Kinh nghiệm xây dựng hệ thống tài chính xanh tại Trung Quốc
06/10/2020 6.784 lượt xem
Trong bối cảnh khủng hoảng sinh thái hiện nay, nhiều quốc gia đang tiến hành chuyển đổi từ mô hình kinh tế nâu truyền thống sang nền kinh tế xanh thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, thực hiện xanh hóa nền kinh tế đòi hỏi nguồn lực không nhỏ, bởi vậy huy động nguồn lực để triển khai việc xanh hóa nền kinh tế hay nói cách khác, xây dựng hệ thống tài chính xanh là một nhiệm vụ quan trọng được nhiều quốc gia quan tâm. Bài viết này là một phần trong đề tài “Phát triển hệ thống tài chính xanh nhằm thúc đẩy kinh tế xanh tại Việt Nam” mã số KX.01.27/16-20 có mục tiêu là phân tích kinh nghiệm xây dựng hệ thống tài chính xanh của Trung Quốc, qua đó rút ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh tại Việt Nam.
 
1. Đặt vấn đề
 
Kể từ thời điểm phát minh ra động cơ hơi nước tạo tiền đề cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, hành tinh của chúng ta đã chứng kiến ​​và trải qua nhiều thảm họa gây ra bởi việc khai thác bừa bãi tài nguyên và môi trường thiên nhiên mà tất cả đều nhân danh cho sự tăng trưởng kinh tế. Trong vòng 15 năm tới, theo ước tính của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc thì cần phải đầu tư hàng năm khoảng 5 - 7 nghìn tỷ đô la Mỹ để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng Thế giới và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thì để các lĩnh vực xanh, như năng lượng sạch, xây dựng và xây dựng hiệu quả, cơ sở hạ tầng xanh, xử lý nước và ô nhiễm, sẽ cần khoảng 90 nghìn tỷ đô la đầu tư toàn cầu, nghĩa là gấp đôi số vốn phát triển cơ sở hạ tầng công cộng toàn cầu hiện nay. 
 
Giải pháp để đảm bảo sự cân bằng giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững là cần chuyển đổi nền kinh tế thế giới từ mô hình kinh tế nâu truyền thống sang nền kinh tế xanh thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, thực hiện xanh hóa nền kinh tế đòi hỏi nguồn lực không nhỏ bởi vì áp dụng các công nghệ xanh trong nhiều trường hợp có chi phí cao hơn so với những công nghệ thông thường. Do đó, để có thể thuận lợi huy động được nguồn lực cần thiết nhằm hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững thì điều cấp bách là xây dựng một hệ thống tài chính xanh. 
 
Hiện nay, cũng chưa có một khái niệm chính thức được công nhận chung về hệ thống tài chính xanh, tuy nhiên hệ thống tài chính xanh cũng có chức năng cơ bản như hệ thống tài chính thông thường là luân chuyển vốn từ người tiết kiệm tới nhà đầu tư và do đó, sẽ làm tăng tính hiệu quả của nguồn vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, sự khác biệt nằm trong đặc điểm của các thành phần tham gia vào quá trình luân chuyển vốn. Nguồn vốn xanh được huy động sẽ luân chuyển theo kênh tài chính gián tiếp thông qua các trung gian tài chính xanh và kênh tài chính trực tiếp thông qua thị trường tài chính xanh để được sử dụng hiện thực hóa các mục tiêu xanh. 
 
Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và cái giá phải trả là các vấn đề môi trường trở nên ngày càng rõ ràng hơn vì là hậu quả trực tiếp gây ra bởi sự chuyển đổi kinh tế nhanh chóng. Ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất đai và các vấn đề môi trường khác đã tác động tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của người dân. Do đó, Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 đã nhấn mạnh, việc xây dựng một nền văn minh sinh thái và duy trì an ninh sinh thái là chìa khóa để Trung Quốc đạt được sự phát triển ổn định và bền vững. Các chủ đề về phát triển xanh và xây dựng một nền văn minh sinh thái tôn trọng môi trường là hướng đi mới cũng như đã trở thành các mục tiêu quốc gia quan trọng trong chương trình chuyển đổi kinh tế và xã hội của Trung Quốc. 


 
Chính phủ Trung Quốc chỉ rõ mục đích của tài chính xanh là hỗ trợ các dự án có lợi 
cho môi trường bao gồm hỗ trợ cải thiện môi trường, đối phó với biến đổi khí hậu 
và sử dụng hiệu quả tài nguyên
Có thể nói, quá trình xây dựng và phát triển hệ thống tài chính xanh là khác nhau tại các quốc gia do những đặc điểm riêng của từng quốc gia đó. Tuy nhiên, việc nhìn nhận thực tiễn tại Trung Quốc là một trong những quốc gia đạt được nhiều thành công trong giai đoạn vừa qua, sẽ giúp đưa ra một số hàm ý về xây dựng hệ thống tài chính xanh nhằm hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh thân thiện với môi trường cho Việt Nam.  
 
2. Các giai đoạn phát triển tài chính xanh tại Trung Quốc 
 
Trước khi vấn đề xây dựng hệ thống tài chính xanh trở thành một mục tiêu phát triển quốc gia thì quá trình phát triển tài chính xanh đã kéo dài tới hơn một thập kỷ tại Trung Quốc và có thể chia thành ba giai đoạn cơ bản sau đây:
 
- Giai đoạn khởi đầu (2007-2010): Trong giai đoạn này, một số chính sách tài chính xanh khác nhau về tín dụng xanh, chứng khoán xanh và bảo hiểm xanh đã được Chính phủ Trung Quốc ban hành. Trọng tâm chính của các chính sách này là khuyến khích phát triển hoạt động tín dụng xanh, thực hiện đánh giá môi trường cho các công ty niêm yết và thí điểm bảo hiểm trách nhiệm về ô nhiễm môi trường.
 
- Giai đoạn Hợp nhất (2011-2014): Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện thí điểm các giao dịch mua bán chứng chỉ về khí thải carbon, xây dựng và ban hành các hướng dẫn về tín dụng xanh, hệ thống thống kê tín dụng xanh, khuyến khích việc thực hiện thí điểm bảo hiểm trách nhiệm về ô nhiễm môi trường. Trong giai đoạn này, các tổ chức quốc tế như Viện Phát triển bền vững quốc tế (IISD), Nhóm Sáng kiến ​​Trái phiếu Khí hậu (CBI) và nhiều tổ chức khác đã đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy và thực hiện hợp tác nghiên cứu về tài chính xanh với các đối tác Trung Quốc. Nhóm chuyên trách nghiên cứu tài chính xanh (Green Finance Task Force - GFTF), được thành lập theo sáng kiến của Ủy ban Nghiên cứu thuộc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Ủy ban điều tra môi trường của Liên hợp quốc vào tháng 7 năm 2014, đã công bố 14 khuyến nghị về việc thiết lập hệ thống tài chính xanh cho Trung Quốc.
 
- Giai đoạn thực hiện (2015 đến nay): Hầu hết các đề xuất Nhóm chuyên trách nghiên cứu tài chính xanh đã được Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hội đồng Nhà nước phê duyệt và được đưa vào trong “Kế hoạch cải cách tích hợp để thúc đẩy tiến bộ sinh thái” ban hành vào tháng 9 năm 2015. Văn bản này được coi như là một định hướng chiến lược xây dựng hệ thống tài chính xanh cho Trung Quốc. 
 
Vào tháng 3 năm 2016, Kế hoạch năm năm lần thứ mười ba về phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc đã được Quốc vụ viện thông qua, trong đó chỉ rõ việc xây dựng hệ thống tài chính xanh đã trở thành chiến lược quốc gia của Trung Quốc. Vào tháng 8 năm 2016, với sự chấp thuận của Hội đồng Nhà nước, bảy Bộ và Ủy ban trong đó có Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Bộ Tài chính đã cùng ban hành bản “Hướng dẫn về Xây dựng Hệ thống Tài chính Xanh” gồm 35 điều bao quát chín khía cạnh phát triển cơ bản. Văn kiện này bao gồm một loạt các biện pháp đổi mới quan trọng đã phác thảo khuôn khổ cơ bản cho hệ thống tài chính xanh tương lai của Trung Quốc và có thể được coi như là một khung khổ chính sách phát triển tài chính xanh có hệ thống đầu tiên trên thế giới.  
 
Ở cấp độ trong nước, thị trường trái phiếu xanh của Trung Quốc đã có những bước phát triển nhanh chóng với những đột phá thể hiện trong sự đổi mới các sản phẩm tài chính xanh khác nhau. Ủy ban Tài chính xanh của Hiệp hội Tài chính và Ngân hàng Trung Quốc (GFC) được thành lập đã cùng với các tổ chức có thẩm quyền khác thúc đẩy quá trình xây dựng hệ thống tài chính xanh. Kết quả sự phối kết hợp này thể hiện ở những tiến bộ rõ rệt trong việc nghiên cứu và phát triển các tiêu chuẩn tài chính xanh, cơ chế đánh giá và phân tích rủi ro môi trường cũng như thực hiện đồng thời công tác xây dựng năng lực và đào tạo về tài chính xanh trên phạm vi rộng. 
 
Ở cấp độ quốc tế, Trung Quốc cũng đã trở thành người ủng hộ chính thúc đẩy phát triển hệ thống tài chính xanh. Tài chính xanh là chủ đề mới duy nhất mà Trung Quốc bổ sung vào chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh G20 khi giữ chức chủ tịch năm 2016. Trọng tâm của chủ đề này là coi phát triển hệ thống tài chính xanh như một giải pháp tài chính để thu hẹp khoảng cách tài trợ, tạo ra sự đồng thuận giữa các quốc gia để cùng nhau thúc đẩy phát triển hệ thống tài chính xanh toàn cầu. Ngoài ra, Trung Quốc là thành viên sáng lập của Mạng lưới giám sát ngân hàng trung ương để xanh hóa hệ thống tài chính (NGFS), là người ủng hộ mạnh mẽ cho Mạng lưới ngân hàng bền vững (SBN) cũng như Nhóm nghiên cứu chuyên trách về tài chính khí hậu (TCFD). Một đóng góp quan trọng của Trung Quốc trong phát triển tài chính xanh là Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường có bản chất như là một chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng lớn nhất thế giới, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới việc tuân thủ những tiêu chuẩn cao về phát triển môi trường bền vững.
 
Việc ban hành hàng loạt các chính sách hỗ trợ xây dựng hệ thống tài chính xanh trong nước cũng như đề xuất những sáng kiến có tầm ảnh hưởng quốc tế cho thấy, Trung Quốc đã đạt được sự đồng thuận cao để hỗ trợ đầy đủ và thúc đẩy đầu tư vào tài chính xanh, qua đó đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của quốc gia này. Đây là một tín hiệu chính sách quan trọng, tích cực để hướng dẫn ngành tài chính thực hiện tài trợ xanh, cũng như khuyến khích doanh nghiệp xanh gia tăng các hoạt động đầu tư. Những biện pháp hỗ trợ tích cực của Chính phủ Trung Quốc đã giảm bớt lo lắng của nhà đầu tư về sự không chắc chắn của chính sách, cũng như khuyến khích các nhà đầu tư chưa có nhiều hiểu biết mạnh dạn tham gia vào các hoạt động đầu tư xanh.
 
Có thể nói, đặc điểm của chiến lược xây dựng hệ thống tài chính xanh của Trung Quốc là một mô hình “từ trên xuống” và được thúc đẩy thông qua chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô thận trọng. Không giống như phương pháp “từ dưới lên” của phương Tây là dựa trên sự đổi mới của thị trường, quá trình xây dựng hệ thống tài chính xanh của Trung Quốc có tính chất “từ trên xuống” dựa trên những chính sách có tính định hướng của Chính phủ mà ví dụ cụ thể nhất là việc ban hành bản “Hướng dẫn về Xây dựng Hệ thống Tài chính Xanh” vào năm 2016 và hàng loạt các văn bản pháp lý có liên quan được ban hành sau đó.
 
3. Thực trạng xây dựng hệ thống tài chính xanh
 
Để thực hiện các mục tiêu xây dựng hệ thống tài chính xanh, Chính phủ Trung Quốc đã phân tích sự khác biệt trong hoạt động của hệ thống tài chính của mình so với các quốc gia khác để tìm ra nguyên nhân của những cản trở khi áp dụng mô hình hệ thống tài chính xanh tại quốc gia này. Trên cơ sở những thông lệ quốc tế phù hợp nhất đối với Trung Quốc, cũng như căn cứ vào việc nghiên cứu những chính sách và kinh nghiệm nhiều quốc gia trên thế giới khi triển khai hệ thống tài chính xanh, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt các công cụ và hướng dẫn mà các định chế tài chính có thể vận dụng để xanh hóa hệ thống tài chính, cũng như đề xuất một số hàm ý chính sách khơi thông dòng vốn đầu tư xanh. 
 
Chính phủ Trung Quốc đưa ra định nghĩa chính thức về tài chính xanh góp phần thống nhất các khái niệm về các sản phẩm tài chính xanh, qua đó tạo cơ sở để kích thích đầu tư xanh. Định nghĩa này bao gồm ba nội dung chính. Thứ nhất, chỉ rõ mục đích của tài chính xanh là hỗ trợ các dự án có lợi cho môi trường bao gồm hỗ trợ cải thiện môi trường, đối phó với biến đổi khí hậu và sử dụng hiệu quả tài nguyên. Thứ hai, liệt kê các hạng mục chính của dự án xanh, trong đó có định nghĩa và phân loại các sản phẩm tài chính xanh khác nhau như tín dụng xanh, trái phiếu xanh, chứng khoán xanh với mục tiêu định hướng cho sự phát triển tương lai. Thứ ba, quy định rõ ràng tài chính xanh bao gồm các dịch vụ tài chính hỗ trợ đầu tư và tài trợ cho các dự án xanh, vận hành dự án và quản lý rủi ro. Nội dung này cho thấy, tài chính xanh không chỉ bao gồm các hoạt động tài chính như cho vay và phát hành chứng khoán mà gồm cả các hoạt động quản lý rủi ro như bảo hiểm xanh, cũng như kinh doanh tài chính carbon với nhiều chức năng. Có thể nói, việc xác định rõ ràng tài chính xanh và sản phẩm tài chính xanh đã giúp các doanh nghiệp xanh và nhà đầu tư xanh có được hiệu quả danh tiếng tương xứng, cũng như khuyến khích đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đầu tư xanh.
 
Nội dung của kế hoạch xây dựng hệ thống tài chính mà Chính phủ Trung Quốc triển khai tập trung vào một số trọng tâm như: (1) Hình thành những cơ chế tài chính khuyến khích đầu tư xanh; (2) Xây dựng những định chế chuyên thực hiện các hoạt động đầu tư và cho vay xanh; (3) Cung cấp các sản phẩm và kênh tài trợ xanh; (4) Đảm bảo sử dụng tài chính công một cách có hiệu quả để khuyến khích dòng tài chính tư nhân; (5) Hình thành cơ sở hạ tầng thông tin hỗ trợ nhà đầu tư đánh giá tác động môi trường tới các khoản đầu tư ví dụ như hệ thống chỉ số tín dụng xanh, các quy định công bố thông tin môi trường. Đối với mỗi trọng tâm trong kế hoạch xây dựng hệ thống tài chính, Chính phủ Trung Quốc lại có những kế hoạch triển khai cụ thể ví dụ như sau:
 
3.1. Phát triển trái phiếu xanh
 
Vào ngày 22 tháng 12 năm 2015, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã công bố Thông báo công khai số 39 về việc phát hành trái phiếu tài chính xanh trên thị trường trái phiếu liên ngân hàng nhằm tạo ra một kênh tài chính hỗ trợ các dự án công nghiệp xanh thông qua thị trường trái phiếu. Cùng ngày, Ủy ban Tài chính Xanh của Hiệp hội Tài chính Trung Quốc đã phát hành Danh mục Dự án Hỗ trợ Trái phiếu Xanh (Phiên bản 2015) cung cấp cho các tổ chức phát hành các tiêu chuẩn định nghĩa dự án xanh. Kể từ năm 2016 tới nay, giao dịch trái phiếu xanh của Trung Quốc luôn ở mức cao nhất thế giới. Sự phát triển của thị trường trái phiếu xanh đã mang lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc như mở ra các kênh tài chính mới cho các doanh nghiệp và dự án xanh, giải quyết nhiều bất cập giữa ngân hàng và doanh nghiệp, cung cấp cho các nhà đầu tư các loại tài sản mới...
 
Dựa trên nền tảng của các quy định quản lý thị trường trái phiếu xanh, Chính phủ Trung Quốc cũng hoàn thiện các tiêu chuẩn tài chính có liên quan khác. Vào tháng 6 năm 2017, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và các Bộ, Ủy ban có liên quan khác đã cùng ban hành Kế hoạch phát triển xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hóa ngành tài chính của đất nước giai đoạn 2016 - 2020. Một trong những nội dung chính của bản Kế hoạch này là Bộ tiêu chuẩn tài chính xanh, trong đó tập trung vào các tiêu chuẩn về sản phẩm xanh, tiêu chuẩn công bố thông tin và tiêu chuẩn xếp hạng tín dụng xanh cho các tổ chức tài chính.
 
3.2. Phát triển thị trường tài chính carbon
 
Trong bản Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu năm 2015, Trung Quốc cam kết thực hiện mục tiêu giảm mức phát thải carbon dioxide cao nhất vào năm 2030 và tuyên bố sẽ bắt đầu vận hành thị trường tài chính carbon toàn quốc vào năm 2017. Phát triển thị trường tài chính carbon và các sản phẩm tài chính carbon cũng là một nội dung quan trọng trong chiến lược xây dựng hệ thống tài chính xanh của Trung Quốc. 
 
Việc vận hành thị trường tài chính carbon bao gồm sự kết hợp những quy định quản lý của Chính phủ và những quy tắc vận hành của thị trường. Sự phát triển của thị trường tài chính carbon cũng là một biện pháp quan trọng, góp phần giải quyết vấn đề khí thải nhà kính và những vấn đề khác có ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Thị trường tài chính carbon có thể đóng nhiều vai trò như kiềm chế tổng lượng khí thải, tài trợ cho các nhà tài chính và cung cấp các công cụ quản lý rủi ro cho những người tham gia thị trường. Bản “Hướng dẫn xây dựng hệ thống tài chính xanh” chỉ ra rằng, cần phải thúc đẩy việc thành lập thị trường carbon quốc gia thống nhất và phát triển có trật tự các sản phẩm tài chính carbon như các hợp đồng phái sinh carbon, hợp đồng cho thuê carbon, trái phiếu tài sản carbon... Điều này khuyến khích sự tham gia của các định chế tài chính như các ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ và các tổ chức tài chính khác tham gia thị trường, qua đó thúc đẩy việc hình thành các thỏa thuận thể chế cho các giao dịch tài chính quy mô lớn.
 
3.3. Phát triển hoạt động bảo hiểm xanh
 
Tại Trung Quốc, hình thức bảo hiểm xanh chủ yếu đề cập đến bảo hiểm trách nhiệm ô nhiễm môi trường, cụ thể là việc kinh doanh bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do bên thứ ba gây ra do tai nạn ô nhiễm. Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi vào tháng 4 năm 2014 khuyến khích việc thực hiện bảo đảm trách nhiệm bảo hiểm ô nhiễm môi trường. Trong bản “Kế hoạch cải cách tổng hợp nhằm thúc đẩy tiến bộ sinh thái” ban hành vào tháng 9 năm 2015, có đề xuất thiết lập một hệ thống bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc đối với ô nhiễm môi trường ở những khu vực có rủi ro môi trường cao. Hiện tại, Trung Quốc cũng đang tiến hành một số dự án thí điểm về bảo hiểm trách nhiệm môi trường để làm cơ sở thúc đẩy triển khai hoạt động bảo hiểm trách nhiệm môi trường trên cả nước. Dự kiến sau những dự án thí điểm này, Trung Quốc cũng sẽ sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, cũng như các quy định quản lý hành chính về bảo hiểm bắt buộc ô nhiễm môi trường cho phù hợp. 
 
3.4. Phát triển các biện pháp hỗ trợ 
 
Để xây dựng hệ thống tài chính xanh, Chính phủ Trung Quốc đã thi hành hàng loạt các biện pháp hỗ trợ. Ví dụ như xây dựng cơ chế tài chính khuyến khích đầu tư xanh là việc sử dụng các nguồn vốn xanh huy động được để tài trợ cho các chính sách xanh của Nhà nước bao gồm cả chi phí thực thi chính sách và tài trợ cho các đối tượng hướng tới của chính sách. Mục tiêu của những chính sách này là khuyến khích triển khai các sáng kiến và dự án về môi trường hoặc liên quan tới việc điều chỉnh hoặc giảm bớt tác động tiêu cực tới môi trường. Chính sách xanh bao gồm cả khung khổ luật pháp tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tư nhân và thị trường tài chính có thể cấp vốn cho các khu vực xanh của nền kinh tế như các chính sách thuế/phí môi trường, thuế/phí tài nguyên, các khoản hỗ trợ, miễn giảm, ưu đãi thuế/phí khuyến khích hoạt động của doanh nghiệp xanh. 
 
Một ví dụ khác về các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ có thể kể đến như đối với mục tiêu xây dựng các định chế hỗ trợ tài trợ xanh còn bao gồm quá trình xây dựng những chính sách, các quy định luật pháp và thiết lập cơ sở hạ tầng phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các trung gian tài chính xanh. 
 
Cụ thể như Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã thực hiện một số bước để thúc đẩy phát triển tài chính xanh thông qua sự kết hợp giữa chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô thận trọng. Kể từ quý 3 năm 2017, PBoC đã bắt đầu đưa ra một số ưu đãi cho các ngân hàng thương mại để gia tăng hoạt động tín dụng xanh cũng như các hình thức huy động xanh để bổ sung nguồn vốn cho tín dụng xanh. Vào tháng 6 năm 2018, PBoC đã quyết định cho phép đưa các khoản vay xanh với xếp hạng AA làm tài sản thế chấp đối với các khoản cho vay trung hạn. Vào tháng 7 năm 2018, PBoC đã ban hành quy định thử nghiệm đánh giá hiệu quả tín dụng xanh đối với ngân hàng để làm cơ sở tiếp tục tinh chỉnh các tiêu chí đánh giá về hiệu suất tín dụng xanh của các tổ chức tài chính ngân hàng. 
 
Chính phủ Trung quốc còn khuyến khích xây dựng Ngân hàng xanh dưới dạng ngân hàng chính sách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư vào các dự án xanh, cung cấp các khoản vay xanh là hình thức vay ưu đãi cho các doanh nghiệp hay dự án xanh. Hay một trường hợp đáng kể nhất trong việc thiết lập các định chế tài chính hỗ trợ tài trợ xanh là việc thành lập riêng một Quỹ quốc gia về phát triển xanh nhằm mục đích tài trợ cho các sáng kiến xanh tại Trung Quốc.
 
Thực tế cho thấy, nhiều dự án xanh còn khá mới, đặc biệt là về mặt kỹ thuật khiến các nhà đầu tư thường e ngại do cảm thấy rằng rủi ro là tương đối lớn, cũng như lo lắng vì phải đối mặt với những bất ổn chính sách. Vì vậy, các quỹ tư nhân thường không sẵn sàng đầu tư vào các dự án xanh. Do đó, sự tham gia của các quỹ chính phủ trong các dự án đầu tư xanh có thể làm giảm đáng kể sự lo ngại rủi ro của cộng đồng, qua đó khuyến khích các quỹ phi chính phủ sẵn sàng đầu tư. Có nhiều cách để chính phủ thúc đẩy hình thành các quỹ đầu từ xanh như hình thức Đối tác chung hay Đối tác hữu hạn hoặc thành lập các quỹ đầu tư xanh cho một số khu vực hoặc một số ngành cụ thể. Việc Chính phủ Trung Quốc thành lập Quỹ quốc gia về phát triển xanh với mục tiêu đầu tư vào công nghiệp xanh thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ quốc gia này đối với phát triển xanh. Điều này góp phần làm rõ định hướng chính sách của Chính phủ nhằm giảm bớt sự lo lắng của nhà đầu tư để thông qua đó, hỗ trợ cho hoạt động đầu tư xanh phát triển.  
 
3.5. Một số vấn đề tồn tại
 
Kể từ khi ra mắt Kế hoạch xây dựng hệ thống tài chính xanh của Trung Quốc tới nay, dù có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Chính phủ thể hiện qua việc ban hành hàng loạt các chính sách hỗ trợ, tuy nhiên thực tế triển khai vẫn phải đối mặt với hàng loạt các thách thức. Khối lượng tài chính xanh vẫn chưa đưa đạt tới quy mô mong muốn do hàng loạt các vấn đề mà một trong số đó là việc lượng hóa tác động của ngoại ứng vào trong giá thành dự án. Thực tế cho thấy, ngoại ứng không phải lúc nào cũng có tác động tiêu cực mà trong một số trường hợp còn có thể có tác động tích cực mang lại sự cải thiện môi trường cho các dự án xanh. Tuy nhiên, do những hạn chế trong các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định quản lý hành chính hiện hành của Trung Quốc nên những tác động tích cực mang lại lợi ích xanh không được tính vào thu nhập đầu tư và thiệt hại môi trường không được phản ánh đầy đủ trong chi phí đầu tư, do đó chưa đưa ra được những đánh giá chính xác và toàn diện cho các dự án xanh.
 
Việc thiếu sự đồng thuận về định nghĩa “xanh” cũng đang kìm hãm tốc độ tăng trưởng xanh. Hiện tại, Trung Quốc có hai bộ tiêu chuẩn trái phiếu xanh và hai bộ tiêu chuẩn tín dụng xanh. Ngoài ra, Trung Quốc còn có các tiêu chuẩn cho nông nghiệp xanh, công trình xanh và sản xuất và công nghệ xanh. Mặc dù có nhiều bộ tiêu chuẩn nhưng do không có sự phối hợp giữa những tiêu chuẩn này nên việc áp dụng trên thực tế gặp nhiều khó khăn. 
 
Việc công bố thông tin về tác động môi trường vẫn chưa toàn diện. Trong lĩnh vực tài chính, khả năng phân tích rủi ro môi trường cần được tiếp tục phát triển. Đồng thời, do thiếu công cụ để xác định và định lượng rủi ro môi trường nên một số tổ chức tài chính đánh giá thấp những rủi ro mà các khoản đầu tư trong ngành gây ô nhiễm có thể mang lại. Hơn nữa, hầu hết các cán bộ thẩm định còn thiếu kiến ​​thức chuyên môn về các ngành công nghiệp xanh.
 
Tất cả những vấn đề này cho thấy, nhận thức về tài chính xanh nói riêng và nhận thức về các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) nói chung vẫn chưa thực sự trở thành nội dung được xã hội Trung Quốc thực sự quan tâm và coi trọng. Những vấn đề này tạo thành những trở ngại cho quá trình xây dựng và phát triển hệ thống tài chính xanh tại Trung Quốc.
 
4. Những hàm ý chính sách cho Việt Nam
 
Xây dựng hệ thống tài chính xanh đã trở thành một chủ đề có tính thời sự cao xuất phát từ nhiệm vụ cấp bách của các quốc gia là tìm kiếm nguồn tài chính cần thiết để thực thi các mục tiêu quốc gia, cũng như các cam kết quốc tế về tăng trưởng xanh. 
Quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam thời gian qua dựa nhiều vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu nguyên liệu thô và sơ chế gây thiệt hại cho môi trường và gia tăng tác động của biến đổi khí hậu. Theo dự đoán của cơ quan Thông tin Năng lượng, mức phát thải khí CO2 tương đương từ năng lượng tại Việt Nam sẽ tăng từ hơn 113 triệu tấn trong năm 2010 lên tới gần 471 triệu tấn vào năm 2030. Nếu không tăng cường công tác bảo vệ môi trường (BVMT) thì trong 10 năm tới, nếu GDP của chúng ta tăng gấp 2 thì mức độ ô nhiễm tăng gấp 3 lần và đến năm 2050, có thể tăng từ 4 - 5 lần. 
 
Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2011 - 2020, Việt Nam đã xác định yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược là phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, trong đó đổi mới mô hình tăng trưởng chuyển dịch từ nền kinh tế nâu sang nền kinh tế xanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Từ kinh nghiệm của Trung Quốc với tư cách là một trong những quốc gia đi đầu trong việc xây dựng hệ thống tài chính xanh, chúng ta có thể rút ra một số vấn đề cần cân nhắc khi phát triển hệ thống tài chính xanh cho Việt Nam cụ thể như sau:
 
Thứ nhất, cần lựa chọn mô hình phát triển hệ thống tài chính xanh phù hợp. Do hệ thống tài chính Việt Nam chưa phát triển mạnh và toàn diện như các quốc gia Âu Mỹ nên mô hình phát triển hệ thống tài chính xanh “từ trên xuống” sẽ phù hợp hơn. Kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy, nếu Chính phủ của chúng ta có thể đưa ra định hướng phát triển và ban hành các văn bản hướng dẫn tương ứng sẽ có tác động dẫn dắt thị trường, cũng như tạo nên sự an tâm của các thành viên chính trên thị trường, qua đó khuyến khích sự phát triển chung của hệ thống tài chính xanh. 
 
Thứ hai, cần phát triển hệ thống tài chính xanh trên cơ sở gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế. Quá trình phát triển hệ thống tài chính xanh cần kết hợp với chiến lược phát triển xanh, cũng như chiến lược phát triển chung của Chính phủ nhằm đảm bảo mang lại lợi ích chung trong dài hạn. Vì vậy, chúng ta cần xem xét điều chỉnh hệ thống luật pháp hiện hành và xây dựng các quy định mới cho phù hợp với thông lệ quốc tế theo xu hướng phát triển hệ thống tài chính xanh. Mặt khác, hệ thống tài chính xanh có nhiều đặc điểm khác biệt so với hệ thống tài chính hiện nay nên Chính phủ cần có yêu cầu nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước, cũng như đầu tư cho hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để hỗ trợ quản lý hiệu quả hệ thống tài chính xanh. 
 
Thứ ba, cần thiết lập một cơ chế khuyến khích rõ ràng hỗ trợ phát triển hệ thống tài chính xanh. Việc thiết lập một cơ chế rõ ràng để khuyến khích phát triển hệ thống tài chính xanh là cần thiết trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của Trung Quốc. Điều này thể hiện bằng việc Chính phủ Việt Nam cần thực hiện những điều chỉnh về chính sách, khung khổ pháp luật liên quan tới hoạt động tài chính và các tổ chức tài chính khác nhau như ngân hàng, bảo hiểm, cơ quan quản lý tài chính của Nhà nước nhằm tạo điều kiện xây dựng và phát triển một hệ thống tài chính xanh hướng tới một nền kinh tế xanh.  
 
Liên quan tới vấn đề này chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của Chính phủ Trung Quốc khi áp dụng cơ chế bảo lãnh chuyên ngành và trợ cấp lãi suất tài chính để hỗ trợ tài trợ tín dụng cho các dự án xanh. Chúng ta cũng có thể áp dụng Khung khổ đánh giá thận trọng vĩ mô như một cơ chế khuyến khích các ngân hàng cấp tín dụng xanh hiệu quả như trường hợp của Trung Quốc. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể cân nhắc ban hành những quy định hỗ trợ chính quyền địa phương giảm chi phí huy động trái phiếu xanh thông qua các cơ chế bảo đảm, tăng cường tín dụng chuyên ngành và các biện pháp khác.
 
Thứ tư, cần ban hành những quy định đảm bảo sự minh bạch của thị trường. Xây dựng môi trường kinh doanh rõ ràng mình bạch là yếu tố quan trọng hỗ trợ sự phát triển hệ thống tài chính xanh. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, việc Chính phủ ban hành quy định về công bố thông tin môi trường của các công ty niêm yết là vô cùng quan trọng. Nếu chúng ta ban hành những quy định này, sẽ góp phần cải thiện số liệu thống kê thông tin và công bố dữ liệu trên tất cả các loại tài sản và dịch vụ tài chính xanh (liên quan tới hoạt động phát hành trái phiếu, huy động vốn chủ sở hữu, bảo hiểm, cho vay...) đảm bảo tính minh bạch của thị trường, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, qua đó khuyến khích họ tham gia vào hệ thống tài chính xanh. Những quy định về công bố thông tin này cũng hỗ trợ cung cấp dữ liệu để Chính phủ Việt Nam có thể đánh giá tác động của các chính sách tài chính xanh, đánh giá hiệu quả kinh doanh của các tổ chức có liên quan để có cơ sở sửa đổi, điều chỉnh và/hoặc ban hành các chính sách tương ứng trong tương lai.
 
Tóm lại, việc xây dựng và phát triển hệ thống tài chính xanh là một nhiệm vụ cấp bách đối với nhiều quốc gia trong bối cảnh các vấn đề môi trường đang trở nên nghiêm trọng, gây nên những tác động tiêu cực cho việc phát triển bền vững của nền kinh tế thế giới. Việc phân tích quá trình xây dựng và phát triển hệ thống tài chính xanh của Trung Quốc là một trong những quốc gia có được nhiều thành tựu trong hoạt động này là cần thiết nhằm hỗ trợ cho Việt Nam tìm kiếm những biện pháp hiệu quả để có thể thực hiện thành công nhiệm vụ này.
 
Tài liệu tham khảo:
1. Communist Party of China (CPC) (2015) Integrated Reform Plan for Promoting Ecological Progress. Central Committee and the State Council.
2. China Development and Reform Commission (2016) Thirteenth Five-Year Plan for Economic and Social Development of the People’s Republic of China
3. Green Finance Task Force, (2015), Establising China’s Green Financial System; 
4. House of Commons Environtmental Audit Committee (2014), Green Finance;
5. Ron Benioff, GGGI, Green Growth in Practice: Lessions from country Experiences, 23 May 2014;
6. UN Economic and Social Commission for Asia and the Pacific, (2010), Financing an Inclusive and Green Future: A Supportive Financial System and Green Growth for Achieving the Millennium Development Goals in Asia and the Pacific.
7. UNEP (2013), Recent trends in material flows and resource productivity in Asia and the Pacific.
8. Yao, W. (2018, October 24). China’s green fiinance strategy: much achieved, further to go. Retrieved August 10, 2019, from http://www.lse.ac.uk/GranthamInstitute/news/chinas-green-finance-strategy-much-achieved-further-to-go/

TS. Trần Thị Vân Anh

Theo TCNH số 6/2020
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Thực thi chính sách tín dụng nông thôn - Kinh nghiệm của Brazil
Thực thi chính sách tín dụng nông thôn - Kinh nghiệm của Brazil
16/04/2024 440 lượt xem
Chính sách tín dụng nông thôn (tín dụng nông thôn) ở Brazil là các chương trình cho vay nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, năng suất và đầu tư; nâng cao thu nhập của các trang trại và doanh nghiệp; nâng cao mức sống của người dân nông thôn.
Cơ cấu thu ngân sách nhà nước bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
Cơ cấu thu ngân sách nhà nước bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
04/04/2024 1.846 lượt xem
Bài viết phân tích, đánh giá một số kinh nghiệm quốc tế về cơ cấu thu NSNN bền vững thông qua bốn loại thuế, gồm: Thuế TNDN, thuế TNCN, thuế GTGT, thuế TTĐB. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị để hoàn thiện cơ cấu thu NSNN bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam.
Phát triển Quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp - Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Phát triển Quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp - Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
21/03/2024 3.742 lượt xem
Hệ thống hưu trí là một bộ phận quan trọng của hệ thống an sinh xã hội với hai hệ thống hưu trí bắt buộc và hệ thống hưu trí tự nguyện. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp ở các nước trên thế giới rất quan trọng nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Dự báo kinh tế thế giới năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn
Dự báo kinh tế thế giới năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn
19/03/2024 7.419 lượt xem
Năm 2023, kinh tế thế giới phục hồi yếu và không đồng đều giữa các nền kinh tế chủ chốt. Hoạt động sản xuất, từ sản lượng công nghiệp đến hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế đều giảm.
Ứng phó với các thách thức nhân khẩu học: Chiến lược thích ứng của ngành Ngân hàng và gợi ý đối với Việt Nam
Ứng phó với các thách thức nhân khẩu học: Chiến lược thích ứng của ngành Ngân hàng và gợi ý đối với Việt Nam
07/03/2024 5.296 lượt xem
Những thay đổi về nhân khẩu học toàn cầu, đặc biệt là xu hướng già hóa dân số đang đặt ra những thách thức và rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
03/03/2024 7.377 lượt xem
Sau gần hai năm thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát và đưa lạm phát của nền kinh tế Hoa Kỳ về gần lạm phát mục tiêu là 2%, trong năm 2024, dự kiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ có những thay đổi lớn trong điều hành chính sách tiền tệ.
Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị
Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị
15/02/2024 6.145 lượt xem
Kiểm toán nội bộ có vai trò quan trọng trong việc tăng cường và bảo vệ giá trị của tổ chức thông qua chức năng cung cấp sự đảm bảo, tư vấn khách quan, chuyên sâu và theo định hướng rủi ro.
Ngân hàng Mizuho Việt Nam góp phần thúc đẩy hợp tác toàn diện kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
Ngân hàng Mizuho Việt Nam góp phần thúc đẩy hợp tác toàn diện kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
13/02/2024 6.047 lượt xem
Nhìn lại năm 2023, trên khắp Việt Nam và Nhật Bản đã diễn ra nhiều sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tháng 12/2023, Mizuho đã hỗ trợ Diễn đàn kinh tế Nhật Bản - Việt Nam tại Tokyo cùng với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và các định chế tài chính khác.
Triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2024
Triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2024
26/01/2024 7.356 lượt xem
Sau những cú sốc mạnh trong năm 2022, hoạt động kinh tế toàn cầu có dấu hiệu ổn định vào đầu năm 2023.
Kinh nghiệm ứng dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam
Kinh nghiệm ứng dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam
15/01/2024 7.790 lượt xem
Chuyển đổi số và sự bùng nổ công nghệ có ảnh hưởng lớn đến hành vi của khách hàng và hoạt động kinh doanh. Xu hướng thay đổi này dẫn đến quá trình số hóa trong các lĩnh vực như sản xuất, chuỗi cung ứng, tài chính và các dịch vụ phụ trợ khác.
Thẩm quyền để xử lí ngân hàng đang đổ vỡ một cách nhanh chóng và kịp thời - Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam
Thẩm quyền để xử lí ngân hàng đang đổ vỡ một cách nhanh chóng và kịp thời - Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam
05/01/2024 8.565 lượt xem
Trong năm vừa qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều vụ sụp đổ của những ông lớn trong lĩnh vực ngân hàng, điều này dấy lên hồi chuông cảnh báo về tính chất dễ đổ vỡ của ngân hàng. Việc một ngân hàng đổ vỡ thể hiện kỉ luật thị trường đối với những ngân hàng có hoạt động kinh doanh thiếu an toàn, lành mạnh nhưng lại tạo ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng và người gửi tiền.
Phân tích lợi ích và rủi ro của tiền kĩ thuật số Ngân hàng Trung ương
Phân tích lợi ích và rủi ro của tiền kĩ thuật số Ngân hàng Trung ương
21/12/2023 9.908 lượt xem
Sự chuyển dịch nhanh chóng của hệ thống tiền tệ số toàn cầu đã khiến chính phủ các nước có phần lúng túng trong việc thích nghi với sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi chi tiêu và đầu tư của người dân.
Hợp tác của Trung Quốc với các nước châu Phi trong lĩnh vực ngân hàng và một số kinh nghiệm cho Việt Nam
Hợp tác của Trung Quốc với các nước châu Phi trong lĩnh vực ngân hàng và một số kinh nghiệm cho Việt Nam
20/12/2023 9.165 lượt xem
Trung Quốc là đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư lớn nhất của châu Phi trong thời gian qua và sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Bài viết này tóm lược sự phát triển quan hệ thương mại và đầu tư của Trung Quốc với các nước châu Phi trong thời gian hơn một thập kỉ vừa qua và việc Trung Quốc sử dụng lĩnh vực ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển đó.
Thực tiễn sử dụng tiền mã hóa trong tài trợ cuộc xung đột Nga - Ukraine và hàm ý cho Việt Nam
Thực tiễn sử dụng tiền mã hóa trong tài trợ cuộc xung đột Nga - Ukraine và hàm ý cho Việt Nam
16/11/2023 10.283 lượt xem
Bài viết khái quát quá trình triển khai huy động dòng vốn toàn cầu thông qua tiền mã hóa của Chính phủ Ukraine và Liên bang Nga; từ đó, đánh giá hiệu quả thực tiễn của việc sử dụng tiền mã hóa trong thanh toán xuyên biên giới, nguy cơ sử dụng tiền mã hóa trong các hoạt động rửa tiền, khủng bố và đưa ra hàm ý cho Việt Nam.
Quy định về hoạt động huy động vốn cộng đồng theo hình thức cổ phần tại Malaysia - Một số gợi mở cho Việt Nam
Quy định về hoạt động huy động vốn cộng đồng theo hình thức cổ phần tại Malaysia - Một số gợi mở cho Việt Nam
06/11/2023 10.127 lượt xem
Hoạt động huy động vốn cộng đồng đã trở nên phổ biến sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, phương thức này đã phát triển nhanh chóng ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó, hoạt động huy động vốn theo hình thức cổ phần (Equity - based Crowdfunding - ECF) là hình thức gọi vốn được các doanh nghiệp trong giai đoạn khởi đầu, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo rất ưa chuộng. Với ECF, các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ cộng đồng thông qua một nền tảng trên Internet.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.800

83.800

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.800

83.800

Vàng SJC 5c

81.800

83.820

Vàng nhẫn 9999

74.800

76.700

Vàng nữ trang 9999

74.700

76.000


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,100 25,440 26,252 27,714 30,724 32,055 157.77 167.11
BIDV 25,130 25,440 26,393 27,618 30,763 32,067 158.12 166.59
VietinBank 25,090 25,443 26,504 27,799 31,154 32,164 160.64 168.59
Agribank 25,100 25,440 26,325 27,607 30,757 31,897 159.58 167.50
Eximbank 25,040 25,440 26,425 27,239 30,914 31,866 160.82 165.77
ACB 25,110 25,442 26,596 27,279 31,230 31,905 161.07 166.37
Sacombank 25,170 25,420 26,701 27,261 31,332 31,835 162.03 167.05
Techcombank 25,192 25,442 26,362 27,707 30,760 32,094 157.36 169.78
LPBank 24,960 25,440 26,088 27,611 30,970 31,913 158.36 169.76
DongA Bank 25,170 25,440 26,570 27,260 31,080 31,940 159.20 166.40
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?