admin Thực trạng tín dụng xanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
18/11/2021 08:50 3.032 lượt xem
Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nguy cơ môi trường bị phá hủy; bao gồm mất đa dạng sinh học, phá rừng, ô nhiễm không khí hoặc phát thải khí nhà kính...
Tóm tắt:
 
Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nguy cơ môi trường bị phá hủy; bao gồm mất đa dạng sinh học, phá rừng, ô nhiễm không khí hoặc phát thải khí nhà kính. Do đó, trong những năm gần đây, những thành tựu kinh tế đang bị đe dọa do biến đổi khí hậu và có nguy cơ bị đảo ngược nếu tình huống xấu nhất xảy ra. Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới hướng tới tăng trưởng xanh, chính sách tín dụng để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng xanh đóng một vai trò rất quan trọng. Bài viết trình bày thực trạng triển khai hoạt động tín dụng xanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, từ đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động này trong thời gian tới.
 
Từ khóa: Ngân hàng xanh, tín dụng xanh, Vĩnh Long. 
 


Tính đến tháng 9/2021, dư nợ cho vay về nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đạt 214 tỷ đồng với nhiều mô hình kỹ thuật, trong đó có trồng dưa lưới công nghệ cao
 
1. Tổng quan về tín dụng xanh
 
Ngân hàng xanh là thuật ngữ chỉ các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng khuyến khích các hoạt động vì môi trường và giảm phát thải carbon, chẳng hạn như khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ xanh.
 
Theo nghĩa rộng, ngân hàng xanh chính là ngân hàng bền vững, theo đó, một ngân hàng để phát triển bền vững thì các quyết định đầu tư cần nhìn vào bức tranh lớn và hành động một cách có lợi cho người tiêu dùng, kinh tế, xã hội và cả môi trường (Imeson và Sim, 2010). Khi đó, một mối quan hệ mật thiết giữa ngân hàng với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường được thiết lập. Ngân hàng chỉ có thể phát triển bền vững nếu đặt các lợi ích của ngân hàng gắn liền với các lợi ích của xã hội và môi trường.
 
Việc sử dụng định nghĩa ngân hàng xanh theo nghĩa rộng phù hợp với định hướng phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam theo Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 07/8/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam. 
 
Theo Pravakar và Nayak (2008); Lalon (2015), với mục tiêu thực hiện trách nhiệm xã hội bảo vệ môi trường, các ngân hàng phải tạo ra các hệ thống quản lý và cung cấp các dịch vụ ngân hàng xanh, thân thiện với môi trường như dịch vụ trực tuyến, các tài khoản thanh toán xanh, tín dụng xanh và các loại thẻ xanh. 
 
Tín dụng xanh được hiểu là những khoản tín dụng mà ngân hàng cấp cho các dự án không gây hại cho môi trường hoặc nhằm bảo vệ môi trường, nói cách khác là những khoản cấp tín dụng dưới dạng tài trợ vốn, cho vay, các hình thức cấp tín dụng khác mà trong đó có tính đến tác động môi trường và tăng cường bền vững môi trường.
 
Tại Việt Nam, theo Điều 149 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 17/11/2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 quy định về tín dụng xanh như sau: Tín dụng xanh là tín dụng được cấp cho dự án đầu tư sau đây: (i) Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; (ii) Ứng phó với biến đổi khí hậu; (iii) Quản lý chất thải; (iv) Xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; (v) Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên; (vi) Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; (vii) Tạo ra lợi ích khác về môi trường.
 
Mục tiêu chung của tín dụng xanh là tiến hành thực hiện rộng rãi mô hình tài chính xanh và ngân hàng xanh, tiến tới xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế xanh thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn về môi trường khi cấp vốn vay cho các dự án vì môi trường, giảm thiểu khí thải ô nhiễm, hướng tới một nền kinh tế carbon thấp, phát triển kinh tế bền vững. Trong đó, tín dụng xanh bao gồm: 
 
Một là, vay hỗ trợ hộ gia đình: Đây là các khoản vay lãi suất thấp, nhằm hỗ trợ cho những hộ gia đình mua các thiết bị sử dụng năng lượng mới hoặc đầu tư vào các ứng dụng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Ngân hàng cũng có thể tham gia hỗ trợ bằng cách cung cấp các khoản vay khuyến khích hộ gia đình chuyển sang ngôi nhà mới, thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng. Một số ngân hàng xanh có thể trở thành đối tác với các công ty cung cấp thiết bị và công nghệ mới bảo vệ môi trường.
 
Hai là, vay xây dựng thương mại xanh: Các ngân hàng thương mại (NHTM) có thể cung cấp các khoản tín dụng xây dựng các trung tâm thương mại xanh với các thiết kế nhằm giảm thiểu tiêu thụ năng lượng (15 - 25%), giảm rác thải tiêu thụ và ô nhiễm môi trường so với các công trình truyền thống. Những công trình xanh này ít tiêu tốn năng lượng, ít xả thải hơn các công trình truyền thống nên chi phí hoạt động được cắt giảm, lợi nhuận tăng lên và tạo nên lợi thế khi định giá bất động sản.
 
Ba là, vay mua ô tô xanh: Ngân hàng đưa ra các gói lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường để khuyến khích khách hàng mua các ô tô có hiệu suất sử dụng nhiên liệu tiết kiệm. Các sản phẩm này có xu hướng tăng trong các năm gần đây và đặc biệt phát triển tại các nước châu Âu, châu Úc.
 
2. Thực trạng triển khai hoạt động tín dụng xanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long 
 
2.1. Cơ sở pháp lý và thực trạng tín dụng xanh tại Việt Nam
 
Nhận thức rõ tầm quan trọng của tín dụng xanh, ngày 25/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg “Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”; ngày 20/3/2014, Thủ tướng Chính phủ  ban hành Quyết định số 403/QÐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020; tiếp đó, ngày 24/3/2015, Thống đốc NHNN đã có Chỉ thị số 03/CT-NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; ngày 06/8/2015 Thống đốc NHNN đã có Quyết định số 1552/QÐ-NHNN ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020.
 
Để góp phần đẩy mạnh hoạt động tín dụng xanh, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ. Đặc biệt, Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 07/8/2018 của Thống đốc NHNN về việc phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam nhằm tăng cường nhận thức và trách nhiệm xã hội của hệ thống ngân hàng với việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, từng bước xanh hóa hoạt động ngân hàng, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ những dự án thân thiện với môi trường.
 
Cũng trong tháng 8/2018, NHNN cũng đã phối hợp với Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) xây dựng và ban hành “Sổ tay đánh giá rủi ro môi trường và xã hội” cho 10 ngành kinh tế trong hoạt động cấp tín dụng xanh. Theo đó, các ngành này bao gồm: Nông nghiệp, hóa chất, xây dựng và cơ sở hạ tầng, năng lượng, chế biến thực phẩm, dệt may, dầu khí, xử lý chất thải, khai thác mỏ và các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại. Sổ tay hướng dẫn này nhằm phục vụ quá trình quản lý rủi ro môi trường và xã hội của các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động tại Việt Nam, giúp cán bộ tín dụng và cán bộ chuyên ngành thực hiện thẩm định dự án/phương án sản xuất - kinh doanh liên quan một cách hiệu quả, đảm bảo mục tiêu phát triển xanh và bền vững.

Ngay sau khi có những văn bản chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, các TCTD đã xây dựng quy trình thẩm định rủi ro môi trường và xã hội trong các quy định nội bộ; đồng thời, lồng ghép hoạt động tín dụng xanh trong chiến lược phát triển của ngân hàng. Một số NHTM cũng chủ động tham gia các dự án có tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế về bảo vệ môi trường và cấp tín dụng xanh, nhờ đó, hoạt động tín dụng xanh đã có những chuyển biến tích cực.
 
Dư nợ tín dụng xanh đã tăng từ hơn 71,02 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2015 lên mức hơn 237,90 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2018, tương ứng tăng 234,57% trong ba năm, trung bình tăng 54,40%/năm, tăng gần ba lần mức tăng trưởng tín dụng bình quân trong giai đoạn này (Ngô Anh Phương, 2021). 
 
Theo thống kê của NHNN, đến hết tháng 6/2019, dư nợ tín dụng đối với các dự án xanh đạt khoảng 317.600 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trung dài hạn chiếm 76% dư nợ tín dụng xanh, lãi suất cho vay các lĩnh vực xanh ngắn hạn là 5 - 8%/năm, trung và dài hạn là 9 - 12%/năm. Tỷ trọng tín dụng xanh cũng tăng mạnh trong giai đoạn từ tháng 9/2016 đến tháng 6/2020, từ 1,5% - 4,1% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Nếu so sánh với nhu cầu 30,6 tỷ USD tài chính xanh đến năm 2020, thì đây là nguồn vốn trong nước đáng kể cho tăng trưởng xanh của Việt Nam (Bùi Thị Hoàng Lan, 2020). Hơn nữa, việc xanh hóa đáng kể dòng tín dụng sẽ góp phần quyết định tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Dư nợ tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp sạch, chiếm 45% tổng dư nợ tín dụng xanh; năng lượng tái tạo, năng lượng sạch chiếm 17%; quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông thôn chiếm 11% và lâm nghiệp bền vững chiếm 5%.
 
Theo báo cáo của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) về tình hình triển khai phát triển ngân hàng xanh đến năm 2020, tín dụng xanh tại các NHTM được thực hiện dưới nhiều hình thức. Phần lớn các ngân hàng (khoảng gần 80% TCTD báo cáo) lồng ghép các quy định, văn bản chỉ đạo điều hành trong hoạt động ngân hàng. Khoảng 50% tổng số ngân hàng báo cáo đã nghiên cứu xây dựng quy định hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường và xã hội.
 
Trong những năm qua, chương trình tín dụng xanh đã được lồng ghép trong một số văn bản pháp luật như: Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ nhằm ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp, nông thôn; Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 cũng khuyến khích các NHTM tập trung nguồn lực cho tín dụng xanh, cấp tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất - kinh doanh thân thiện với môi trường, xã hội... Theo thống kê, dư nợ tín dụng xanh đã tăng từ hơn 71.000 tỷ đồng lên 340.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2015 - 2020. Tốc độ tăng trưởng tín dụng xanh ở mức cao, với tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất vào năm 2017. Tỷ trọng tín dụng xanh so với tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế tăng đều từ 1,55% năm 2015 lên 3,7% năm 2020. Dư nợ cấp tín dụng đối với các dự án xanh tính đến hết quý I/2021 là khoảng 335.000 tỷ đồng, chiếm 3,6% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, chủ yếu tập trung ở lĩnh vực nông nghiệp xanh (hơn 39%) và năng lượng tái tạo (37%). Dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội là 1.312.659 tỷ đồng, chiếm khoảng 14,17% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Một số NHTM Việt Nam có tỷ trọng tín dụng xanh cao như: Agribank, BIDV, Sacombank, TPBank, Vietinbank, VPBank, Nam Á Bank, HDBank....
 
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng xanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long 
 
Trong những năm gần đây, từ thành công của việc thực hiện cánh đồng mẫu lớn trên cây lúa, ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện thí điểm thành công mô hình cánh đồng mẫu lớn trên các loại cây trồng khác như cánh đồng mẫu lớn khoai lang ở huyện Bình Tân, cánh đồng mẫu lớn khoai mỡ ở huyện Mang Thít. Theo đó, diện tích trồng lúa sẽ giảm dần để chuyển sang trồng các loại rau màu có hiệu quả kinh tế cao, trồng cây ăn trái, từng bước tăng diện tích nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi.
 
Bên cạnh đó, chủ trương của tỉnh Vĩnh Long là đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo chiều sâu và khép kín bằng cách nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ điều kiện tham gia chuỗi giá trị, có khả năng cạnh tranh với nông sản cùng loại ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Từ đó, thí điểm xây dựng mô hình một số vùng sản xuất nông nghiệp sạch và nông nghiệp công nghệ cao. 
 
Theo Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long, các mô hình nông nghiệp, sản xuất theo hướng GAP và ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đang phát triển khá mạnh, trong đó, có nhiều mô hình mang tính đột phá, đặc biệt là mô hình trồng hoa, cây cảnh trong chậu và trên đất. Cụ thể, các mô hình sản xuất - kinh doanh hiệu quả có tác động lan tỏa và có thể nhân rộng như mô hình hoa kiểng, trồng rau sạch tại hộ gia đình, sản xuất nấm ăn, nuôi chim bồ câu, nuôi gà theo hướng an toàn sinh học, nuôi ếch (ếch giống, ếch thịt). Trong đó, mô hình trồng hoa lan, cúc, đồng tiền cắt cành tại Thành phố Vĩnh Long có tỷ lệ hoa thương phẩm cao, mang lợi nhuận khá, góp phần cung ứng sản phẩm hoa tại chỗ, tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại từ các địa phương khác. Mô hình trồng rau sạch tại hộ gia đình đã cung cấp lượng rau, nấm sạch cho nhu cầu gia đình và từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, các vườn cây ăn trái kém hiệu quả, bị ảnh hưởng dịch bệnh đã được cải tạo, chuyển đổi sang các loại cây có khả năng kháng bệnh, có giá trị kinh tế cao như nhãn Idor, nhãn Thạch Kiệt, bưởi, chanh…
 
Đối với lĩnh vực phát triển sản phẩm nông nghiệp sạch, năm 2020, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 29 cơ sở được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GAP và tương đương, 50 sản phẩm OCOP, 11 hợp tác xã và cơ sở sản xuất được cấp QR Code. Theo báo cáo hoạt động của các chi nhánh TCTD trên địa bàn, năm 2020, dư nợ đối với dự án nông nghiệp sạch là 209 tỷ đồng, tăng 91 tỷ đồng so với năm 2018 (năm ban hành Quyết định số 1604/QĐ-NHNN). Tính đến tháng 9/2021, dư nợ cho vay về nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đạt 214 tỷ đồng với các mô hình như trồng dưa lưới, cà chua bi, dưa leo, nấm bào ngư theo tiêu chuẩn VietGAP, trồng cà chua đen theo công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel, mô hình trồng hoa, cây cảnh trong chậu và trên đất theo hướng GAP và ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao, mô hình nuôi trùn quế kết hợp chăn nuôi bò tạo nguồn phân bón hữu cơ cho nông nghiệp sạch…
 
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, các NHTM trên địa bàn vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định.
 
Thứ nhất, về hướng dẫn thẩm định dự án. Danh mục các ngành, lĩnh vực xanh chưa có các tiêu chí cụ thể để các ngân hàng có căn cứ lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh. Hiện vẫn thiếu khung khổ pháp lý, tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá công cụ đo lường tác động đến môi trường để hỗ trợ xây dựng chính sách, sản phẩm phát triển tín dụng xanh. Đó là chưa kể các doanh nghiệp thiếu thông tin về các sản phẩm tín dụng xanh. Thời gian xin cấp tín dụng xanh dài, thủ tục vay vốn phức tạp. Doanh nghiệp cũng thiếu tài sản đảm bảo do hầu hết có quy mô vừa và nhỏ.
 
Thứ hai, về thời gian, chi phí đầu tư. Việc đầu tư vào các ngành, lĩnh vực xanh, nhất là lĩnh vực năng lượng tái tạo, tiết kiệm và hiệu quả năng lượng hiện nay tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nói riêng đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, rủi ro thị trường cao nên rất cần các ưu đãi về thời hạn và chi phí vốn vay. Trong khi đó, nguồn vốn huy động của các TCTD thường là ngắn hạn, huy động theo chi phí vốn thương mại trên thị trường nên có chi phí cao. 
 
Thứ ba, về nguồn nhân lực. Đội ngũ nhân viên ngân hàng chưa được đào tạo chuyên sâu, bài bản trong thẩm định, đánh giá và quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng xanh nên có thể xảy ra dẫn đến việc ra quyết định tín dụng cho các dự án gây ảnh hưởng, thậm chí gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, xã hội.
 
Thứ tư, về những khó khăn của nông hộ trên địa bàn. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long, việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh thời gian qua mới chỉ áp dụng thử nghiệm trên quy mô nông hộ, chưa thể làm đại trà quy mô lớn. Đó là chưa kể, ý thức của người dân, công nghệ và cách tiếp thị công nghệ vẫn là những rào cản chính khiến nền nông nghiệp “chưa sạch” như mong đợi. Nguyên nhân là do sản xuất còn manh mún nên khó đưa khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất. Trình độ và khả năng tiếp cận ứng dụng khoa học công nghệ của người dân còn hạn chế cũng như khả năng chuyển giao của cán bộ kỹ thuật trong ngành còn thấp. Ngoài ra, hiện tại tỉnh Vĩnh Long vẫn chưa hình thành được mối liên kết sản xuất - tiêu thụ, trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm ứng dụng công nghệ cao chưa nhiều, giá cả chưa có sự khác biệt với các sản phẩm thông thường nên chưa khuyến khích được người dân đầu tư sản xuất.
 
3. Một số khuyến nghị 
 
Trong giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phù hợp với chiến lược tăng trưởng xanh, việc phát triển mô hình tín dụng xanh là tất yếu. Để triển khai thực hiện mô hình tín dụng xanh không chỉ cần sự chỉ đạo từ NHNN mà quan trọng hơn là chính các NHTM, nhận thấy được tầm quan trọng của mô hình này đối với sự phát triển bền vững của ngân hàng cũng như của toàn xã hội. Bài viết đề xuất một số khuyến nghị góp phần phát triển hoạt động tín dụng xanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới như sau:
 
Thứ nhất, NHNN tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hướng dẫn thực hiện tín dụng xanh cho các TCTD, trong đó đưa ra khái niệm, các tiêu chuẩn về tín dụng xanh, danh mục các ngành, lĩnh vực xanh để áp dụng chung, thống nhất, làm cơ sở để các tổ chức tín dụng lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát trong quá trình thực hiện. Đồng thời, quy định về phòng ngừa rủi ro trong các dự án cấp tín dụng xanh. Hầu hết, các dự án kinh tế xanh cần nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu đồng thời, các dự án này cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro. Do đó, nghiên cứu bổ sung các quy định về dự phòng rủi ro khi các TCTD cấp tín dụng cho các dự án đầu tư kinh doanh xanh, thân thiện với môi trường.
 
Thứ hai, các ngân hàng trên địa bàn tiếp tục huy động các nguồn lực để thực hiện chính sách tín dụng xanh, bao gồm: Nguồn Ngân sách Nhà nước, tranh thủ các nguồn vốn ưu đãi dài hạn từ các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới, Công ty tài chính quốc tế... giúp các doanh nghiệp, hộ sản xuất tiếp cận nguồn tín dụng xanh.
 
Thứ ba, tăng cường nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên ngân hàng. Các NHTM trên địa bàn cần cử nhân viên tham dự các khóa đào tạo, tập huấn, hội thảo về chủ đề ngân hàng xanh, tín dụng xanh, phát triển bền vững, đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng. 
 
Thứ tư, tăng cường quảng bá, tuyên truyền cho khách hàng về lợi ích của tín dụng xanh. Một số khách hàng nhận biết khái niệm tín dụng xanh nhưng sử dụng chưa nhiều; thậm chí, có nhiều khách hàng chưa biết đến thuật ngữ này. Vì thế, các ngân hàng cần có các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng thông qua việc tổ chức hội thảo về chủ đề tín dụng xanh, các video ngắn giới thiệu về tín dụng xanh. 
 
Thứ năm, các doanh nghiệp, hộ sản xuất trên địa bàn cần đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ xanh, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao; đồng thời, công bố các báo cáo trách nhiệm xã hội. Các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất cần tự nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội, môi trường, ý thức được tầm quan trọng của việc cung cấp các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, có lợi cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, khi vay tín dụng xanh từ các ngân hàng, các doanh nghiệp cần tìm hiểu chính sách ưu đãi, hỗ trợ về lãi suất, thủ tục vay vốn, tài sản đảm bảo để tăng cường đầu tư vào dự án thân thiện với môi trường.
 
4. Kết luận
 
Tín dụng xanh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển an toàn, bền vững của cả hệ thống ngân hàng nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung. Việc triển khai và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng xanh không chỉ là trách nhiệm của NHTM mà cần sự quan tâm, định hướng chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và các cơ quan quản lý khác cũng như sự phối hợp từ người dân và chính quyền địa phương, đặc biệt là khách hàng vay vốn thực hiện dự án xanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 
1. Anh Phương, (2021). Thách thức phát triển ngân hàng xanh, https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/thach-thuc-phat-trien-ngan-hang-xanh-330054.html
 
2. Bùi Thị Hoàng Lan (2020). Phát triển tín dụng xanh trong bối cảnh hiện nay. Tạp chí Tài chính, Kỳ 2 - Tháng 10/2020.
 
3. Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 của Thống đốc NHNN về việc thúc đẩy tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. 
 
4. Ngô Anh Phương, (2021). Ngân hàng xanh tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển, https://thitruongtaichinhtiente.vn/ngan-hang-xanh-tai-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-34183.html
 
5. Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
 
6. Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ngày 06/8/2015 của Thống đốc NHNN ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020; Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 07/8/2018 của Thống đốc NHNN về việc phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam.
 
7. Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 07/8/2018 của Thống đốc NHNN về việc phê duyệt đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam. 
 
8. Lalon, R. M. (2015). Green banking: Going green. International Journal of Economics, Finance and Management Sciences, 3(1), 34–42.


ThS. Nguyễn Thị Ánh Ngọc (Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh - Phân hiệu Vĩnh Long)
 
ThS. Nguyễn Thị Cẩm Nhung (Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Vĩnh Long)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Phát triển thanh toán qua kênh điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay
Phát triển thanh toán qua kênh điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay
16/09/2024 08:14 276 lượt xem
Bài viết nghiên cứu sự phát triển của thanh toán qua kênh ĐTDĐ ở Việt Nam trong những năm gần đây, chỉ ra những điểm tích cực và hạn chế trong thanh toán qua kênh ĐTDĐ thời gian qua. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động thanh toán qua kênh ĐTDĐ tại Việt Nam trong thời gian tới.
Các biến thể tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và những tác động lên bảng cân đối tài sản của ngân hàng trung ương
Các biến thể tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và những tác động lên bảng cân đối tài sản của ngân hàng trung ương
10/09/2024 08:28 570 lượt xem
Sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của tiền điện tử đã mở đường cho sự ra đời và phát triển tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC.
Tác động của rủi ro địa chính trị và bất ổn chính sách kinh tế thế giới đến giá thị trường của cổ phiếu tại Việt Nam
Tác động của rủi ro địa chính trị và bất ổn chính sách kinh tế thế giới đến giá thị trường của cổ phiếu tại Việt Nam
06/09/2024 11:22 1.003 lượt xem
Trong nền kinh tế toàn cầu ngày càng kết nối chặt chẽ, thị trường chứng khoán (TTCK) không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trong nước mà còn bởi các sự kiện và chính sách quốc tế.
Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Đánh giá từ phía ngân hàng
Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Đánh giá từ phía ngân hàng
30/08/2024 08:01 1.209 lượt xem
Hiện nay, dịch vụ ngân hàng số là xu hướng phát triển tất yếu của các ngân hàng thương mại (NHTM). Đứng trước xu thế phát triển tất yếu này, các NHTM cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội, thay đổi nhận thức trong xây dựng chiến lược kinh doanh của mình, hướng đến lấy khách hàng làm trung tâm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường
Khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường
29/08/2024 09:21 1.080 lượt xem
Việc Việt Nam được xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường góp phần cải thiện hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, giúp tháo gỡ nhiều trở ngại và rào cản, tạo sự bình đẳng và giảm thiểu các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước khác đối với Việt Nam trong các mối quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư.
Biến đổi khí hậu, chính sách khí hậu và một số khuyến nghị
Biến đổi khí hậu, chính sách khí hậu và một số khuyến nghị
28/08/2024 11:00 951 lượt xem
Bài viết này tổng hợp một số nghiên cứu kinh tế để xác định tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế trong trung hạn và dài hạn.
Ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu đến dòng vốn FDI vào Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách
Ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu đến dòng vốn FDI vào Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách
26/08/2024 09:22 839 lượt xem
Nghiên cứu này đánh giá tác động Thuế tối thiểu toàn cầu (GMT) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam và đề xuất các giải pháp chính sách phù hợp.
Đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020
Đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020
16/08/2024 07:06 939 lượt xem
Bài viết nghiên cứu quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN), đưa ra những phân tích, đánh giá, chỉ ra những điểm tiến bộ cũng như những tồn tại, hạn chế trong các quy định của pháp luật
Mô hình kinh doanh và tác động tới khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam
Mô hình kinh doanh và tác động tới khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam
14/08/2024 08:09 1.156 lượt xem
Mô hình kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp. Một cách tổng quát, mô hình kinh doanh mô tả cách một doanh nghiệp tạo ra và phân phối giá trị (Osterwalder và Pigneur, 2010).
Phát triển dịch vụ mua trước trả sau tại thị trường Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Phát triển dịch vụ mua trước trả sau tại thị trường Việt Nam: Cơ hội và thách thức
08/08/2024 07:50 1.293 lượt xem
Dịch vụ mua trước trả sau không chỉ là dịch vụ mới nổi tại Việt Nam mà còn là một xu hướng toàn cầu, có nguồn gốc từ sự phát triển của công nghệ thanh toán và tín dụng tiêu dùng.
Tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững tại Việt Nam
Tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững tại Việt Nam
02/08/2024 08:09 1.050 lượt xem
Bài viết tìm hiểu khái niệm “tăng trưởng xanh”, Bộ chỉ tiêu đo lường tăng trưởng xanh, các thành tựu đã đạt được cũng như khó khăn phải đối mặt, từ đó đưa ra khuyến nghị đóng góp vào quá trình tăng trưởng xanh hướng đến kinh tế xanh và phát triển bền vững tại Việt Nam.
Ưu đãi lãi suất trong hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước hiện nay: Thực trạng và khuyến nghị
Ưu đãi lãi suất trong hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước hiện nay: Thực trạng và khuyến nghị
31/07/2024 08:15 1.044 lượt xem
Bài viết nghiên cứu chính sách lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước và thực trạng vận hành chính sách đó trong việc xác định lãi suất cho vay đối với các dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).
Phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị
Phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị
29/07/2024 14:02 1.238 lượt xem
Thị trường tiền tệ liên ngân hàng là thị trường đầu tiên phân bổ nguồn vốn cho nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối dòng tiền, đảm bảo duy trì giá trị đồng tiền và phòng, chống rửa tiền. Bài viết phân tích thực trạng thị trường tiền tệ liên ngân hàng giai đoạn 2018 - 2023, qua đó đưa ra một số khuyến nghị đối với sự phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 và triển vọng
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 và triển vọng
26/07/2024 08:35 3.709 lượt xem
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem là một trong năm mũi đột phá của Việt Nam cần được tập trung để thúc đẩy tăng trưởng phát triển và hội nhập.
Sự phát triển của Fintech và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
Sự phát triển của Fintech và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
24/07/2024 08:30 1.560 lượt xem
Sự xuất hiện của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) trên thị trường đã làm thay đổi toàn bộ ngành dịch vụ tài chính, thúc đẩy phát triển các kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống...
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

80.000

82.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

80.000

82.000

Vàng SJC 5c

80.000

82.020

Vàng nhẫn 9999

77.900

79.200

Vàng nữ trang 9999

77.800

78.800


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,360 24,730 26,526 27,982 31,456 32,795 168.91 178.78
BIDV 24,400 24,740 26,774 27,992 31,880 32,828 170.69 178.32
VietinBank 24,373 24,713 26,765 27,965 31,875 32,885 170.38 178.13
Agribank 24,370 24,720 26,681 27,903 31,654 32,768 169.50 178.08
Eximbank 24,340 24,820 26,731 27,759 31,732 32,897 171.16 177.77
ACB 24,360 24,720 26,754 27,687 31,846 32,825 170.62 177.46
Sacombank 24,710 25,050 27,321 28,074 32,561 33,263 169.55 175.56
Techcombank 24,678 25,069 26,942 28,299 32,019 33,351 164.87 177.39
LPBank 24,490 25,250 26,981 28,628 32,421 33,426 167.40 179.30
DongA Bank 24,740 25,050 27,120 27,950 32,280 33,250 166.80 174.30
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,20
2,20
2,50
3,50
3,50
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,60
3,60
3,60
4,90
4,90
5,30
5,20
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?