Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nghiệp vụ thanh tra, giám sát tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
23/06/2022 1.667 lượt xem
Trong thời gian qua, bám sát định hướng, mục tiêu và các nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hoạt động kiểm toán nội bộ (KTNB) đã triển khai có hiệu quả, đặc biệt tập trung vào kiểm toán công tác thanh tra, giám sát để đánh giá việc tuân thủ các quy định trong quá trình triển khai, thực hiện chức năng thanh tra, giám sát ngân hàng (TTGSNH) được Thống đốc NHNN giao. Thông qua kết quả kiểm toán, công tác KTNB đã thể hiện vai trò tư vấn hiệu quả cho Thống đốc NHNN trong việc đánh giá những mặt được và tồn tại, hạn chế; kiến nghị với Thống đốc NHNN chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan có biện pháp phòng ngừa, xử lý nhiều sai phạm trọng yếu và những bất cập trong văn bản pháp lý, cũng như kiến nghị với các đơn vị NHNN thực hiện những giải pháp cần thiết chấp hành và nâng cao tính tuân thủ, hiệu quả hoạt động để đảm bảo vai trò giám sát vi mô và an toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn. Tuy nhiên, nghiệp vụ TTGSNH là một chuỗi quy trình phức tạp, có nội dung đa dạng và liên quan đến nhiều lĩnh vực, đòi hỏi hoạt động KTNB phải ngày càng hoàn thiện, đổi mới quy trình nhằm từng bước triển khai KTNB định hướng rủi ro, phù hợp với thông lệ quốc tế, tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ và hiệu quả hơn. Trong phạm vi nội dung bài viết, trên cơ sở đánh giá chi tiết thực trạng hoạt động kiểm toán nghiệp vụ TTGSNH tại NHNN, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nghiệp vụ TTGSNH nói riêng cũng như đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng nói chung.
 
1. Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm toán nghiệp vụ thanh tra, giám sát tại NHNN
 
1.1. Kết quả đạt được
 
Hiện nay, kiểm toán nghiệp vụ thanh tra, giám sát đang được triển khai trong các Đoàn kiểm toán chuyên đề tuân thủ và hoạt động tại các đơn vị NHNN. Nội dung và cách thức thực hiện kiểm toán nghiệp vụ thanh tra, giám sát đã được cụ thể hóa tại Văn bản hướng dẫn số 8660/HD-NHNN ngày 21/11/2014, trong đó đã bao hàm đầy đủ các mặt nghiệp vụ của công tác thanh tra, giám sát tại NHNN (08 nhiệm vụ chính), nêu rõ nội dung, hệ thống hóa các văn bản pháp lý cũng như các rủi ro chính có liên quan, từ đó trở thành kim chỉ nam cho kiểm soát viên và bộ phận kiểm soát nội bộ trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
 
Hoạt động TTGSNH luôn là một trong những nội dung quan trọng được xem xét kỹ lưỡng trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán tuân thủ và hoạt động đối với các đơn vị NHNN. Căn cứ vào mục tiêu, chính sách, mức độ rủi ro của hoạt động và nguồn nhân lực hiện có, Vụ trưởng Vụ KTNB xây dựng kế hoạch KTNB hằng năm trình Thống đốc NHNN phê duyệt và quyết định. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thống đốc NHNN, Vụ KTNB đã tập trung kiểm tra việc thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD), đặc biệt là công tác quản lý, giám sát, kiểm tra đối với các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) tại các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố. Hoạt động kiểm tra nghiệp vụ TTGSNH thuộc chuyên đề kiểm toán tuân thủ và hoạt động với số lượng đối tượng kiểm toán tăng lên hằng năm. Cụ thể, trong giai đoạn 2011 - 2021, Vụ KTNB đã triển khai 102 đoàn kiểm toán tuân thủ và hoạt động có nội dung kiểm tra nghiệp vụ thanh tra, giám sát tại các đơn vị NHNN. Đặc biệt, trong năm 2019, Vụ KTNB đã xây dựng 02 Đoàn kiểm toán chuyên đề TTGSNH tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố. Cuộc thử nghiệm này bước đầu đã mang lại những hiệu quả, làm tiền đề cho việc tập trung triển khai các cuộc kiểm toán định hướng chuyên sâu vào nội dung này đối với các đơn vị NHNN quản lý số lượng TCTD lớn cũng như rủi ro trọng yếu cao.
 
Định hướng hoạt động kiểm toán nghiệp vụ thanh tra, giám sát tập trung đánh giá tình hình chấp hành quy định của pháp luật, các nguyên tắc, quy chế, quy định của Nhà nước và của NHNN tại các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời phân tích tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các đơn vị NHNN trong quá trình tổ chức, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao trên cơ sở những nguồn lực hiện có (tài sản, con người…), bảo đảm hoàn thành tốt nhất mục tiêu đã đề ra với chi phí thấp nhất. Qua đó, đánh giá những mặt được, những mặt còn tồn tại, phân tích nguyên nhân, đưa ra kiến nghị để các đơn vị được kiểm toán tìm biện pháp khắc phục, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động trên cơ sở nhận biết và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Bên cạnh đó, tăng cường những đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả, sự phù hợp, đầy đủ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác TTGSNH để kiến nghị với Thống đốc NHNN, Cơ quan TTGSNH hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác thanh tra, giám sát.
 
Chất lượng và hiệu quả kiểm toán nghiệp vụ TTGSNH thể hiện ở khả năng phát hiện các tồn tại, sai phạm và đưa ra các kiến nghị xử lý phù hợp. Các kiến nghị của Đoàn KTNB một mặt đã giúp Thủ trưởng các đơn vị NHNN nhìn nhận thực trạng những ưu, khuyết điểm của bộ phận thanh tra, giám sát đồng thời chấn chỉnh công tác thanh tra, giám sát trong việc tuân thủ các quy định về tổ chức hoạt động Đoàn thanh tra, việc tuân thủ các chỉ đạo tăng cường thanh tra các tổ chức yếu kém, chất lượng công tác giám sát cũng như việc xử phạt vi phạm hành chính. Mặc khác, với vai trò “tư vấn”, Vụ KTNB đã tổng hợp, báo cáo Thống đốc NHNN một số vi phạm, tồn tại, hạn chế trọng yếu trong hoạt động của các TCTD và đưa ra các khuyến nghị cụ thể, đây là cơ sở để Thống đốc NHNN yêu cầu Cơ quan TTGSNH, NHNN chi nhánh và các đơn vị tham mưu sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy, hướng dẫn và chỉ đạo kịp thời nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động của các TCTD trên địa bàn. 
 
Từ năm 2011 đến nay, NHNN đã bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động KTNB (phần mềm TeamMate). Đến thời điểm hiện tại, 100% các cuộc kiểm toán theo quy trình đã được thực hiện bằng phần mềm TeamMate, việc ghi chép kết quả kiểm toán, tổng hợp báo cáo kiểm toán, thẩm định kết quả kiểm toán được thực hiện bằng cấu phần EWP của phần mềm TeamMate; việc theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm toán được thực hiện bằng cấu phần TeamCentral của phần mềm TeamMate. Việc ứng dụng phần mềm TeamMate tạo thuận lợi cho việc thẩm định chất lượng kiểm toán, có thể tiến hành thẩm định song song trong quá trình Đoàn kiểm toán làm việc tại đơn vị, đồng thời giảm thiểu các bước hành chính khi Trưởng đoàn tập hợp kết quả kiểm toán của các đoàn viên cũng như thuận lợi cho đơn vị được kiểm toán kịp thời thông tin, báo cáo và giải trình kết quả thực hiện các kiến nghị cho Vụ KTNB.
 


Hoạt động KTNB phải ngày càng hoàn thiện, đổi mới quy trình nhằm từng bước triển khai KTNB định hướng rủi ro, phù hợp với thông lệ quốc tế và tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ một cách chặt chẽ và có hiệu quả
 
Thời điểm hiện tại, NHNN đang nhận diện, đánh giá rủi ro dựa vào các hoạt động cụ thể của từng bộ phận, đơn vị. Việc nhận diện rủi ro được thực hiện bằng cách đánh giá sơ bộ rủi ro, từ đó thu hẹp lại các rủi ro chính đối với các hoạt động quan trọng. NHNN (qua Vụ KTNB) đang từng bước xây dựng khung đánh giá rủi ro đối với các hoạt động của NHNN dựa trên tập hợp những kiến nghị trong quá trình kiểm toán kết hợp với kết quả giám sát làm cơ sở dữ liệu cho việc thực hiện đánh giá rủi ro. Trong thời gian qua, khi có các sự cố xảy ra, NHNN đã có những biện pháp ứng phó kịp thời với rủi ro, như từ những động thái nhằm trấn an tâm lý người dân để tạo lòng tin đối với hệ thống ngân hàng đến việc NHNN sẵn sàng hỗ trợ đáp ứng thanh khoản cho ngân hàng thương mại (NHTM) khi cần thiết. 
 
Công chức làm công tác kiểm toán tuân thủ và hoạt động (đặc biệt là kiểm tra nghiệp vụ thanh tra, giám sát) đã được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng. Hơn nữa, công chức làm công tác kiểm toán mảng thanh tra, giám sát cũng luôn ý thức trách nhiệm, cập nhật kịp thời văn bản, chế độ liên quan đến hoạt động ngân hàng, công tác thanh tra, giám sát thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành Edoc; các buổi tập huấn văn bản về TTGSNH do Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng tổ chức cũng như khai thác văn bản phục vụ qua kho dữ liệu văn bản điện tử được cập nhật hằng ngày về các chuyên đề kiểm toán, các nội dung hoạt động của NHNN, các văn bản pháp luật trong đó có nội dung về thanh tra, giám sát. Điều này rất thuận tiện trong việc phổ cập, cập nhật văn bản mới, kiểm toán viên, kiểm soát viên có thể khai thác thông tin, văn bản dù đang làm việc tại trụ sở cơ quan hay đi công tác xa trụ sở, giúp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán.
 
1.2. Tồn tại, hạn chế
 
- Văn bản hướng dẫn số 8660/HD-NHNN đã hướng dẫn thực hiện kiểm toán nghiệp vụ TTGSNH với 08 nội dung. Tuy nhiên, việc sắp xếp 08 nội dung kiểm tra chưa thể hiện được tầm quan trọng của các nội dung, cũng như chưa đề cập đến việc phân bổ nguồn lực, thời gian cho các nội dung này và khối lượng hồ sơ cần xem. Đồng thời, những rủi ro được đề cập trong văn bản này chỉ dựa trên kinh nghiệm của các kiểm toán viên, chưa được xây dựng và xác định theo quy định chung của NHNN theo chuẩn mực quốc tế về rủi ro đang được áp dụng tại ngân hàng trung ương (NHTW) và các tổ chức tài chính quốc tế. Các rủi ro cũng chưa được hệ thống hóa để có cái nhìn tổng quan về rủi ro của lĩnh vực thanh tra, giám sát tại chi nhánh. Các văn bản tham chiếu chưa được theo dõi, cập nhập thường xuyên, dẫn đến khó khăn trong việc tra cứu khi tham gia Đoàn kiểm toán.
 
- Hạn chế trong bước chuẩn bị kiểm toán: Kế hoạch KTNB chỉ được lập theo từng năm mà chưa có kế hoạch chiến lược trong vòng 3 - 5 năm theo các mục tiêu của NHNN. Trong khi đó, việc đánh giá rủi ro làm cơ sở thực hiện kiểm toán chưa được áp dụng một cách có hệ thống, nội dung đánh giá rủi ro, đặc biệt là đối với nghiệp vụ có tính trọng yếu cao như TTGSNH cũng như chưa được thể hiện cụ thể trong hồ sơ kiểm toán và kế hoạch kiểm toán, chưa có quy định hướng dẫn cụ thể hoặc chỉ được thực hiện theo kinh nghiệm của kiểm toán viên.
 
- Hạn chế trong quá trình thực hiện kiểm toán: Quy trình kiểm toán hoạt động thanh tra, giám sát chi nhánh chủ yếu mới chỉ dừng lại ở công tác hậu kiểm dưới hình thức tổ chức từng đợt kiểm tra, những vấn đề phát hiện thường là những sai phạm trong quá khứ, chưa có kết luận tổng thể về những điểm yếu trong hoạt động của đơn vị và không định hướng được rủi ro trong tương lai. Từ việc kiểm tra tài liệu, phỏng vấn đến việc ghi chép kết quả kiểm toán, chưa xem xét đầy đủ các rủi ro tiềm tàng, cố hữu trong hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Các đoàn kiểm toán sử dụng phương pháp chọn mẫu để kiểm tra các chứng từ, tài liệu, hồ sơ nghiệp vụ; kết quả kiểm toán tập trung chủ yếu vào tính chính xác về mặt số học, không tập trung vào đánh giá chất lượng nghiệp vụ thanh tra, giám sát của NHNN chi nhánh; chưa có một danh mục câu hỏi được thiết lập để sử dụng trong hoạt động kiểm toán.
 
- Lĩnh vực KTNB chưa có cơ chế để thu hút được nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Trình độ, kinh nghiệm của kiểm soát viên, kiểm toán viên nội bộ cũng chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu công việc do số lượng kiểm soát viên, kiểm toán viên nội bộ còn mỏng so với khối lượng công việc cần phải thực hiện kiểm soát, KTNB. Đối với Đoàn kiểm toán chuyên đề tuân thủ và hoạt động tại NHNN chi nhánh, nội dung kiểm tra nghiệp vụ thanh tra, giám sát thường chỉ giao cho 01 kiểm toán viên trong thời gian 05 - 07 ngày làm việc. Việc phân bổ công chức làm kiểm toán công tác thanh tra chưa căn cứ trên số lượng tín dụng trên địa bàn cũng như đầu hồ sơ phát sinh tại các địa bàn nên vẫn còn ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Đồng thời, kiểm toán viên có kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, kỹ năng kiểm toán, khả năng làm việc độc lập, kiểm toán các chuyên đề nghiệp vụ còn chưa cao; đồng thời, thời gian kiểm toán bị hạn chế dẫn đến chất lượng tư vấn chưa mang lại hiệu quả cao.
 
1.3. Nguyên nhân của hạn chế
 
- Một trong những nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán nghiệp vụ TTGSNH là hiện nay, việc kiểm toán nghiệp vụ thanh tra, giám sát là một bộ phận không tách rời của cuộc kiểm toán tuân thủ và hoạt động, chưa có một quy trình kiểm toán riêng biệt.
 
- Với cơ cấu tổ chức hiện tại của NHNN, KTNB chỉ có vai trò độc lập tương đối khi thực hiện nhiệm vụ, dẫn đến chưa phát huy được hết vai trò của kiểm toán viên nội bộ. Đồng thời, chưa có một chính sách ưu tiên, quyền lợi đặc thù về lương, thưởng đối với cán bộ kiểm soát, kiểm toán viên để tương xứng với trách nhiệm và nghĩa vụ được giao.
 
- Việc đánh giá rủi ro của nghiệp vụ TTGSNH chưa được thực hiện bài bản do hiện nay, NHNN chưa ban hành quy định cụ thể hướng dẫn việc nhận diện, xây dựng tiêu chí, thực hiện đánh giá rủi ro hay một khung quản lý rủi ro tổng thể về các hoạt động nghiệp vụ nhằm đảm bảo các thủ tục kiểm soát được đề ra có thể ứng phó kịp thời với các rủi ro khi phát sinh. Đồng thời, NHNN cũng chưa có một bộ phận hoặc đơn vị nào được giao chức năng đầu mối thực hiện đánh giá và quản lý rủi ro liên quan đến hoạt động của NHNN. Ngoài ra, việc nhận diện rủi ro vẫn còn mang tính cảm tính; công tác phân tích, đánh giá rủi ro được thực hiện dựa vào kinh nghiệm và kiến thức của kiểm soát viên trên cơ sở dữ liệu thu được qua thực hiện giám sát hoạt động và kiểm toán các đơn vị NHNN. Do đó, việc ứng phó rủi ro thường là ứng phó tại chỗ, còn thiếu những biện pháp ứng phó mang tính lâu dài.
 
- Chất lượng đội ngũ công chức làm kiểm toán thanh tra, giám sát còn mỏng. Hiện nay đã có quy định về thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên cho hai loại hình kiểm toán là Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán độc lập nhưng chưa có quy định, hướng dẫn liên quan đến kiểm soát, KTNB, do vậy, vị trí, vai trò của kiểm toán viên nội bộ chưa được đề cao. Với loại hình kiểm toán độc lập có Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề (VACPA) là tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng, riêng loại hình kiểm soát, KTNB vẫn bị buông lỏng, chưa có một tổ chức, hiệp hội nghề tập hợp nhằm quản lý, đào tạo và kiểm tra chất lượng. Đồng thời, chưa có quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm soát viên, kiểm toán viên nội bộ nhằm giúp mỗi công chức có ý thức trách nhiệm hơn đối với nghề, giáo dục tính trung thực và giá trị đạo đức, giảm thiểu sai sót, gian lận phát sinh trong hoạt động qua việc nâng tầm các giá trị đạo đức trong hệ thống kiểm soát nội bộ.  
 
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nghiệp vụ thanh tra, giám sát tại NHNN Việt Nam
 
- Nghiên cứu và ban hành văn bản hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và hoạt động riêng cho lĩnh vực thanh tra bao gồm cả TTGSNH trung ương và chi nhánh để thực hiện các cuộc kiểm toán độc lập đối với hoạt động TTGSNH.
 
- Chức năng KTNB hiện đại cần phải thay đổi để phù hợp với các yêu cầu mới, thể hiện ở việc chuyển từ chức năng “kiểm tra, xác nhận” sang “đảm bảo” về các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động ngân hàng, nhất là công tác TTGSNH được nhận diện, đánh giá và quản lý hiệu quả; đồng thời mở rộng chức năng “khuyến nghị” thành “tư vấn”.
 
- Hoàn thiện quy trình kiểm toán trên cơ sở rủi ro và sớm triển khai áp dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán định hướng rủi ro thay thế cho phương pháp tuân thủ đang được áp dụng hiện nay. Quy trình này sẽ được cụ thể hóa xuyên suốt từ khâu lập kế hoạch kiểm toán năm cho đến lập kế hoạch cho từng cuộc kiểm toán, đề cương kiểm toán… Tuy nhiên, muốn thực hiện kiểm toán định hướng rủi ro thì phải có nền tảng, cơ sở và cấu phần đánh giá rủi ro mạnh mẽ, vững chắc. Tiếp tục học hỏi kinh nghiệm kiểm toán trên cơ sở rủi ro của các nước để xây dựng phương thức quản lý rủi ro và kiểm toán trên cơ sở rủi ro phù hợp với điều kiện của NHNN.
 
- Hoàn thiện việc đánh giá rủi ro đối với TTGSNH làm cơ sở cho việc thực hiện kiểm toán trên cơ sở rủi ro nhằm phân bổ hiệu quả nguồn lực kiểm toán trong đoàn kiểm toán tuân thủ:
 
+ Mục tiêu: Xác định và chuẩn hóa các rủi ro thuộc lĩnh vực TTGSNH.
 
+ Cơ sở thực tiễn: Đây là một nội dung quan trọng trong định hướng của KTNB NHNN trong thời gian tới, đối với trách nhiệm của TTGSNH cần phân tích, xác định rõ những rủi ro có thể xảy ra (tần suất và ảnh hưởng) cũng như xác định các biện pháp kiểm soát rủi ro này đã được thiết lập và hoạt động hiệu quả chưa, trên cơ sở đó đánh giá những nội dung cơ sở để đánh giá rủi ro bao gồm tần suất xảy ra rủi ro đối với thanh tra và ảnh hưởng của rủi ro ấy đối với nguy cơ an toàn của hệ thống tín dụng. Đối với rủi ro của nghiệp vụ thanh tra, giám sát không chỉ ảnh hưởng về mặt danh tiếng mà rủi ro của việc mất an toàn hệ thống cần được đánh giá rất cẩn trọng. Trên cơ sở đánh giá rủi ro tiềm tàng trừ đi rủi ro do các biện pháp kiểm soát sẽ ra rủi ro còn lại.
 
+ Kết quả của giải pháp này sẽ hỗ trợ hiệu quả cho công tác lập đề cương kiểm toán, việc phân bổ nguồn nhân lực và hiệu quả của công tác kiểm toán cũng như sẽ giúp NHNN chi nhánh trong việc đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro các nghiệp vụ thanh tra, giám sát của chính mình.
 
- Sổ tay kiểm toán được ban hành là yêu cầu cấp thiết, nhằm tạo hành lang hoạt động và định hướng thống nhất trong KTNB của NHNN, đặc biệt là đối với hoạt động kiểm toán công tác TTGSNH. Cấu trúc Sổ tay KTNB gồm 05 cấu phần: Giới thiệu chung; chính sách KTNB; cơ cấu tổ chức, điều hành và hoạt động của KTNB; quy trình, thủ tục KTNB; hướng dẫn KTNB một số nghiệp vụ. Sổ tay KTNB thường xuyên phải được rà soát, cập nhật để có được đầy đủ nội dung liên quan đến cơ chế, quy chế cũng như quy trình, thủ tục KTNB, đảm bảo tính đầy đủ, tính hữu dụng của Sổ tay, đáp ứng được mục tiêu của hoạt động kiểm toán. Mỗi nội dung, mỗi cấu phần được bổ sung, sửa đổi sẽ được cập nhật kịp thời vào từng phần tương ứng hoặc được bổ sung thêm các phần cần thiết khác ngoài các phần đã đề cập trong Sổ tay KTNB một cách phù hợp. Quá trình thực hiện chỉnh sửa cũng sẽ được rà soát và phê duyệt tương tự như thực hiện đối với Sổ tay gốc.
 
- Nhằm nâng cao chất lượng KTNB, tiếp cận với chuẩn mực kiểm toán quốc tế cũng như học hỏi kinh nghiệm về KTNB NHTW các nước, trao đổi về những thách thức, rủi ro về tài chính - ngân hàng trong bối cảnh hội nhập hiện nay, từ năm 2016, Vụ KTNB đã gia nhập tổ chức Mạng lưới các nhà lãnh đạo KTNB NHTW các nước Đông Nam Á. Thành viên của mạng lưới là các nhà lãnh đạo của bộ phận KTNB của NHTW các nước Đông Nam Á với mục tiêu hoạt động là tăng cường năng lực và tính chuyên nghiệp của KTNB trong thực tiễn bằng việc cung cấp một diễn đàn về sự phát triển các phương pháp luận và những cải tiến có liên quan trong lĩnh vực KTNB, cũng như thúc đẩy và hỗ trợ sự độc lập, hợp tác và lập trường chung của từng thành viên để bổ sung giá trị cho cơ quan đơn vị của họ. Để tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm toán đối với các lĩnh vực, đặc biệt là đối với lĩnh vực kiểm toán thanh tra, giám sát, NHNN Việt Nam cần tiếp tục tham gia các diễn đàn, hội thảo do NHTW các nước tổ chức.
 
- Xây dựng, chuẩn hóa đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán TTGSNH thông qua việc bố trí cho kiểm toán viên tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ về công tác thanh tra, giám sát, các lớp cơ bản về phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM. Khuyến khích kiểm toán viên tham gia thi để lấy chứng chỉ kiểm toán viên quốc gia (CPA) hoặc chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ (IIA cấp).
 
- Tiếp tục khai thác hiệu quả phần mềm kiểm toán TeamMate phục vụ cho công tác kiểm toán nội bộ, đưa vào ứng dụng cấu phần TeamRisk (xây dựng kế hoạch kiểm toán trên cơ sở rủi ro), TeamSchedule (hoạch định và theo dõi các nguồn lực) và TeamTEC (ghi chép thời gian và chi phí) ngay sau khi hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro và kiểm toán nội bộ trên cơ sở rủi ro. Ngoài ra, NHNN cần tìm hiểu và mua phần mềm phân tích kiểm toán CAATs hỗ trợ cho phần mềm kiểm toán TeamMate trong việc phân tích dữ liệu kiểm toán. NHNN cần sửa đổi, bổ sung các chức năng, nhiệm vụ và quy chế, quy trình về quản lý và sử dụng phần mềm TeamMate cho phù hợp. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác KTNB sẽ giúp các Đoàn kiểm toán hoàn thành công việc nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo:
 
1. Báo cáo thường niên của NHNN các năm.
2. Hà Thị Sáu, Vũ Mai Chi, Hoạt động TTGSNH của NHNN Việt Nam và một số khuyến nghị. Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng, tháng 8/2018.
3. Phan Trung Kiên, Vận dụng tiếp cận kiểm toán cho mỗi lĩnh vực kiểm toán trong kiểm toán nội bộ. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, tháng 10/2018.
4. ThS. Nguyễn Thị Tuân, ThS. Đặng Thị Dịu, Phát huy vai trò của kiểm toán nội bộ trong quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp. Tạp chí Tài chính, tháng 6/2016.
5. ThS. Lê Phương Lan, ThS. Đỗ Thị Bích Hồng, Mô hình tổ chức cơ quan  TTGSNH - Góc nhìn đa chiều từ quốc tế và một số hàm ý cho Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, 2017.

Trương Hồng Quang (NHNN)
 

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tạo lập nguồn vốn qua kênh tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An
Tạo lập nguồn vốn qua kênh tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An
19/04/2024 181 lượt xem
Tỉnh Long An là địa phương có vị trí thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ đi về các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Cùng với đó, điều kiện tự nhiên của tỉnh Long An cũng rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên: Phát huy vai trò trụ cột giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên: Phát huy vai trò trụ cột giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương
09/04/2024 848 lượt xem
Xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên hôm nay đã là địa danh nổi tiếng với nhiều loại cây ăn quả, nơi cung cấp cây giống, cây cảnh ra toàn quốc và xuất khẩu sang nhiều nước láng giềng.
Đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
29/03/2024 1.505 lượt xem
Thời gian qua, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp tích cực vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; trong đó, việc quản lí và đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán luôn được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Quảng Trị chú trọng, quan tâm chỉ đạo sát sao.
Agribank cùng ngành Ngân hàng đóng góp quan trọng vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế đất nước
Agribank cùng ngành Ngân hàng đóng góp quan trọng vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế đất nước
26/03/2024 1.797 lượt xem
Ngay từ những tháng đầu năm 2024, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã nỗ lực quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng ngành Ngân hàng thúc đẩy các động lực tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Phát huy lực lượng và tiềm năng của thế hệ trẻ từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
Phát huy lực lượng và tiềm năng của thế hệ trẻ từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
25/03/2024 1.796 lượt xem
Đảng ta xác định “thanh niên giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người”. Nghị quyết số 04-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) về công tác thanh niên trong thời kì mới...
Tín dụng chính sách: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ
Tín dụng chính sách: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ
12/03/2024 2.498 lượt xem
Trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác phụ nữ; ban hành nhiều văn kiện, nghị quyết, chính sách, pháp luật, nghị định...
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị dành nhiều ưu đãi hỗ trợ các đối tượng hưởng chính sách thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị dành nhiều ưu đãi hỗ trợ các đối tượng hưởng chính sách thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt
11/03/2024 2.764 lượt xem
Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt và Công văn số 123/UBND-KGVX ngày 08/01/2024 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Trị về tăng cường thực hiện chi trả ASXH không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh...
Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền - mục tiêu quan trọng và xuyên suốt của chính sách bảo hiểm tiền gửi
Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền - mục tiêu quan trọng và xuyên suốt của chính sách bảo hiểm tiền gửi
27/02/2024 2.604 lượt xem
Năm 2023 qua đi với những dấu ấn quan trọng của ngành Ngân hàng vào quá trình phục hồi kinh tế - xã hội, đảm bảo thanh khoản và sự phát triển an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD).
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
26/02/2024 3.985 lượt xem
Qua hơn 20 năm hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện cho vay 16 chương trình tín dụng chính sách...
Tổ vay vốn - cầu nối gắn kết giữa Agribank và khách hàng
Tổ vay vốn - cầu nối gắn kết giữa Agribank và khách hàng
26/02/2024 2.784 lượt xem
Thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Thỏa thuận liên ngành giai đoạn 2021 - 2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)...
Tăng cường xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền
Tăng cường xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền
19/02/2024 2.608 lượt xem
Xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền (PCRT) luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đặc biệt quan tâm trong quá trình thực hiện công tác PCRT ở Việt Nam. Trong năm 2023, nhiều văn bản hướng dẫn Luật PCRT năm 2022 được ban hành, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức báo cáo triển khai hiệu quả công tác PCRT.
Phát triển tín dụng xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kết quả, thách thức và một số khuyến nghị
Phát triển tín dụng xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kết quả, thách thức và một số khuyến nghị
16/02/2024 2.818 lượt xem
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới về các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đổi mới hoạt động, tích cực chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đổi mới hoạt động, tích cực chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động
14/02/2024 2.116 lượt xem
Năm 2023 là năm ghi dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (NHVN) với các hoạt động, sự kiện nổi bật kỷ niệm 30 năm thành lập và đặc biệt đã tổ chức thành công Đại hội Công đoàn NHVN lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống ngân hàng Việt Nam
Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống ngân hàng Việt Nam
12/02/2024 2.199 lượt xem
Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đang quản lí Kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia với sự tham gia báo cáo thông tin của 100% các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động tại Việt Nam, hơn 1.200 quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô cũng như các tổ chức khác trong và ngoài hệ thống ngân hàng, trên cơ sở cập nhật định kì, đột xuất dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và các giải pháp thu thập, xử lí thông tin tự động, tiên tiến.
Truyền thông chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Sáng tạo, đổi mới trong hoạt động truyền thông giáo dục tài chính
Truyền thông chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Sáng tạo, đổi mới trong hoạt động truyền thông giáo dục tài chính
11/02/2024 2.181 lượt xem
Truyền thông chính sách là vấn đề được quan tâm ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, những năm gần đây, truyền thông chính sách đã ngày càng khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng. Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm tới truyền thông chính sách, triển khai tích cực và thường xuyên, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách và tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

Vàng SJC 5c

81.000

83.520

Vàng nhẫn 9999

74.200

76.100

Vàng nữ trang 9999

74.000

75.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,145 25,485 26,411 27,860 30,670 31,974 159.56 168.87
BIDV 25,185 25,485 26,528 27,748 30,697 31,977 159.6 168
VietinBank 25,160 25,485 26,651 27,946 31,096 32,106 161.07 169.02
Agribank 25,180 25,485 26,599 27,900 30,846 32,001 160.64 168.67
Eximbank 25,160 25,485 26,632 27,531 30,915 31,959 161.35 166.79
ACB 25,190 25,485 26,768 27,476 31,178 31,876 161.53 166.97
Sacombank 25,250 25,485 26,880 27,440 31,315 31,817 162.5 167.51
Techcombank 25,228 25,485 26,523 27,869 30,720 32,037 157.83 170.27
LPBank 24,943 25,485 26,344 27,844 31,044 31,948 159.37 170.59
DongA Bank 25,250 25,485 26,760 27,440 31,070 31,920 159.80 166.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?