Tín dụng chính sách xã hội trên vùng đất nắng và gió
24/02/2023 1.318 lượt xem
Ninh Thuận - vùng đất nắng và gió thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Tổ quốc; nơi đây vẫn còn nhiều hộ dân nghèo cần có sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước để phát triển sản xuất, kinh doanh. Với sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, tín dụng chính sách xã hội đã được tập trung huy động, giải ngân hiệu quả góp phần quan trọng để Ninh Thuận tạo bước đột phá lớn, thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm và xây dựng nông thôn mới.
 
Chặng đường 20 năm chuyển tải vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo
 
Để triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận được thành lập và đi vào hoạt động ngày 14/01/2003 theo Quyết định số 54/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH. Những ngày đầu mới thành lập, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nguồn nhân lực còn ít, vừa làm, vừa tuyển dụng, trong khi đó phải quản lí khối lượng khách hàng lớn, món vay nhỏ lẻ; đối tượng thụ hưởng chính sách chủ yếu là hộ nghèo trải rộng khắp toàn tỉnh, tập trung ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa; trình độ, kinh nghiệm sản xuất và kiến thức sử dụng vốn của khách hàng còn hạn chế, phần nào ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn vay.
 
Quá trình 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/NĐ-CP đã tạo được sự đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành đều chung tay thực hiện tín dụng chính sách xã hội; bộ máy quản trị, quy mô tổ chức của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận từng bước hoàn thiện và hoạt động ổn định; công tác quản lí hoạt động tín dụng chính sách xã hội ngày càng chặt chẽ và phát huy hiệu quả. 
 

NHCSXH tỉnh Ninh Thuận thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, đảm bảo nguồn vốn
đến đúng đối tượng thụ hưởng
 
Từ hai chương trình nhận bàn giao ban đầu là cho vay hộ nghèo và cho vay giải quyết việc làm, với tổng dư nợ gần 80 tỉ đồng, đến nay, NHCSXH Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận đã mở rộng triển khai cho vay thêm 18 chương trình tín dụng chính sách, với tổng dư nợ đến ngày 30/12/2022 đạt trên 2.936 tỉ đồng, với 77.512 khách hàng còn dư nợ. Chất lượng tín dụng chính sách được thường xuyên chú trọng củng cố, nâng cao theo hướng phát triển bền vững.
 
Bên cạnh đó, với mạng lưới 65 điểm giao dịch tại các xã, phường, thị trấn và 1.590 tổ tiết kiệm và vay vốn là “cánh tay nối dài” của NHCSXH trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội, tạo cầu nối giữa ngân hàng với người vay vốn bảo đảm công khai, dân chủ, đem lại hiệu quả kinh tế một cách rõ nét. 
 
20 năm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 78/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả nổi bật. NHCSXH Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận đã huy động nhiều nguồn lực, chuyển tải kịp thời, an toàn nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, góp phần quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội bền vững trên địa bàn tỉnh. Nguồn vốn chính sách đã giúp cho trên 473 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, góp phần giúp trên 63,2 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; trên 26 nghìn lao động được vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm; trên 66 nghìn học sinh, sinh viên được vay vốn học tập; trên 69 nghìn lượt hộ vay vốn để xây dựng trên 87 nghìn công trình nước sạch và công trình nhà vệ sinh; trên 8 nghìn hộ nghèo được vay vốn xây dựng nhà ở…
 
Riêng trong năm 2022, nguồn vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho hơn 5,5 nghìn lao động với số tiền hơn 263,7 tỉ đồng; giải quyết cho hơn 7,1 nghìn hộ vay vốn để xây dựng, sửa chữa nhà vệ sinh và lắp đặt công trình nước sạch với số tiền hơn 126 tỉ đồng; tiếp tục giải quyết cho 2.534 hộ gia đình, 2.706 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn với số tiền hơn 46,6 tỉ đồng để trang trải chi phí học tập; giúp cho 1.211 hộ ở các xã thuộc vùng khó khăn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh với số tiền hơn 51 tỉ đồng; hơn 8 nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn với số tiền 299 tỉ đồng; hơn 13,8 nghìn hộ dân sinh sống tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi được thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi với số tiền hơn 509 tỉ đồng. 
 
“Luồng sinh khí mới” đến từ Chỉ thị số 40-CT/TW

Phó Giám đốc phụ trách NHCSXH Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận Lê Minh Lộc cho biết, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội ra đời mang đến “luồng sinh khí mới”, thúc đẩy mạnh mẽ tư duy, nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, tạo sự chủ động trong việc phối hợp triển khai có hiệu quả, đưa hoạt động tín dụng chính sách xã hội ngày càng tăng trưởng và phát triển bền vững cả về quy mô và chất lượng. Sau khi tiếp nhận Chỉ thị số 40-CT/TW, với vai trò là cơ quan đầu mối, NHCSXH Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận đã báo cáo Ban Đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 67-CT/TU ngày 23/4/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; cùng với đó, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Ninh Thuận đã ban hành nhiều kế hoạch, văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức triển khai đồng bộ, toàn diện, đảm bảo đúng theo tinh thần, chủ trương của Đảng, Chính phủ là “Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
 
Qua hơn 08 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, công tác tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có những chuyển biến rõ rệt, mô hình tổ chức và phương thức quản lí phù hợp với thực tiễn cơ sở, huy động được nhiều nguồn lực, đáp ứng nhu cầu vay vốn của đông đảo hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Các cấp ủy chính quyền địa phương luôn dành sự quan tâm và tạo mọi điều kiện cho hoạt động NHCSXH, góp phần đẩy nhanh các chương trình cho vay đến các đối tượng thụ hưởng. Hằng năm, UBND  tỉnh Ninh Thuận và các huyện, thành phố đều dành một phần nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn lực cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cùng với đó, NHCSXH Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận đã tập trung triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực tài chính thông qua công tác huy động vốn từ phong trào “gửi tiền chung tay vì người nghèo”; vận động các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp gửi nguồn quỹ ngoài ngân sách tạm thời chưa sử dụng vào NHCSXH để tăng cường nguồn vốn, bổ sung cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đóng góp hiệu quả nhiều hơn vào công cuộc giảm nghèo, đảm bảo an sinh bền vững trên địa bàn tỉnh.
 
Tích cực giải ngân vốn tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình; căn cứ kế hoạch của Tổng Giám đốc NHCSXH, NHCSXH Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng kế hoạch thực hiện, chủ động tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành liên quan, địa phương tập trung triển khai thực hiện các chính sách cho vay, đảm bảo các nội dung theo quy định. Để giúp người dân tiếp cận, nắm rõ chính sách mới của Đảng, Nhà nước, sớm hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn, ngoài việc phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình địa phương tăng thời lượng phát sóng, đăng tin bài tuyên truyền, NHCSXH còn treo áp phích, niêm yết công khai quy trình thủ tục cho vay, lãi suất, thời hạn vay vốn tại trụ sở NHCSXH, phòng giao dịch NHCSXH các huyện, các điểm giao dịch xã tại UBND các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh; đồng thời, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên tích cực rà soát đối tượng, xác định nhu cầu vốn, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để các chính sách cho vay sớm đi vào thực tiễn, bảo đảm công khai, minh bạch, sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, tránh trục lợi chính sách.
 
Trong năm 2022, NHCSXH Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận đã tích cực giải ngân các chương trình tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đạt 196,4 tỉ đồng với 4.899 khách hàng được tiếp cận vốn vay, góp phần tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trong đó, cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm 150 tỉ đồng, với gần 3.000 lao động; cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn mua máy tính, thiết bị học trực tuyến 15 tỉ đồng/1.500 hộ; cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập 4,04 tỉ đồng/81cơ sở; cho vay nhà ở xã hội 11,8 tỷ đồng/38 hộ; cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 1 (theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 - 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 - 2025) đạt 15,6 tỉ đồng/280 hộ.
 
Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã kịp thời giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, người dân đầu tư khởi nghiệp, tái sản xuất, kinh doanh trước tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Hầu hết những hộ vay vốn NHCSXH đều có chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đầy đủ; nhiều hộ dân đã biết cách làm ăn, trồng trọt, chăn nuôi, tăng thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh sau đại dịch Covid-19. Qua đó tiếp tục khẳng định, chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng, Nhà nước, có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, chính trị - xã hội, tạo được sự đồng thuận cao của các cấp, các ngành và được hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác vui mừng đón nhận.
 
Động lực khích lệ các đối tượng thụ hưởng chính sách vươn lên thoát nghèo
 
Các chương trình tín dụng chính sách của NHCSXH trong những năm qua đã tạo động lực, khích lệ người nghèo và các đối tượng chính sách khác tự lực vươn lên thoát nghèo, người nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có cuộc sống ấm no hơn.
 
Bà Trương Thị Lệ ở thôn Quán Thẻ 3, xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận là một trong hơn 75 nghìn hộ vay vốn tại NHCSXH Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận nhớ lại quãng thời gian một mình nuôi 04 con nhỏ, nhà cửa không có, ăn thì bữa đói, bữa no. Nhờ có sự giúp đỡ của chính quyền, Hội Nông dân xã và NHCSXH Chi nhánh huyện Thuận Nam, hiện  nay, gia đình bà Lệ đã thoát nghèo bền vững.
 
Năm 2009, gia đình bà Lệ được vay vốn chương trình hộ nghèo tại NHCSXH Chi nhánh huyện Thuận Nam với số tiền 20 triệu đồng để chăn nuôi heo. Việc chăn nuôi gặp nhiều thuận lợi, khi heo lớn xuất chuồng, bà Lệ đã trả được nợ cho ngân hàng. Sau đó, bà Lệ tiếp tục được vay 20 triệu đồng cải tạo lại chuồng trại và đầu tư vào nuôi heo giống. Ngoài ra, để nuôi 04 người con đang tuổi ăn học, bà Lệ không ngại khó, ngại khổ, ai thuê gì làm nấy, làm cả ngày lẫn đêm, để cốt sao có tiền lo cho các con ăn học.  
 
Các con bà Lệ lần lượt vào đại học, đứa lớn chưa kịp ra trường thì đứa nhỏ lại thi đậu đại học, khó khăn chồng chất khó khăn. Nhà có miếng đất để ở, nhưng cũng không có sổ để mang đi thế chấp vay vốn ngân hàng, còn bán đi thì 05 mẹ con không còn chỗ ở. Thấy mẹ quá vất vả, các con đòi nghỉ học để đi làm kiếm tiền phụ giúp mẹ. Trong hoàn cảnh đó, bà Lệ được Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn giới thiệu về chính sách vay vốn cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH. Chính quyền địa phương, NHCSXH đã tạo điều kiện cho bà Lệ được vay vốn học sinh, sinh viên cho các con đi học, lần lượt: Cháu thứ nhất vay 40 triệu đồng, cháu thứ hai vay 33 triệu đồng, cháu thứ ba vay 44 triệu đồng và cháu thứ tư vay 32 triệu đồng. Chưa dừng lại ở đó, năm 2017, cháu thứ ba ra trường được vay 100 triệu đồng vốn vay đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Đến nay, 04 người con của bà Lệ đã có việc làm và thu nhập ổn định. Số tiền nợ ngân hàng được trả đúng hạn, bà còn xây được ngôi nhà mới khang trang, rộng rãi. 
 
Bà Lệ chia sẻ: “Nếu không nhờ chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm giúp đỡ kịp thời của chính quyền địa phương, các hội đoàn thể và NHCSXH có lẽ giờ đây gia đình tôi vẫn là một hộ nghèo của xã và là gánh nặng của địa phương”.
 
Hay như gia đình ông Ka tơr Hà Khanh là hộ nghèo của xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận nhưng hiện đã trở thành ông chủ của một mô hình ăn nên làm ra bên dãy Trường Sơn. Nhờ được vay 50 triệu đồng vốn ưu đãi vay của NHCSXH, ông Ka tơr Hà Khanh đã mạnh dạn nuôi trâu, bò, cừu, dê nhốt chuồng. Nhờ chăm sóc, phòng bệnh chu đáo và chủ động nguồn thức ăn dự trữ, công việc chăn nuôi của gia đình ông ngày một phát triển, cho thu nhập đến cả trăm triệu đồng mỗi năm sau khi trừ hết chi phí. Ông Ka tơr Hà Khanh cho biết, nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước do NHCSXH cho vay đã thực sự là “đòn bẩy” giúp gia đình ông thoát nghèo bền vững.
 
Cùng ở xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc còn có hộ anh Chamaléa Hải cũng là gương điển hình về phát triển kinh tế, thoát nghèo, có kinh tế tích lũy nhờ vốn vay ưu đãi từ NHCSXH. Là nông dân “thứ thiệt” nhưng điều kiện đất đai ít ỏi, con cái lại đang độ tuổi ăn học, kinh tế gia đình anh Hải gặp rất nhiều khó khăn. Với số vốn vay ban đầu từ chương trình giải quyết việc làm 30 triệu đồng, anh Hải đầu tư nuôi 04 con bò, từ việc chăm sóc chu đáo, đàn bò sinh sản tốt, gia đình anh đã tích lũy được một số vốn trả nợ, lãi đầy đủ cho ngân hàng. Đến năm 2020, anh Hải tiếp tục đăng ký vay 80 triệu đồng để xây dựng chuồng trại, mở rộng quy mô chăn nuôi; đến nay đã sở hữu được 06 con bò, 1.500 con gà thả vườn và 12 con heo đen sinh sản. Giờ đây, cuộc sống của gia đình anh Hải được cải thiện rất nhiều, con cái ăn học đàng hoàng và là hộ sản xuất giỏi ở địa phương.
 
Có thể nói, nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH là “chiếc cần câu” hữu ích cho nhiều hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách có thêm những động lực mới để phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Phan Lâm (Hà Nội)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tín dụng Agribank chi nhánh An Giang hỗ trợ chuyển đổi kinh tế nông nghiệp
Tín dụng Agribank chi nhánh An Giang hỗ trợ chuyển đổi kinh tế nông nghiệp
29/03/2023 128 lượt xem
Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh An Giang đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và cơ bản hoàn thành nhiều mục tiêu đề ra. Qua đó, từng bước nâng cao vai trò, vị trí của người nông dân trên nhiều phương diện.
Agribank - 35 năm vì sự nghiệp “Tam nông”
Agribank - 35 năm vì sự nghiệp “Tam nông”
23/03/2023 391 lượt xem
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng hành với “Tam nông”, đặc biệt với nông nghiệp, trụ đỡ của nền kinh tế, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã trở thành ngân hàng chủ lực và thực hiện xuất sắc sứ mệnh của mình kể từ khi được thành lập.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội
23/03/2023 392 lượt xem
Trong những năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã làm tốt công tác ủy thác cho vay; chuyển tải và quản lí hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách đến hàng triệu đoàn viên, thanh niên, qua đó, giúp các đoàn viên, thanh niên nghèo trên cả nước có nhu cầu được vay vốn giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, vượt khó, thoát nghèo; được thụ hưởng sự bình đẳng về giáo dục và đào tạo, tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội, làm thay đổi căn bản chất lượng cuộc sống.
Tín dụng chính sách: Bà đỡ cho phụ nữ nghèo giương cao ngọn cờ bình đẳng giới
Tín dụng chính sách: Bà đỡ cho phụ nữ nghèo giương cao ngọn cờ bình đẳng giới
08/03/2023 939 lượt xem
Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính xác về tỉ lệ phụ nữ được tiếp cận vốn tín dụng chính sách, song, thực chứng hoạt động hơn 20 năm của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam cho thấy, đây là một điểm tựa hữu hiệu giúp giải quyết được hai vấn đề lớn trong bất bình đẳng giới đó là tạo việc làm và phát triển kinh tế cho phụ nữ.
Khách hàng gửi trọn niềm tin  và đồng hành cùng với Agribank
Khách hàng gửi trọn niềm tin và đồng hành cùng với Agribank
08/03/2023 919 lượt xem
Năm 2022, hoạt động tiền tệ - kho quỹ trong toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tiếp tục đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đảm bảo an toàn tài sản, đóng góp tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tiền giả. Đặc biệt, toàn hệ thống Agribank đã trả lại tiền thừa cho khách hàng 27.651 món với tổng số tiền trên 103 tỉ đồng; trong đó, trả lại cho khách hàng cá nhân gồm 26.448 món với số tiền trên 100,984 triệu đồng, trả lại cho khách hàng pháp nhân 1.203 món với số tiền trên 2,305 triệu đồng.
Chính sách đầu tư của Agribank trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Chính sách đầu tư của Agribank trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao
24/02/2023 1.280 lượt xem
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là lựa chọn cần thiết tất yếu cho phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng bền vững và hiệu quả. Đóng góp cho một nền nông nghiệp sạch, có giá trị, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đang khẳng định vai trò to lớn, chủ động trong đầu tư vốn, tư vấn và nhiều hỗ trợ đa dạng, thiết thực khác.
Hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Trị tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân phát triển kinh tế
Hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Trị tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân phát triển kinh tế
22/02/2023 1.923 lượt xem
Năm 2022, nền kinh tế tỉnh Quảng Trị có nhiều chuyển biến tích cực: 14/20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đã được thực hiện hoàn thành, trong đó tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tính tăng 7,17% so với năm 2021 và 08 chỉ tiêu vượt kế hoạch.
Hệ thống ngân hàng tỉnh Hải Dương tiếp tục góp phần hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
Hệ thống ngân hàng tỉnh Hải Dương tiếp tục góp phần hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
16/02/2023 621 lượt xem
Năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương đạt được nhiều kết quả tích cực: Kinh tế có sự phục hồi rõ nét, hầu hết các ngành sản xuất, kinh doanh trở lại hoạt động bình thường. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng khoảng 9%, cao thứ 27/63 tỉnh, thành phố trong cả nước; thu ngân sách nhà nước vượt 30% dự toán năm; là một trong năm tỉnh, thành phố trong cả nước đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Kết quả trên là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm, nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trên địa bàn, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian qua.
Tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên giá trị tài sản bảo đảm
Tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên giá trị tài sản bảo đảm
16/02/2023 702 lượt xem
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm số lượng lớn trong hệ thống các doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam nên nhu cầu về vốn luôn cấp thiết. Để đáp ứng được điều kiện vay vốn thì doanh nghiệp nhỏ và vừa phải có tài sản thuộc sở hữu của mình làm tài sản bảo đảm.
Hậu Giang: Cần thêm những trợ lực tín dụng chính sách mới
Hậu Giang: Cần thêm những trợ lực tín dụng chính sách mới
15/02/2023 209 lượt xem
Hậu Giang hôm nay đã khác xưa khi dòng vốn tín dụng chính sách xã hội trở thành đòn bẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Một vùng sông nước vốn từng là “thế khó” trong phát triển kinh tế giờ lại trở thành lợi thế phát triển nhiều mô hình sản xuất nông sản, hàng hóa, giúp người dân vươn lên thoát nghèo thậm chí làm giàu trên chính quê hương mình.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ xử lí nợ xấu, khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế
Tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ xử lí nợ xấu, khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế
13/02/2023 298 lượt xem
Nợ xấu luôn tồn tại song song với hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) và là điều không tránh khỏi trong quá trình phát triển kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào cũng như ở Việt Nam.
Hệ thống ngân hàng tỉnh Thừa Thiên Huế góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Hệ thống ngân hàng tỉnh Thừa Thiên Huế góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương
08/02/2023 318 lượt xem
Năm 2022 là năm bản lề triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025 và trong bối cảnh đại dịch Covid-19, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế trong nước có nhiều biến động khó lường, áp lực lạm phát tăng cao,... tỉnh Thừa Thiên Huế gặp không ít khó khăn, thách thức trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Hệ thống ngân hàng Bình Dương đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh
Hệ thống ngân hàng Bình Dương đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh
02/02/2023 607 lượt xem
Trong điều kiện vẫn còn những khó khăn nhất định sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và những thách thức từ bên ngoài như tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp; lạm phát, lãi suất ở mức cao và xu hướng thu hẹp chính sách tiền tệ, tài khóa ở nhiều quốc gia dẫn đến tăng trưởng suy giảm, nguy cơ suy thoái kinh tế.
Hệ thống ngân hàng góp phần phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Hệ thống ngân hàng góp phần phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long
01/02/2023 427 lượt xem
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giữ vai trò quan trọng về chính trị, an ninh quốc phòng, an ninh lương thực và kinh tế - xã hội.
Blockchain và ứng dụng trong hoạt động tài chính - ngân hàng
Blockchain và ứng dụng trong hoạt động tài chính - ngân hàng
27/01/2023 1.477 lượt xem
Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) được xem là chìa khóa trong việc chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin tương lai trong làn sóng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Blockchain có tiềm năng cách mạng hóa các dịch vụ tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

66.450

67.170

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

66.450

67.150

Vàng SJC 5c

66.450

67.170

Vàng nhẫn 9999

54.950

55.950

Vàng nữ trang 9999

54.850

55.550


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23.280 23.650 24.662 26.042 27.702 28.883 175,33 185,62
BIDV 23.335 23.635 24.859 26.062 27.830 28.912 173.60 182.70
VietinBank 23.290 23.650 24.488 26.123 28.168 29.178 176,97 184,92
Agribank 23.310 23.670 24.910 26.057 27.948 28.857 177,53 185,26
Eximbank 23.250 23.630 24.970 25.647 28.029 28.789 177,36 182,17
ACB 23.350 23.800 25.009 25.606 28.028 28.765 177,51 181,93
Sacombank 23.280 23.785 25.080 25.687 28.247 28.862 177,80 183,35
Techcombank 23.315 23.660 24.760 26.090 27.766 29.067 173,38 185,81
LienVietPostBank 23.310 23.910 24.880 26.235 28.154 29.108 176,00 187,77
DongA Bank 23.350 23.680 24.980 25.620 28.050 28.760 176,5 182,10
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
1,00
1,00
1,00
5,00
5,10
5,10
6,70
6,90
7,10
7,80
Sacombank
-
-
-
-
5,40
5,50
5,60
7,40
7,50
7,70
7,90
Techcombank
0,30
-
-
-
5,90
5,90
5,90
7,30
7,30
7,30
7,30
LienVietPostBank
-
0,10
0,10
0,10
6,00
6,00
6,00
7,60
7,60
8,00
8,30
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
5,50
5,50
5,50
7,90
7,95
8,00
8,30
Agribank
0,50
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Eximbank
0,20
1,00
1,00
1,00
5,60
5,70
5,80
6,30
6,60
7,10
7,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?