Kinh tế Việt Nam với ảnh hưởng xung đột Nga - Ukraine
29/04/2022 09:29 69.272 lượt xem
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới đang chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 thì xung đột Nga - Ukraine đã giáng thêm một đòn cho kinh tế toàn cầu. Là nước có độ mở kinh tế cao (hơn 200%) và đang hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, Việt Nam khó tránh khỏi những ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine. Mặc dù tác động trực tiếp không lớn, song ảnh hưởng rủi ro gián tiếp rất đáng quan tâm.
 
1. Rủi ro xung đột Nga - Ukraine đến kinh tế Việt Nam
 
Xung đột Nga - Ukraine kèm theo đó là các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh của phương Tây cũng như những phản ứng của Nga đã gây ra tác động tiêu cực toàn diện và sâu sắc đến kinh tế thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Những rủi ro đối với kinh tế Việt Nam bao gồm:
 
Thứ nhất, hoạt động thương mại và đầu tư bị ảnh hưởng
 
Vai trò của Nga và Ukraine ngày càng tăng đối với thương mại quốc tế khi chiếm 1,8% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu.  Cả Nga và Ukraine đều là những đối tác thương mại truyền thống và quan trọng của Việt Nam tại khu vực Á - Âu. Xét về kim ngạch thương mại, Nga xếp ở vị trí thứ 1, Ukraine xếp ở vị trí thứ 6.
 
Là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong khu vực ASEAN và là đối tác lớn thứ 5 trong Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Nga đạt 7,14 tỷ USD1 năm 2021 (tăng 25,9% so với năm 2020) và đứng thứ 21 trong số các đối tác thương mại chính của Nga. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Nga sang Việt Nam đạt 2,24 tỷ USD, tăng 38,3% so với năm 2020 (đứng thứ 39 trong số các đối tác thương mại của Nga); kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt 4,89 tỷ USD, tăng 20,9% so với năm 2020 (đứng thứ 12 trong các đối tác nhập khẩu chính của Nga). Việt Nam xuất siêu sang Nga 2,65 tỷ USD năm 2021.
 


Giá gạo và nông phẩm tăng có lợi cho các doanh nghiệp
xuất khẩu lúa gạo và nông phẩm của Việt Nam. (Nguồn ảnh: Internet)

 
Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường Nga và Ukraine với lượng hàng hóa không lớn nhưng lại có sự lan tỏa tới khu vực thị trường liên minh Á - Âu) là khu vực Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA). Do đó, sự đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ tác động đến cả những thị trường liên đới khác, liên quan đến các giao dịch thanh toán với các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã bị ngừng trệ đơn hàng, đứt gãy nguồn cung nguyên vật liệu, chậm trễ trong các biện pháp thanh toán. Xung đột Nga - Ukraine gây ra sự sụt giảm đột ngột và kéo dài trong hoạt động xuất khẩu lương thực của Ukraine và Nga, tiếp tục gây áp lực lên giá hàng hóa quốc tế, gây bất lợi cho các nước dễ bị tổn thương về kinh tế.
 
Do Mỹ và các nước phương Tây loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống nhắn tin tài chính SWIFT (nghĩa là cấm các ngân hàng của Nga tham gia các giao dịch quốc tế). Việc chặn kết nối SWIFT của hệ thống tài chính Nga khiến việc hợp tác về thương mại với Nga gặp khó khăn, ảnh hưởng đến các dự án đầu tư của Nga tại Việt Nam, phần lớn là các dự án điện, dầu khí và  ảnh hưởng đến thương mại song phương Việt - Nga trong thanh toán các hợp đồng sử dụng đồng Euro.
 
Thứ hai, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn 
 
Giá phân bón, vật tư hàng hóa nông nghiệp luôn là "nỗi ám ảnh" với nông dân Việt Nam. Năm 2021, giá phân bón sản xuất trong nước và giá nhập khẩu đã tăng khoảng 60 - 80%. Giá thức ăn chăn nuôi cũng tăng, trong khi giá các sản phẩm đầu ra bấp bênh tạo thêm khó khăn kép cho nông dân. Nga là nhà sản xuất phân bón hàng đầu thế giới, là quốc gia sản xuất lớn về phân urê và kali khi xung đột xảy ra, cổ phiếu phân bón trên sàn chứng khoán Việt Nam tăng vọt. Sự đứt gãy trong cung ứng các thành phần của phân bón khiến giá bán các hàng hóa nông nghiệp tăng lên.
 
Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nga hàng năm đạt 550 triệu USD (2021). Trong đó, một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu đáng kể như: Thủy sản đạt 164 triệu USD, cà phê 173 triệu USD, tiêu và điều khoảng 60 triệu USD. Khi xung đột nổ ra, giao dịch xuất khẩu sang Nga đều phải tạm dừng bởi rủi ro về giao dịch ngân hàng, thiếu tàu vận chuyển và chi phí cao. Trong khi, Việt Nam chi 500 triệu USD năm 2021 để nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản từ Nga và Ukraine2. Nhiều nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp của Việt Nam như lúa mỳ (khoảng 1 triệu tấn, chiếm 20% tổng nhập khẩu lúa mỳ), ngô (chiếm 3% tổng nhập khẩu ngô) làm thức ăn chăn nuôi; phân bón (hơn 10% tổng nhập khẩu phân bón). Xung đột Nga - Ukraine khiến hoạt động xuất nhập khẩu nông sản giữa Việt Nam đều phải tạm dừng. Nhiều lô hàng xuất khẩu của Việt Nam không thể đưa vào Nga, Ukraine và một số quốc gia Đông Âu. Do Nga là thị trường tiềm năng của nông sản Việt Nam cả về xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Xung đột Nga - Ukraine ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu nông sản sang Nga cũng như nhập khẩu các mặt hàng từ Nga về Việt Nam. Quan trọng hơn là sự thiếu hụt nguồn cung từ Nga và Ukraine làm tăng giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trên toàn cầu. Giá nguyên liệu đầu vào như lúa mỳ, ngô… đã tăng lên 10 - 20%, giá phân bón tăng trên 20% (tháng 02/2022), ảnh hưởng xấu đến ngành chăn nuôi và trồng trọt của Việt Nam.
 
Ukraine và Nga là hai nước xuất khẩu ngũ cốc lớn của thế giới, chiếm 1/3 lượng xuất khẩu toàn cầu. Vì vậy, cuộc xung đột đã đẩy giá lương thực tăng vọt ở nhiều nơi trên thế giới. Khả năng gián đoạn hoạt động nông nghiệp tại hai nhà xuất khẩu hàng hóa thiết yếu này có thể khiến tình trạng mất an ninh lương thực leo thang trầm trọng trên toàn cầu khi giá lương thực và đầu vào đã tăng cao và dễ bị tổn thương.
 
Thứ ba, chuỗi cung ứng nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất bị đình trệ
 
Nga và Ukraine có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng và năng lượng toàn cầu. Nga là nhà cung cấp lớn trên thị trường toàn cầu với nhiều mặt hàng. Sự gián đoạn trong quá trình sản xuất hoặc phân phối các sản phẩm dẫn đến phá vỡ chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến giá nhiều mặt hàng quan trọng. Khi xung đột xảy ra, giá các mặt hàng thế mạnh của Nga như lúa mỳ, phân bón, than, thép, các kim loại cơ bản đều đã tăng vọt.
 
Nga và Ukraine là hai nhà cung cấp lớn về niken, neon, krypton, nhôm và palladium - những vật liệu quan trọng để sản xuất các nguyên phụ liệu cấu thành các thiết bị điện tử. Vì vậy, bất kỳ sự hạn chế hoặc đình trệ về nguồn cung hàng hóa từ Nga có thể gây gián đoạn chuỗi sản xuất thiết bị điện tử. Mặc dù, Việt Nam không nhập khẩu những vật liệu này trực tiếp từ Nga và Ukraine, nhưng lại mua từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, khoảng 59 tỷ USD nhập khẩu máy móc, điện thoại, thiết bị điện tử từ các thị trường Đông Á (chiếm 17,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2021). Vì vậy, khi Nga bị hạn chế kinh tế gây ảnh hưởng gián tiếp tới Việt Nam. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, đặc biệt đối với hoạt động xuất khẩu các mặt hàng điện, điện tử. Việt Nam gặp khó khăn về nguồn cung các nguyên, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất. Tăng giá nhiên liệu kéo theo giá cả sản xuất hàng hóa và tiêu dùng tăng.
 
Thứ tư, giá dầu cao khiến chi phí hậu cần và vận chuyển tăng
 
Xung đột là nguyên nhân làm tăng giá trên thị trường một số mặt hàng nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng như khí đốt, dầu mỏ do thị phần sản xuất và xuất khẩu của Nga và Ukraine rất lớn. Nga là quốc gia khai thác và xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, xuất khẩu khoảng 5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, chiếm 12% kim ngạch thương mại toàn cầu với khoảng 2,5 triệu thùng/ngày đối với các sản phẩm dầu mỏ.  
 
Giá dầu tăng cao đồng nghĩa gia tăng chi phí cho hầu hết ngành sản xuất, áp lực lạm phát với kinh tế toàn cầu càng lớn hơn. Việt Nam nhập khẩu ròng giá trị dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu với gần 6 tỷ USD trung bình mỗi năm  trong giai đoạn 2017 - 2021. Khi giá dầu tăng cao, giá trị nhập khẩu ròng cũng sẽ tăng theo khiến tăng chi phí vận chuyển, buộc các doanh nghiệp nhập khẩu đầu vào của Việt Nam phải dừng giao dịch với Nga và chuyển sang tìm các nhà cung ứng từ Úc, Nam Mỹ và châu Phi. Việc giao dịch với các doanh nghiệp Nga trực tiếp bị cấm vận hoặc gián tiếp vì khó khăn trong việc chi trả thanh toán sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều. Tình trạng này sẽ gây thiếu hụt, chậm trễ và tăng chi phí trong dây chuyền sản xuất nhiều ngành công nghiệp.
 
Nhiều hãng tàu đã từ chối nhận đơn vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi Nga. Giá cước vận tải tiếp tục tăng cao cùng với sự chậm trễ trong vận chuyển sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại hàng hóa. Thêm nữa, việc cấm vận hàng không cũng sẽ dẫn đến các hãng hàng không phải chọn đường bay dài hơn, chi phí tăng, áp lực gia tăng chi phí hậu cần logistics lên hệ thống vận chuyển toàn cầu.
 
Thứ năm, giá cả tăng cao gây áp lực lạm phát
 
Nga có vai trò quan trọng trong việc cung cấp xăng dầu và khí đốt cho thế giới, nhất là cho khu vực EU. Các lệnh trừng phạt Nga đã khiến giá dầu và khí đốt tự nhiên tăng vọt, đẩy mặt bằng giá cả của các hàng hóa tăng cao, đe dọa tới tính liên tục của hoạt động sản xuất và sức cầu tiêu dùng, gia tăng lạm phát. 
 
Nga và Ukraine cũng chiếm tới 14% thị phần nguồn cung thép cho thế giới. Nguồn cung thép khan hiếm hơn khiến các quốc gia nhập khẩu từ Nga và Ukraine đổ dồn sang tìm nguồn thay thế từ Trung Quốc. Giá thép tại thị trường Trung Quốc tăng 7% sau căng thẳng Nga - Ukraine. Giá thép Việt Nam cũng điều chỉnh tăng ba lần chỉ trong tháng 02/2022.
 
Những rủi ro về giá dầu, giá thép và nhiều nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí sản xuất hàng hóa sẽ đắt đỏ hơn, gây áp lực đến lạm phát của Việt Nam. Rủi ro lạm phát vì giá hàng hóa tăng là vấn đề xảy ra trên diện rộng chứ không chỉ xoay quanh nhiên liệu. Lạm phát tăng 1,4% (02/2022) do chi phí vận chuyển tăng hơn 15%.  Dưới tác động của xung đột Nga - Ukraine, lạm phát của Việt Nam phải chịu những áp lực sau:
 
Một là, do nguồn cung xăng dầu trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 70 - 80% nhu cầu tiêu dùng. Khi giá xăng dầu thế giới tăng cũng đồng nghĩa giá xăng dầu trong nước tăng. Vì vậy, chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí tiêu dùng và sinh hoạt của người dân bị đội lên nhiều.
 
Hai là, giá xăng dầu thế giới tăng cũng tác động đến nhiều quốc gia khác, trong đó có các quốc gia là bạn hàng của Việt Nam. Với nền kinh tế có độ mở càng lớn thì càng dễ bị ảnh hưởng của những biến động bên ngoài. Vì vậy, Việt Nam bị ảnh hưởng là điều không thể tránh.
 
Ba là, Nga xuất khẩu rất nhiều các loại hàng hóa khác như niken, titanium, kim loại cơ bản... thậm chí là lúa mì, lương thực và phân bón. Chỉ riêng phân bón cũng đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Giá phân bón tăng không chỉ tác động đến doanh nghiệp, nền nông nghiệp mà còn tác động đến người nông dân (chiếm 2/3 dân số quốc gia).
 
Bốn là, chỉ số giá tiêu dùng tại châu Âu tăng 5,8% (tháng 02/2022) so với cùng kỳ năm 2021 khiến nhiều quốc gia buộc phải điều chỉnh chính sách tiền tệ, trong đó có Việt Nam. Trong khi Việt Nam đang triển khai gói kích thích, phục hồi kinh tế với quy mô lên tới 350.000 tỷ VND. Với áp lực mới, rủi ro lạm phát lại càng tăng.
 
Lạm phát có thể làm cho tiêu dùng và tiến độ giải ngân đầu tư trong nền kinh tế, bao gồm cả đầu tư công chậm lại do giá tăng cao và biến động khó lường.
 
2. Hạn chế rủi ro và tận dụng cơ hội để phát triển
 
Việt Nam hiện đã tham gia ký kết 15 FTA, đang đàm phán 2 FTA khác và có quan hệ với rất nhiều nước, xung đột Nga - Ukraine xảy ra thì rủi ro là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, Việt Nam cần tạo ra những cơ hội để phát triển, đẩy mạnh khai thác hiệu quả các FTA đã ký với các quốc gia, đặc biệt là FTA với Liên minh kinh tế Á - Âu như FTA Việt Nam - EU (EVFTA); FTA với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)… Xung đột Nga - Ukraine tạo một số cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, đó là:  
 
Thứ nhất, cơ hội xuất khẩu nông sản sang thị trường châu Âu
 
Do lệnh cấm vận của Mỹ và các nước phương Tây cũng như do người dân tự động tẩy chay hàng hóa Nga, các nước châu Âu (EU) đang cần có nguồn cung cấp ngũ cốc và nông phẩm thay thế. Vì vậy, Việt Nam có thể tăng cường tham gia thị trường EU ở một số lĩnh vực như nông phẩm, lương thực để thay thế hàng từ Nga và Ukraine. Việt Nam có cơ hội tập trung nâng cao thị phần của mình tại thị trường EU như Ba Lan, Tiệp Khắc… đang có nhu cầu tăng. Bởi EU là thị trường tiêu thụ cà phê của Việt Nam nhiều nhất, chiếm 40% tổng sản lượng và 38% tổng kim ngạch xuất khẩu3. Việt Nam cần tận dụng sử dụng hết hạn ngạch xuất khẩu lúa gạo 80.000 tấn/năm sang EU với suất thuế quan 0% theo Hiệp định EVFTA. Năm 2021, Việt Nam chỉ mới xuất 60.000 tấn lúa gạo sang thị trường EU. Đây là thời điểm tốt để Việt Nam tăng cường xuất khẩu gạo, các loại nông phẩm lương thực sang thị trường EU vốn có nhu cầu cao, mỗi năm nhập khoảng 160 tỷ USD, xuất khẩu nhiều nông sản và thực phẩm quan trọng cho thế giới như lúa gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, ca cao, khoai mì, tôm, cá tra, trái cây… Giá gạo và nông phẩm tăng có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo và nông phẩm của Việt Nam, càng có cơ hội củng cố vị thế của Việt Nam là nhà cung cấp hàng hóa hàng đầu cho khách hàng.
 
Thứ hai, cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu
 
Doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội chuyển đổi, tìm kiếm các thị trường mới. Việt Nam nhập khẩu nhiều từ Nga các mặt hàng như lúa mì, ngô, đây cũng là những mặt hàng mà Mỹ sản xuất nhiều. Do đó, Việt Nam có thể chuyển hướng nhập khẩu các mặt hàng này từ thị trường Mỹ, cũng là giải pháp góp phần làm cân bằng hơn cán cân thanh toán, đa dạng hóa thị trường. Tuy nhiên, Việt Nam cần tìm hiểu về luật cấm vận của Mỹ để tránh bị chế tài vì bị cáo buộc vi phạm các biện pháp cấm vận đối với Nga.
 
Việt Nam có thể nghiên cứu việc xuất khẩu phân bón sang các nước. Nhưng để có thể thâm nhập vào các thị trường khó tính, đòi hỏi tiêu chuẩn cao như EU và Mỹ, thì Việt Nam cần tập trung nâng cấp tiêu chuẩn công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực.
 
Xung đột Nga - Ukraine sẽ khiến cho nguồn cung thực phẩm tới nhiều nước bị giảm bởi cả Nga và Ukraine cùng là những thị trường cung cấp lúa mì, ngô, dầu hướng dương và thịt lợn. Bất ổn chính trị khiến các nước nhập khẩu ở châu Á, châu Phi và Trung Đông gặp khó khăn khi nguồn cung gián đoạn khiến giá thực phẩm tăng cao. Đây chính là cơ hội để Việt Nam đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, chuyển sang nhập khẩu thịt từ Ấn Độ, giảm nhập khẩu từ Nga.
 
Thứ ba, tạo điều kiện gia tăng quan hệ kinh tế với Nga
 
Xung đột Nga - Ukraine khiến cho EU dời hoạt động kinh doanh với Nga để chuyển đến nơi có chính sách hợp lý và chính trị ổn định. Do rủi ro tiềm ẩn tại thị trường Nga, nhiều nhà đầu tư sẽ đẩy nhanh hơn quá trình đa dạng hóa, chuyển dịch chuỗi cung ứng, chuyển dịch dòng vốn đầu tư và tìm kiếm địa chỉ an toàn hơn. Việt Nam đang được đánh giá là điểm đến tốt với tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng khá, môi trường đầu tư - kinh doanh ngày càng được cải thiện và quy mô thị trường rộng lớn (với gần 100 triệu dân) rất hấp dẫn các nhà đầu tư.
 
Nhiều tập đoàn lớn đã rời bỏ nước Nga. Đây là cơ hội để Việt Nam đón nhận dòng vốn đầu tư này, tiến sâu vào thị trường Nga, thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Nga. Việt Nam đã thu hút được 150 dự án từ Nga (2021). Nga giữ vị trí 25/140 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực năng lượng. Nga đẩy mạnh hợp tác với châu Á cũng là cơ hội thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong trung - dài hạn. Việt Nam có ưu thế thu hút du khách Nga khi Việt Nam đã chấp nhận thẻ thanh toán MIR4 của Nga, trong khi các loại thẻ thanh toán thông dụng khác không được sử dụng do ảnh hưởng của căng thẳng địa chính trị.
 
Thứ tư, giá dầu tăng giúp thu ngân sách của Việt Nam từ dầu thô tăng
 
Căng thẳng Nga - Ukraine ảnh hưởng tiêu cực đến những doanh nghiệp làm dịch vụ dầu khí thuê lại phương tiện của công ty ở các nước phương Tây với đích cuối của dịch vụ đó có liên quan đến Nga. Mặc dù xung đột Nga - Ukraine khiến giá dầu tăng đã tạo sức ép lớn đến lạm phát và mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Tuy nhiên, giá dầu thế giới tăng cũng có lợi cho ngành Dầu khí Việt Nam. Theo Bộ Tài chính, giá dầu tăng đã giúp thu ngân sách của Việt Nam từ dầu thô tăng hơn 57% (tháng 02/2022) và đóng góp gần 29% vào dự toán thu ngân sách của Nhà nước. 
 
Giá dầu lên cao giúp ngành Dầu khí Việt Nam hưởng lợi, tăng nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu dầu thô. Doanh thu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vượt 34% kế hoạch, nộp ngân sách vượt 52% kế hoạch (tháng 02/2022). Kèm theo đó là các khoản tăng thu từ thuế, phí với dầu mỏ, xăng dầu thành phẩm tiêu thụ trong nước. 
 
Tóm lại, Việt Nam là bạn hàng truyền thống của cả Nga và Ukraine. Xung đột Nga - Ukraine đã  gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cả trong ngắn và dài hạn, đe dọa thiếu hụt, đứt gãy các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng của Việt Nam. Xung đột khiến cho tình trạng lạm phát ở cả Mỹ, châu Âu và Việt Nam leo thang, giá hàng hóa thiết yếu liên tục tăng. Trong bối cảnh khó khăn của hoạt động xuất nhập khẩu với Nga và Ukraine, Việt Nam cần tận dụng tối đa các ưu đãi trong 15 FTA đã ký với các nước để đa dạng hóa thị trường, hạn chế những rủi ro cũng như tận dụng tốt những cơ hội của xung đột.
 
1 Cường Ngô (2022), Xung đột Nga - Ukraine gây tăng giá xăng dầu, thiết bị y tế đến tiêu dùng - Báo Lao Động - laodong.vn
2 Văn Duẩn (2022), Xung đột Nga - Ukraine tác động thế nào đến xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam? - Báo Người lao động - nld.com.vn
3 Vũ Long (2022), Xuất khẩu cà phê Việt Nam xếp thứ 2 thế giới và nỗi thiệt thòi "xuất thô" - Báo 
Lao Động - laodong.vn
4 Thẻ “MIR” được chấp nhận thanh toán ở tất cả các tổ chức có doanh thu tiền mặt trên 40 triệu rúp. Hệ thống thanh toán “MIR” đã thực hiện giao dịch đầu tiên tại Việt Nam năm 2019.

Tài liệu tham khảo:
 
1. Molly Callahan (2022), The Russia-Ukraine War Could Throw Global Supply Chains Into Chaos - News @ Northeastern.
2. Randall Puah (2022), Russia-Ukraine Conflict: Implications for Investors and Businesses in 
Vietnam, https://www.geopoliticalmonitor.com/russia-ukraine-conflict-implications-for-investors-and-
businesses-in-vietnam/
3. Scarlett Evans (2022), Ukraine-Russia conflict could impact Vietnam oil drilling (offshore-technology.com).
4. Hai Ho (2022), Russia-Ukraine conflict will impact Vietnam stock market, https://www.sggpnews.org.vn/business/stock_market/russiaukraine-conflict-will-impact-vietnam-stock-market-97817.html
5. Hoàng Việt (2022), Impact of Russia-Ukraine conflict on Vietnam’s economy, https://vietnamnet.vn/en/business/impact-of-russia-ukraine-conflict-on-vietnam-s-economy-821837.html
6. Cường Ngô (2022), Xung đột Nga - Ukraine gây tăng giá xăng dầu, thiết bị y tế đến tiêu dùng, Báo Lao Động, https://laodong.vn/ 
7. Minh Sơn (2022), “Cơn bão” giá hàng hóa và những rủi ro tới kinh tế Việt Nam - https://vnexpress.net/ 
8. Văn Duẩn (2022), Xung đột Nga - Ukraine tác động thế nào đến xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam? - Báo Người Lao Động, https://nld.com.vn/ 

PGS., TS. Phạm Thị Thanh Bình (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam)
TS. Vũ Trường Sơn (Đại học Đại Nam)
 
 

 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam
Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam
19/11/2024 09:44 253 lượt xem
Sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống điện tử và Internet đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ nói chung, dịch vụ tài chính, ngân hàng nói riêng...
Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm
Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm
18/11/2024 11:30 495 lượt xem
Sức khỏe tài chính của các ngân hàng rất quan trọng đối với nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 xảy ra do sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng.
Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra
Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra
11/11/2024 08:25 687 lượt xem
Thông qua phân tích quy mô và biến động dư nợ tín dụng nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2023, bài viết chỉ ra những kết quả tích cực và một số hạn chế trong tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với ngành sản xuất quan trọng này.
Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
05/11/2024 08:10 818 lượt xem
Hiện nay, công tác bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực được các NHTM chú trọng đầu tư phát triển, tuy nhiên, nguồn nhân lực của nhiều ngân hàng vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các ngân hàng.
Đánh giá khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng của NHTM Việt Nam bằng mô hình định lượng
Đánh giá khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng của NHTM Việt Nam bằng mô hình định lượng
04/11/2024 08:23 1.175 lượt xem
Nghiên cứu này nhằm chỉ ra mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng thông qua phương pháp khảo sát và phân tích hồi quy dữ liệu của 37 NHTM Việt Nam.
Thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam
Thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam
31/10/2024 08:07 962 lượt xem
Biến đổi khí hậu trở thành rủi ro lớn nhất mà loài người đang phải gánh chịu (WEF, 2024). Trong bối cảnh đó, phát triển bền vững không còn là sự lựa chọn, mà gần như bắt buộc ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, mô hình kinh tế tuần hoàn nổi lên như một công cụ quan trọng.
Việt Nam sau gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam sau gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế
29/10/2024 15:02 3.890 lượt xem
Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam không ngừng được nâng lên, khẳng định vai trò tích cực và trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, hợp tác phát triển và thúc đẩy tiến bộ toàn cầu.
Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 và một số đề xuất, khuyến nghị
Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 và một số đề xuất, khuyến nghị
22/10/2024 14:35 6.839 lượt xem
Tình hình kinh tế Việt Nam trong tháng 9, quý III và 9 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; tính chung 9 tháng năm 2024 đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực.
Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam
Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam
21/10/2024 08:35 2.363 lượt xem
Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.
Tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam
18/10/2024 08:05 2.116 lượt xem
Nghiên cứu này xem xét tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2014 - 2023.
Thách thức và giải pháp tài chính trong phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam
Thách thức và giải pháp tài chính trong phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam
17/10/2024 08:45 1.796 lượt xem
Biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động lớn đến đời sống và kinh tế toàn cầu, nông nghiệp tác động đến phát triển kinh tế - xã hội trên hai khía cạnh thích ứng với môi trường và tác động tiêu cực đến môi trường.
Tiếp cận phương pháp xác định hành vi quản trị lợi nhuận theo hướng truyền thống và hiện đại
Tiếp cận phương pháp xác định hành vi quản trị lợi nhuận theo hướng truyền thống và hiện đại
16/10/2024 08:00 953 lượt xem
Quản trị lợi nhuận là một chiến lược có thể được ban quản lí cố ý sử dụng để điều chỉnh chỉ tiêu thu nhập của công ty với các mục tiêu đã xác định trước.
Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - công cụ hỗ trợ phát triển “tam nông”: Kinh nghiệm từ Nhật Bản và bài học cho Việt Nam
Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - công cụ hỗ trợ phát triển “tam nông”: Kinh nghiệm từ Nhật Bản và bài học cho Việt Nam
15/10/2024 08:02 563 lượt xem
Bảo lãnh tín dụng được coi là một công cụ hữu hiệu giúp khắc phục được “điểm nghẽn” về vốn cho phát triển “tam nông”. Bài viết đề cập đến kinh nghiệm của Nhật Bản về bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp tiền tệ, tín dụng, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn nhanh và bền vững
Thực hiện đồng bộ các giải pháp tiền tệ, tín dụng, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn nhanh và bền vững
14/10/2024 08:00 810 lượt xem
Quán triệt sâu sắc những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách, biện pháp về tiền tệ, tín dụng để khơi thông dòng vốn tín dụng vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Xây dựng mô hình dự báo hiện tại tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam
Xây dựng mô hình dự báo hiện tại tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam
11/10/2024 09:58 509 lượt xem
Dự báo hiện tại (Nowcasting) rất quan trọng trong kinh tế học vì dữ liệu cho các chỉ số chính như GDP thường có độ trễ và sai số đo lường đáng kể (Giannone và cộng sự, 2008)...
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83,700

86,200

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83,700

86,200

Vàng SJC 5c

83,700

86,220

Vàng nhẫn 9999

83,700

85,600

Vàng nữ trang 9999

83,600

85,200


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,150 25,502 26,092 27,523 31,263 32,592 158.81 168.04
BIDV 25,190 25,502 26,295 27,448 31,648 32,522 160.63 167.55
VietinBank 25,198 25,502 26,307 27,507 31,676 32,686 160.27 168.02
Agribank 25,200 25,502 26,225 27,408 31,448 32,511 160.54 168.04
Eximbank 25,160 25,502 26,287 27,168 31,543 32,559 161.12 166.54
ACB 25,170 25,502 26,309 27,212 31,642 32,598 160.68 167.03
Sacombank 25,180 25,502 26,294 27,267 31,555 32,708 160.81 167.32
Techcombank 25,184 25,502 26,134 27,486 31,274 32,605 157.32 169.76
LPBank 25,190 25,502 26,591 27,484 31,928 32,590 162.28 169.38
DongA Bank 25,230 25,500 26,300 27,150 31,600 32,550 159.20 166.40
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?