quỹ…) qua ứng dụng.
 
- Quản lý khoản vay: Cho phép người dùng truy vấn dư nợ, lịch sử trả nợ và tính trước số tiền chi trả.
 
Rõ ràng, các ngân hàng truyền thống đang bắt đầu xây dựng nền tảng dữ liệu và công nghệ của riêng mình. Mặc dù so với những sản phẩm, dịch vụ mà công ty Fintech cung cấp, mức độ cạnh tranh của các ngân hàng truyền thống là chưa cao.
 
2.3. Mỹ
 
Mỹ là quốc gia đã có những thành công lớn về quan hệ hợp tác giữa ngân hàng và công ty Fintech trong bối cảnh chuyển đổi số. Kết quả nghiên cứu “LendIt Fintech Bankers Survey” (2020) cho thấy, 58% cán bộ cấp cao tại ngân hàng ở Mỹ xem việc quan hệ với công ty Fintech là một chiến lược quan trọng của ngân hàng, 84% người được khảo sát cho rằng họ sẵn sàng hợp tác với công ty Fintech đến từ Anh. Các ngân hàng thực sự xem công ty Fintech như là một cấu phần không thể thiếu trong kế hoạch phát triển của họ. Để tránh sự khác biệt về văn hóa doanh nghiệp, các ngân hàng tại Mỹ ưu tiên lựa chọn đối tác công ty Fintech với tư cách là nhà cung cấp hơn là đối tác để xây dựng các sản phẩm/giải pháp số cho ngân hàng. 
 
Tại Mỹ, đối với công ty Fintech, trong ngắn hạn, mục tiêu họ thường hướng đến là cung cấp giải pháp cụ thể và kiểm tra tính khả thi (POC). Theo đó, các giải pháp này sẽ ứng dụng trực tiếp vào hoạt động của ngân hàng và có sự quan sát, đánh giá. Về phía ngân hàng, thông thường họ sẽ chấp thuận ứng dụng thí điểm giải pháp trong khoảng thời gian nhất định. Việc hợp tác giữa công ty Fintech và ngân hàng phải được quy định cụ thể với khoảng thời gian thích hợp, đủ thời gian để ngân hàng cung cấp thông tin cần thiết và công ty Fintech hoàn thiện giải pháp, triển khai POC. Tuy nhiên, nếu thời gian kéo dài quá lâu thì sẽ gây áp lực với nguồn lực của hai bên. Mối quan hệ hợp tác giữa ngân hàng và công ty Fintech tại Mỹ là mối quan hệ hai chiều, xây dựng dựa trên nền tảng như sau:
 
a) Yêu cầu của ngân hàng đối với công ty Fintech
 
Ngân hàng yêu cầu công ty Fintech bắt đầu mối quan hệ hợp tác bằng sự tuân thủ và kết thúc hợp tác bằng sự tin cậy. Những nội dung thường được trao đổi bao gồm: Sự tuân thủ các quy định hợp tác; có trụ sở tại Mỹ; cải thiện được năng suất và mở rộng thị phần cho ngân hàng; sản phẩm cung cấp phù hợp với thị trường; dễ dàng thực hiện; xác định khoảng thời gian cần thiết từ một sản phẩm/dịch vụ được hình thành cho đến khi nó được đưa đến khách hàng; khả năng thu hồi vốn nhanh.
 
b) Yêu cầu của công ty Fintech đối với ngân hàng
 
Công ty Fintech cũng có lộ trình ưu tiên dành cho ngân hàng và có đánh giá kỹ lưỡng trước khi trở thành nhà cung cấp cho một ngân hàng. Công ty Fintech tập trung vào các nội dung yêu cầu từ ngân hàng như sau: Cung cấp những dữ liệu thật (đối với những nội dung thống nhất triển khai); có sự phân bổ nguồn vốn thích hợp để triển khai các giải pháp của công ty Fintech; cung cấp thông tin liên tục, cập nhật và chính xác cho quá trình triển khai; xác định đơn vị đầu mối làm việc với công ty Fintech trong toàn bộ dự án; sẵn sàng cung cấp thông tin kịp thời về sản phẩm, dịch vụ; ban hành lộ trình phát triển của công ty Fintech trong quá trình triển khai dự án.
 
3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về triển khai ngân hàng số
 
3.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước
 
Thứ nhất, cơ quan quản lý có vai trò quan trọng trong việc định hướng, tổ chức, triển khai ngân hàng số tại một quốc gia. Vì vậy, cơ quan quản lý cần có đánh giá, nhận định tiềm năng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam, từ đó xây dựng chiến lược và kế hoạch cụ thể. Bên cạnh đó, việc xây dựng hành lang pháp lý, chính sách về ngân hàng số phải kịp thời, đồng bộ. Thực tế cho thấy, mặc dù cơ quan quản lý ngành Ngân hàng Hàn Quốc đã có những giảm tải về thủ tục, hành chính nhằm tạo điều kiện triển khai ngân hàng số thì một số chính sách của hệ thống pháp luật vẫn chưa có sự thay đổi tương ứng, từ đó tạo sự chồng chéo trong triển khai.
 
Thứ hai, cần xây dựng khung ngân hàng số chung và hướng dẫn cụ thể để các NHTM thuận tiện trong quá trình triển khai, tránh việc mỗi NHTM lại xây dựng theo một khung, mô hình khác nhau. Ngoài ra, khung ngân hàng số phải thúc đẩy được dịch vụ tài chính quốc gia; đáp ứng được khả năng tiếp cận, phục vụ khách hàng.
 
Thứ ba, việc triển khai ngân hàng số tại NHTM cần có sự đồng ý của cơ quan quản lý Nhà nước. Mục đích của việc kiểm soát này nhằm đảm bảo rằng NHTM có nền tảng vững chắc để triển khai ngân hàng số bao gồm các nội dung: Con người, công nghệ, định giá. Đồng thời, cần có chính sách khuyến khích, thúc đẩy công tác số hóa tại các ngân hàng.
 
Thứ tư, có sự giám sát, theo dõi mức độ tuân thủ quy định về triển khai ngân hàng số của NHTM sau khi cơ quan quản lý Nhà nước đã cấp phép cho NHTM triển khai ngân hàng số.
 
3.2. Đối với các NHTM
 
Thứ nhất, NHTM cần nghiên cứu và xây dựng lộ trình chuyển dịch mô hình sang ngân hàng số. Ngân hàng số không còn là xu hướng mà là yêu cầu bắt buộc mà mỗi ngân hàng cần đạt được để phù hợp với bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Đồng thời, ngân hàng phải có kế hoạch kinh doanh thận trọng. Trong giai đoạn đầu triển khai ngân hàng số, các ngân hàng phải bỏ ra nhiều chi phí cho đầu tư công nghệ, quảng cáo, khuyến mãi dẫn đến lợi nhuận âm. Một kế hoạch kinh doanh thận trọng, rõ ràng sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng vượt qua khó khăn ban đầu và đạt lợi nhuận, đảm bảo an toàn vốn theo yêu cầu.
 
Thứ hai, thực hiện phân bổ nguồn lực để phát triển công nghệ mới. Trong kế hoạch ngân sách hằng năm, các NHTM cần xem xét tỷ trọng các khoản chi đầu tư với các khoản chi tiêu, việc cắt giảm những chi phí không thực sự cần thiết để dành nguồn lực cho đầu tư công nghệ cũng nên được cân nhắc đến. Cần xác định chi phí đầu tư rõ ràng, xứng đáng, đi đôi với kỳ vọng doanh thu tiềm năng trong tương lai. Từng bước ứng dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động của ngân hàng, tạo tiền đề cho sự chuyển dịch thành ngân hàng số. Việc nghiên cứu các công nghệ này sẽ cần nhiều thời gian và có lộ trình nên giải pháp ban đầu có thể hợp tác với các công ty công nghệ và/hoặc đầu tư vào các startup về công nghệ là một hướng đi có thể xem xét. Trong thời gian đó, các NHTM cần có sự quan tâm đến nâng cấp Core Banking, đảm bảo Core Banking đáp ứng được các yêu cầu về mở rộng khách hàng, quản trị vận hành và quản lý rủi ro.
 
Thứ ba, chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng cho triển khai ngân hàng số theo các hướng sau: Thuê các chuyên gia, người có kinh nghiệm triển khai ngân hàng số; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo các khóa học chuyên sâu hoặc khóa học nội bộ giúp nâng cao hiểu biết ứng dụng ngân hàng số; có chính sách đãi ngộ, thu hút những cán bộ có năng lực về ngân hàng số; mở rộng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm triển khai ngân hàng số từ các chuyên gia, tổ chức, ngân hàng khác; đưa các kỹ năng có liên quan đến công nghệ thành yếu tố xét tuyển dụng cán bộ. Đồng thời, đặt ra yêu cầu đối với cán bộ là lãnh đạo cấp trung, lãnh đạo cấp cao của ngân hàng phải có sự am hiểu về công nghệ ngân hàng, ngân hàng số.
 
Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản trị dữ liệu theo bốn bước: Thiết lập cấu trúc quản trị; xây dựng các chính sách, quy trình; vận hành và thực thi chính sách; kiểm soát hiệu quả của quản trị dữ liệu phù hợp với bối cảnh chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng.
 
Thứ năm, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung của ngân hàng, tạo điều kiện để các bộ phận truy cập, thu thập dữ liệu dễ dàng và đầy đủ hơn; đồng thời, phân quyền truy cập đối với những thông tin bảo mật. Các NHTM có thể xem xét thành lập trung tâm khai thác và quản lý dữ liệu kinh doanh nhằm chuyên biệt hóa chức năng phân tích kho dữ liệu, quản lý các dự án về dữ liệu và phối hợp cung cấp thông tin cho các khối kinh doanh, phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ, khối công nghệ thông tin, ban lãnh đạo ngân hàng.
 
Thứ sáu, liên tục đổi mới và sáng tạo sản phẩm, dịch vụ, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thông minh, trong đó, chú trọng việc xây dựng hệ sinh thái sản phẩm bao gồm: Sản phẩm trong nhiều lĩnh vực, gia tăng số điểm chấp nhận thanh toán, khắc phục các hạn chế về công nghệ đồng thời nâng cao giải pháp bảo mật. Việc đẩy mạnh liên kết với website bán lẻ để tích hợp cổng thanh toán ví điện tử trên các website bán hàng, đặc biệt là những trang thương mại điện tử có nhiều lượt theo dõi có thể giúp mở rộng cơ sở khách hàng và tương tác nhờ mua sắm tích hợp thương mại và thanh toán bằng ví.
 
Thứ bảy, tăng cường hợp tác với công ty Fintech theo hướng cởi mở, cùng có lợi. Về phía mình, ngân hàng cần có phương án quản trị rủi ro trong hợp tác với công ty Fintech, chẳng hạn: Quy định về các loại dữ liệu cung cấp, quy định về bảo mật thông tin trong hợp tác…
 
¹ Đại học Kinh tế Quốc dân, 12/2020, Báo cáo tại hội thảo quốc gia “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng trong bối cảnh bất định: biến nguy thành cơ”.

Tài liệu tham khảo:
 
1. BIS (2020), Regulating fintech financing: Digital banks and fintech platforms.
 
2. DIT (2019), Landing a successful Bank - Fintech partnership in the US.
 
3. IDRBT (2016), Digital banking framework. 
 
4. Harvard Business Review (2020), Digital Evolution Scorecard.
 
5. Market Insider (2018), Business Insider.
 
6. Price Water House Cooper (2016), How Fintech is shaping Financial service. 
 
7. Stephen Lumpkin (2019), Banks, Digital Banking Initiatives and the Financial Safety Net: Theory and Analytical Framework.
 
8. OCED (2020), Digital Disruption in Banking and its Impact on Competition.
 
9. Y. H. Goydenko và Y. V. Rozkov (2005), Định giá trong các NHTM: Định hướng để tồn tại.
 
10. World Bank (2019), Digital banks: Lesson from Korea.
 
11. World Bank (2020), Digital Finance Inclusion.
 
12. Ziyun Shu (2020), Digital Transformation of Traditional Chinese Banks.


TS. Đặng Hoài Linh (Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Đảm bảo an ninh, an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ ví điện tử
Đảm bảo an ninh, an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ ví điện tử
19/04/2024 247 lượt xem
Nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh toán, trong đó có dịch vụ ví điện tử, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan mở và sử dụng tài khoản thanh toán (TKTT), thẻ ngân hàng, ví điện tử...
Phát triển ngân hàng xanh nhằm tạo động lực cho phát triển bền vững ở Việt Nam
Phát triển ngân hàng xanh nhằm tạo động lực cho phát triển bền vững ở Việt Nam
15/04/2024 871 lượt xem
Ngân hàng xanh đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững. Mục tiêu của bài viết này nhằm nhận diện những khó khăn và thách thức mà ngân hàng xanh ở Việt Nam đang gặp phải thông qua phỏng vấn sâu với 30 lãnh đạo và nhân viên giàu kinh nghiệm tại các ngân hàng thương mại (NHTM).
Xác thực sinh trắc học giúp tăng khả năng bảo mật  và an toàn cao hơn trong giao dịch ngân hàng
Xác thực sinh trắc học giúp tăng khả năng bảo mật và an toàn cao hơn trong giao dịch ngân hàng
03/04/2024 2.191 lượt xem
Từ ngày 01/7/2024, khách hàng phải xác thực sinh trắc học khi giao dịch ngân hàng lần đầu bằng Mobile Banking; mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền; tổng số tiền các giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực bằng sinh trắc học.
Agri-Fintech: Giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả tài trợ tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp của kỉ nguyên số
Agri-Fintech: Giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả tài trợ tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp của kỉ nguyên số
27/03/2024 2.283 lượt xem
Việc tài trợ tài chính cho lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam trong thời gian qua luôn gặp nhiều khó khăn cho dù đã có sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành và các bên liên quan.
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
25/03/2024 3.000 lượt xem
Quá trình số hóa ở Việt Nam đang ngày càng phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, ngành Ngân hàng đang có những cải cách trong nền tảng kĩ thuật số nhằm cung ứng dịch vụ và giải quyết yêu cầu của khách hàng tốt hơn.
Nâng cao kĩ năng cho người tiêu dùng trong sử dụng thẻ tín dụng
Nâng cao kĩ năng cho người tiêu dùng trong sử dụng thẻ tín dụng
22/03/2024 3.779 lượt xem
Ngày nay, với nhiều tiện ích, thẻ tín dụng đã trở nên phổ biến trong chi tiêu, mua sắm của người dân. Tuy nhiên, thực tế không ít người do chưa hiểu rõ về tính năng của thẻ, số ngày miễn lãi, nguyên tắc trả nợ và cách tính lãi suất nếu thanh toán không đủ hoặc không đúng hạn mà có thể trở thành những “con nợ” lớn của ngân hàng.
Tăng cường các giải pháp ngăn chặn lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản
Tăng cường các giải pháp ngăn chặn lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản
20/03/2024 3.814 lượt xem
Thời gian gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều hơn tình trạng tội phạm sử dụng các loại mã độc đánh cắp thông tin, mã hóa dữ liệu của người dùng để chiếm đoạt tài sản. Các chuyên gia bảo mật cảnh báo, sau khi xâm nhập, các mã độc này có thể "nằm vùng" như một gián điệp, thu thập thông tin, điều khiển các ứng dụng ngân hàng, đánh cắp tài khoản, mật khẩu và mã OTP của nạn nhân để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa ngân hàng
Giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa ngân hàng
15/03/2024 4.019 lượt xem
Thời gian qua, với mục tiêu lấy khách hàng là trung tâm, ngành Ngân hàng đã không ngừng hoàn thiện pháp lý và hạ tầng công nghệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), thúc đẩy hoạt động ngân hàng số và đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.
Nghĩa vụ bảo mật thông tin người sử dụng Internet Banking của nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán
Nghĩa vụ bảo mật thông tin người sử dụng Internet Banking của nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán
13/03/2024 3.778 lượt xem
Trong bối cảnh chuyển đổi số, Việt Nam luôn nỗ lực thay đổi, cải tiến và cập nhật những công nghệ hiện đại để áp dụng phát triển trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Internet Banking hay dịch vụ thanh toán trên các thiết bị điện tử trở thành một bước tiến trong giao dịch thương mại.
Hoạt động tài chính vi mô trong xu hướng phát triển của công nghệ tài chính
Hoạt động tài chính vi mô trong xu hướng phát triển của công nghệ tài chính
04/03/2024 4.545 lượt xem
Tổ chức tài chính vi mô (TCVM) là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ như ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ.
Xây dựng nguồn lực con người nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số hoạt động ngân hàng
Xây dựng nguồn lực con người nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số hoạt động ngân hàng
01/03/2024 4.607 lượt xem
Kết quả nghiên cứu về phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số của các tổ chức nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng đều khẳng định, văn hóa doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng, như là “quyền lực mềm” của tổ chức, giúp tổ chức phát triển bền vững.
Pháp luật về định danh khách hàng điện tử trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
Pháp luật về định danh khách hàng điện tử trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
14/02/2024 6.459 lượt xem
Trong quá trình hoạt động chuyển đổi số ngành Ngân hàng tại Việt Nam, định danh khách hàng điện tử hay còn gọi là eKYC (Electronic Know Your Customer) đang trở thành một xu hướng phát triển tất yếu. Công nghệ này cho phép các ngân hàng tại Việt Nam cung ứng dịch vụ số hóa, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hóa hoạt động, đặc biệt trong hoạt động liên quan đến tài khoản thanh toán.
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Tăng tốc và phát triển bền vững
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Tăng tốc và phát triển bền vững
08/02/2024 6.465 lượt xem
Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng không chỉ là một xu hướng mà còn là một bước tiến quan trọng hướng tới tương lai tài chính hiện đại và linh hoạt.
Triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng
Triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng
01/02/2024 6.359 lượt xem
Trong bối cảnh phát triển sâu rộng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) trong mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, xu hướng chuyển dịch các giao dịch theo phương thức truyền thống sang môi trường điện tử gia tăng. Khách hàng được trải nghiệm đa dạng các dịch vụ tiện ích, hiện đại và tiết kiệm thời gian, chi phí.
Tăng cường đào tạo văn hóa số lĩnh vực ngân hàng theo mô hình ASK trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam
Tăng cường đào tạo văn hóa số lĩnh vực ngân hàng theo mô hình ASK trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam
29/01/2024 6.413 lượt xem
Trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng văn hóa số giúp ngân hàng tạo ra nguồn nhân lực với tư duy đột phá sáng tạo, tạo ra các sáng kiến số đổi mới với khả năng thích ứng linh hoạt với thay đổi, từ đó đưa ngân hàng bước lên vị thế cao hơn trên thị trường.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.800

83.800

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.800

83.800

Vàng SJC 5c

81.800

83.820

Vàng nhẫn 9999

74.800

76.700

Vàng nữ trang 9999

74.700

76.000


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,100 25,440 26,252 27,714 30,724 32,055 157.77 167.11
BIDV 25,130 25,440 26,393 27,618 30,763 32,067 158.12 166.59
VietinBank 25,090 25,443 26,504 27,799 31,154 32,164 160.64 168.59
Agribank 25,100 25,440 26,325 27,607 30,757 31,897 159.58 167.50
Eximbank 25,040 25,440 26,425 27,239 30,914 31,866 160.82 165.77
ACB 25,110 25,442 26,596 27,279 31,230 31,905 161.07 166.37
Sacombank 25,170 25,420 26,701 27,261 31,332 31,835 162.03 167.05
Techcombank 25,192 25,442 26,362 27,707 30,760 32,094 157.36 169.78
LPBank 24,960 25,440 26,088 27,611 30,970 31,913 158.36 169.76
DongA Bank 25,170 25,440 26,570 27,260 31,080 31,940 159.20 166.40
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?