Tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội góp phần giảm nghèo bền vững ở tỉnh Sơn La
17/07/2017 2.382 lượt xem
Để phát triển kinh tế - xã hội nói chung, giảm nghèo bền vững nói riêng thì cần có vốn. Trong điều kiện vốn đầu tư của ngân sách hết sức khó khăn, vốn ODA ngày càng thu hẹp và thắt chặt thì vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) có vị trí quan trọng hàng đầu đối với mỗi địa phương. Bài viết phân tích thực trạng tín dụng chính sách tại NHCSXH tỉnh Sơn La và gợi ý một số giải pháp góp phần giảm nghèo bền vững ở tỉnh Sơn La.
TS. Nguyễn Thị Kim Nhung

Thực trạng tín dụng chính sách tại NHCSXH tỉnh Sơn La
Là một địa phương thuộc  trong vùng Tây Bắc, trong các năm qua, tỉnh Sơn La đã triển khai khá có hiệu quả giải pháp tín dụng ngân hàng, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tiếp tục được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, như việc Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 08/01/2016 triển khai thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn; Tỉnh ủy có nhiều văn bản lãnh đạo hệ thống ngân hàng về việc cho vay đối với lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, kinh tế tập thể...
Về hoạt động tín dụng đối với các đối tượng chính sách xã hội ở địa phương:
Tính đến hết tháng 5/2017, tổng dư nợ cho vay các đối tượng chính sách của Chi nhánh NHCS XH tỉnh Sơn La đạt 3.333 tỷ đồng, tăng khá cao so với mức 2.763 tỷ đồng cùng thời điểm này năm 2016; trong đó: Cho vay hộ nghèo 1.610 tỷ đồng, tăng cao so với dư nợ 1.367 tỷ đồng cùng kỳ năm trước; giải quyết việc làm đạt 132 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức 130 tỷ đồng cùng kỳ năm 2016; xuất khẩu lao động 1,55 tỷ đồng; nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn 294 tỷ đồng, tăng mạnh so với dư nợ 235 tỷ đồng cùng kỳ năm 2017; hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 69,5  tỷ đồng; học sinh sinh viên 26 tỷ đồng, giảm mạnh so với dư nợ 41 tỷ đồng cùng kỳ năm 2016; hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 414,5 tỷ đồng, tăng khá so vơi mức 401 tỷ đồng cùng kỳ; hộ thương nhân vùng khó khăn 6.5 tỷ đồng; hộ nghèo về nhà ở 153 tỷ đồng; hộ cận nghèo 405,6 tỷ đồng, tăng mạnh so với dư nợ 286 tỷ đồng cùng kỳ năm 2016 (theo Quyết định 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ); cho vay hộ mới thoát nghèo theo Quyết định 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ dư nợ 151,6 tỷ đồng, cũng tăng rất mạnh so với mức 84 tỷ đồng cùng kỳ năm 2016; các chương trình khác là số dư nợ còn lại.
Về hiệu quả đầu tư các chương trình tín dụng chính sách xã hội: Chỉ tính riêng trong năm 2015 số lao động được tạo việc làm là 2.990 lao động; 271 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; cho vay đi lao động có thời hạn ở nước ngoài được 3 lao động; trong năm cho vay xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường  được 13.367 công trình; trong đó số công trình nước sạch được xây dựng là 6.771 công trình, số công trình vệ sinh được xây dựng là 6.596 công trình.
Về đầu tư phát triển chăn nuôi trâu, bò được 13.215 con; được 387.000 con lợn nái và lợn thịt; trồng, chăm sóc cây ăn quả và cải tạo vườn tạp được 25.915 ha; đầu tư  82.115 triệu đồng chăn nuôi gia súc gia cầm; chăn nuôi thuỷ sản 67.357 triệu đồng. Số hộ vay NHCSXH còn dư nợ đến hết năm 2015 là: 117.461 hộ, bình quân dư nợ 22 triệu đồng/hộ. Số hộ thoát nghèo trong năm là 7.818 hộ. Đến hết tháng 5/2017, có tổng số 152.300 hộ còn dư nợ.
Thực hiện ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội:
Qua công tác kiểm tra toàn diện của 12/12 phòng giao dịch các huyện, thành phố cho thấy các tổ chức Chính trị - xã hội kiêm thành viên Ban đại diện HĐQT-NHCSXH tỉnh, huyện, đã cùng với NHCSXH từ tỉnh đến cơ sở thực hiện các nội dung trong Văn bản liên tịch và Hợp đồng uỷ thác đã ký với NHCSXH. Chỉ tính riêng trong năm 2016, đã tổ chức được 4 phiên họp giao ban Hội đoàn thể cấp tỉnh; 68 phiên họp giao ban tổ chức Hội cấp huyện, các phiên họp giao ban đã đánh giá kết quả hoạt động uỷ thác Tổ chức Hội các cấp, việc thực hiện nhiệm vụ ủy thác với NHCSXH, nhất là công tác kiểm tra giám sát.
Đề xuất giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng NHCSXH, góp phần giảm nghèo bền vững ở tỉnh Sơn La
Một là, quan điểm về hỗ trợ nâng cao năng lực sử dụng vốn và năng lực sản xuất kinh doanh cho đồng bào dân tộc
Điều đó không có nghĩa là không chỉ có sự trợ giúp trực tiếp, như: cấp tiền, cấp gạo, cấp đồ dùng sinh hoạt khác, mà chỉ hỗ trợ giải quyết việc làm, nâng cao năng lực tính toán sử dụng đồng vốn, tính toán làm ăn, có kiến thức kinh tế thị trường trong sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ.
Trung ương cần tiếp tục đầu tư các dự án về cơ sở hạ tầng giao thông, y tế, trường học, vệ sinh nước sạch môi trường. Các doanh nghiệp tiếp tục có những trợ giúp trực tiếp về an sinh xã hội cho người dân ở các vùng khó khăn. Song cần đặc biệt quan tâm đến giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả vốn tín dụng ngân hàng nói chung và vốn tín dụng NHCSXH nói riêng. Để mở rộng vốn tín dụng thì gắn liền với đó là đảm bảo sức hấp thụ của vốn, đảm bảo vốn sử dụng có hiệu quả. Theo đó, cần phải tiếp tục nâng cao trình độ dân trí cho người dân, đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, phát triển giao thông, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, đảm bảo chất lượng; đổi mới kỹ thuật canh tác, hạ giá thành sản phẩm.
Hai là, về đầu tư vốn khai thác thế mạnh về cây ngô.
Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích và sản lượng ngô vào bậc nhất của cả nước. Với tổng diện tích xấp xỉ 160.000 ha đất trồng ngô và sản lượng ngô hạt đạt 670.000 - 700.000 tấn, Sơn La xứng đáng với cái tên gọi là thủ phủ của ngô Việt Nam. Tuy nhiên sản lượng ngô này chỉ bằng dưới 10% sản lượng ngô cả nước nhập khẩu hàng năm, trong các năm 2015 - 2016 và những tháng đầu năm 2017.
Cụ thể, khối lượng ngô nhập khẩu năm 2015 của cả nước là 7,55 triệu tấn, tăng 71,2% so với năm 2014. Đây là năm thứ tư liên tiếp khối lượng ngô nhập khẩu liên tục tăng. Khối lượng nhập khẩu ngô 11 tháng đầu năm 2016 đạt 7,64 triệu tấn với giá trị đạt 1,51 tỷ USD, tăng 13,4% về khối lượng và tăng 2,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Khối lượng nhập khẩu ngô 5 tháng đầu năm 2017 đạt 3,05 triệu tấn với giá trị đạt 625 triệu USD, tăng 1,5% về khối lượng và tăng 6,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Nguyên nhân khiến lượng ngô nhập khẩu tăng kỷ lục là do giá ngô thế giới giảm rất mạnh. Nếu như năm 2014, giá ngô nhập khẩu là 255 USD/tấn, năm 2015 chỉ còn 217 USD/tấn, giữa tháng 6/2017 giá ngô nhập khẩu về tới Việt Nam chỉ còn 186 - 187 USD/tấn. Đây là mức giá thấp kỷ lục kể từ năm 2007 trở lại đây. Tại các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, ngô nhập khẩu có giá khoảng 5.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với giá ngô trong nước nhưng chất lượng lại tốt hơn.
Như vậy, phát huy thế mạnh về cây ngô trong giảm nghèo bền vững là có tính khả thi đối với Sơn La. Bởi vì, thị trường tiêu thụ ngô trong nước rất lớn và tiếp tục tăng lên. Song vấn đề đặt ra cho Sơn La là giảm giá thành sản xuất ngô. Điều này đòi hỏi một số vấn đề: có giống mới với năng suất cao và chất lượng tốt; sản xuất quy mô lớn với kỹ thật canh tác tiên tiến để hạ giá thành. Song cũng phải đảm bảo phù hơp với địa hình, phù hợp với khả năng của người dân. Tức là kết hợp sản xuât quy mô lớn của doanh nghiệp và quy mô gia đình, tạo việc làm cho người dân địa phương, khai thác các mảnh đất canh tác của các gia đình. Trong đó, vốn tín dụng NHCSXH có vai trò rất lớn để giải quyết các vấn đề này của Sơn La.
Ba là, tăng cường nguồn vốn và mở rộng cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội
Dân số của tỉnh Sơn La hiện nay khoảng trên 1,2 triệu người. Theo xác nhận đa chiều của các cơ quan và đơn vị chức năng các cấp ở địa phương, thì hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của Sơn La là 33,4%; hộ cận nghèo là 9,3%; như vậy, tổng số hộ thuộc diện được vay vốn tương ứng với khoảng 511.000 người. Hiện nay, nhu cầu vốn của các hộ nghèo, các hộ cận nghèo còn rất lớn. Các nhu cầu vốn giải quyết việc làm, chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn; hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; hộ thương nhân vùng khó khăn; hộ nghèo về nhà ở; hộ cận nghèo,…là còn rất lớn cần được đáp ứng.
Vấn đề đặt ra là Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tỉnh ủy và UBND các tỉnh trong vùng nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng cần làm việc với Bộ Tài chính, với NHCSXH Việt Nam để được đáp ứng nhu cầu vốn cho các chi nhánh NHCSXH mở rộng cho vay các đối tượng chính sách xã hội ở địa phương, đặc biệt là vốn cho vay giải quyết việc làm, vốn cho vay sản xuất kinh doanh ở vùng đặc biệt khó khăn, vốn cho các hộ cận nghèo. Chính phủ, Bộ Tài chính, NHCS XH Việt Nam cần đảm bảo nguồn vốn để tăng trưởng dư nợ của các đôi tượng hộ nghèo và gia đình chính sách ở Sơn La cũng như ở vùng Tây Bắc có mức tăng hàng năm từ 25 - 30%.
Bốn là, triển khai đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ thu hút vốn cho vay có hiệu quả
Kèm theo việc thu hút vốn của NHCSXH thì địa phương cần tạo điều kiện cho sử dụng vốn có hiệu quả, đó là cơ sở hạ tầng, giống, các hoạt động khuyến nông khác,… Trong thực tiễn chất lượng tín dụng chính sách chưa đồng đều giữa các địa phương.  Công tác phối hợp giữa các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra… của các tổ chức Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội với hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức, đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của người vay. Do đó, công tác khuyến nông, hỗ trợ lỹ thuật, cung cấp giống mới, cải tiến kỹ thuật canh tác và chăn nuôi,… có vai trò đặc biệt để mở rộng vốn cho vay và nâng cao hiệu quả vốn cho vay cũng như góp phần giảm nghèo bền vững ở tỉnh Sơn La nói riêng và cả vùng Tây Bắc nôi chung. Nhà nước, Chính quyền các cấp không làm thay thị trường, trồng cây gì, nuôi con gì là do thị trường, do người dân không thể gò ép, làm theo phong trào, không thể chủ quan duy ý chí, nhưng các cơ quan chức năng cần đảm bảo thông tin chính xác, cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, nâng cao trình độ dân trí và trình độ sản xuất,… cho người dân, tạo điều kiện phát huy hơn nữa vai trò hoạt động tín dụng của NHCSXH.
 
Tài liệu tham khảo:
- Báo cáo của NHNN tỉnh Sơn La
- Báo cáo NHCS XH tỉnh Sơn La
- Một số nguồn khác
 
(Tạp chí Ngân hàng số 13, tháng 7/2017)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Thực trạng tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Thực trạng tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
25/04/2024 44 lượt xem
Tín dụng chính sách xã hội là một chủ trương mang tính nhân văn sâu sắc, đồng thời cũng là một trong những trụ cột trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi mới. Đây là chính sách hết sức thiết thực, hiệu quả, đã thực sự đi vào cuộc sống và được người dân đồng tình ủng hộ.
Agribank - Ngân hàng thương mại hàng đầu, chủ lực đầu tư phát triển kinh tế “Tam nông”
Agribank - Ngân hàng thương mại hàng đầu, chủ lực đầu tư phát triển kinh tế “Tam nông”
25/04/2024 85 lượt xem
Với hành trình 36 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) luôn đồng hành cùng nền kinh tế của đất nước, vượt qua bao gian khó, không ngừng trưởng thành, khẳng định vai trò là công cụ hữu hiệu của Đảng, Nhà nước trong việc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Tạo lập nguồn vốn qua kênh tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An
Tạo lập nguồn vốn qua kênh tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An
19/04/2024 197 lượt xem
Tỉnh Long An là địa phương có vị trí thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ đi về các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Cùng với đó, điều kiện tự nhiên của tỉnh Long An cũng rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên: Phát huy vai trò trụ cột giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên: Phát huy vai trò trụ cột giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương
09/04/2024 861 lượt xem
Xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên hôm nay đã là địa danh nổi tiếng với nhiều loại cây ăn quả, nơi cung cấp cây giống, cây cảnh ra toàn quốc và xuất khẩu sang nhiều nước láng giềng.
Đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
29/03/2024 1.518 lượt xem
Thời gian qua, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp tích cực vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; trong đó, việc quản lí và đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán luôn được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Quảng Trị chú trọng, quan tâm chỉ đạo sát sao.
Agribank cùng ngành Ngân hàng đóng góp quan trọng vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế đất nước
Agribank cùng ngành Ngân hàng đóng góp quan trọng vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế đất nước
26/03/2024 1.819 lượt xem
Ngay từ những tháng đầu năm 2024, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã nỗ lực quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng ngành Ngân hàng thúc đẩy các động lực tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Phát huy lực lượng và tiềm năng của thế hệ trẻ từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
Phát huy lực lượng và tiềm năng của thế hệ trẻ từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
25/03/2024 1.813 lượt xem
Đảng ta xác định “thanh niên giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người”. Nghị quyết số 04-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) về công tác thanh niên trong thời kì mới...
Tín dụng chính sách: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ
Tín dụng chính sách: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ
12/03/2024 2.500 lượt xem
Trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác phụ nữ; ban hành nhiều văn kiện, nghị quyết, chính sách, pháp luật, nghị định...
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị dành nhiều ưu đãi hỗ trợ các đối tượng hưởng chính sách thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị dành nhiều ưu đãi hỗ trợ các đối tượng hưởng chính sách thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt
11/03/2024 2.765 lượt xem
Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt và Công văn số 123/UBND-KGVX ngày 08/01/2024 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Trị về tăng cường thực hiện chi trả ASXH không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh...
Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền - mục tiêu quan trọng và xuyên suốt của chính sách bảo hiểm tiền gửi
Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền - mục tiêu quan trọng và xuyên suốt của chính sách bảo hiểm tiền gửi
27/02/2024 2.604 lượt xem
Năm 2023 qua đi với những dấu ấn quan trọng của ngành Ngân hàng vào quá trình phục hồi kinh tế - xã hội, đảm bảo thanh khoản và sự phát triển an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD).
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
26/02/2024 3.985 lượt xem
Qua hơn 20 năm hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện cho vay 16 chương trình tín dụng chính sách...
Tổ vay vốn - cầu nối gắn kết giữa Agribank và khách hàng
Tổ vay vốn - cầu nối gắn kết giữa Agribank và khách hàng
26/02/2024 2.784 lượt xem
Thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Thỏa thuận liên ngành giai đoạn 2021 - 2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)...
Tăng cường xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền
Tăng cường xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền
19/02/2024 2.609 lượt xem
Xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền (PCRT) luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đặc biệt quan tâm trong quá trình thực hiện công tác PCRT ở Việt Nam. Trong năm 2023, nhiều văn bản hướng dẫn Luật PCRT năm 2022 được ban hành, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức báo cáo triển khai hiệu quả công tác PCRT.
Phát triển tín dụng xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kết quả, thách thức và một số khuyến nghị
Phát triển tín dụng xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kết quả, thách thức và một số khuyến nghị
16/02/2024 2.822 lượt xem
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới về các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đổi mới hoạt động, tích cực chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đổi mới hoạt động, tích cực chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động
14/02/2024 2.121 lượt xem
Năm 2023 là năm ghi dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (NHVN) với các hoạt động, sự kiện nổi bật kỷ niệm 30 năm thành lập và đặc biệt đã tổ chức thành công Đại hội Công đoàn NHVN lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

Vàng SJC 5c

81.000

83.520

Vàng nhẫn 9999

74.200

76.100

Vàng nữ trang 9999

74.000

75.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,145 25,485 26,411 27,860 30,670 31,974 159.56 168.87
BIDV 25,185 25,485 26,528 27,748 30,697 31,977 159.6 168
VietinBank 25,160 25,485 26,651 27,946 31,096 32,106 161.07 169.02
Agribank 25,180 25,485 26,599 27,900 30,846 32,001 160.64 168.67
Eximbank 25,160 25,485 26,632 27,531 30,915 31,959 161.35 166.79
ACB 25,190 25,485 26,768 27,476 31,178 31,876 161.53 166.97
Sacombank 25,250 25,485 26,880 27,440 31,315 31,817 162.5 167.51
Techcombank 25,228 25,485 26,523 27,869 30,720 32,037 157.83 170.27
LPBank 24,943 25,485 26,344 27,844 31,044 31,948 159.37 170.59
DongA Bank 25,250 25,485 26,760 27,440 31,070 31,920 159.80 166.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?