Hệ thống ngân hàng tỉnh Yên Bái: Linh hoạt hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh
25/11/2022 1.395 lượt xem
Với vị trí địa lý là cửa ngõ miền Tây Bắc, nằm trên trung điểm của một trong những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, có hệ thống giao thông tương đối đa dạng đã tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tỉnh Yên Bái tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa, xã hội… Sau khi tình hình đại dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, tỉnh Yên Bái thực hiện đồng bộ, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra nên nền kinh tế đạt những kết quả khá ấn tượng. Tính đến tháng 10/2022,  tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh đạt 13.336,9 tỷ đồng (bằng 70,2% kế hoạch, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2021); tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 17.566 tỷ đồng (bằng 74,8% kế hoạch, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2021).

Hỗ trợ tín dụng giúp người dân, doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh

Để tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hội nghị nhằm triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng; đưa ra các hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tiếp tục thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ,… Bên cạnh đó, NHNN Chi nhánh tỉnh Yên Bái cũng chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) nghiêm túc triển khai thực hiện Chương trình hành động số 56-CTr/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy Yên Bái về “Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2022”, Chương trình hành động số 01/CTr-UBND ngày 12/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về “Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022”...
 

Ảnh: Internet 
 
Dưới sự chỉ đạo sát sao của NHNN Chi nhánh tỉnh Yên Bái, các TCTD trên địa bàn đã chấp hành nghiêm túc và triển khai thực hiện hiệu quả các quy định, chương trình, kế hoạch đã đề ra. Tính đến ngày 31/10/2022, tổng vốn huy động tại các TCTD trên địa bàn đạt 40.432 tỷ đồng (tăng 18,18% so với cuối năm 2021); dư nợ tín dụng đạt 35.770 tỷ đồng (tăng 17,85% so với cuối năm 2021, trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 17.272 tỷ đồng (chiếm 48,3% tổng dư nợ); dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 18.498 tỷ đồng (chiếm 51,7% tổng dư nợ)). Chất lượng tín dụng trên địa bàn cũng rất được quan tâm, các biện pháp thu hồi nợ và xử lý nợ xấu được đẩy mạnh, vì vậy tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến ngày 31/10/2022 chỉ chiếm 0,43% tổng dư nợ.

Trong 10 tháng đầu năm 2022, các chi nhánh ngân hàng, QTDND luôn tập trung nguồn vốn tín dụng để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay của các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Yên Bái. Tính đến ngày 31/10/2022, dư nợ cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 18.200 tỷ đồng (chiếm 51,1% tổng dư nợ); dư nợ cho vay lĩnh vực xuất khẩu đạt 1.125 tỷ đồng (chiếm 3,2% tổng dư nợ, tăng 3,4% so với cuối năm 2021); dư nợ cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 6.000 tỷ đồng (tăng 10,1% so với cuối năm 2021); dư nợ cho vay thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới duy trì và tăng 11.526 tỷ đồng (tăng 26,3% so với cuối năm 2021, chiếm 32,7% tổng dư nợ).

Bên cạnh tín dụng thương mại, các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái được tiếp tục triển khai hiệu quả. NHCSXH thực hiện cho vay đối với 16 chương trình tín dụng chính sách (tổng số triển khai cho vay 18 chương trình, trong đó có 02 chương trình đã hết dư nợ) tập trung giải ngân nguồn vốn theo kế hoạch cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách xã hội. Dư nợ tính đến tháng 10/2022 đạt 4.025 tỷ đồng (tăng 11,96% so với cuối năm 2021). Trong đó: Dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 1.094 tỷ đồng; cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đạt 728 tỷ đồng; cho vay hộ cận nghèo đạt 631 tỷ đồng; cho vay giải quyết việc làm đạt 328 tỷ đồng; cho vay hộ mới thoát nghèo đạt 568 tỷ đồng; cho vay nước sạch vệ sinh môi trường đạt 484 tỷ đồng... Những con số trên đã cho thấy, hệ thống ngân hàng tỉnh Yên Bái thực sự giúp hộ nghèo, đối tượng chính sách có vốn đầu tư vào sản xuất, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống và từng bước thoát nghèo.

Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Về mạng lưới hoạt động, trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện nay có 11 chi nhánh ngân hàng loại I; 09 chi nhánh loại II; 53 phòng giao dịch; 17 QTDND; 14 phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần Bưu điện Liên Việt; 173 điểm giao dịch lưu động của NHCSXH tại Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong tỉnh; 58 ATM; 06 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; 296 POS.

Các chi nhánh NHTM tiếp tục thực hiện tốt thanh toán không dùng tiền mặt theo chỉ đạo của NHNN và của tỉnh. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 1.071 đơn vị trả lương qua tài khoản ngân hàng, trong đó, số đơn vị hưởng lương ngân sách nhà nước thực hiện trả lương qua tài khoản là 913/979 đơn vị (chiếm 93,25%). Các NHTM áp dụng công nghệ vào hoạt động nghiệp vụ để đưa ra các sản phẩm dịch vụ hiện đại, thân thiện, tiện lợi mang lại lợi ích cho khách hàng như: eKYC, QR Code,... tiếp tục xây dựng hạ tầng số tập trung và chuẩn hóa; phát triển dịch vụ Mobile-Money qua các trung gian thanh toán (VNPT Pay, ViettelPay...) và mở rộng mạng lưới thanh toán. Các dịch vụ công như: Thuế, điện nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội được triển khai thực hiện tốt trên địa bàn, đã có 06 chi nhánh NHTM tham gia thanh toán dịch vụ công; các chi nhánh này đã phối hợp với 51 đơn vị thu hộ tiền học phí (tăng 22 đơn vị so với tháng 9/2022) và 10 đơn vị thu hộ tiền viện phí; 02 chi nhánh NHTM thực hiện thanh toán các dịch vụ viễn thông qua ngân hàng.

Đến tháng 10/2022, việc sử dụng các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Yên Bái tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh: Số lượt giao dịch qua điện thoại di động đạt 14.960.900 lượt, tăng 2.110.400 lượt (tăng 56,28%) so với cùng kỳ năm 2021; số giao dịch qua ATM đạt 461.850 lượt, giảm 46.050 lượt (tương đương giảm 36,68%) so với cùng kỳ năm 2021; số lượt giao dịch thanh toán qua Internet là 460.819 lượt, tăng 123.365 lượt (tăng 48,32%) so với cùng kỳ năm 2021; tổng số giao dịch thanh toán qua POS, QR Code là 169.387 lượt, tăng 13.368 lượt (tăng 67,65%) so với cùng kỳ năm 2021; thanh toán dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội đạt 268.354 lượt, tăng 61.571 lượt (tăng 23,65%) so với cùng kỳ năm 2021. Đồng thời, tỷ lệ người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử đạt 45%.

Tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp nhằm hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Trong những tháng cuối năm, hệ thống ngân hàng tỉnh Yên Bái tiếp tục tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp nhằm hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Theo đó, NHNN Chi nhánh tỉnh Yên Bái tiếp tục chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng, QTDND trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN Việt Nam và của tỉnh; chủ động nắm bắt diễn biến tình hình về tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối trên địa bàn; chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng, QTDND thực hiện các giải pháp, hình thức huy động nguồn vốn và tăng trưởng tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh và các đối tượng chính sách xã hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh, sản xuất hàng xuất khẩu, lưu thông hàng hóa.

Đồng thời, NHNN Chi nhánh tỉnh Yên Bái cũng chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thực hiện tốt việc thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là việc thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: Thuế, điện nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội; tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số và đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng.

Ngoài ra, NHNN Chi nhánh tỉnh Yên Bái sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các chi nhánh ngân hàng, QTDND trên địa bàn; giám sát, quản lý chặt chẽ hoạt động của các QTDND đảm bảo tăng trưởng nguồn vốn, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của thành viên, duy trì khả năng chi trả và tỷ lệ an toàn trong hoạt động hệ thống.

Bảo Ly (NHNN)


 
 

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Agribank cùng ngành Ngân hàng đóng góp quan trọng vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế đất nước
Agribank cùng ngành Ngân hàng đóng góp quan trọng vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế đất nước
26/03/2024 168 lượt xem
Ngay từ những tháng đầu năm 2024, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã nỗ lực quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng ngành Ngân hàng thúc đẩy các động lực tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Phát huy lực lượng và tiềm năng của thế hệ trẻ từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
Phát huy lực lượng và tiềm năng của thế hệ trẻ từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
25/03/2024 498 lượt xem
Đảng ta xác định “thanh niên giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người”. Nghị quyết số 04-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) về công tác thanh niên trong thời kì mới...
Tín dụng chính sách: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ
Tín dụng chính sách: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ
12/03/2024 1.218 lượt xem
Trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác phụ nữ; ban hành nhiều văn kiện, nghị quyết, chính sách, pháp luật, nghị định...
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị dành nhiều ưu đãi hỗ trợ các đối tượng hưởng chính sách thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị dành nhiều ưu đãi hỗ trợ các đối tượng hưởng chính sách thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt
11/03/2024 2.198 lượt xem
Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt và Công văn số 123/UBND-KGVX ngày 08/01/2024 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Trị về tăng cường thực hiện chi trả ASXH không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh...
Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền - mục tiêu quan trọng và xuyên suốt của chính sách bảo hiểm tiền gửi
Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền - mục tiêu quan trọng và xuyên suốt của chính sách bảo hiểm tiền gửi
27/02/2024 2.483 lượt xem
Năm 2023 qua đi với những dấu ấn quan trọng của ngành Ngân hàng vào quá trình phục hồi kinh tế - xã hội, đảm bảo thanh khoản và sự phát triển an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD).
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
26/02/2024 3.907 lượt xem
Qua hơn 20 năm hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện cho vay 16 chương trình tín dụng chính sách...
Tổ vay vốn - cầu nối gắn kết giữa Agribank và khách hàng
Tổ vay vốn - cầu nối gắn kết giữa Agribank và khách hàng
26/02/2024 2.659 lượt xem
Thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Thỏa thuận liên ngành giai đoạn 2021 - 2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)...
Tăng cường xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền
Tăng cường xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền
19/02/2024 2.540 lượt xem
Xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền (PCRT) luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đặc biệt quan tâm trong quá trình thực hiện công tác PCRT ở Việt Nam. Trong năm 2023, nhiều văn bản hướng dẫn Luật PCRT năm 2022 được ban hành, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức báo cáo triển khai hiệu quả công tác PCRT.
Phát triển tín dụng xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kết quả, thách thức và một số khuyến nghị
Phát triển tín dụng xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kết quả, thách thức và một số khuyến nghị
16/02/2024 2.644 lượt xem
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới về các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đổi mới hoạt động, tích cực chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đổi mới hoạt động, tích cực chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động
14/02/2024 2.031 lượt xem
Năm 2023 là năm ghi dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (NHVN) với các hoạt động, sự kiện nổi bật kỷ niệm 30 năm thành lập và đặc biệt đã tổ chức thành công Đại hội Công đoàn NHVN lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống ngân hàng Việt Nam
Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống ngân hàng Việt Nam
12/02/2024 2.073 lượt xem
Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đang quản lí Kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia với sự tham gia báo cáo thông tin của 100% các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động tại Việt Nam, hơn 1.200 quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô cũng như các tổ chức khác trong và ngoài hệ thống ngân hàng, trên cơ sở cập nhật định kì, đột xuất dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và các giải pháp thu thập, xử lí thông tin tự động, tiên tiến.
Truyền thông chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Sáng tạo, đổi mới trong hoạt động truyền thông giáo dục tài chính
Truyền thông chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Sáng tạo, đổi mới trong hoạt động truyền thông giáo dục tài chính
11/02/2024 2.083 lượt xem
Truyền thông chính sách là vấn đề được quan tâm ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, những năm gần đây, truyền thông chính sách đã ngày càng khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng. Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm tới truyền thông chính sách, triển khai tích cực và thường xuyên, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách và tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Hoạt động của hệ thống ngân hàng tỉnh Thái Nguyên góp phần phát triển kinh tế địa phương
Hoạt động của hệ thống ngân hàng tỉnh Thái Nguyên góp phần phát triển kinh tế địa phương
09/02/2024 1.760 lượt xem
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên trên 3.500 km2, dân số trên 1,3 triệu người, trong đó có 71% dân số ở nông thôn, dân tộc thiểu số chiếm khoảng 30% dân số. Có 09 đơn vị hành chính (03 thành phố và 06 huyện) với 176 xã, phường, thị trấn.
Kết quả và bài học kinh nghiệm trong thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của hệ thống ngân hàng Thành phố  Hồ Chí Minh
Kết quả và bài học kinh nghiệm trong thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của hệ thống ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
07/02/2024 1.495 lượt xem
Năm 2023, hệ thống ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của NHNN tại địa phương, tập trung thực hiện tích cực các giải pháp về chính sách tiền tệ, tín dụng để đồng hành và chia sẻ cùng doanh nghiệp.
Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương
Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương
06/02/2024 1.386 lượt xem
Năm 2023 diễn ra với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, lạm phát cao, thương mại toàn cầu sụt giảm, giá cả hàng hóa cơ bản biến động mạnh, xung đột địa chính trị, ngân hàng trung ương nhiều nước tiếp tục neo giữ lãi suất điều hành ở mức cao...
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

78.000

80.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

78.000

80.000

Vàng SJC 5c

78.000

80.020

Vàng nhẫn 9999

68.000

69.300

Vàng nữ trang 9999

67.900

68.800


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,550 24,920 26,090 27,522 30,409 31,703 158.80 168.08
BIDV 24,625 24,935 26,276 27,495 30,531 31,832 159.54 168.07
VietinBank 24,512 24,932 26,321 27,616 30,837 31,847 160.42 168.37
Agribank 24,600 24,930 26,213 27,483 30,551 31,684 159.87 167.97
Eximbank 24,520 24,910 26,361 27,131 30,735 31,632 161.25 165.95
ACB 24,570 24,970 26,457 27,114 30,964 31,606 161.07 166.23
Sacombank 24,552 24,947 26,529 27,087 31,020 31,531 161.74 166.78
Techcombank 24,561 24,933 26,174 27,513 30,438 31,764 157.07 169.48
LPBank 24,380 25,100 26,095 27,625 30,866 31,814 159.15 170.67
DongA Bank 24,610 24,960 26,400 27,080 30,780 31,620 159.00 166.10
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?