admin Điểm nhấn trong phát triển kinh tế Việt Nam sau hai năm đại hội Đảng toàn quốc khóa XII
01/10/2019 03:11 3.996 lượt xem
Đã nửa chặng đường thực hiện nghị quyết Đại hội XII về phát triển kinh tế, có thể thấy đất nước có nhiều thay đổi tích cực, với 3 điểm nhấn nổi bật sau:
 
1. Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng nhanh và đồng đều, hai năm liên tiếp đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra
 
Ở trong nước, về tổng thể, năm 2018 tiếp tục là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam có thể hoàn thành toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch cả năm đề ra, với 8 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức. Tốc độ tăng trưởng ước đạt trên 6,7%, quy mô GDP khoảng 240,5 tỷ USD; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm mạnh từ 17,4% năm 2015 xuống14,8% năm 2018; tỷ trọng các khu vực công nghiệp, dịch vụ tăng từ 82,6% lên 85,2%, vượt mục tiêu đề ra vào năm 2020 là 85%. Thu NSNN ước cả năm vượt 3% dự toán và bội chi ngân sách ở mức 3,67% GDP; Nợ công khoảng 61,4% GDP. Xuất khẩu ước tăng 11,2% và xuất siêu hơn 3 tỷ USD. Giải ngân vốn FDI ước đạt 18 tỷ USD, tăng 2,8% so với năm 2017. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 34% GDP. Dự trữ ngoại hối nhà nước đạt 67 tỷ USD vào tháng 6 năm 2018. Tỷ lệ nợ xấu nội khối còn 2,18%. Mức tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 9,52%, thấp hơn mức tăng 11,02% của năm 2017 trong khi GDP tăng cao hơn, điều này cho thấy hiệu quả đầu tư xã hội đang được cải thiện, giảm bớt phụ thuộc vào vốn đầu tư.



 
Trong năm 2018, có khoảng 130 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới và khoảng gần 21,2 nghìn hợp tác xã và 61 liên hiệp hợp tác xã, trong đó có 13 nghìn hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thu hút 6,4 triệu thành viên tham gia.  
 
Cả nước đã phê duyệt phương án cơ cấu lại 51 tổ chức tín dụng và tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện; tỷ lệ nợ xấu giảm còn khoảng 2%.Tiến trình cổ phần hóa DNNN dù chậm, nhưng thực chất hơn, với việc bán cổ phần lần đầu 20 doanh nghiệp thu về 20,3 nghìn tỷ đồng; thoái vốn thu về 7,9 nghìn tỷ đồng; Tập trung khắc phục hạn chế, bất cập; xử lý nghiêm các sai phạm, thu hồi tài sản Nhà nước. Thành lập, đưa vào hoạt động Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. 
 
Cả nước tạo việc làm cho trên 1,62 triệu lượt người, trong đó đưa trên 126 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm còn 38,2% (mục tiêu đến 2020 là dưới 40%). Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm còn 3,14% (mục tiêu năm 2020 là dưới 4%). Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong độ tuổi lao động đạt 30,2%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ước đạt 86,9%, vượt chỉ tiêu đề ra (85,2%); gần 40% số xã và 55 huyện trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới; Tỷ lệ hộ nghèo còn 5,2 - 5,7%, giảm 1 - 1,5% (riêng các huyện nghèo giảm trên 4%).   
 
2. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ
 
Năm 2017, Việt Nam cũng được thăng hạng vượt trội trong nhiều chỉ số xếp hạng quốc tế về môi trường và kết quả kinh doanh. Việt Nam đứng ở vị trí 68/190 quốc gia/nền kinh tế, tức tăng 14 bậc so với năm 2016 (riêng chỉ số tiếp cận điện năng tăng tới 32 bậc so với năm 2016 và tăng 92 bậc so với năm 2013) trong xếp hạng chỉ số môi trường kinh doanh của WB năm 2017 và tăng 23 bậc so với năm 2015. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017 - 2018, Liên Hợp quốc cũng xếp Việt Nam lên hạng 55, tăng 5 bậc so với năm trước và 20 bậc so với cách đây 5 năm. Chỉ số đổi mới sáng tạo năm 2017 của Việt Nam tăng 12 bậc so với năm trước (tăng 29 bậc so với năm 2013) và điều chỉnh Chỉ số phát triển  quốc gia, vùng lãnh thổ… Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng mới được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm (XHTN) Moody’s (Moody’s Investors Service) nâng mức đánh giá triển vọng từ “ổn định” lên “tích cực” trên cơ sở đánh giá nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang trên đà ổn định, cán cân thanh toán và vị thế đối ngoại được cải thiện, môi trường hoạt động của khu vực ngân hàng dần bình ổn. 
 
Theo Báo cáo năm 2017 của Phòng Thương mại Mỹ (AmCham), Việt Nam đang trở nên nổi bật với các cải thiện về môi trường kinh doanh, 36% doanh nghiệp Mỹ được khảo sát dự định sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, cao hơn so với 21% ở Thái Lan, 19% của Malaysia. Khảo sát Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) năm 2017 cũng khẳng định Việt Nam tiếp tục là địa điểm đầu tư quan trọng của doanh nghiệp Nhật Bản, trên 66% doanh nghiệp được khảo sát cho biết có xu hướng “mở rộng hoạt động kinh doanh” tại Việt Nam.
 
Đồng thời, Việt Nam được Trung tâm Nghiên cứu Pew xếp hạng đứng đầu thế giới về đánh giá tích cực sự thay đổi cuộc sống trong nửa thế kỷ qua, với 88% người Việt được khảo sát cho rằng cuộc sống hôm nay tốt đẹp hơn 50 năm trước, cao hơn con số tương ứng của Ấn Độ (69%), Hàn Quốc (68%) và Nhật Bản (65%), Philippines (43%) và mức trung bình 54% của châu Âu, đặc biệt là so với con số chưa tới 37% ở Mỹ…Việt Nam cũng được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Hòa bình Australia xếp vị trí an toàn số một trong Bản báo cáo Chỉ số khủng bố toàn cầu (GTI) công bố cuối tháng 11/2017. Việt Nam xếp thứ 11/67 quốc gia đáng sống đối với người nước ngoài và đã có những tiến bộ vượt bậc trong các chỉ số về môi trường làm việc, khả năng ổn định và hòa nhập, theo kết quả của cuộc khảo sát trực tuyến Expat Insider 2016, được thực hiện bởi Inter Nations, mạng lưới cộng đồng những người sinh sống và làm việc ở nước ngoài lớn nhất thế giới, công bố trong quý 1/2017.
 
Ước đến cuối năm 2018, cả nước đã cắt giảm, đơn giản hóa 61% điều kiện kinh doanh và 60% thủ tục kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu. Việt Nam được Tổ chức Oxfam (Anh) xếp thứ 12/157 thế giới về mức giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và nhóm 10 quốc gia khu vực Đông Á - Thái Bình Dương cam kết mạnh mẽ nhất cải cách chính sách thuế. Điểm số của Việt Nam trong xếp hạng năm 2018 của WEF là 58,1 điểm, tăng nhẹ so với mức 57,9 điểm vào năm 2017, và xếp thứ 77/140 trong xếp hạng cạnh tranh của WEF năm nay, tụt 3 bậc so với vị trí 74/135 trong xếp hạng năm ngoái.
 
Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, đạt được nhiều kết quả cụ thể rõ rệt. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh và mở rộng, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
 
Nhiều tổ chức quốc tế cũng khẳng định triển vọng kinh tế tích cực của Việt Nam. WB dự báo GDP năm 2018 theo giá so sánh của Việt Nam tăng 6,8% (cao hơn đáng kể so với dự báo 6,5% do chính tổ chức này đưa ra hồi tháng 4/2018) và sẽ đạt mức 6,6% trong năm 2019 và 6,5% trong năm 2020. Lạm phát vẫn xoay quanh chỉ tiêu 4% của Chính phủ; Cân đối tài khoản vãng lai ước tính sẽ tiếp tục thặng dư trong ngắn hạn, nhưng mức độ thặng dự sẽ giảm dần từ năm 2019 do thâm hụt tăng lên ở tài khoản thu nhập và dịch vụ; Nợ công sẽ được kiềm chế trong mức trần. Còn Ngân hàng Standard Chartered cho rằng: GDP năm 2018 của Việt Nam sẽ tăng 7% và năm 2019 tăng đạt 6,9%. Việt Nam sẽ thu hút FDI 17 tỷ USD mỗi năm giai đoạn 2018-2020; Tỷ giá USD/VND có thể lên 23.400 đồng vào cuối năm 2018, và sẽ mất giá nhẹ trong đầu năm 2019, trước khi tăng giá nhẹ so với đồng USD vào cuối 2019 nhờ sự hỗ trợ của các yếu tố tích cực ở cả trong lẫn ngoài nước.
 
Đồng thời, trong năm 2018 cũng chứng kiến sự gia tăng sức ép lạm phát gắn với biến động tỷ giá, lãi suất, xu hướng tăng giá dầu thô trên thị trường quốc tế và yêu cầu thực hiện lộ trình giá thị trường đối với điện, dịch vụ giáo dục, y tế... Sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực còn khó khăn. Khu vực doanh nghiệp trong nước có sự chậm chững số đăng ký mới và tăng nhanh số dừng hoạt động. Nếu so sánh về tỷ lệ, thì cứ 5 doanh nghiệp đăng ký mới, lại có 3 - 4 doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc phá sản; tức số doanh nghiệp “tăng ròng” trong cộng đồng doanh nghiệp không nhiều và mục tiêu hướng tới 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 là khó khả thi. Điều này cho thấy khu vực doanh nghiệp đang gặp khó khăn và cũng đang có sự lúng túng trong định hướng kinh doanh.
 
Cơ cấu lại ngành, lĩnh vực ở một số nơi còn lúng túng, chưa đồng bộ, chưa gắn với thị trường. Du lịch tuy có bước phát triển nhanh nhưng còn bất cập. Năng suất lao động, năng lực cạnh tranh; tỷ lệ nội địa hóa của nhiều ngành, lĩnh vực còn thấp. Phát triển thương mại trong nước còn những hạn chế. Công tác lập, quản lý quy hoạch còn bất cập, nhất là trong việc thực hiện các quy hoạch sử dụng đất, xây dựng, đô thị. Buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp.Việt Nam vẫn đang bị EU giơ thẻ vàng cho ngành thủy sản và Mỹ áp thuế chống bán phá giá khá cao cho cá tra …
 
Về tổng thể, đến cuối năm 2018, cả nước đã đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch cả năm 2018, cũng như đạt 11 chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 mà Nghị quyết Đại hội Đảng XII và Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra; góp phần quan trọng củng cố niềm tin, tạo không khí phấn khởi trong toàn xã hội, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch sâu sắc hơn theo hướng phát triển công nghiệp phụ trợ và tham gia chuỗi cung ứng quốc tế, trước hết với các nước thành viên tham gia FTA với Việt Nam. Các nhóm hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đa dạng hơn; Các ngành du lịch, nông nghiệp, thủy, hải sản tiếp tục tăng trưởng thuận lợi.  Nhóm ngành dệt may, giày dép và gạo có khả năng cạnh tranh nhờ giảm hàng rào thuế quan và mua được nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp cũng có thêm cơ hội tham gia đấu thầu mua sắm công. Quá trình tái cơ cấu các DNNN và các ngân hàng thương mại đang được đẩy mạnh hơn. Các hoạt động M&A cũng được thúc đẩy cả bề rộng và bề sâu, nhất là trong lĩnh vực bất động sản; sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng; ngân hàng và cả dệt may, chế tạo cơ khí… Thị trường các hàng tiêu dùng sẽ có cải thiện với cơ cấu hàng hóa phong phú hơn, giá rẻ hơn và chất lượng từng bước được cải thiện. Hàng công nghệ thông tin tiếp tục đa dạng hóa và giảm giá nhanh do cạnh tranh và sự phát triển khoa học công nghệ. Thị trường xuất khẩu lao động tiếp tục tăng mạnh và là một trọng tâm cải thiện việc làm và an sinh xã hội cho các vùng, đối tượng liên quan. Thị trường bất động sản từng bước hình thành một chu kỳ tăng trưởng mới về quy mô, tốc độ, cân bằng và hiệu quả hơn, với tiêu điểm là phân khúc nhà ở xã hội và các căn hộ chung cư, mặt bằng kinh doanh giá hợp lý, ở vị trí thuận lợi, đủ cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội, được tiêu thụ theo phương thức cho thuê, “thuê - mua” và “mua - cho thuê” và được quản lý bởi các công ty ủy thác, khai thác chuyên nghiệp có trách nhiệm cao.
 
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng vai trò là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế, nhất là xuất khẩu.
Những thành công trên là kết quả của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, với những nỗ lực, sự chuyển động và đổi mới toàn diện cả trong nhận thức, chỉ đạo và hành động quyết liệt, sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước trên hành trình vượt qua chính mình và được quốc tế công nhận.
 
Đặc biệt, những kết quả trên đây cũng là minh chứng đậm nét cho những nỗ lực của Việt Nam trong quá trình tham gia và khai thác các cơ hội, cũng như thực hiện các hoạt động hoàn thiện thể chế kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư theo yêu cầu nội dung và lộ trình các cam kết hội nhập trong khuôn khổ các FTA thế hệ mới.
 
3. Tiếp tục hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đồng bộ hơn
 
Trong hơn hai năm qua, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam tiếp tục được đẩy mạnh, với việc cùng ASEAN ký Hiệp định hương mại tự do với Hồng Kông và đặc biệt là ký và thông qua CPTPP. 
 
CPTPP tức TPP-11 được coi là Hiệp định thương mại tự do lớn thứ ba thế giới hiện nay, với tổng dân số 500 triệu người, tổng GDP vượt trên 10.000 tỷ USD, chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và khoảng 14% tổng thương mại thế giới. Đây là Hiệp định có những tiêu chuẩn cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm; tăng cường đổi mới, năng suất, và sức cạnh tranh; nâng cao mức sống; giảm đói nghèo ở các nước ký kết; đồng thời thúc đẩy quản lý hiệu quả, minh bạch, bảo vệ người lao động, bảo vệ môi trường. CPTPP là kết quả sự nỗ lực vượt qua chính mình của 11 thành viên TPP, khẳng định xu hướng tiếp tục của tự do hóa thương mại đầu tư quốc tế sau khi Mỹ tuyên bố rút lui khỏi TPP và gia tăng các động thái bảo hộ, gây nhiều quan ngại và sự phản đối trên thế giới và ngay trong lòng nước Mỹ.  CPTPP gửi đi thông điệp mạnh mẽ về sự cấp thiết và quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, tạo thuận lợi cho phát triển thương mại và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. CPTPP khi có hiệu lực sẽ thúc đẩy xu hướng hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương; đem lại lợi ích cho tất cả các nước tham gia. Mục tiêu cuối cùng là mở cửa thương mại và hội nhập cho toàn khu vực. Thực thi CPTPP từ 31/12/2018 sẽ cho phép giảm mức thuế trung bình Việt Nam đang chịu khi xuất khẩu sang các nước CPTPP khoảng 1,7% về khoảng 0,2% trong vòng 5 - 7 năm tới và cho phép Việt Nam tăng thêm từ 1 - 3% GDP vào năm 2030; thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển. Đồng thời, thúc đẩy cải cách thể̉ chế́ trong nước, tạo môi trường đầu tư - kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Đây mới là các lợi ích mang tính lâu dài và đã được minh chứng trong thời gian Việt Nam tham gia đàm phán TPP.
 
Hiện Việt Nam đã cùng ASEAN hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015; Kết thúc đàm phán EVFTA Việt Nam với EU từ 2016 và triển vọng được ký, thông qua năm 2019; Đang đàm phán 6 FTA khác, như EFTA (bao gồm 4 nước là Thuỵ Sỹ, Na Uy, Liechtenstein và Ai-xơ-len); FTA với Đài Loan; FTA với Thổ Nhĩ Kỳ và FTA với Ixraen (khởi động từ đầu tháng 12.2015)… Khả năng cuối 2019 sẽ kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế khu vực toàn diện (RCEP); RCEP được xem là hiệp định thương mại mở rộng của 10 nước ASEAN với 6 đối tác đã ký FTA là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, với hơn 3 tỷ dân, 29% giá trị thương mại và 26% giá trị FDI  và 30% GDP toàn cầu (tức quy mô kinh tế gấp đôi CPTPP). 
 
Việt Nam tiếp tục vận động và được nhiều nước công nhận là nền kinh tế thị trường (72 nước, tính đến tháng 10-2018). Đồng thời, số các đối tác chiến lược và đối tác toàn diện cũng tiếp tục tăng, với 12 đối tác chiến lược toàn diện và 16 đối tác chiến lược. 
 
Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài tiếp tục tăng trong hơn hai năm qua; với mức chỉ trong 9 tháng đầu năm 2018  có 99 dự án mới, với tổng vốn Việt Nam là 286 triệu USD; 23 dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 44,9 triệu USD; có 30 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là nước dẫn đầu với 95,2 triệu USD, chiếm 28,8% tổng vốn đầu tư;...
 
4. Năm 2019 với nhiều cơ hội và thách thức mới
 
Năm 2019, cùng với sự phát triển tiếp tục cách mạng công nghệ, nền kinh tế thế giới có thể tăng trưởng chậm lại cả trên phạm vi toàn cầu, cũng như ở các nước phát triển nhất, như Mỹ, Trung Quốc…; đồng thời, tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức cả về thương mại, tài chính, tiền tệ và an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh.
 
Năm 2019, Việt Nam sẽ tiếp cận những cơ hội và thách thức mới từ nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (như CPTPP, FTA với EU…), với yêu cầu cao hơn và phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, cả về thuế quan, mở cửa thị trường, sở hữu trí tuệ… mà không còn được hưởng các ưu đãi đặc thù cho giai đoạn chuyển đổi như trước. 
 
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 đã được Quốc hội thông qua ngày 8/11/2018; theo đó: 12 chỉ tiêu chủ yếu được đề ra là: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6% - 6,8%; Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 4%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7% - 8%; Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33% - 34% GDP; Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1% - 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60% - 62%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 24% - 24,5%; Số giường bệnh/một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 27 giường; Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 88,1%; Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 89%; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,85%; Phấn đấu thu hút trên 18 triệu lượt khách quốc tế; tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 7,5%...
 
Năm 2019 và tiếp theo, Việt Nam tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; quyết liệt phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
 
Để đạt được các yêu cầu đó, cả nước cần coi trọng củng cố nền tảng vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phấn đấu sớm vào nhóm các nước dẫn đầu ASEAN, hướng đến tiêu chuẩn của các nước phát triển (OECD).Thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, ưu tiên sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, tiềm năng đóng góp, lan tỏa, gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ; Tập trung rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách tạo đột phá mạnh mẽ hơn nữa, bảo hộ quyền tài sản, thí điểm các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả, nhất là những ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Phát triển mạnh các thị trường vốn, chứng khoán, bất động sản, lao động và nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ; có cơ chế huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực; Cơ cấu lại đầu tư công thực chất hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; Quyết liệt đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập. Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, liên kết chuỗi giá trị, bảo đảm đầu ra, ổn định và tăng thu nhập cho người dân; Phát triển hiệu quả, bền vững với tầm nhìn dài hạn kinh tế rừng, kinh tế biển; Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo, phục vụ nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ thông tin; khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, loại bỏ công nghệ lạc hậu; Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch; Mở rộng áp dụng thị thực điện tử và đơn phương miễn thị thực cho một số địa bàn trọng điểm; Thúc đẩy và nâng cao hiệu quả cơ chế điều phối vùng; phát huy mạnh mẽ vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm kinh tế, thành phố lớn; Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai. Nâng cao hiệu quả sử dụng, khắc phục tình trạng lãng phí các nguồn lực đất đai, tài nguyên, khoáng sản; Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; tăng cường công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; quyết liệt phòng chống tham nhũng, lãng phí; đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, tạo niềm tin và khát vọng dân tộc; Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục kịp thời các sự cố mất an toàn thông tin, an ninh mạng; Làm tốt công tác dân vận, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể quần chúng, góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
 
Thực tế cho thấy, Việt Nam đang trên đà phát triển, với những cải thiện tích cực về môi trường đầu tư và cơ sở hạ tầng; quy mô và chất lượng dân số, kiểm soát lạm phát và mức nghèo; tăng dự trữ ngoại hối và xuất khẩu, đầu tư tư nhân và thu hút vốn nước ngoài… Là một nước có thu nhập tầm trung và đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế, hiện đại hóa cơ cấu kinh tế, Việt Nam có những thách thức riêng, trước hết liên quan đến phát huy tinh thần khởi nghiệp doanh nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh và năng lực đổi mới sáng tạo cả vĩ mô và vi mô. 
 
Cơ hội và thách thức mới trong bối cảnh CMCN 4.0 đòi hỏi phát huy tinh thần doanh nghiệp; đó là tinh thần dũng cảm, quyết tâm và ý chí làm giàu có tổ chức cho mình và cộng đồng, trên cơ sở tuân thủ pháp luật quốc gia và quốc tế, tự trọng, tự tôn, tự hào dân tộc và đề cao trách nhiệm xã hội; Sự chủ động và linh hoạt trong phản ứng hiệu quả với những biến động thị trường và chính sách; xây dựng và củng cố sự gắn kết cộng đồng, phát triển các chuỗi liên kết và cung ứng giá trị quốc gia và quốc tế; tiếp cận 4.0 là dựa trên niềm tin, sự sáng tạo mà không đánh mất bản sắc; xử lý hài hòa các lợi ích và các khác biệt văn hóa trong kinh doanh, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững cả trong phạm vi  quốc gia và khu vực…
 
Đặc biệt, tinh thần doanh nghiệp thể hiện tập trung ở sự dám nghĩ, đầu tư thông minh và nâng cao năng suất và chất lượng, giảm giá thành sản phẩm trên cơ sở coi trọng thu hút, đãi ngộ, trọng dụng nhân tài, nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ, thiết bị sản xuất và quản trị doanh nghiệp tiên tiến. Tinh thần doanh nghiệp không chỉ đòi hỏi sự chủ động, tự giác và tự thân của cộng đồng và từng doanh nghiệp, mà còn cần được hun đúc, tôn vinh, chia sẻ và hỗ trợ từ cả hệ thống chính trị và xã hội; Theo đó, Chính phủ cần đột phá mạnh mẽ hơn về tư duy và thể chế; tập trung “kiến tạo” môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, lấy sự hài lòng của doanh nghiệp, người dân làm thước đo hiệu quả; đổi mới nền giáo dục và đào tạo nghề quốc gia theo hướng thông minh và đi trước một bước, bảo đảm người lao động được chuẩn bị tốt các kỹ năng và phẩm chất cần thiết để hòa nhập và tái hòa nhập thị trường lao động xã hội; phát triển thị trường công nghệ, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là thị trường tài chính đầu tư cho phát triển nghiên cứu, sáng chế và thuận lợi trong thương mại hóa ý tưởng kinh doanh và sáng tạo, để tinh thần cởi mở, sự hứng khởi và niềm tin của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, người dân lan tỏa trong xã hội và thị trường Việt Nam.
 
Thúc đẩy tinh thần doanh nghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0 là thúc đẩy quá trình kiến tạo và đổi mới, đột phá về công nghệ, ý tưởng và chính sách, phát huy các lợi thế và tận dụng các cơ hội, thích ứng với các thách thức mới, dũng cảm lựa chọn các định hướng mới và khai thác hiệu quả các động lực mới, ngày càng nhận thức rõ hơn về tương lai; không ngừng chủ động, sáng tạo và hoàn thiện mình để trở thành “Doanh nghiệp thông minh” của “Quốc gia thông minh” trên hành trình xây dựng một Tổ quốc Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; góp phần xây dựng cộng đồng kinh tế - doanh nghiệp ASEAN tự cường, sáng tạo, ngày càng lớn mạnh, phồn vinh - đối tác lựa chọn hấp dẫn và đầy tiềm năng của những doanh nghiệp toàn cầu…!
 
Mùa xuân mới đang về, vận hội mới và sức Xuân mới đang mở ra tương lai mới cho một Việt Nam tiếp tục chuyển mình cùng thế giới, vì một mục tiêu chung là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngày càng thịnh vượng, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập, tự chủ, trường tồn, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, có vị thế quốc tế xứng đáng, để mọi người con dân Việt đều tìm thấy hạnh phúc thực sự của mình trong hạnh phúc chung toàn dân tộc...!

TS. Nguyễn Minh Phong
ThS. Nguyễn Trần Minh Trí


Nguồn: TCNH số 1/2019
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Phát triển thanh toán qua kênh điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay
Phát triển thanh toán qua kênh điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay
16/09/2024 08:14 276 lượt xem
Bài viết nghiên cứu sự phát triển của thanh toán qua kênh ĐTDĐ ở Việt Nam trong những năm gần đây, chỉ ra những điểm tích cực và hạn chế trong thanh toán qua kênh ĐTDĐ thời gian qua. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động thanh toán qua kênh ĐTDĐ tại Việt Nam trong thời gian tới.
Các biến thể tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và những tác động lên bảng cân đối tài sản của ngân hàng trung ương
Các biến thể tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và những tác động lên bảng cân đối tài sản của ngân hàng trung ương
10/09/2024 08:28 570 lượt xem
Sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của tiền điện tử đã mở đường cho sự ra đời và phát triển tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC.
Tác động của rủi ro địa chính trị và bất ổn chính sách kinh tế thế giới đến giá thị trường của cổ phiếu tại Việt Nam
Tác động của rủi ro địa chính trị và bất ổn chính sách kinh tế thế giới đến giá thị trường của cổ phiếu tại Việt Nam
06/09/2024 11:22 1.003 lượt xem
Trong nền kinh tế toàn cầu ngày càng kết nối chặt chẽ, thị trường chứng khoán (TTCK) không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trong nước mà còn bởi các sự kiện và chính sách quốc tế.
Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Đánh giá từ phía ngân hàng
Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Đánh giá từ phía ngân hàng
30/08/2024 08:01 1.208 lượt xem
Hiện nay, dịch vụ ngân hàng số là xu hướng phát triển tất yếu của các ngân hàng thương mại (NHTM). Đứng trước xu thế phát triển tất yếu này, các NHTM cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội, thay đổi nhận thức trong xây dựng chiến lược kinh doanh của mình, hướng đến lấy khách hàng làm trung tâm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường
Khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường
29/08/2024 09:21 1.080 lượt xem
Việc Việt Nam được xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường góp phần cải thiện hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, giúp tháo gỡ nhiều trở ngại và rào cản, tạo sự bình đẳng và giảm thiểu các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước khác đối với Việt Nam trong các mối quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư.
Biến đổi khí hậu, chính sách khí hậu và một số khuyến nghị
Biến đổi khí hậu, chính sách khí hậu và một số khuyến nghị
28/08/2024 11:00 950 lượt xem
Bài viết này tổng hợp một số nghiên cứu kinh tế để xác định tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế trong trung hạn và dài hạn.
Ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu đến dòng vốn FDI vào Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách
Ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu đến dòng vốn FDI vào Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách
26/08/2024 09:22 839 lượt xem
Nghiên cứu này đánh giá tác động Thuế tối thiểu toàn cầu (GMT) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam và đề xuất các giải pháp chính sách phù hợp.
Đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020
Đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020
16/08/2024 07:06 938 lượt xem
Bài viết nghiên cứu quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN), đưa ra những phân tích, đánh giá, chỉ ra những điểm tiến bộ cũng như những tồn tại, hạn chế trong các quy định của pháp luật
Mô hình kinh doanh và tác động tới khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam
Mô hình kinh doanh và tác động tới khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam
14/08/2024 08:09 1.156 lượt xem
Mô hình kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp. Một cách tổng quát, mô hình kinh doanh mô tả cách một doanh nghiệp tạo ra và phân phối giá trị (Osterwalder và Pigneur, 2010).
Phát triển dịch vụ mua trước trả sau tại thị trường Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Phát triển dịch vụ mua trước trả sau tại thị trường Việt Nam: Cơ hội và thách thức
08/08/2024 07:50 1.293 lượt xem
Dịch vụ mua trước trả sau không chỉ là dịch vụ mới nổi tại Việt Nam mà còn là một xu hướng toàn cầu, có nguồn gốc từ sự phát triển của công nghệ thanh toán và tín dụng tiêu dùng.
Tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững tại Việt Nam
Tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững tại Việt Nam
02/08/2024 08:09 1.050 lượt xem
Bài viết tìm hiểu khái niệm “tăng trưởng xanh”, Bộ chỉ tiêu đo lường tăng trưởng xanh, các thành tựu đã đạt được cũng như khó khăn phải đối mặt, từ đó đưa ra khuyến nghị đóng góp vào quá trình tăng trưởng xanh hướng đến kinh tế xanh và phát triển bền vững tại Việt Nam.
Ưu đãi lãi suất trong hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước hiện nay: Thực trạng và khuyến nghị
Ưu đãi lãi suất trong hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước hiện nay: Thực trạng và khuyến nghị
31/07/2024 08:15 1.044 lượt xem
Bài viết nghiên cứu chính sách lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước và thực trạng vận hành chính sách đó trong việc xác định lãi suất cho vay đối với các dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).
Phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị
Phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị
29/07/2024 14:02 1.238 lượt xem
Thị trường tiền tệ liên ngân hàng là thị trường đầu tiên phân bổ nguồn vốn cho nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối dòng tiền, đảm bảo duy trì giá trị đồng tiền và phòng, chống rửa tiền. Bài viết phân tích thực trạng thị trường tiền tệ liên ngân hàng giai đoạn 2018 - 2023, qua đó đưa ra một số khuyến nghị đối với sự phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 và triển vọng
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 và triển vọng
26/07/2024 08:35 3.709 lượt xem
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem là một trong năm mũi đột phá của Việt Nam cần được tập trung để thúc đẩy tăng trưởng phát triển và hội nhập.
Sự phát triển của Fintech và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
Sự phát triển của Fintech và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
24/07/2024 08:30 1.559 lượt xem
Sự xuất hiện của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) trên thị trường đã làm thay đổi toàn bộ ngành dịch vụ tài chính, thúc đẩy phát triển các kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống...
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

80.000

82.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

80.000

82.000

Vàng SJC 5c

80.000

82.020

Vàng nhẫn 9999

77.900

79.200

Vàng nữ trang 9999

77.800

78.800


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,360 24,730 26,526 27,982 31,456 32,795 168.91 178.78
BIDV 24,400 24,740 26,774 27,992 31,880 32,828 170.69 178.32
VietinBank 24,373 24,713 26,765 27,965 31,875 32,885 170.38 178.13
Agribank 24,370 24,720 26,681 27,903 31,654 32,768 169.50 178.08
Eximbank 24,340 24,820 26,731 27,759 31,732 32,897 171.16 177.77
ACB 24,360 24,720 26,754 27,687 31,846 32,825 170.62 177.46
Sacombank 24,710 25,050 27,321 28,074 32,561 33,263 169.55 175.56
Techcombank 24,678 25,069 26,942 28,299 32,019 33,351 164.87 177.39
LPBank 24,490 25,250 26,981 28,628 32,421 33,426 167.40 179.30
DongA Bank 24,740 25,050 27,120 27,950 32,280 33,250 166.80 174.30
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,20
2,20
2,50
3,50
3,50
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,60
3,60
3,60
4,90
4,90
5,30
5,20
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?