admin Xu hướng bảo hiểm tiền gửi tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
15/04/2020 2.351 lượt xem
Ủy ban Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APRC) là ủy ban khu vực lớn thứ hai của Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI) với 20 tổ chức thành viên. Theo kết quả khảo sát của IADI, những năm gần đây, nhiều thành viên APRC đã tăng cường chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống Bảo hiểm tiền gửi (BHTG), như mở rộng nhiệm vụ, quyền hạn, tăng hạn mức BHTG, đa dạng hoá nguồn vốn hỗ trợ khẩn cấp cho tổ chức BHTG, tăng cường vai trò của tổ chức BHTG trong xử lý, rút ngắn thời gian chi trả nhằm bảo vệ tốt nhất người gửi tiền, góp phần ổn định hệ thống tài chính.
 
Thành viên của APRC bao gồm các tổ chức đến từ Australia, Azerbaijan, Bangladesh, Brunei, Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Kazakhstan, Hàn Quốc, Cộng hoà Kyrgyz, Malaysia, Mongolia, Pakistan (mới tham gia IADI tháng 2/2019), Philippines,  Nga, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
 
Mở rộng nhiệm vụ, quyền hạn
 
Theo thông lệ quốc tế, có 4 mô hình tổ chức BHTG, gồm mô hình chi trả (Pay-box system), mô hình chi trả với các quyền hạn mở rộng (Pay-box with extended powers system), mô hình giảm thiểu tổn thất (Loss minimizer system), mô hình giảm thiểu rủi ro (Risk Minimizer System).
 
Nhìn chung, hệ thống chi trả thông thường có ba nhiệm vụ cơ bản là: thu phí bảo hiểm, quản lý quỹ bảo hiểm và chi trả cho người gửi tiền. Hệ thống chi trả với các quyền hạn mở rộng thực hiện nhiều nhiệm vụ trong việc xử lý ngân hàng và các tổ chức tham gia BHTG đổ vỡ, đồng thời hệ thống này có một số quyền hạn về quản lý rủi ro và giám sát. Mức độ mở rộng quyền hạn phụ thuộc vào lựa chọn của từng quốc gia mà không có một tiêu chuẩn chung cho tất cả các nước. Hệ thống giảm thiểu tổn thất chủ động tham gia vào việc lựa chọn việc xử lý tổ chức tín dụng tham gia BHTG một cách linh hoạt nhằm giảm thiểu chi phí. Hệ thống giảm thiểu rủi ro quản lý rủi ro một cách toàn diện và đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường ổn định tài chính. Trách nhiệm và quyền hạn của hệ thống này bao gồm can thiệp trực tiếp và giám sát các tổ chức thành viên, trực tiếp xử lý các ngân hàng đổ vỡ.
 
Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 cho thấy BHTG đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và khôi phục sự ổn định của hệ thống tài chính. Vì vậy, để tăng hiệu quả của BHTG, nhiệm vụ của một số thành viên APRC đã được tăng cường kể từ sau khủng hoảng. (Hình 1)

 
Trong quá khứ, phần lớn thành viên APRC hoạt động theo mô hình chi trả. Kể từ năm 2016, số lượng tổ chức BHTG hoạt động theo mô hình chi trả mở rộng đã nhiều hơn mô hình chi trả. Một số nước đã tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn hệ thống BHTG trong những năm qua, như Nga thực hiện chuyển từ chi trả mở rộng sang giảm thiểu tổn thất (năm 2008), trong khi Hàn Quốc chuyển từ chi trả mở rộng sang giảm thiểu rủi ro vào năm 2011 - 2012. Azerbaijan (năm 2016 - 2017) và Singapore (năm 2016) đã chuyển từ chi trả sang chi trả mở rộng. Còn Philippines chuyển từ chi trả mở rộng sang giảm thiểu tổn thất năm 2016.
 
 
Tăng hạn mức BHTG
 
Năm 2017, hạn mức BHTG trung bình của khu vực APRC là 70.688 USD cho mỗi người gửi tiền, tăng mạnh từ 27.625 USD năm 2008. 5 nước có hạn mức BHTG cao nhất là Thái Lan (456.660 USD), Australia (195.000 USD), Indonesia (149.740 USD), Đài Loan (100.509 USD) và Nhật Bản (94.127 USD). Tại thời điểm năm 2017, tỷ lệ hạn mức BHTG trên GDP bình quân đầu người của các nước khu vực APRC được thể hiện ở hình sau: (Hình 2)

 
Có thể thấy, tỷ lệ hạn mức BHTG/GDP bình quân đầu người cao nhất trong khu vực APRC là Thái Lan, rồi đến Indonesia. Việt Nam có tỷ lệ hạn mức/GDP bình quân đầu người đứng thứ 6/19 tổ chức BHTG, thấp hơn những nước lân cận như Thái Lan, Philippines, Malaysia.
 
Từ năm 2008 đến năm 2017, các quốc gia có sự thay đổi đáng kể nhất trong hạn mức BHTG bao gồm: Đài Loan (năm 2011) từ 54.213 USD lên 100.509 USD, Malaysia (năm 2011) từ 43.639 USD lên 61.782 USD, Kazakhstan (năm 2008 và 2015) từ 6.000 USD lên 30.091 USD, và Philippines (năm 2009) từ 23.512 USD lên 37.408 USD.
 
Đa dạng hóa nguồn vốn hỗ trợ khẩn cấp cho tổ chức BHTG
 
Tất cả các tổ chức BHTG tại APRC đều có nguồn vốn hỗ trợ khẩn cấp, phần lớn các thành viên (74%) có ít nhất hai lựa chọn hỗ trợ vốn khẩn cấp. Lựa chọn phổ biến nhất là vay từ ngân hàng trung ương, sau đó đến Chính phủ, vay từ thị trường vốn, và quyền thu thêm phí BHTG bổ sung. Lựa chọn kém phổ biến hơn là vay từ ngân hàng tư nhân, ngân hàng phát triển và các tổ chức quốc tế. (Bảng 2)
 

 
Tăng cường vai trò của tổ chức BHTG trong xử lý
 
Nhiều thành viên APRC đã tăng cường nhiệm vụ và quyền hạn trong lĩnh vực xử lý. Ví dụ, BHTG Indonesia đã có được thẩm quyền xử lý, trong khi BHTG Kazakhstan đã trở thành cơ quan thanh lý các ngân hàng thành viên bị đổ vỡ. Một số tổ chức BHTG ở APRC có thẩm quyền xác định các ngân hàng có tầm quan trọng mang tính hệ thống trong nước (D-SIBs), xây dựng kế hoạch xử lý và phục hồi (Malaysia và Đài Loan), áp dụng phương pháp mua lại và sáp nhập (P&A), chi trả tiền bảo hiểm (Philippines), hoặc đóng vai trò lớn hơn trong việc xử lý các tổ chức tín dụng (Việt Nam). Nếu như năm 2012 có 7 tổ chức không tham gia vào việc quyết định biện pháp xử lý thì tới năm 2017 chỉ còn 5 tổ chức không tham gia vào việc quyết định biện pháp xử lý. Các tổ chức BHTG áp dụng phương thức khác theo kết quả khảo sát đều có vai trò trong xử lý.
 

 
Bên cạnh đó, các biện pháp xử lý đã tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2012 - 2017. Tại thời điểm cuối năm 2017, hầu hết các tổ chức BHTG tại APRC đều có quyền thanh lý và hơn một nửa thành viên có quyền thực hiện P&A, ngân hàng bắc cầu và hỗ trợ ngân hàng mở.
 
 
Rút ngắn thời gian chi trả
 
Nhìn chung, các nước trong khu vực APRC đã nỗ lực rút ngắn thời gian chi trả cho người gửi tiền. Thời gian mục tiêu để hoàn thành chi trả BHTG trung bình của khu vực APRC là 55 ngày trong năm 2015 và 2016, giảm xuống còn 40 ngày trong năm 2017.
 
Các quốc gia như Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan đã giảm dần số ngày chi trả mục tiêu. Tại Hàn Quốc, mục tiêu đã giảm từ ba (3) đến bốn (4) tháng trong năm 2012 xuống còn bảy (7) ngày ở thời điểm hiện tại. Tại Malaysia, mặc dù thời gian được luật hóa để hoàn thành việc hoàn trả là 90 ngày, mục tiêu hoạt động hiện tại của công ty là ba (3) ngày; Tại Thái Lan, mục tiêu đã giảm xuống còn 30 ngày trong năm 2017, so với 160 ngày trong năm 2015.
 
Chi trả BHTG nhanh chóng cho người gửi tiền là rất quan trọng để duy trì niềm tin vào hệ thống ngân hàng và sự ổn định tài chính. Tuy nhiên, trong khu vực APRC, chỉ khoảng một phần tư (26%) thành viên tuân thủ Nguyên tắc 15 (Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả) về việc chi trả BHTG cho người gửi tiền, theo đó tổ chức BHTG có thể chi trả cho phần lớn người gửi tiền được bảo hiểm trong vòng 7 ngày làm việc (Australia, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia và Singapore).
 
Khoảng một phần năm thành viên (21%) có mục tiêu chi trả BHTG trong vòng 90 ngày, bao gồm cả Azerbaijan, Bangladesh, Brunei và Indonesia. Năm (5) thành viên khác đặt mục tiêu hoàn thành hoàn trả từ 10 ngày (Mông Cổ) đến 60 ngày (Việt Nam). Trong khi đó, Đài Bắc của Trung Quốc và Ấn Độ đặt mục tiêu chi trả BHTG càng sớm càng tốt.
 
Liên hệ với Việt Nam
 
Cùng với xu hướng chung của khu vực, thời gian qua BHTGVN cũng đã được tăng cường vai trò trong xử lý, cụ thể Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD đã giao thêm một số nhiệm vụ mới cho BHTGVN, như tham gia kiểm soát đặc biệt, đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi đối với TCTD yếu kém, cho vay hỗ trợ các TCTD được kiểm soát đặc biệt, mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ...
 
Từ kinh nghiệm chung của các thành viên trong khu vực APRC, để thực hiện tốt nhất vai trò của mình, BHTGVN nên xem xét:
 
Một là, đề xuất tăng hạn mức BHTG do hạn mức BHTG tại Việt Nam hiện nay tương đối thấp so với các nước trong khu vực;
 
Hai là, nỗ lực rút ngắn thời gian chi trả BHTG nhằm duy trì niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng và sự ổn định tài chính;
 
Ba là, nghiên cứu đề xuất thêm các biện pháp xử lý TCTD yếu kém như P&A, ngân hàng bắc cầu và hỗ trợ ngân hàng mở;
 
Bốn là, nghiên cứu bổ sung nguồn vốn hỗ trợ khẩn cấp cho tổ chức BHTG như vay từ ngân hàng trung ương.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 
Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả, IADI, 2014
Kết quả khảo sát IADI 2012 - 2018
Bài trình bày Membership Profile of the Asia Pacific Regional Committee, Rafiz Azuan Abdullah, APRC 2019
https://www.iadi.org/en/
http://div.gov.vn/Default.aspx?tabid=296&CtrName=detail&ArticleId=7580&CatID=3&PageIndex=1

 
Phòng NCTH&HTQT - BHTGVN

(TCNH Số 7/2020)
 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng”
Tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng”
25/04/2024 47 lượt xem
Ngày 25/4/2024, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng”. Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã công bố các giải thưởng chung cuộc dành cho các cá nhân đạt thành tích xuất sắc nhất và các tập thể tham gia tích cực nhất.
Công bố sự kiện chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”
Công bố sự kiện chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024: "Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”
25/04/2024 42 lượt xem
Ngày 25/4/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức họp báo thông tin về sự kiện chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. Đồng chí Hoàng Thanh Nhàn - Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng, đồng chí Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán và đồng chí Đoàn Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, NHNN đồng chủ trì buổi họp báo.
Vốn luôn sẵn sàng cho doanh nghiệp xuất khẩu
Vốn luôn sẵn sàng cho doanh nghiệp xuất khẩu
25/04/2024 33 lượt xem
Ngày 25/4/2024, Báo Người Lao Động tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 với chủ đề "Gỡ khó về vốn và thị trường cho doanh nghiệp xuất khẩu". Diễn đàn được tổ chức trực tiếp tại Tòa soạn Báo Người Lao Động (tòa nhà 123 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh) kết hợp hình thức trực tuyến. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú cùng đại diện lãnh đạo một số Vụ, Cục liên quan của NHNN tham dự trực tuyến tại trụ sở NHNN.
Chuyển đổi số là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
25/04/2024 87 lượt xem
Ngày 24/4/2024, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã tổ chức phiên họp lần thứ 8 với trọng tâm thảo luận về phát triển kinh tế số. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp và phiên họp này kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở các bộ, ban, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục đấu thầu bán vàng miếng sáng thứ Năm ngày 25/4/2024
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục đấu thầu bán vàng miếng sáng thứ Năm ngày 25/4/2024
24/04/2024 59 lượt xem
Nhằm tiếp tục thực hiện quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về triển khai ngay các giải pháp bình ổn thị trường vàng để xử lý tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC vào ngày 25/04/2024 (Thứ Năm).
WB: Kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng trưởng
WB: Kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng trưởng
24/04/2024 126 lượt xem
Theo Báo cáo cập nhật kinh tế 6 tháng Điểm lại mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4, Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau, với dự báo tăng trưởng sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6,0% vào năm 2025.
Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể
Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể
23/04/2024 199 lượt xem
Ngày 23/4/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể”...
Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương triển khai mạnh mẽ, toàn diện công tác đoàn và phong trào thanh niên
Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương triển khai mạnh mẽ, toàn diện công tác đoàn và phong trào thanh niên
23/04/2024 144 lượt xem
Ngày 23/4/2024, Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương (NHTW) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành quý II/2024. Tham dự Hội nghị, có đồng chí Lê Xuân Trường - Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy cơ quan NHTW; về phía Đoàn Thanh niên NHTW, có đồng chí Đậu Thị Mai Hương - Bí thư Đoàn Thanh niên NHTW cùng các đồng chí Phó Bí thư, Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành, cán bộ chủ chốt thuộc các cơ sở đoàn thuộc Đoàn Thanh niên NHTW.
BAC A BANK lãi trước thuế hơn 1.000 tỉ đồng, tỉ lệ nợ xấu ở mức thấp
BAC A BANK lãi trước thuế hơn 1.000 tỉ đồng, tỉ lệ nợ xấu ở mức thấp
23/04/2024 121 lượt xem
Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á (BAC A BANK) công bố kết quả kinh doanh năm 2023 tích cực với doanh thu hợp nhất tiếp tục tăng trưởng, thu nhập ngoài lãi khả quan và tỉ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp nhất toàn ngành Ngân hàng.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

Vàng SJC 5c

81.000

83.520

Vàng nhẫn 9999

74.200

76.100

Vàng nữ trang 9999

74.000

75.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,145 25,485 26,411 27,860 30,670 31,974 159.56 168.87
BIDV 25,185 25,485 26,528 27,748 30,697 31,977 159.6 168
VietinBank 25,160 25,485 26,651 27,946 31,096 32,106 161.07 169.02
Agribank 25,180 25,485 26,599 27,900 30,846 32,001 160.64 168.67
Eximbank 25,160 25,485 26,632 27,531 30,915 31,959 161.35 166.79
ACB 25,190 25,485 26,768 27,476 31,178 31,876 161.53 166.97
Sacombank 25,250 25,485 26,880 27,440 31,315 31,817 162.5 167.51
Techcombank 25,228 25,485 26,523 27,869 30,720 32,037 157.83 170.27
LPBank 24,943 25,485 26,344 27,844 31,044 31,948 159.37 170.59
DongA Bank 25,250 25,485 26,760 27,440 31,070 31,920 159.80 166.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?