Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam: Vì sự phát triển bền vững của hệ thống QTDND
14/01/2023 561 lượt xem
Năm 2022, với sự trợ lực của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) từ cung ứng vốn, dịch vụ, kỹ thuật, nghiệp vụ, hỗ trợ đào tạo giám sát... hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) đang dần hiện đại hóa và chuyển đổi số, phát triển ổn định, góp phần thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế tập thể tại địa phương. 
 

 
Ông Nguyễn Quốc Cường - Chủ tịch Hội đồng quản trị Co-opBank 
 
Tạo đà phát triển cho các QTDND 

Trong năm 2022, Co-opBank đã phát huy hiệu quả vai trò và trách nhiệm của mình trong liên kết hệ thống QTDND. Trong đó công tác điều hòa vốn giữa Co-opBank và QTDND luôn là hoạt động trọng tâm của Co-opBank với định hướng xuyên suốt là ưu tiên đáp ứng nhu cầu gửi và vay vốn của QTDND tại mọi thời điểm. Co-opBank tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất huy động đối với tiền gửi điều hòa của các QTDND. Lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn đối với QTDND luôn cao hơn lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm tối đa 0,5%/năm tùy từng kỳ hạn cụ thể. 10 tháng đầu năm 2022, Co-opBank vẫn tiếp tục triển khai chương trình cho vay “Chung tay hỗ trợ thành viên QTDND” với lãi suất thấp (tối thiểu 4,8%/năm) nhằm chia sẻ khó khăn với thành viên QTDND. Ngoài ra, Co-opBank vẫn luôn thực hiện chính sách điều hành lãi suất cho vay đối với QTDND thấp hơn lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp và cá nhân tại mọi thời điểm.
 
Hoạt động liên kết và hỗ trợ hệ thống cũng thể hiện qua hoạt động giám sát và kiểm tra 42 QTDND theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và thực hiện giám sát tình hình hoạt động của QTDND thông qua các báo cáo thống kê được QTDND gửi qua Cổng Thông tin điện tử NHNN. Co-opBank đã phát hiện ra một số tồn tại chung của hầu hết các QTDND về việc quản lý ấn chỉ và công tác tín dụng... Từ đó, Co-opBank đã kiến nghị các QTDND thực hiện bổ sung, chỉnh sửa các văn bản, quy chế nội bộ cũng như khắc phục các vấn đề trong công tác tín dụng, đồng thời gửi báo cáo về NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. 
 
Co-opBank cũng đã tích cực phối hợp với NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố trong công tác hỗ trợ các QTDND có khó khăn được cơ cấu lại trên địa bàn cả nước. Năm 2022, Co-opBank đã cử 52 cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp tới đảm nhận chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc QTDND để thực hiện công tác quản trị, điều hành hoạt động của các QTDND này. 
 
Hỗ trợ QTDND đẩy mạnh chuyển đổi số
 
Năm 2022 là một năm đột phá của Co-opBank trong việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dành cho QTDND. Co-opBank đã phối hợp cùng tổ chức Développement International Desjardins (DID) - Canada  trong khuôn khổ dự án “Đẩy mạnh hệ thống QTDND” (STEP) do Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada (GAC) tài trợ, Co-opBank đã triển khai nâng cấp, phát triển hệ thống ngân hàng điện tử mới hiện đại E-Banking đảm bảo đầy đủ chức năng của một hệ thống thanh toán hiện đại, nâng cao khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, tiện lợi với chi phí hợp lý góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh của Co-opBank và hệ thống QTDND. Hiện nay, đã có khoảng 700 QTDND tham gia hệ thống E-Banking của Co-opBank.
 
Với quyết tâm chuyển đổi số toàn diện, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, đưa dịch vụ tài chính sâu, rộng đến người dân, đặc biệt giúp thành viên của QTDND thuận tiện hơn khi sử dụng dịch vụ của Co-opBank, góp phần kết nối nông thôn thành thị, tháng 01/2022, Co-opBank đã ra mắt ứng dụng Co-opBank Mobile Banking dành cho thành viên QTDND và khách hàng cá nhân. Hướng tới đối tượng thành viên QTDND ở khu vực nông thôn. Ứng dụng Co-opBank Mobile Banking được thiết kế với giao diện thân thiện, sắp xếp hợp lý, giúp người tiêu dùng trải nghiệm dễ dàng với nhiều ứng dụng ngân hàng đa năng thiết thực với cuộc sống sinh hoạt, tiêu dùng. Hiện tại, ứng dụng Co-opBank Mobile Banking cho phép các thành viên trải nghiệm các ứng dụng ngân hàng đa năng từ các tiện ích cơ bản, phổ cập như: Chuyển tiền trong và ngoài ngân hàng, nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm trực tuyến, trả nợ vay... cho đến những tính năng kết nối nâng cao như đặt vé máy bay, vé xem phim, đặt vé tàu, đặt xe liên tỉnh. Bên cạnh đó, ứng dụng Co-opBank Mobile Banking cũng đã trang bị những công nghệ mới nhất đảm bảo an toàn, bảo mật tài khoản như: Soft OTP, xác thực đăng nhập, giao dịch sinh trắc học... 
 


Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác QTDND năm 2022

 
Cũng trong năm 2022, sau khi chuyển đổi thành công và ra mắt sản phẩm thẻ chíp Co-opBank Napas, đáp ứng đầy đủ các yếu tố kỹ thuật về an toàn, bảo mật theo bộ tiêu chuẩn cơ sở của NHNN, Co-opBank tiếp tục đẩy mạnh phát triển các tiện ích gia tăng trên thẻ hướng tới khách hàng là thành viên QTDND như: Cấp hạn mức thấu chi lên tới 100 triệu đồng; kết nối với Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho phép giao dịch thẻ Hàn Quốc; áp dụng công nghệ chíp không tiếp xúc (contactless) giúp thành viên và khách hàng trải nghiệm hình thức thanh toán 1 chạm nhanh chóng, tiện lợi, an toàn, phù hợp với các giao dịch nhỏ lẻ tại khu vực nông thôn… Đồng thời, Co-opBank tiếp tục đẩy mạnh triển khai thiết bị chấp nhận thẻ (POS) tại các QTDND; cho ra mắt gói dịch vụ chi lương dành cho cán bộ, nhân viên QTDND kết hợp với sản phẩm thấu chi trên thẻ, cho vay tiêu dùng. 
 
Để hỗ trợ các QTDND triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới, Co-opBank cũng đã thực hiện chia sẻ doanh thu dịch vụ, trả phí tư vấn thành viên với các QTDND. Song hành với việc phát triển sản phẩm, Co-opBank tiếp tục dành nguồn lực để thực hiện chính sách miễn phí toàn bộ các loại phí triển khai và hỗ trợ vận hành các sản phẩm, dịch vụ thanh toán. Đồng thời giúp các thành viên QTDND có thể tiếp cận các dịch vụ ngân hàng hiện đại với chi phí thấp, Co-opBank đã thực hiện miễn phí toàn bộ các giao dịch chuyển tiền cho QTDND với giá trị miễn, giảm phí tính đến ngày 30/11/2022 lên tới trên 3 tỷ đồng. Co-opBank cũng đã triển khai tổng đài chăm sóc khách hàng 1900.54.55.54 là cầu nối 24/7 giữa Co-opBank và QTDND cũng như khách hàng của QTDND, đảm bảo 100% thắc mắc, khiếu nại về các sản phẩm, dịch vụ đều được tiếp nhận và hỗ trợ giải đáp, xử lý nhanh chóng.
 
Cũng trong năm 2022, Co-opBank đã xây dựng và ký ban hành Quy chế mới về quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống QTDND và Quy định về việc thu, chi tài chính trong hoạt động của Quỹ bảo toàn nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trò hỗ trợ QTDND gặp khó khăn về tài chính, khó khăn chi trả và cho vay đặc biệt để có thể khắc phục trở lại hoạt động bình thường. Đến ngày 30/11/2022, số QTDND còn dư nợ tại Quỹ bảo toàn là 13 QTDND với tổng dư nợ gốc là 61,7 tỷ đồng. Trong năm 2022, Quỹ bảo toàn đã duyệt cho vay 14,3 tỷ đồng đối với 02 QTDND; có 07 QTDND trả nợ gốc 10,2 tỷ đồng. 
 
Tập trung đẩy mạnh hỗ trợ QTDND 
 
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện vẫn còn một số QTDND hoạt động chưa đúng mục tiêu, có biểu hiện xa rời tôn chỉ và mục đích; quy mô, phạm vi hoạt động vượt quá tầm quản lý, quản trị dẫn đến chất lượng và hiệu quả hoạt động thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro; một số QTDND chưa ban hành kịp thời các quy định nội bộ về hoạt động theo quy định của pháp luật. Hệ thống công nghệ thông tin còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, báo cáo cũng như công tác thống kê, giám sát QTDND của NHNN…
 
Tại Hội nghị công tác QTDND năm 2022, ông Nguyễn Quốc Cường - Chủ tịch Hội đồng quản trị Co-opBank đã chỉ đạo các phòng, ban, trung tâm tại Trụ sở chính Co-opBank và các chi nhánh trên toàn hệ thống cần tăng cường công tác huy động vốn từ QTDND, áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt, hợp lý nhằm động viên QTDND gửi vốn nhàn rỗi vào Co-opBank để thực hiện công tác điều hòa vốn đối với hệ thống QTDND. Tổ chức triển khai thực hiện tốt Quy chế điều hòa vốn mới nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác điều hòa vốn cho các QTDND. Tiếp tục đẩy mạnh cho vay liên kết phát triển nông nghiệp, nông thôn, cho vay hợp vốn, cho vay thấu chi nhằm đa dạng hóa sản phẩm đối với QTDND. 
 
Ông Nguyễn Quốc Cường cũng đã chỉ đạo các phòng chức năng nghiên cứu, đánh giá, phân loại các QTDND theo nhóm để từ đó đưa ra những giải pháp hỗ trợ cũng như phương thức giám sát sao cho phù hợp với từng nhóm. Đồng thời, cần tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp với NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm chỉnh theo đúng Quy chế phối hợp đã ký giữa Chi nhánh Co-opBank và NHNN; tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm tra QTDND theo yêu cầu của NHNN giao.
 
Đặt trọng tâm phát triển ngân hàng số trong thời gian tới, tại Hội nghị tổng kết công tác QTDND năm 2022, ông Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Co-opBank biểu dương những chi nhánh đã triển khai quyết liệt các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại đến các QTDND và đã đạt được các kết quả tích cực… Ông Nguyễn Quốc Cường đề nghị các chi nhánh Co-opBank tiếp tục đảm bảo an toàn thông tin khách hàng trong các giao dịch ngân hàng hiện đại; kiểm soát, đối chiếu và xác thực thông tin khi đăng ký khách hàng, mở tài khoản thanh toán, đăng ký mở thẻ, sử dụng dịch vụ ngân hàng số; thường xuyên thực hiện rà soát hồ sơ, các hợp đồng mở, sử dụng tài khoản/thẻ của khách hàng đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành của Co-opBank; tích cực triển khai dịch vụ mã VietQR của NAPAS cho việc chuyển tiền nhanh 24/7 đối với cá nhân, QTDND và các tổ chức đang mở tài khoản thanh toán, cũng như các khách hàng mới trên địa bàn, bởi đây là phương thức phát triển các điểm thanh toán không dùng tiền mặt cũng như tăng cường nhận diện thương hiệu của các chi nhánh Co-opBank trên địa bàn ngày càng hiệu quả hơn.

Tuấn Phạm (Hà Nội)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tín dụng Agribank chi nhánh An Giang hỗ trợ chuyển đổi kinh tế nông nghiệp
Tín dụng Agribank chi nhánh An Giang hỗ trợ chuyển đổi kinh tế nông nghiệp
29/03/2023 132 lượt xem
Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh An Giang đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và cơ bản hoàn thành nhiều mục tiêu đề ra. Qua đó, từng bước nâng cao vai trò, vị trí của người nông dân trên nhiều phương diện.
Agribank - 35 năm vì sự nghiệp “Tam nông”
Agribank - 35 năm vì sự nghiệp “Tam nông”
23/03/2023 394 lượt xem
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng hành với “Tam nông”, đặc biệt với nông nghiệp, trụ đỡ của nền kinh tế, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã trở thành ngân hàng chủ lực và thực hiện xuất sắc sứ mệnh của mình kể từ khi được thành lập.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội
23/03/2023 395 lượt xem
Trong những năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã làm tốt công tác ủy thác cho vay; chuyển tải và quản lí hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách đến hàng triệu đoàn viên, thanh niên, qua đó, giúp các đoàn viên, thanh niên nghèo trên cả nước có nhu cầu được vay vốn giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, vượt khó, thoát nghèo; được thụ hưởng sự bình đẳng về giáo dục và đào tạo, tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội, làm thay đổi căn bản chất lượng cuộc sống.
Tín dụng chính sách: Bà đỡ cho phụ nữ nghèo giương cao ngọn cờ bình đẳng giới
Tín dụng chính sách: Bà đỡ cho phụ nữ nghèo giương cao ngọn cờ bình đẳng giới
08/03/2023 942 lượt xem
Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính xác về tỉ lệ phụ nữ được tiếp cận vốn tín dụng chính sách, song, thực chứng hoạt động hơn 20 năm của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam cho thấy, đây là một điểm tựa hữu hiệu giúp giải quyết được hai vấn đề lớn trong bất bình đẳng giới đó là tạo việc làm và phát triển kinh tế cho phụ nữ.
Khách hàng gửi trọn niềm tin  và đồng hành cùng với Agribank
Khách hàng gửi trọn niềm tin và đồng hành cùng với Agribank
08/03/2023 924 lượt xem
Năm 2022, hoạt động tiền tệ - kho quỹ trong toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tiếp tục đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đảm bảo an toàn tài sản, đóng góp tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tiền giả. Đặc biệt, toàn hệ thống Agribank đã trả lại tiền thừa cho khách hàng 27.651 món với tổng số tiền trên 103 tỉ đồng; trong đó, trả lại cho khách hàng cá nhân gồm 26.448 món với số tiền trên 100,984 triệu đồng, trả lại cho khách hàng pháp nhân 1.203 món với số tiền trên 2,305 triệu đồng.
Tín dụng chính sách xã hội trên vùng đất nắng và gió
Tín dụng chính sách xã hội trên vùng đất nắng và gió
24/02/2023 1.319 lượt xem
Ninh Thuận - vùng đất nắng và gió thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Tổ quốc; nơi đây vẫn còn nhiều hộ dân nghèo cần có sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước để phát triển sản xuất, kinh doanh. Với sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, tín dụng chính sách xã hội đã được tập trung huy động, giải ngân hiệu quả góp phần quan trọng để Ninh Thuận tạo bước đột phá lớn, thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm và xây dựng nông thôn mới.
Chính sách đầu tư của Agribank trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Chính sách đầu tư của Agribank trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao
24/02/2023 1.281 lượt xem
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là lựa chọn cần thiết tất yếu cho phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng bền vững và hiệu quả. Đóng góp cho một nền nông nghiệp sạch, có giá trị, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đang khẳng định vai trò to lớn, chủ động trong đầu tư vốn, tư vấn và nhiều hỗ trợ đa dạng, thiết thực khác.
Hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Trị tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân phát triển kinh tế
Hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Trị tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân phát triển kinh tế
22/02/2023 1.924 lượt xem
Năm 2022, nền kinh tế tỉnh Quảng Trị có nhiều chuyển biến tích cực: 14/20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đã được thực hiện hoàn thành, trong đó tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tính tăng 7,17% so với năm 2021 và 08 chỉ tiêu vượt kế hoạch.
Hệ thống ngân hàng tỉnh Hải Dương tiếp tục góp phần hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
Hệ thống ngân hàng tỉnh Hải Dương tiếp tục góp phần hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
16/02/2023 621 lượt xem
Năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương đạt được nhiều kết quả tích cực: Kinh tế có sự phục hồi rõ nét, hầu hết các ngành sản xuất, kinh doanh trở lại hoạt động bình thường. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng khoảng 9%, cao thứ 27/63 tỉnh, thành phố trong cả nước; thu ngân sách nhà nước vượt 30% dự toán năm; là một trong năm tỉnh, thành phố trong cả nước đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Kết quả trên là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm, nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trên địa bàn, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian qua.
Tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên giá trị tài sản bảo đảm
Tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên giá trị tài sản bảo đảm
16/02/2023 702 lượt xem
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm số lượng lớn trong hệ thống các doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam nên nhu cầu về vốn luôn cấp thiết. Để đáp ứng được điều kiện vay vốn thì doanh nghiệp nhỏ và vừa phải có tài sản thuộc sở hữu của mình làm tài sản bảo đảm.
Hậu Giang: Cần thêm những trợ lực tín dụng chính sách mới
Hậu Giang: Cần thêm những trợ lực tín dụng chính sách mới
15/02/2023 209 lượt xem
Hậu Giang hôm nay đã khác xưa khi dòng vốn tín dụng chính sách xã hội trở thành đòn bẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Một vùng sông nước vốn từng là “thế khó” trong phát triển kinh tế giờ lại trở thành lợi thế phát triển nhiều mô hình sản xuất nông sản, hàng hóa, giúp người dân vươn lên thoát nghèo thậm chí làm giàu trên chính quê hương mình.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ xử lí nợ xấu, khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế
Tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ xử lí nợ xấu, khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế
13/02/2023 298 lượt xem
Nợ xấu luôn tồn tại song song với hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) và là điều không tránh khỏi trong quá trình phát triển kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào cũng như ở Việt Nam.
Hệ thống ngân hàng tỉnh Thừa Thiên Huế góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Hệ thống ngân hàng tỉnh Thừa Thiên Huế góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương
08/02/2023 318 lượt xem
Năm 2022 là năm bản lề triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025 và trong bối cảnh đại dịch Covid-19, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế trong nước có nhiều biến động khó lường, áp lực lạm phát tăng cao,... tỉnh Thừa Thiên Huế gặp không ít khó khăn, thách thức trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Hệ thống ngân hàng Bình Dương đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh
Hệ thống ngân hàng Bình Dương đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh
02/02/2023 609 lượt xem
Trong điều kiện vẫn còn những khó khăn nhất định sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và những thách thức từ bên ngoài như tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp; lạm phát, lãi suất ở mức cao và xu hướng thu hẹp chính sách tiền tệ, tài khóa ở nhiều quốc gia dẫn đến tăng trưởng suy giảm, nguy cơ suy thoái kinh tế.
Hệ thống ngân hàng góp phần phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Hệ thống ngân hàng góp phần phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long
01/02/2023 428 lượt xem
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giữ vai trò quan trọng về chính trị, an ninh quốc phòng, an ninh lương thực và kinh tế - xã hội.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

66.450

67.170

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

66.450

67.150

Vàng SJC 5c

66.450

67.170

Vàng nhẫn 9999

54.950

55.950

Vàng nữ trang 9999

54.850

55.550


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23.280 23.650 24.662 26.042 27.702 28.883 175,33 185,62
BIDV 23.335 23.635 24.859 26.062 27.830 28.912 173.60 182.70
VietinBank 23.290 23.650 24.488 26.123 28.168 29.178 176,97 184,92
Agribank 23.310 23.670 24.910 26.057 27.948 28.857 177,53 185,26
Eximbank 23.250 23.630 24.970 25.647 28.029 28.789 177,36 182,17
ACB 23.350 23.800 25.009 25.606 28.028 28.765 177,51 181,93
Sacombank 23.280 23.785 25.080 25.687 28.247 28.862 177,80 183,35
Techcombank 23.315 23.660 24.760 26.090 27.766 29.067 173,38 185,81
LienVietPostBank 23.310 23.910 24.880 26.235 28.154 29.108 176,00 187,77
DongA Bank 23.350 23.680 24.980 25.620 28.050 28.760 176,5 182,10
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
1,00
1,00
1,00
5,00
5,10
5,10
6,70
6,90
7,10
7,80
Sacombank
-
-
-
-
5,40
5,50
5,60
7,40
7,50
7,70
7,90
Techcombank
0,30
-
-
-
5,90
5,90
5,90
7,30
7,30
7,30
7,30
LienVietPostBank
-
0,10
0,10
0,10
6,00
6,00
6,00
7,60
7,60
8,00
8,30
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
5,50
5,50
5,50
7,90
7,95
8,00
8,30
Agribank
0,50
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Eximbank
0,20
1,00
1,00
1,00
5,60
5,70
5,80
6,30
6,60
7,10
7,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?