BIDV - Hướng đi đúng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
14/10/2021 9.176 lượt xem
Sự chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình ngân hàng số đã tạo cho BIDV động lực để đứng vững và phát triển trong môi trường kinh tế đầy cam go bởi tác động của đại dịch Covid-19, những cạnh tranh khốc liệt và diễn biến khó lường của thị trường tài chính, tiền tệ...
 
Việt Nam đang chứng kiến tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) - làn sóng làm thay đổi toàn diện cách thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ của các ngành nghề nói chung, lĩnh vực tài chính - ngân hàng nói riêng. Nhận thức được tầm ảnh hưởng lớn của cuộc Cách mạng này đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã có những bước đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số, từ hoạt động quản trị điều hành đến phát triển các sản phẩm, dịch vụ hiện đại. Ngay từ tháng 7/2017, Hội đồng quản trị BIDV đã ban hành Nghị quyết về định hướng phát triển ngân hàng số, xác định: Phát triển ngân hàng số là một cấu phần nằm trong chiến lược phát triển kinh doanh tổng thể của BIDV giai đoạn 2017 - 2025, tầm nhìn 2030. Trong chiến lược phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, BIDV đã xác định công nghệ và ngân hàng số là một trong ba trụ cột của chiến lược phát triển. Để hiện thực hóa trụ cột chiến lược này, ngày 31/5/2021, BIDV phê duyệt Nghị quyết số 468/NQ-BIDV về chiến lược chuyển đổi số của BIDV giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến 2030 với 4 trụ cột chính: (1) Số hóa toàn diện 360 độ; (2) Xây dựng hệ sinh thái số đa dạng; (3) Xây dựng văn hóa chuyển đổi số; (4) Làm chủ tương lai số hóa; cùng với phương châm hành động “Kỷ cương - Chất lượng - Chuyển đổi số” BIDV đã tạo ra phương hướng phù hợp với nội lực và xu thế của thời đại, giúp cho BIDV vượt lên thách thức, tạo lợi thế cạnh tranh, chủ động thích ứng và phát triển bền vững.
 
Lựa chọn hướng đi đúng cho con thuyền BIDV đi đến thành công thể hiện được sự tâm huyết, tài năng và có tầm nhìn chiến lược của Ban Lãnh đạo BIDV. Song đó là con đường đầy khó khăn và thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực cao không chỉ của Ban Lãnh đạo mà còn cần sự đồng lòng, sáng tạo của cả một tập thể lớn, biến tầm nhìn thành hành động cụ thể. Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV Phan Đức Tú: “Chuyển đổi số không còn là một khái niệm, mà là hành động cụ thể, quyết định sự sống còn, tồn vong của bất kỳ tổ chức nào, trong đó có các ngân hàng. Chuyển đổi số đòi hỏi ý chí, quyết tâm bền bỉ, mãnh liệt và sự dũng cảm của tất cả mọi người để bỏ đi những cái cũ và tạo lập cái mới của chính mình. BIDV xác định mục tiêu hiệu quả là đầu tiên, lấy công nghệ hiện đại làm khâu đột phá, khách hàng là trung tâm và nguồn nhân lực là cốt lõi”.
 
Để thực hiện nhanh chóng và hiệu quả, tạo nền tảng chuyển đổi mô hình ngân hàng số, tháng 3/2019, BIDV đã chính thức ra mắt Trung tâm Ngân hàng số. Trung tâm Ngân hàng số ra đời với mục tiêu trở thành trung tâm sáng tạo của BIDV, là nơi thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ với điều kiện tối ưu và sản sinh các sản phẩm tiên tiến, hiện đại hướng tới khách hàng. Đây cũng chính là vườn ươm các sáng kiến từ nội bộ ngân hàng và các công ty khởi nghiệp. Bên cạnh đó, BIDV cũng đã tập trung nguồn lực đẩy nhanh chuyển đổi số trên các lĩnh vực: (i) Xây dựng và phát triển đồng bộ các kênh phân phối hiện đại như: Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking, Web Chat, Facebook, Youtube…; xây dựng đồng thời các kênh tự phục vụ (e-zone) tại phòng giao dịch; (ii) Chuyển đổi quy trình thủ công tại quầy lên quy trình tự động vận hành trên các kênh ngân hàng số đối với hoạt động chuyển khoản, thanh toán, trả nợ vay, gửi tiền online, quản lý và trả nợ thẻ tín dụng; (iii) Phối hợp triển khai một số sản phẩm sáng tạo như: Samsung Pay, QR Pay, Chatbot trên ứng dụng Mobile Banking, Swift GPI, rút tiền ATM trên điện thoại; phát triển ứng dụng BIDV Home, ứng dụng Blockchain, công nghệ mới về Robotics và trí tuệ nhân tạo; (iv) Triển khai và xây dựng các mô hình khai thác dữ liệu lớn, dữ liệu phi cấu trúc, ứng dụng các mô hình phân tích để đánh giá giá trị vòng đời khách hàng, marketing, bán chéo sản phẩm đúng đối tượng khách hàng…; (v) Phát động chương trình chuyển đổi số cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME Digitrans) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số; (vi) Tập trung triển khai Dự án Chuyển đổi hệ thống Core Banking, Dự án Trang bị giải pháp quản lý khoản vay (CROMS)... Đây là những bước đi mạnh mẽ của BIDV, phát huy sức mạnh tập thể trong nỗ lực chuyển đổi số hoạt động ngân hàng, nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Trên thực tế, việc phát động này đã ghi nhận được hơn 260 sáng kiến lớn tại các đơn vị trong ứng dụng các phần mềm quản lý.
 
Điểm đáng lưu ý trong chương trình hành động triển khai chiến lược chuyển đổi ngân hàng số, BIDV đã rất chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tổ chức tập huấn, đào tạo chuyển đổi số cho cán bộ toàn hệ thống. Các khóa đào tạo này tập trung nâng cao kiến thức, sự hiểu biết sâu sắc của các cán bộ về chiến lược chuyển đổi số, những công nghệ mới của CMCN 4.0 trên thế giới, như: Internet of Things (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, điện toán đám mây, RPA, OPEN API, Omni channel,... qua đó, hỗ trợ cán bộ BIDV vận dụng các thành quả của cuộc CMCN 4.0 vào sáng kiến, giải pháp chuyển đổi số, hướng tới “Làm chủ tương lai số”. 
 


Kết quả hoạt động kinh doanh tốt, tạo thực lực để BIDV phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ khách hàng và cộng đồng khắc phục ảnh hưởng của đại dịch Covid-19
Có thể thấy, bước đầu hoạt động chuyển đổi số của BIDV đã tạo được một số điểm nhấn nổi bật: Là ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ tài khoản định danh và chi hộ online 24/7, hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ và Fintech quản lý dòng tiền hiệu quả; ứng dụng học máy (ML) và AI trong việc xây dựng mô hình dự đoán khách hàng từ bỏ dịch vụ; là một trong bốn ngân hàng đầu tiên triển khai thành công dự án Thanh toán bù trừ liên ngân hàng; triển khai thành công Cổng thanh toán trực tuyến các dịch vụ công cấp độ 4 trên Cổng dịch vụ công quốc gia; ra mắt nền tảng BIDV Home - mở ra hệ sinh thái kết nối khách hàng BIDV với thị trường địa ốc; kết nối thành công kiến trúc API với MISA giúp khách hàng doanh nghiệp thực hiện các giao dịch tài chính; triển khai hệ thống đăng ký trực tuyến BIDV Smart Banking, nghiên cứu áp dụng công nghệ OCR, nhận dạng khuôn mặt, livecheck; lần đầu tiên trên thị trường tích hợp tính năng mua sắm tại Vinmart trên ứng dụng Smart Banking; ra mắt dịch vụ Smart Banking thế hệ mới - một dấu mốc quan trọng thể hiện rõ mục tiêu của BIDV là mang lại những trải nghiệm dịch vụ số tốt nhất, những tiện ích tốt nhất, những giá trị gia tăng lớn nhất cho khách hàng; ứng dụng hàng loạt công nghệ mới như ví điện tử, eKYC, dịch vụ số đa nền tảng...
 
Với những chỉ đạo và hành động quyết liệt, việc triển khai ngân hàng số tại BIDV đã đạt được những kết quả tích cực: Đến hết quý II/2021, số lượng khách hàng cá nhân đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV đạt 5,86 triệu khách hàng, chiếm gần 50% tổng khách hàng cá nhân hiện hữu của BIDV, trong khi con số này chỉ đạt 32,4% trong năm 2018 và 42,4% trong quý II/2020; số lượng giao dịch qua kênh số đến ngày 30/6/2021 chiếm 61,1% trên tổng giao dịch toàn ngân hàng, tăng 22% so với mức 50% cùng kỳ năm 2020; doanh số giao dịch trên kênh số của khách hàng cá nhân đạt 1.100.158 tỷ đồng, bằng 60% cả năm 2020, trong đó, doanh số tự chuyển tiền 24/7 chiếm 48,8%, tăng 22% so với quý II/2020. Với những kết quả ấn tượng trong chuyển đổi số, trong năm 2020, BIDV đã được trao giải “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc”; nhiều năm liền nhận giải thưởng “Ngân hàng điện tử tiêu biểu”. Mới đây, BIDV đã được trao 6 danh hiệu Sao Khuê cho 6 sản phẩm công nghệ xuất sắc, đưa lượng danh hiệu Sao Khuê mà BIDV nhận được từ năm 2011 đến nay lên con số 18... Các giải thưởng này đã khẳng định thương hiệu của BIDV - một ngân hàng thương mại có chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT) hàng đầu tại Việt Nam... Trong 6 tháng đầu năm 2021, BIDV đã nhận được sự đánh giá tích cực của các tổ chức uy tín quốc tế và trong nước thông qua nhiều giải thưởng, danh hiệu như: Top 2.000 Công ty đại chúng lớn và quyền lực nhất thế giới (Tạp chí Forbes), Top 300 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới (Brand Finance), Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam (Tạp chí The Asian Banker), Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam (Tạp chí The Asian Banking & Finance), Ngân hàng Bán buôn số 1 của năm (Tạp chí Global Banking & Finance Review), Ngân hàng giao dịch tốt nhất Việt Nam (Tạp chí The Alpha Southeast Asia), Ngân hàng Quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam (Tạp chí The Asian Banker), 6 sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin được trao danh hiệu Sao Khuê 2021...
 
Sự chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình ngân hàng số đã tạo cho BIDV động lực để đứng vững và phát triển trong môi trường kinh tế đầy cam go bởi tác động của đại dịch Covid-19, những cạnh tranh khốc liệt và diễn biến khó lường của thị trường tài chính, tiền tệ. Theo báo cáo tài chính, tính đến ngày 30/6/2021, BIDV đạt được kết quả kinh doanh tích cực, thể hiện trên nhiều bình diện: Tổng tài sản hợp nhất đạt trên 1,642 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 8,3% so với đầu năm. Trong hoạt động huy động vốn, tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá đạt trên 1,391 triệu tỷ đồng, tăng 7,9% so với đầu năm; mức tăng trưởng phù hợp với quy mô sử dụng vốn, đảm bảo hiệu quả cân đối vốn toàn hệ thống. Huy động vốn tăng trưởng tốt ở hầu hết các phân khúc khách hàng. Trong hoạt động tín dụng, cho vay khách hàng đạt trên 1,297 triệu tỷ đồng, tăng 6,8% so với đầu năm, tốc độ tăng gần bằng thực hiện cùng kỳ các năm trước dịch bệnh (năm 2019 trở về trước) và tích cực hơn mức thực hiện cùng kỳ năm 2020; trong đó, tăng trưởng tốt ở phân khúc khách hàng FDI (16,5%), khách hàng bán lẻ (11,6%) và SMEs (7,9%). Chất lượng tín dụng được cải thiện tích cực so với đầu năm: Tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 là 1,39% (giảm 0,15% so với đầu năm); tỷ lệ nợ nhóm 2 là 1,38% (giảm 0,06% so với đầu năm). BIDV thực hiện trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo phân loại nợ. Các chỉ tiêu an toàn đảm bảo theo quy định; hoạt động thu phí, lãi ghi nhận kết quả tích cực: Thu dịch vụ ròng (không gồm thu phí từ hoạt động bảo lãnh) đạt 3.199 tỷ đồng, tăng trưởng 39% so với cùng kỳ năm 2020, mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, trong đó, thu dịch vụ từ hoạt động ngân hàng số đạt mức tăng trưởng ấn tượng 75% so với cùng kỳ năm 2020.
 
Kết quả hoạt động kinh doanh tốt, tạo thực lực để BIDV phát huy vai trò, trách nhiệm của định chế tài chính hàng đầu đất nước, trong việc triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ khách hàng và cộng đồng trong việc ứng phó, khắc phục ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trong 9 tháng đầu năm 2021, BIDV đã triển khai các gói tín dụng lãi suất ưu đãi với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với tổng quy mô lên đến 6.100 tỷ đồng, gói hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các tỉnh phía Nam với quy mô 1.000 tỷ đồng, gói Đồng hành cùng ngành Y tế, chung tay vượt đại dịch với quy mô 2.500 tỷ đồng. Bên cạnh sự hỗ trợ thông qua hoạt động kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm 2021, BIDV đã triển khai nhiều hành động kịp thời, thiết thực ủng hộ trực tiếp cho hoạt động phòng chống dịch. Cụ thể như chương trình "Ủng hộ Quỹ Vắc-xin phòng chống Covid-19",  chương trình hỗ trợ khẩn cấp cho các địa phương chống dịch... Tổng số kinh phí BIDV ủng hộ trực tiếp để phòng, chống dịch từ đầu năm 2021 đến 14/9/2021 đạt trên 230 tỷ đồng. Để hỗ trợ người lao động kịp thời nhận bảo hiểm thất nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, BIDV khuyến khích người lao động đăng ký mở tài khoản online với công nghệ định danh điện tử - eKYC. Từ ngày 01/10/2021, người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/9/2021 và người lao động đã bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/01/2020 tới hết ngày 30/9/2021 sẽ được chi trả bảo hiểm thất nghiệp. Trong 3 tháng cuối năm 2021 và năm 2022, BIDV vẫn tiếp tục triển khai mạnh mẽ các gói hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với tổng nguồn lực hỗ trợ trong năm 2021 và năm 2022 lên tới 9.500 tỷ đồng.
 
Trong những năm tiếp theo, BIDV quyết tâm hoàn thành việc chuyển đổi Core Banking và các hệ thống ứng dụng quan trọng; tăng cường ứng dụng rộng rãi các công nghệ chủ chốt, đặc trưng của CMCN 4.0; tăng cường năng lực, chuẩn hóa cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin đối với các hệ thống công nghệ; chuẩn hóa, tự động hóa các hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ; thực hiện việc chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, trong đó: Phấn đấu đến năm 2025 triển khai thành công mô hình ngân hàng số; phát triển và tích hợp các kênh phân phối, tạo điều kiện dễ dàng nhất để khách hàng tiếp cận, kết nối với ngân hàng; triển khai tự động hóa quy trình; đổi mới sáng tạo, ưu tiên phát triển sản phẩm dịch vụ có tính sáng tạo, cạnh tranh trên thị trường trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ; tăng cường thu thập, phân tích dữ liệu để hỗ trợ quá trình ra quyết định; xây dựng hệ sinh thái dịch vụ tài chính với các nền tảng số ưu việt nhất…
 
Có thể nói, với quyết tâm chính trị cao của Ban Lãnh đạo BIDV, tiềm lực về cơ sở vật chất, cùng với sự nỗ lực, sáng tạo và đoàn kết nhất trí của hơn 2,5 vạn cán bộ BIDV; phát huy những thành quả đạt được, trên cơ sở ứng dụng các thành tựu của CMCN 4.0 một cách đồng bộ, toàn diện, hiệu quả... BIDV chắc chắn sẽ có thêm những thành công trên con đường chuyển đổi số, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tầm nhìn trở thành định chế tài chính hàng đầu khu vực Đông Nam Á, có nền tảng số tốt nhất Việt Nam, phấn đấu thuộc nhóm 100 ngân hàng lớn nhất khu vực.
 
Tài liệu tham khảo:
 
- Bản tin Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam số 289 tháng 8/2021.
 
- BIDV và "cuộc cách mạng" chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng - Báo điện tử Tạp chí Cộng sản, ngày 13/8/2020.

TS. Nguyễn Thị Kim Thanh

Hà Nội
 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Giải pháp đẩy mạnh cho vay Hợp tác xã ở nước ta
Giải pháp đẩy mạnh cho vay Hợp tác xã ở nước ta
30/05/2023 133 lượt xem
Ngày 16/6/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Điều này cho thấy, phát triển kinh tế tập thể, trong đó nòng cốt là hợp tác xã (HTX) là một chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước quan tâm, hỗ trợ.
Agribank góp phần thúc đẩy phát triển bền vững thủy sản Việt Nam
Agribank góp phần thúc đẩy phát triển bền vững thủy sản Việt Nam
10/05/2023 1.143 lượt xem
Trong những năm qua, ngành thủy sản luôn là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và đạt được những bước phát triển khả quan. Năm 2022, ngành thủy sản đạt mức tăng trưởng 23,6%, xuất khẩu thủy sản tăng trưởng vượt bậc, lần đầu tiên vượt mốc 10 tỉ USD. Tuy nhiên, năm 2023, bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, lạm phát gia tăng và cạnh tranh gay gắt dự báo một năm đầy thách thức với ngành thủy sản.
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang: Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang: Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh
09/05/2023 902 lượt xem
Với quan điểm: “Đồng hành cùng khách hàng vừa là nhiệm vụ chính trị vừa là quyền lợi của ngân hàng, ngân hàng chỉ an toàn hoạt động, phát triển khi khách hàng ổn định và phát triển” và mong muốn kịp thời nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp, đẩy mạnh thực hiện kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang luôn phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Tuyên Quang để đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác phối hợp năm trước và đề ra nhiệm vụ, giải pháp những năm tiếp theo.
Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi tiệm cận với thông lệ quốc tế
Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi tiệm cận với thông lệ quốc tế
05/05/2023 1.045 lượt xem
Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược phát triển BHTG) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/12/2022. Trên cơ sở kế thừa, phát huy thành tựu đã đạt được, kết hợp quan điểm chỉ đạo đổi mới, phát triển, hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước...
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đẩy mạnh cho vay vốn phát triển kinh tế địa phương
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đẩy mạnh cho vay vốn phát triển kinh tế địa phương
01/05/2023 1.263 lượt xem
Thời gian qua, hệ thống ngân hàng tỉnh Tây Ninh đã có những đóng góp quan trọng giúp dòng vốn tín dụng và các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng không bị gián đoạn, phục vụ hiệu quả quá trình phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Bảo mật trong hệ thống ngân hàng trực tuyến
Bảo mật trong hệ thống ngân hàng trực tuyến
28/04/2023 1.781 lượt xem
Ngân hàng trực tuyến (Internet Banking) ứng dụng những công nghệ quan trọng, phổ biến với nhiều tính năng mới được cập nhật liên tục nhằm tạo ra sự thuận tiện cho người dùng. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều đã cung cấp các ứng dụng trực tuyến về dịch vụ, sản phẩm cho khách hàng. Tuy nhiên, đi kèm với nó là rủi ro đối với ngân hàng và khách hàng vì sự đổi mới mà công nghệ có thể mang lại những lỗ hổng bảo mật.
Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
25/04/2023 1.135 lượt xem
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, lãnh thổ của tỉnh gồm hai phần: Đất liền và hải đảo. Bà Rịa - Vũng Tàu có diện tích tự nhiên là 1.982,56 km2, dân số 1.197.318 người, 322.698 hộ dân; hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 là 6.589 hộ, chiếm tỉ lệ 2,04% tổng số hộ dân, trong đó, hộ nghèo theo chuẩn quốc gia 1.278 hộ, chiếm 0,4%; hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia 1.533 hộ, chiếm 0,48%; hộ nghèo theo chuẩn tỉnh 3.778 hộ, chiếm 1,17%.
Tối ưu hóa nguồn lực hỗ trợ các chương trình mục tiêu quốc gia
Tối ưu hóa nguồn lực hỗ trợ các chương trình mục tiêu quốc gia
24/04/2023 635 lượt xem
Cùng với các chính sách tổng thể thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG): Xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giảm nghèo bền vững, chính sách tín dụng ưu đãi dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện là một cấu phần quan trọng trong các CTMTQG.
Agribank điểm tựa vững chắc cho nông nghiệp Việt Nam
Agribank điểm tựa vững chắc cho nông nghiệp Việt Nam
24/04/2023 530 lượt xem
Tính đến nay, tổng tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đạt trên 1,89 triệu tỉ đồng; nguồn vốn đạt trên 1,71 triệu tỉ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,44 triệu tỉ đồng. Do đó, Agribank luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Đáng chú ý, theo bà Nguyễn Thị Phượng - Phó Tổng Giám đốc Agribank, gần 70% tổng dư nợ cho vay của Agribank là phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong dư nợ tín dụng “Tam nông” tại Việt Nam.
Ngăn chặn việc lợi dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán cho các hoạt động bất hợp pháp
Ngăn chặn việc lợi dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán cho các hoạt động bất hợp pháp
19/04/2023 807 lượt xem
Thực tế, không ít người dân do hạn chế hiểu biết về pháp luật đã sẵn sàng cho thuê, mượn, sử dụng trái phép danh tính và các giấy tờ tùy thân. Từ đó, cho phép các đối tượng xấu dễ dàng mở tài khoản ví điện tử, tài khoản ngân hàng liên kết với ví điện tử để thực hiện hành vi phạm tội, lẩn tránh các biện pháp xác minh, xác thực của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Tăng trưởng tín dụng xanh vì mục tiêu phát triển bền vững tại đồng bằng Sông Cửu Long
Tăng trưởng tín dụng xanh vì mục tiêu phát triển bền vững tại đồng bằng Sông Cửu Long
11/04/2023 1.005 lượt xem
Tăng trưởng tín dụng xanh và phát triển bền vững là xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế nhằm bảo vệ môi trường, chống lại tình trạng biến đổi khí hậu, cải thiện môi trường sống và bảo vệ sức khỏe con người.
Tập trung vốn ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Tập trung vốn ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
06/04/2023 998 lượt xem
Để tạo đột phá mới cho nền kinh tế của 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong liên kết triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, góp phần khai thác, phát huy hiệu quả, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong vùng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững, phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước,
Cần tối ưu hóa một chính sách tín dụng nhân văn
Cần tối ưu hóa một chính sách tín dụng nhân văn
06/04/2023 747 lượt xem
Cùng với các chương trình thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lí nhà ở xã hội, Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP đã góp phần giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp gặp khó khăn về chỗ ở, đồng thời, trực tiếp và gián tiếp đóng góp vào sự phát triển nhanh chóng cấu trúc không gian xã hội, tạo ra xương sống cho sự thịnh vượng kinh tế và ổn định xã hội.
Tiến tới làm sạch dữ liệu khách hàng, ngăn ngừa các hành vi phạm tội trong mở và sử dụng tài khoản ngân hàng
Tiến tới làm sạch dữ liệu khách hàng, ngăn ngừa các hành vi phạm tội trong mở và sử dụng tài khoản ngân hàng
05/04/2023 1.255 lượt xem
Hoạt động làm sạch dữ liệu khách hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi gian lận, lừa đảo, cho thuê mượn tài khoản ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền, ngăn ngừa tội phạm gian lận, lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng.
Hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Nam quyết liệt triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm của Chính phủ
Hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Nam quyết liệt triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm của Chính phủ
05/04/2023 757 lượt xem
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát triển khởi sắc, tăng trưởng hầu hết trên tất cả các lĩnh vực.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

66.350

66.950

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

66.350

66.950

Vàng SJC 5c

66.350

66.970

Vàng nhẫn 9999

55.600

56.550

Vàng nữ trang 9999

55.450

56.150


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23,280 23,650 24,502 25,874 28,257 29,461 162.61 172.15
BIDV 23,320 23,620 24,683 25,868 28,388 29,643 163.61 172.34
VietinBank 23,231 23,651 24,769 25,904 28,658 29,668 164.32 172.27
Agribank 23,270 23,630 24,756 25,757 28,524 29,350 165.11 171.87
Eximbank 23,250 23,630 24,808 25,484 28,613 29,392 165.16 169.66
ACB 23,200 23,700 24,826 25,453 28,770 29,379 165.1 169.44
Sacombank 23,271 23,674 24,959 25,471 28,836 29,349 165.55 171.09
Techcombank 23,310 23,653 24,574 25,891 28,282 29,572 161 173.28
LPBank 23,290 23,890 24,715 26,049 28,678 29,610 162.64 174.07
DongA Bank 23,330 23,660 24,800 25,480 28,610 29,380 162.6 169.7
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
0,50
0,50
0,50
4,60
4,70
4,80
6,40
6,60
6,80
6,90
Sacombank
-
-
-
-
5,30
5,40
5,50
7,30
7,40
7,60
7,90
Techcombank
0,10
-
-
-
5,40
5,40
5,40
7,10
7,10
7,10
7,10
LPBank
-
0,20
0,20
0,20
5,00
5,00
5,00
7,30
7,30
7,70
8,00
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
5,50
5,50
5,50
7,90
7,95
8,00
8,30
Agribank
0,30
-
-
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,00
Eximbank
0,20
0,50
0,50
0,50
5,50
5,50
5,50
6,30
6,60
7,10
7,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?