Xây dựng Nhà nước kến tạo để kiểm soát nợ công
20/02/2017 2.810 lượt xem
Nợ công đã, đang và sẽ tiếp tục là vấn đề nóng nhất trong nền tài chính công Việt Nam… Xây dựng Nhà nước Kiến tạo đang là vấn đề quan trọng nhất trong quản lý vĩ mô của Việt Nam hiện nay và cũng là giải pháp hữu hiệu nhất cho giải quyết bài toán nợ công của Việt Nam trong tương lai!

TS. Nguyễn Minh Phong
ThS. Võ Thị Vân Khánh
ThS. Nguyễn Trần Minh Trí
 

1. Thông điệp nóng về nợ công & bội chi Ngân sách Nhà nước (NSNN)
Tiếng chuông cảnh báo nguy cơ vượt trần nợ công mà Quốc hội đã vạch ra vào cuối năm 2016 vừa được Chính phủ gióng lên. Kiểm soát nợ công không còn điểm lùi!
Báo cáo Việt Nam năm 2015 do Ngân hàng Thế giới (WB) và Chính phủ Việt Nam phối hợp thực hiện đã chỉ rõ: Nợ công là vấn đề lớn đối với tăng trưởng và phát triển của Việt Nam trong thời gian tới.
Ngày 3/6/2016, tại Hà Nội, Hội nghị cấp cao Nhóm đối tác tài chính công (PFPG) - một hoạt động đối thoại thường niên từ năm 2014 đến nay giữa Bộ Tài chính và các đối tác phát triển, các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế về tài chính công Việt Nam - đã được Bộ Tài chính và WB đồng chủ trì tổ chức, với chủ đề: “Cải cách chi tiêu công”. Một trong các thông điệp nổi bật tại Hội nghị PFPG - 2016 là: Việt Nam hiện đã thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng kinh tế vĩ mô, lạm phát đã được kiềm chế một cách thành công và môi trường kinh doanh đã được ổn định, tăng trưởng được hồi phục và duy trì ở mức hợp lý…; tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đối mặt nhiều thách thức, nổi bật là: Tăng gánh nặng nợ công và áp lực kiểm soát bội chi NSNN; gắn chi tiêu công với các ưu tiên của quốc gia để bảo đảm công bằng và tăng trưởng bền vững; tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về kết quả và giám sát hiệu quả hoạt động chi tiêu công, bền vững tài khóa và an toàn tài chính quốc gia trong giai đoạn 2016 - 2020.
Đặc biệt, nợ công của Việt Nam đang tăng nhanh về tốc độ, mở rộng về quy mô, tiệm cận giới hạn cho phép. Các điều kiện vay và dịch vụ nợ công ngày càng ngặt nghèo và đắt đỏ hơn.
Thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới, nợ nước ngoài của Việt Nam đã có lúc chiếm tới 147% GDP, trong đó nợ quá hạn chiếm tới trên 75%. Từ năm 1993 - 2000, Việt Nam đã từng bước tái cơ cấu nợ, xử lý nợ và đến năm 2000, Việt Nam hầu như không còn nợ quá hạn. Tỷ lệ dư nợ chính phủ/GDP giảm từ mức 147% năm 1993 xuống còn 33% vào cuối năm 2000. Các khoản nợ nước ngoài sau tái cơ cấu phần lớn được gia hạn trả trong vòng 20 - 30 năm, nghĩa vụ trả nợ gốc tập trung vào giai đoạn từ năm 2010.
 Giai đoạn 2010 - 2015, theo số liệu của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), huy động nợ công tăng nhanh trong giai đoạn này, bình quân là 16,7%/năm, đỉnh điểm là năm 2012 và 2013 với tốc độ tương ứng là 31,5% và 26%. Tuy nhiên, đến năm 2015, huy động nợ công lần đầu tiên đã giảm đáng kể, ở mức âm 6,7%.
Đến cuối năm 2015, nợ chính phủ chiếm 80,8% tổng dư nợ, nợ chính phủ bảo lãnh chiếm 17,8% và còn lại là nợ chính quyền địa phương. Trong nợ chính phủ, tỷ trọng nợ trong nước tăng từ 39% năm 2011 lên 57% năm 2015 và nợ nước ngoài giảm tương ứng từ 61% năm 2011 xuống còn 43% năm 2015. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ các khoản vay ODA, ưu đãi trong nợ nước ngoài chiếm trên 94%.
Một đặc điểm của nợ công Việt Nam là tuy tỷ lệ tổng nợ trên GDP tương đối cao, nhưng phần lớn là nợ trong nước. Tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP khá ổn định trong giai đoạn 2010 - 2015, trong khoảng 26,6% - 28,7% (ngưỡng phù hợp với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nằm giữa mức tối ưu là 20 - 25% và mức tới hạn là 35 - 40%).
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 7/3/2016, Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 31/12/2015, số nợ công của Việt Nam đã ở mức 62,2% GDP. Dù vẫn nằm trong ngưỡng Quốc hội cho phép, nhưng nợ công của Việt Nam năm 2015 đã tăng gấp đôi so với năm 2010. Nợ Chính phủ ở mức 50,3% GDP (vượt giới hạn cho phép là 0,3% GDP); nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 43,1% GDP và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ ở mức 16,0% tổng thu ngân sách nhà nước. Dự kiến nợ công đến 31/12/2016 ước khoảng 63,2% GDP và xu hướng tăng chưa có điểm dừng.
Với khoản vay dài nhất của Việt Nam hiện tới năm 2055, bình quân các khoản nợ phải trả khoảng 12 năm, với tổng nợ vay 2,7 triệu tỷ đồng (chưa tính các khoản nợ DNNN tự vay tự trả) và với mức lãi suất vay hiện nay (trung bình 1,7%/năm với ODA và vay trong nước là
7,1%/năm), trong khi thời gian trả nợ rút ngắn lại, áp lực nợ công của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng nhanh. Năm 2010, dịch vụ nợ mới chỉ ở mức 87.000 tỷ đồng (4,7 tỉ USD), thì đến năm 2014, con số này đã lên tới hơn 260.800 tỷ đồng (12,2 tỉ USD), tăng khoảng 3 lần so với năm 2010. Thời điểm Việt Nam phải trả nợ nhiều là từ năm
2022 - 2025.
Dù vẫn nằm trong ngưỡng Quốc hội cho phép nhưng nợ công của Việt Nam năm 2015 đã tăng gấp đôi so với năm 2010
 
Từ năm 2010 tới nay, Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình, nên nguồn vốn ưu đãi cũng giảm dần, thời gian vay chỉ còn từ 20 - 25 năm, thậm chí chỉ 15 năm với mức lãi vay khoảng 2%/năm. Đến tháng 7/2017, WB, sẽ chấm dứt ODA với Việt Nam. Tiếp sau đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), hàng loạt các nhà tài trợ song phương cũng sẽ chuyển dần hình thức hỗ trợ Việt Nam và Việt Nam sẽ phải tiếp cận nguồn vốn vay thương mại. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhanh (như khoản vay 20 năm, sẽ phải trả trong 10 năm), hoặc tăng chi phí vốn (lãi suất từ 2% lên 3%).
Theo Quyết định 1011/QĐ-TTg ngày 3/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2016: Kế hoạch vay của Chính phủ năm 2016 là 452.000 tỷ đồng (bao gồm: vay để bù đắp bội chi là 254.000 tỷ đồng; phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư là 60.000 tỷ đồng; vay ODA, ưu đãi để cho vay lại là 43.000 tỷ đồng; vay đảo nợ khoảng 95.000 tỷ đồng). Cơ cấu nguồn vay là: Vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ, vay từ Quỹ Bảo hiểm xã hội và SCIC: 336.000 tỷ đồng. Vay nước ngoài từ nguồn vốn ODA, ưu đãi 4.700 triệu USD (tương đương 99.000 tỷ đồng, trong đó 43.000 tỷ đồng cho vay lại và 56.000 tỷ đồng để bù đắp bội chi NSNN). Huy động 17.000 tỷ đồng thông qua các hình thức khác, như: phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước, phát hành trái phiếu quốc tế. Kế hoạch trả nợ của Chính phủ năm 2016 là 273.300 tỷ đồng; trong đó, trả nợ trực tiếp của Chính phủ được bố trí trong dự toán NSNN năm 2016 là 154.000 tỷ đồng (bằng 15,2% dự toán thu NSNN năm 2016); trả nợ vay nước ngoài của Chính phủ về cho vay lại khoảng 24.000 tỷ đồng; đảo nợ khoảng 95.000 tỷ đồng. Hạn mức vay được Chính phủ bảo lãnh và vay thương mại trung, dài hạn nước ngoài của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả năm 2016, bao gồm: hạn mức vay trong nước được Chính phủ bảo lãnh năm 2016 tối đa là 39.000 tỷ đồng, bao gồm Ngân hàng Phát triển Việt Nam tối đa là 23.000 tỷ đồng; Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam tối đa là 13.000 tỷ đồng; các dự án trọng điểm quốc gia tối đa là 3.000 tỷ đồng. Hạn mức vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được Chính phủ bảo lãnh tối đa là 1.500 triệu USD. Hạn mức vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả là 5.500 triệu USD. Hạn mức trái phiếu chính quyền địa phương là 12.500 tỷ đồng. Đáng chú ý là Quyết định trên căn cứ vào Luật NSNN năm 2002, do Luật NSNN mới sẽ chỉ có hiệu lực vào đầu năm 2017. Khi Luật mới này có hiệu lực, vốn trái phiếu chính phủ sẽ được tính vào bội chi, và như vậy, số bội chi dự kiến sẽ cao lên.
Ở Việt Nam, nợ công và bội chi NSNN có liên hệ chặt chẽ với nhau. Một mặt, bội chi NSNN có lực đẩy khó cưỡng từ nợ công tăng nhanh, đồng thời cũng là nguyên nhân trực tiếp làm tăng áp lực nợ công. Mặt khác, nợ công ở Việt Nam có mối liên hệ trực tiếp với xu hướng kéo dài chi vượt dự toán và không chấp hành nghiêm túc quy trình quản lý NSNN theo Luật NSNN.
Bội chi NSNN là căn bệnh mãn tính của mọi quốc gia, nhưng đối với Việt Nam gần đây, vì nhiều lý do, có xu hướng tăng đáng ngại. Theo Báo cáo của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội tháng 3/2016,  bội chi NSNN năm sau cao hơn năm trước, không đạt mục tiêu đề ra. Cụ thể, năm 2011 mức bội chi là 4,4% GDP; năm 2012 là 5,4% GDP; năm 2013 là 6,6% GDP; năm 2014 là 6,61% GDP, và năm 2015 là 6,11% GDP thay vì mức kế hoạch cho phép là dưới 5%. Dự kiến bội chi NSNN năm 2016 ở mức 4,95% GDP (254.000 tỷ đồng, tăng 28.000 tỷ đồng so với năm 2015).
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong nửa đầu năm 2016, tỷ lệ thu vẫn luôn đạt cao hơn tỷ lệ chi trong tổng thu - chi NSNN dự toán cả năm, nhưng tốc độ tăng chi tăng nhanh hơn tốc độ tăng thu. Tính chung cả năm 2016, ước thu NSNN chỉ tăng 6,1%, Chính phủ vẫn đứng trước sức ép tăng chi NSNN ngày càng lớn, trong khi NSNN còn nợ nhiều khoản chi chưa có nguồn thanh toán: nợ xây dựng cơ bản còn lớn; nợ hai ngân hàng chính sách; nợ các chính sách đã ban hành… Về chi NSNN, sẽ tiếp tục thực hiện theo định mức chi thường xuyên giai đoạn 2011 - 2015; song, áp dụng định mức chi đầu tư phát triển trung hạn cho giai đoạn 2016 - 2020 theo quy định của Luật NSNN và Luật Đầu tư công.
Những năm gần đây, điều hành ngân sách như đang đi trên dây, bội chi NSNN luôn ở mức cao do xu hướng tốc độ tăng chi cao hơn tốc độ tăng thu và xu hướng giảm nhanh tỷ lệ huy động vào NSNN từ GDP so với giai đoạn trước. Thực tế cho thấy, nhiều khi mức bội chi mà Quốc hội cho phép ghi trong dự toán kế hoạch được thông qua đầu năm chỉ mang tính tham khảo, còn “việc cần chi cứ chi”, việc chấp nhận kết quả thực chi và bội chi như “một sự đã rồi”, không ai có lỗi và phải chịu trách nhiệm cá nhân về mức bội chi vượt kế hoạch này?!
Tình hình chi vượt dự toán mà không chấp hành nghiêm túc quy trình quản lý NSNN theo Luật NSNN được thể hiện khá tập trung trong cuộc họp ngày 15/6/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quyết toán NSNN năm 2014. Báo cáo của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội nêu rõ, theo đó, Nghị quyết số 57/2013/QH13 ngày 12/11/2013 của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2014 chỉ cho phép bội chi NSNN là 224.000 tỷ đồng, bằng 5,3% GDP. Nhưng theo báo cáo quyết toán NSNN năm 2014, bội chi NSNN là 260.145 tỷ đồng, bằng 6,61% GDP, tăng 36.145 tỷ đồng so với dự toán, trong đó, tăng chi từ vốn ngoài nước 36.952 tỷ đồng, tiết kiệm chi nguồn trong nước 807 tỷ đồng. Theo quy định tại Điều 49 Luật NSNN hiện hành, trường hợp giải ngân vốn ODA vượt dự toán lớn, Chính phủ phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh dự toán và báo cáo Quốc hội. Đồng thời, tại Báo cáo số 2714/BC-UBTCNS13 thẩm tra về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện NSNN năm 2014, triển khai dự toán năm 2015, Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội đã đề nghị Chính phủ thực hiện đúng quy định này. Hiến pháp 2013 và Luật Ngân sách quy định rõ: Dự toán thu được Quốc hội chấp nhận cho phép thì cơ quan hành pháp phải thực hiện thu đúng, thu đủ, dựa vào căn cứ hệ thống pháp luật thuế, phí, lệ phí. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng, sự tiến bộ trong công tác ngân sách là đáng ghi nhận, song, những hạn chế, tồn tại trong quyết toán năm nào cũng có và lặp lại, nói nhiều nhưng đều cho qua, lần này cần chấp hành nghiêm tinh thần Hiến pháp và pháp luật…
Bội chi có nguồn gốc không chỉ sự phình ra của bộ máy quản lý nhà nước và hệ thống chính trị nhận tài trợ chi thường xuyên từ NSNN, mà còn từ sự lãng phí và quản lý chi tiêu công kém
hiệu quả.
Các sai phạm về quản lý tài chính ngân sách được phát hiện, xử lý và thu hồi, giảm thanh toán theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đã tăng chóng mặt, với quy mô thành tiền lớn hơn 17 lần chỉ trong 5 năm qua, từ 317 tỷ đồng (năm 2009), lên 658 tỷ đồng (năm 2010); 708 tỷ đồng (năm 2011); 2.252 tỷ đồng năm 2012 và năm 2013 là 5.304,2 tỷ đồng. Riêng năm 2015, cơ quan Thuế đã thu khoảng 2 nghìn tỷ đồng theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước và kết luận thanh tra của cơ quan chức năng; Đặc biệt, chi thường xuyên đang tăng quá nhanh (năm 2016, dự toán chi thường xuyên là 824.000 tỷ đồng, chiếm 65% trong tổng dự toán chi NSNN hơn 1.273.000 tỷ đồng). Trong đó, chi lương cho hơn 55.800 đơn vị sự nghiệp công chiếm gần 39% tổng chi lương toàn hệ thống, so với chi cho cơ quan hành chính từ Trung ương đến xã chỉ chiếm tỷ lệ chi chưa đến 9%.
 Theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng chi thường xuyên giảm khoảng 10% so với dự toán năm 2015 và tăng chi đầu tư phát triển từ mức 17% dự toán chi ngân sách năm 2015 lên trên 20%, đảm bảo các nghĩa vụ chi trả nợ đến hạn. Nợ công không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 55% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP…
Nợ công vừa là điều kiện mở rộng nguồn tài chính cho tăng đầu tư phát triển hạ tầng, tạo động lực khơi nguồn đầu tư phát triển quốc gia, vừa là kết quả các hoạt động quản lý nhà nuớc và đầu tư doanh nghiệp. Nợ công tăng một phần do tăng chi tiêu công trực tiếp nhằm giải tỏa các nguy cơ và hệ quả tiêu cực của trì trệ kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, và giữ ổn định nền kinh tế; kể cả để hỗ trợ cải thiện nợ tư nhân, nợ doanh nghiệp. Ngược lại, khi nợ công mất kiểm soát và gây vỡ nợ quốc gia, thì thảm họa là khôn lường, cú sốc khủng hoảng tài chính có thể nhanh chóng biến thành khủng hoảng kinh tế và chuyển hóa thành bất ổn xã hội, thậm chí có thể mở đường và tạo áp lực thay đổi thể chế chính trị
tương lai…
Thực tiễn thế giới hiện đại cho thấy, nợ và các điều kiện về nợ ngày càng trở thành tác nhân và công cụ mạnh mẽ chi phối đời sống chính trị và chính sách quốc gia. Quan điểm và quá trình xử lý nợ không chỉ phản ánh quan điểm chính trị, lợi ích và tương quan lực lượng xã hội trong nước và quốc tế, mà còn phản ánh vị thế của con nợ và chủ nợ. Những điều kiện tín dụng ngày càng ngặt nghèo, nhất là tạo áp lực thắt chặt chi tiêu, sẽ kéo theo những hệ quả khôn lường nhiều mặt, từ sự suy giảm kinh tế, những cuộc biểu tình đòi tăng chi hỗ trợ an sinh xã hội, giúp doanh nghiệp vượt khó, đến những cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và kiến nghị đòi từ chức, thay đổi nhân sự chính quyền
cấp cao…
Không thể lảng tránh hoặc che đậy mãi, nhưng cũng không thể đối diện với nợ một cách duy ý chí. Khủng hoảng tài chính - nợ ngày càng khó kiểm soát, nên việc phòng ngừa chúng sẽ rẻ hơn và dễ hơn so với khi đã xảy ra. Vì vậy, thời gian tới, để vượt qua các cuộc khủng hoảng nợ và hệ lụy của nợ trong kinh tế thị trường, cần có sự thống nhất nhận thức về nợ công và sự hài hòa trong thắt chặt thận trọng và linh hoạt nới lỏng chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia; tránh những ngộ nhận lợi ích một chiều của nợ; xác định và quản lý “trần” nợ, sử dụng  hiệu quả nợ; làm tốt công tác thông tin, dự báo và giám sát, cảnh báo an toàn nợ, nhất là an toàn cho hệ thống tài chính - ngân hàng. Đặc biệt, cần đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, thực chất hơn của hoạt động giám sát Quốc hội để kiểm soát nợ công, cần tăng cường công cụ kiểm toán trong giám sát nợ công; chủ động ngăn chặn sự lạm dụng, và thất thoát, lãng phí đầu tư và chi tiêu công; xiết chặt và tăng cường kỷ luật, năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý, sử dụng nợ công; làm rõ trách nhiệm cá nhân cụ thể và nghiêm khắc hơn về vay nợ và trả nợ công; cơ cấu lại NSNN theo tinh thần “Phòng cháy hơn chữa cháy”, là nhiệm vụ có tính cấp bách và phải làm thường xuyên. Kiên quyết không đẩy gánh nặng nợ công cho các thế hệ tương lai. Cẩn trọng với nợ công và bội chi NSNN, bảo đảm an toàn tài chính vĩ mô và an ninh quốc gia phải trở thành nhận thức và mục tiêu chung, đòi hỏi sự nỗ lực của từng đơn vị, cá nhân trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị trong tất cả các lĩnh vực, địa phương, cấp độ quản lý trên cả nước.
Để kiểm soát tốt bội chi NSNN, trước mắt, Chính phủ cần có giải pháp cương quyết hơn theo hướng tăng thu, tiết kiệm chi, giảm bội chi; tăng tỷ trọng vay trung hạn và dài hạn với lãi suất phù hợp, rà soát để tái cơ cấu danh mục nợ nhằm kéo dài kỳ hạn nợ, giảm nghĩa vụ trả nợ lãi, kiểm soát chặt chẽ các khoản bảo lãnh Chính phủ, các khoản nợ của chính quyền địa phương, nợ xây dựng; thống nhất công tác quản lý nợ nước ngoài, các khoản vay của Chính phủ vào một đầu mối nhằm theo dõi, quản lý và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đúng quy định. Đặc biệt, chi NSNN đảm bảo tiết kiệm, các khoản chi phải được dự toán; tăng cường phân công, phân cấp quản lý NSNN hợp lý và minh bạch hơn, thì tiết kiệm NSNN, nhất là giảm chi thường xuyên là mục tiêu và và giải pháp nổi bật trong Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính và trách nhiệm cá nhân, người đứng đầu, sự lạm dụng kẽ hở luật pháp và hành xử quản lý NSNN theo lối tư duy nhiệm kỳ và lợi ích nhóm; tăng giám sát và hạn chế tối đa việc chỉ định thầu các dự án đầu tư, mua sắm công; đẩy mạnh  xã hội hóa, phân cấp và tự chủ về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, tiếp tục tinh giản biên chế hành chính. Về trung hạn, cần đặc biệt quan tâm chấp hành đúng dự toán chi và các quy định quản lý chi NSNN theo Luật NSNN; quy trách nhiệm và áp đặt chế tài thật nghiêm khắc cho những cá nhân và đơn vị có trách nhiệm trực tiếp quản lý chi NSNN. Tiết kiệm cho NSNN, nhất là, chi thường xuyên gắn với tinh giản biên chế và kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ công chức, viên chức.  Đổi mới nhận thức về đầu tư công, phối hợp đồng bộ với các biện pháp tiền tệ - tín dụng, đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư. Sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch và tập trung rà soát, nâng cao chất lượng quy hoạch và chất lượng các dự án đầu tư công; nhận diện và kiên quyết loại bỏ những dự án trùng lặp, không hiệu quả, không cần thiết, không đủ điều kiện triển khai hoặc chưa rõ nguồn vốn thực hiện khả thi. Bên cạnh đó, cần tăng cường thông tin và trách nhiệm giải trình, coi trọng “phòng cháy hơn chữa cháy”, chấm dứt cảnh “sự đã rồi” trong chi tiêu NSNN, gây căn bệnh mãn tính kéo dài mang tên bội chi NSNN…
 
2. Xây dựng nhà nước kiến tạo để kiểm soát nợ công và bội chi NSNN
Khác với “nhà nước điều hành”, “nhà nước đầu tư” có tính can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế và bị động chạy theo xử lý các vụ việc, “nhà nước kiến tạo” là nhà nước pháp quyền, tập trung vào chức năng kiến trúc, xây dựng và tạo lập các cơ sở pháp lý và thể chế thị trường cần thiết, minh bạch và có tính hội nhập quốc tế cao để định hướng, thúc đẩy, hỗ trợ, giám sát và điều chỉnh, cũng như bảo trợ sự phát triển chung toàn xã hội vì lợi ích toàn thể cộng đồng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, không chỉ cho hiện tại, mà còn cho các thế hệ tương lai.
“Nhà nước kiến tạo” luôn bảo đảm sự minh bạch và trách nhiệm giải trình của người đứng đầu; xây dựng và hiện thực hóa cơ chế để cho người dân có thể giám sát chính quyền thông qua việc tăng cường sự công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, để người tài được tự do sáng tạo và trọng dụng. “Nhà nước kiến tạo” không làm thay dân và không cạnh tranh với doanh nghiệp ngoài nhà nước, mà phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng phát triển và liên kết chặt chẽ, mưu cầu thành công và hạnh phúc. Người dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm, nhưng cán bộ, công chức nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi người, mọi doanh nghiệp và thành phần kinh tế đều bình đẳng trước
pháp luật.
Vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước trong “nhà nước kiến tạo” cũng có sự điều chỉnh, cập nhật và linh hoạt, phù hợp với các giai đoạn phát triển và hội nhập quốc tế, theo tinh thần chung là không nhất thiết phải đông đảo về số lượng, lớn và cố định về tỷ trọng, cồng kềnh về tổ chức, cũng như có mặt rộng khắp trên mọi lĩnh vực, địa bàn và không gian kinh tế quốc gia; mà ngược lại, ngày càng giảm dần quy mô, gương mẫu về năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động, thu hẹp độc quyền và tăng vai trò “bà đỡ” thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp quốc gia, định hướng đầu tư và các quá trình phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh, góp phần ổn định và thu hẹp chênh lệch giàu nghèo, giảm bất bình đằng, bất công xã hội; đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế và không ngừng tăng cường sức mạnh an ninh quốc phòng của đất nước…
“Nhà nước kiến tạo” cần có sự đồng bộ và phối hợp hài hòa giữa giao quyền, ủy quyền, phân quyền và giám sát quyền lực minh bạch, chặt chẽ và hiệu quả; hoạt động hướng vào thị trường, thúc đẩy sự thay đổi thông qua thị trường và theo định hướng kết quả đầu ra; chủ động “phòng cháy hơn chữa cháy”, coi trọng sự đồng bộ và chú ý tính hai mặt của các chính sách; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân và doanh nghiệp giữ vững lòng tin thị trường và đồng hành với doanh nghiệp; đảm bảo cho việc phân phối một cách tương đối công bằng những thành quả của phát triển kinh tế - xã hội;
Một “nhà nước kiến tạo” là nhìn xa trông rộng; chủ động tổ chức nắm bắt, phân tích, xử lý thông tin; xác định đúng những vấn đề then chốt, những nhiệm vụ nóng và chủ động phản ứng chính sách một cách nhanh chóng, minh bạch, nhất quán và bài bản; lấy thực tiễn sinh động trong nước và quốc tế làm tiêu chuẩn chân lý cao nhất, đồng thời theo đuổi mục tiêu cao nhất là bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước…

Sự cần thiết, những thuận lợi, khó khăn và giải pháp xây dựng “nhà nước kiến tạo” ở Việt Nam
Xây dựng “nhà nước kiến tạo” tuân thủ  ngày càng đầy đủ các quy luật kinh tế thị trường và các cam kết hội nhập quốc tế là một tất yếu khác quan, bước nhảy vọt trong nhận thức về mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, cũng như trong thực tiễn quản lý nhà nước ở Việt Nam.
Thuận lợi lớn nhất trong quá trình xây dựng “nhà nước kiến tạo” ở Việt Nam là ở chỗ: Những đặc trưng và yêu cầu của “nhà nước kiến tạo” nêu trên cũng chính là nội dung, công cụ và mục tiêu của công cuộc Đổi mới toàn diện, phát triển kinh tế  và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam theo tinh thần Đại hội VI đến nay; đặc biệt được nhấn mạnh và làm rõ hơn trong các văn kiện đại hội XII của Đảng, được thể chế hóa trong Hiến pháp 2013 và một loạt các luật định liên quan đã và đang được điều chỉnh, triển khai theo tinh thần đó, như các Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã và đang đàm phán, ký kết…
Khó khăn trên hành trình xây dựng “nhà nước kiến tạo” ở Việt Nam cũng không ít, đòi hỏi trí tuệ, bản bản lĩnh và cả sự dũng cảm vượt qua nhận thức và quán tính về một  nhà nước vốn quen hoạt động như nhà đầu tư lớn, nhà quản lý lớn, người cung ứng dịch vụ lớn và cũng là người sở hữu lượng tài sản xã hội lớn nhất. Những thói quen này khiến Việt Nam đang đối diện với nhiều hệ lụy không thể khắc phục trong ngày một ngày hai, đó là căn bệnh mãn tính “nghiện” và tha hóa quyền lực, tình trạng “cha chung không ai khóc”, lối hành xử méo mó, tùy tiện do bị chi phối bởi lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ, bệnh thành tích, hình thức, giả dối nặng nề và phổ biến. Nợ công, nợ xấu, tham nhũng và lãng phí ngày càng gia tăng cả về quy mô, hậu quả. Văn hóa kinh doanh, văn hóa lãnh đạo và tham nhũng đang trở thành quốc nạn làm suy yếu toàn diện đất nước …
Những nỗ lực đột phá thể chế, cắt giảm thủ tục hành chính để cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong cách nghĩ và cách làm trên hành trình xây dựng “nhà nước kiến tạo” Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam đang tích cực triển khai Luật Tổ chức chính quyền địa phương, hoàn thiện mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và quán triệt Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phân cấp mạnh và rõ hơn giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương theo hướng “Việc nào do cấp nào quản lý và giải quyết sát thực tiễn hơn thì giao nhiệm vụ và thẩm quyền cho cấp đó”; khắc phục tình trạng bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực giữa các Bộ, ngành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, tính thống nhất, thông suốt trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp. Theo đó, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp rõ ràng, đồng bộ và nhất quán, mang tính hiện đại, theo kịp trình độ phát triển luật pháp và thông lệ quốc tế. Các thủ tục hành chính phải đơn giản hoá, công khai, công bằng, thống nhất, nhanh chóng và trực tiếp. Việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn trong hệ thống cơ quan hành chính phải gắn liền với tăng cường trách nhiệm trực tiếp và cuối cùng của chúng. Đảm bảo mọi tài sản xã hội, mọi luật định và mọi công việc Nhà nước đều có người chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm hình sự cụ thể, rõ ràng; tạo lập cơ chế phòng ngừa và trấn áp tham nhũng có hiệu lực. Phát triển hệ thống tư pháp và thực hiện rộng rãi tự do báo chí, ngôn luận. Mọi khiếu nại của công dân phải được xét xử nhanh và thoả đáng trên cơ sở pháp luật. Thường xuyên tiến hành “tẩy rửa” bộ máy Nhà nước từ trên xuống. Kiên quyết loại bỏ những phần tử và những bộ phận quan chức tham nhũng. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật cho công tác quản lý Nhà nước. Hiện đại hoá các công nghệ quản lý nhà nước, đi đôi với nâng cao đạo đức, lý tưởng và năng lực nghiệp vụ chuyên môn của công chức nhà nước....
Hiệu lực, hiệu quả “nhà nước kiến tạo” và triển vọng phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam đã, đang và sẽ còn tuỳ thuộc rất lớn vào sự kết hợp tất yếu của bàn tay nhà nước với bàn tay thị trường; sự gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường; kết quả xây dựng và tạo động lực thể chế và lòng tin cho phát triển kinh tế trên cơ sở bảo đảm sự ổn định vĩ mô, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; tăng cường quyền tiếp cận thông tin và trách nhiệm giải trình, sự minh  bạch, nhất quán, dễ đoán định và uy tín quản lý nhà nước, kết quả giữ vững lòng tin thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của nhà nước thông qua các chính sách đòn bẩy kinh tế (nhất là, chính sách tài chính - tiền tệ) và can thiệp vào thị trường trực tiếp bằng chính sản phẩm và dịch vụ của mình là những hàng hóa và dịch vụ công.
Đồng thời, “nhà nước kiến tạo” Việt Nam cũng được từng bước hoàn thiện cùng với quá trình  đẩy mạnh xã hội hóa và tăng cường phân cấp quản lý các hoạt động đầu tư phát triển; đẩy mạnh quá trình tự do hóa kinh doanh, cổ phần hóa DNNN và phát triển công ty cổ phần; tạo môi trường thuận lợi cho phát huy dân chủ, sáng tạo và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo đảm sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách; coi trọng vai trò các hiệp hội và các thể chế xã hội dân sự; coi trọng sự phối hợp đồng bộ và chú ý tác động 2 mặt của chính sách; nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo, phản biện chính sách, cũng như hiệu lực triển khai, giám sát, kiểm tra và chế tài các vi phạm chính sách trên thực tế. Đồng thời, ngăn chặn các nguy cơ lạm dụng chính sách trục lợi cá nhân và lợi ích nhóm, biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp; xác định rõ 2 mục tiêu và 2 cơ chế quản lý tính chất hoạt động công ích và kinh doanh của các DNNN trong sự bình đẳng với các doanh nghiệp khác…
Thực tế đòi hỏi cần có cuộc cách mạng thực sự trong công tác cán bộ, đổi mới cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với vị trí việc làm và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể. Cơ chế đào tạo, tập hợp và trọng dụng nhân tài đó trong tương lai phải bao hàm những khía cạnh: Tạo sự di chuyển chất xám tự do trong thị trường lao động theo “quy luật tối ưu” của tự nhiên, thoả mãn các điều kiện nuôi dưỡng tốt nhất cho nhân tài (lương, điều kiện học tập, lao động, khả năng tiếp cận các thông tin và công nghệ mới, sự tôn trọng về tinh thần và thăng tiến cá nhân....). Bảo đảm nguyên tắc “người nào - việc nấy”. Không thể để tiếp diễn tình trạng người biết làm việc thì không có việc làm, người làm việc lại không biết cách hoặc làm việc kém hiệu quả. Các quan chức hành chính không thể đứng thay vào vị trí của các nhà khoa học và các doanh nhân thực thụ. Đề cao trách nhiệm cá nhân và năng lực sáng tạo cao nhất, sao cho để những người xứng đáng nhất cả về tài và đức được lựa chọn vào những vị trí quan trọng nhất trong bộ máy công quyền; trọng dụng và bảo vệ những  lãnh đạo và nhân tài đầu đàn, không phân biệt thành phần xuất thân; tái lựa chọn liên tục, lấy hiệu quả công việc làm cơ sở đánh giá và lựa chọn thay vì  bằng cấp, học vị, chức tước.
Đặc biệt, cần xây dựng những cơ chế hiệu quả bảo vệ lợi ích quốc gia (lãnh thổ, tài nguyên, con người, môi trường, đạo đức và truyền thống tốt đẹp…); xây dựng, hoàn thiện và phổ biến rộng rãi nhận thức về các giá trị xã hội chuẩn chung, tạo sự đồng thuận xã hội rộng rãi trong nước và quốc tế, kể cả với Việt Kiều, tạo thước đo tin cậy trong định hướng, đánh giá các hoạt động kinh tế - xã hội, xây dựng các thiết chế đủ hiệu lực bảo vệ, phát huy hiệu quả các nguồn lực và sức mạnh của quốc gia, của các địa phương và doanh nghiệp trong nước, quốc tế cho phát triển bền vững...
Cần nhấn mạnh rằng, điều cốt lõi để thành công trong xây dựng “nhà nước kiến tạo”  là phải có đủ dũng cảm thực hiện nhất quán trên thực tế, tránh hình thức, “đánh trống  bỏ dùi”, phù hợp mục tiêu từng giai đoạn cụ thể theo sát thực tiễn, nhằm tạo lập công cụ đắc lực phát huy hiệu quả mọi nguồn lực, tinh thần đoàn kết và sự đồng thuận xã hội quốc gia và quốc tế cao nhất, tất cả phải thực sự vì một Việt Nam ngày càng phát triển theo yêu cầu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”…
Nhìn chung, có thể thấy, nền kinh tế - tài chính Việt Nam hiện vẫn duy trì động lực tăng trưởng khá cao và kiểm soát được ổn định vĩ mô trên hầu hết các lĩnh vực. Điều này thể hiện những nỗ lực to lớn đáng ghi nhận của toàn thể hệ thống chính trị, nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân trên cả nước, ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương. Tuy nhiên, như báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2016 đã chỉ ra, chúng ta không thể thờ ơ và coi nhẹ những dấu hiệu và thông điệp cảnh báo nóng về nợ công và bội chi NSNN, cũng như sự phát triển không bền vững, thể hiện ở xu hướng suy giảm, thấp hơn cùng kỳ năm trước của hàng loạt chỉ tiêu vĩ mô quan trọng, như mức tăng GDP chung, mức tăng trưởng khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; ở tổng mức hàng hóa bán lẻ, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và ở một loạt mặt hàng xuất khẩu chủ lực (gạo, sắt thép, cao su, dầu thô); cũng như ở mức thu NSNN..; trong khi đó, có sự gia tăng áp lực hết sức đáng ngại của tình trạng bội chi NSNN, nợ công, thất nghiệp, tỷ lệ đói nghèo và nhu cầu an sinh xã hội. Động lực tăng trưởng kinh tế suy giảm do cả yếu tố khách quan và chủ quan, như thời tiết cực đoan (rét buốt, hạn khô và nhiễm mặn đất canh tác); do cạnh tranh giảm giá trên thị trường thế giới, gia tăng ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường biển và đặc biệt cả do nhận thức, thói quen buông lỏng, thậm chí coi thường kỷ cương pháp luật đang có xu hướng lan rộng trong cả nước. Đặc biệt, Việt Nam đang đối diện với tình trạng nguy cơ rừng cạn dần, biển chết dần và các dòng sông ngày càng khô kiệt, nhiễm mặn, ô nhiễm ruộng đất và môi trường sống,…
Áp lực phải đạt được mức tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội trong những tháng cuối năm và thời gian tới là rất lớn. Tiếp sức và duy trì động lực tăng trưởng cho nửa cuối năm là nhiệm vụ hàng đầu đặt ra cho tất cả các cơ quan lãnh đạo, điều hành và cộng đồng doanh nghiệp.
Động lực tăng trưởng sẽ không thể trông cậy vào mở rộng đầu tư công, tăng vay nợ công, vì trần nợ công đã tới giới hạn. Việc hạ lãi suất và mở rộng tín dụng ưu đãi cũng bị hạn chế, do xu hướng tăng lãi suất huy động gắn với áp lực lạm phát tăng. Động lực phát triển bền vững phải cộng hưởng từ sự tăng tốc giải ngân các dự án đầu tư công trong kế hoạch đã duyệt; từ kết quả hoạt động của số doanh nghiệp thành lập mới, mở rộng sản xuất và quay lại hoạt động; từ sự tạo thuận lợi hơn nữa cho các luồng khách du lịch, cũng như từ kết quả tăng dư nợ tín dụng, tăng vốn đầu tư toàn xã hội và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; đặc biệt, cần được mở rộng từ sự quyết liệt triển khai các giải pháp thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 2016 mà Quốc hội khóa trước đã nêu; cũng như nghiêm túc thực thi các Nghị quyết của Chính phủ (Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 7/1/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2016; Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số
35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến
năm 2020).
Theo đó, cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bãi bỏ hàng trăm quy định, điều khoản trong các luật đang cản trở tự do kinh doanh; bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2016, nhất là các văn bản thi hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, với tinh thần cầu thị và chủ động tháo gỡ khó khăn, giảm đến mức thấp nhất các gánh nặng tài chính, tín dụng và thể chế cho doanh nghiệp, kiên quyết xóa cho được lợi ích nhóm chi phối chính sách. Tiếp tục điều hành lãi suất, tỷ giá linh hoạt; ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các ngành công nghiệp hỗ trợ, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, gắn với các lợi thế về phát triển nguồn nguyên liệu nông, lâm nghiệp, thủy sản; tập trung chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp để thích nghi và khắc phục những bất cập từ biến đổi khí hậu. Đồng thời, đẩy mạnh xuất khẩu lao động và hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu, thuyền lớn vươn khơi; khôi phục ngư trường và hoạt động đánh bắt, nuôi trồng, tiêu thụ hải sản ở các địa phương bị ô nhiễm môi trường biển; gia tăng hoạt động xúc tiến thương mại chuyên nghiệp và hiệu quả, áp dụng công nghệ bảo quản mới và mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là các sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta...
Đặc biệt, người dân hoan nghênh việc tăng cường tổng rà soát và có các quy trình, kịch bản và giải pháp đồng bộ, cụ thể để ngăn chặn sớm nguy cơ từ các dự án có phát thải môi trường trên cả nước; phân công và truy cứu, làm rõ trách nhiệm cá nhân, đơn vị trong giám sát, bảo vệ môi trường, nghiêm trị những sai phạm của bất kỳ ai, dù ở câp bậc nào, đương nhiệm hay đã chuyển, nghỉ công tác.
Khai mở và phối hợp hiệu quả những động lực tăng trưởng mới bền vững hơn, trước hết, từ những đột phá thể chế, xiết chặt kỷ cương, tôn trọng luật pháp thực sự là việc cần phải làm, để không chỉ tiếp sức tăng trưởng kinh tế cho nửa cuối năm nay, mà còn để tăng tốc và nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế, tăng cường bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sống theo yêu cầu phát triển bền vững trong thời gian tới…
 
(Tạp chí Ngân hàng số 16, tháng 8/2016)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đám bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam
Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đám bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam
19/04/2024 0 lượt xem
Do nhu cầu tài chính phục vụ cho quá trình chuyển đổi của các doanh nghiệp ngày càng cao nên thị trường tín dụng liên kết bền vững toàn cầu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Việt Nam cần nhanh chóng thúc đẩy và mở rộng hoạt động cho vay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ở đa dạng ngành, nghề thực hiện chiến lược phát triển bền vững.
Thực hiện tăng trưởng xanh - Tiền đề cho phát triển bền vững của Việt Nam
Thực hiện tăng trưởng xanh - Tiền đề cho phát triển bền vững của Việt Nam
12/04/2024 801 lượt xem
Phát triển bền vững đang là mục tiêu quan trọng của Việt Nam trong những năm qua và trong tương lai, theo đó tăng trưởng xanh với sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường chính là tiền đề để thực hiện mục tiêu này.
Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đảm bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam
Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đảm bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam
10/04/2024 839 lượt xem
Bài viết đề xuất một số khuyến nghị về xây dựng, thực thi chính sách tín dụng liên kết bền vững để góp phần đảm bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam...
Thực tiễn triển khai ESG tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Thực tiễn triển khai ESG tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
05/04/2024 1.115 lượt xem
Nghiên cứu trình bày về tầm quan trọng của ESG (Environmental - môi trường, Social - xã hội, Governance - quản trị) trong quá trình phát triển bền vững của ngân hàng, thực tiễn triển khai các hoạt động về ESG, các kết quả đạt được và thách thức, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai ESG trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.
Tác động của minh bạch và công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Tác động của minh bạch và công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
03/04/2024 1.036 lượt xem
Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu tác động của tính minh bạch và công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility - CSR) đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng.
Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
02/04/2024 986 lượt xem
Bài viết dựa trên cơ sở tổng quan về giám sát tài chính, tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để rút ra một số bài học và khuyến nghị đối với công tác giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước tại Việt Nam hiện nay.
Kinh nghiệm thực thi chính sách tài chính khí hậu trên thế giới và một số khuyến nghị cho Việt Nam
Kinh nghiệm thực thi chính sách tài chính khí hậu trên thế giới và một số khuyến nghị cho Việt Nam
01/04/2024 994 lượt xem
Một trong những vấn đề khó khăn nhất hiện nay đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, đó là việc thiếu nguồn lực tài chính để ứng phó với biến đổi khí hậu, hay còn gọi là tài chính khí hậu...
Xây dựng Sổ tay kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Xây dựng Sổ tay kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
28/03/2024 1.080 lượt xem
Để nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ NHNN phù hợp thông lệ quốc tế và các quy định về kiểm toán nội bộ của Việt Nam, một trong những yêu cầu hiện nay là nghiên cứu, rà soát, ban hành Sổ tay Kiểm toán nội bộ NHNN nhằm tập hợp, hệ thống hóa các quy định chung về kiểm toán nội bộ của NHNN.
Nâng cao chất lượng Chatbot chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Nâng cao chất lượng Chatbot chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
25/03/2024 1.463 lượt xem
Trong kỉ nguyên số, Chatbot đóng vai trò vô cùng quan trọng và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, trong đó có lĩnh vực ngân hàng.
Hạch toán phái sinh ngoại hối tại các tổ chức tín dụng và công tác quản lý ngoại hối của cơ quan nhà nước
Hạch toán phái sinh ngoại hối tại các tổ chức tín dụng và công tác quản lý ngoại hối của cơ quan nhà nước
22/03/2024 2.185 lượt xem
Trong thị trường kinh tế, giao dịch phái sinh là một dạng hợp đồng dựa trên giá trị các loại tài sản cơ sở khác nhau như hàng hóa, chỉ số, lãi suất hay cổ phiếu (giấy tờ có giá).
Văn hóa số và lộ trình xây dựng
Văn hóa số và lộ trình xây dựng
11/03/2024 2.505 lượt xem
Hiện nay, quyết liệt chuyển đổi số, tạo dựng hệ sinh thái ngân hàng mở, tạo ra nền tảng phát triển bán lẻ, tăng doanh thu dịch vụ, gia tăng trải nghiệm của khách hàng là xu hướng chủ đạo của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam.
Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Nhìn từ bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay
Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Nhìn từ bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay
07/03/2024 3.370 lượt xem
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ quốc gia có thu nhập thấp sang quốc gia có thu nhập trung bình. Song, những khó khăn nội tại và thách thức bên ngoài của nền kinh tế làm cho nguy cơ Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình là có thể.
Động lực và kì vọng mới cho tương lai
Động lực và kì vọng mới cho tương lai
07/03/2024 2.367 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia; thăm chính thức Australia và New Zealand từ ngày 05 - 11/3/2024 theo lời mời của Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon.
Vai trò, tầm quan trọng của ESG trong phát triển bền vững tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Vai trò, tầm quan trọng của ESG trong phát triển bền vững tại ngân hàng thương mại Việt Nam
05/03/2024 4.250 lượt xem
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đang dần chú trọng hơn đến sự phát triển bền vững như một hướng đi quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc gắn chặt đào tạo cơ bản với đào tạo thực tế tại Học viện Ngân hàng
Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc gắn chặt đào tạo cơ bản với đào tạo thực tế tại Học viện Ngân hàng
21/02/2024 2.861 lượt xem
Mô hình Ba Nhà là một mô hình nổi tiếng nêu bật sự gắn liền chặt chẽ giữa đào tạo lí thuyết và đào tạo thực tế, thông qua mối quan hệ giữa cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp và chính phủ với tiềm năng đổi mới và phát triển kinh tế trong một xã hội tri thức.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.800

83.800

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.800

83.800

Vàng SJC 5c

81.800

83.820

Vàng nhẫn 9999

74.800

76.700

Vàng nữ trang 9999

74.700

76.000


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,100 25,440 26,252 27,714 30,724 32,055 157.77 167.11
BIDV 25,130 25,440 26,393 27,618 30,763 32,067 158.12 166.59
VietinBank 25,090 25,443 26,504 27,799 31,154 32,164 160.64 168.59
Agribank 25,100 25,440 26,325 27,607 30,757 31,897 159.58 167.50
Eximbank 25,040 25,440 26,425 27,239 30,914 31,866 160.82 165.77
ACB 25,110 25,442 26,596 27,279 31,230 31,905 161.07 166.37
Sacombank 25,170 25,420 26,701 27,261 31,332 31,835 162.03 167.05
Techcombank 25,192 25,442 26,362 27,707 30,760 32,094 157.36 169.78
LPBank 24,960 25,440 26,088 27,611 30,970 31,913 158.36 169.76
DongA Bank 25,170 25,440 26,570 27,260 31,080 31,940 159.20 166.40
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?