Xây dựng các kịch bản kinh tế biển xanh để phát triển kinh tế đại dương bền vững
02/06/2022 1.709 lượt xem
Đại dương bao phủ hơn 3/4 diện tích hành tinh và hấp thụ đến 30% lượng khí CO2 do con người tạo ra. Kinh tế đại dương toàn cầu hiện đóng góp khoảng 3 nghìn tỷ USD mỗi năm, tức 5% GDP của thế giới bao gồm các ngành chính là dầu khí, vận tải biển, cảng, năng lượng tái tạo, thủy sản, hệ sinh thái biển và du lịch biển.

Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 ki-lô-mét là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là 28 tỉnh và thành phố ven biển. Đất nước có đường bờ biển dài với nhiều tiềm năng điện gió ven bờ và ngoài khơi, nếu được phát triển hợp lý, sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và giúp Việt Nam đạt được các cam kết trung hòa carbon vào 2050.

1. Vai trò của kinh tế đại dương cho phát triển bền vững

Biển và đại dương thế giới là kho tài nguyên sinh vật tự nhiên vô cùng to lớn, với diện tích khoảng 360 triệu ki-lô-mét vuông, chiếm 71% bề mặt trái đất. Biển và đại dương chứa khoảng 1,5 tỷ ki-lô-mét khối nước, bằng 97,3% toàn bộ lượng nước của hành tinh.

Theo tính toán của các nhà khoa học, trong lòng biển và đại dương thế giới có khoảng 180.000 loài thực vật và 20.000 loài động vật, trong đó đã phát hiện hơn 400 loài cá và hơn 100 loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra còn có khoảng 260 loài chim sống gắn bó với biển và đại dương, ước tính sức sản xuất nguyên khai của biển và đại dương khoảng 500 tỷ tấn sinh khối/năm, trong đó sản lượng cá biển ước tính khoảng 600 triệu tấn/năm. Hiện nay, sản lượng khai thác hải sản của thế giới mới đạt trên 100 triệu tấn/năm. Như vậy, biển và đại dương còn tiềm năng rất lớn mà con người chưa khai thác đến.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), kinh tế biển đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thúc đẩy đổi mới. Biển và đại dương giúp đối phó với nhiều thách thức mà kinh tế thế giới phải đối mặt trong những thập niên tới, từ đảm bảo an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, cung ứng tài nguyên tự nhiên, năng lượng và cải thiện điều kiện chăm sóc y tế.

Thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của đại dương. Mục tiêu của Liên hợp quốc về bảo tồn, sử dụng bền vững biển, đại dương được xem là thước đo phát triển của các quốc gia. Bảo đảm đại dương bền vững là một trong những trụ cột chính để nhân loại đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).
Trữ lượng nguồn lợi hải sản của Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2030 dự báo sẽ được duy trì ở mức 4,365 triệu tấn/năm

Kinh tế đại dương bền vững hay kinh tế biển xanh là khái niệm mới, dùng để chỉ sự phát triển của các hoạt động kinh tế biển một cách tổng hợp và bền vững. Kinh tế biển bao gồm các lĩnh vực như: Năng lượng tái tạo, du lịch biển và ven biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, vận tải biển, quản lý chất thải và bảo tồn biển.

Cách tiếp cận kinh tế biển bền vững không chỉ coi đại dương là nơi cung cấp các nguồn lực kinh tế duy nhất, mà còn kêu gọi bảo vệ và phục hồi các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khi tìm cách cải thiện phúc lợi của con người và công bằng xã hội. Cách tiếp cận như vậy phải tính toán và kết hợp đầy đủ các tác động của biến đổi khí hậu, đảm bảo ứng phó với Covid-19 (kể cả các gói cứu trợ kinh tế) sẽ đóng góp vào việc phục hồi tốt hơn, vì một nền kinh tế biển công bằng, bền vững và có khả năng chống chịu hơn. 

2. Tiếp cận “tài khoản đại dương” và kinh tế biển xanh

Theo Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (WWF), hơn 2/3 giá trị kinh tế từ biển phụ thuộc trực tiếp vào “điều kiện sức khỏe” của các đại dương. Trong bối cảnh nhu cầu đối với nguồn thực phẩm và tài nguyên từ các vùng biển gia tăng nhanh chóng, các “khu vực xanh” này cũng đang biến đổi nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong hàng chục triệu năm qua, khi số lượng sinh vật biển đang suy giảm nghiêm trọng và tình trạng ô nhiễm tràn lan.

OECD nhấn mạnh kinh tế biển là yếu tố then chốt đảm bảo tương lai thịnh vượng của loài người. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế trên các đại dương đang đứng trước nhiều rủi ro: Sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên biển, ô nhiễm, nhiệt độ và mực nước biển gia tăng, tình trạng axít hóa tại các đại dương và thu hẹp đa dạng sinh học.

Trước đây, kinh tế đại dương được quản lý qua việc quản trị các ngành kinh tế cụ thể, như đánh bắt thủy hải sản, vận tải biển, du lịch biển... Với cường độ thấp, cách tiếp cận này có thể phù hợp. Việc quản trị biển theo hướng này chủ yếu dựa trên tập hợp các chính sách kinh tế cho các ngành nghề khác nhau, kèm theo các chính sách về bảo tồn biển. Tuy nhiên, những cách tiếp cận như vậy không còn đủ để ứng phó với cường độ hoạt động trên biển ngày càng cao, áp lực gia tăng như hiện nay.

Theo OECD, kinh tế đại dương là một ranh giới kinh tế mới, không thể thiếu cho một tương lai bền vững và thịnh vượng. Kinh tế đại dương (trong bối cảnh bình thường), có thể dự kiến tăng trưởng từ 1,5 nghìn (năm 2010) tới 3,0 nghìn tỷ USD (năm 2030), cung cấp thêm 9 triệu việc làm trong giai đoạn này. Thử thách chính trong thập kỷ tới là làm sao để vừa xây dựng các cơ chế điều hành và quản trị để đạt được những con số nêu trên, và vừa đảm bảo tính bền vững cho biển và đại dương.

Đã có nhiều nỗ lực nhằm đánh giá nền kinh tế đại dương theo một cách tổng hợp hơn, được gọi là “tài khoản đại dương”, để tính toán các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường của đại dương và bờ biển. Tài khoản đại dương là một tập hợp có cấu trúc thông tin nhất quán và có thể so sánh được: bản đồ, số liệu thống kê và chỉ số liên quan đến môi trường biển và ven biển, các hoàn cảnh xã hội và hoạt động kinh tế có liên quan phù hợp với nền tảng hệ thống hạch toán kinh tế - môi trường.

Tài khoản đại dương quốc gia ưu tiên ba chỉ số về kinh tế đại dương: (i) Sản phẩm đại dương (tính theo GDP); (ii) Bản hạch toán tài khoản đại dương, dùng để đo lường sự thay đổi của các tài sản phi sản xuất và sản xuất; và (iii) Thu nhập từ đại dương, tính toán lợi ích cho các quốc gia từ kinh tế biển (tính theo GNI).

Kinh tế đại dương được hình thành từ nhiều lĩnh vực ngành nghề. Đối với các nước thu nhập trung bình - thấp, kinh tế biển có đóng góp đáng kể cho GDP. Đóng góp cho GDP từ 06 lĩnh vực kinh tế biển giai đoạn 2005 - 2015 là 9 - 11%. Việc xây dựng các tài khoản đại dương nhằm xác định GDP, liên quan đến thu nhập quốc dân và phát triển bền vững, là bước quan trọng đầu tiên để hiện thực hóa tiềm năng quốc gia trong một nền kinh tế đại dương đang ngày được mở rộng.

Trong khi đó, kinh tế biển xanh có thể được xem là gắn liền với nhiều cách tiếp cận của kinh tế xanh, nhưng chỉ liên quan đến các lĩnh vực kinh tế biển (Marine economies). Kinh tế biển xanh là thuật ngữ xuất hiện trong giai đoạn chuẩn bị của Hội nghị Rio+20 năm 2012 và được áp dụng rộng rãi trong những năm qua.

Hội nghị Đại dương thế giới năm 2015 đã đưa ra khái niệm: “Kinh tế biển xanh là một nền kinh tế biển phát triển bền vững, ở đó hoạt động kinh tế biển cân bằng với khả năng đáp ứng của các hệ sinh thái biển một cách liên tục”. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP, 2013) cho rằng: “Kinh tế biển xanh là cách tiếp cận dựa trên tầm nhìn về cải thiện sự thịnh vượng và công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kể những rủi ro môi trường và sự khan hiếm tài nguyên”. Ngân hàng Thế giới đưa ra định nghĩa: “Kinh tế biển xanh là việc sử dụng bền vững tài nguyên đại dương, cải thiện sinh kế và việc làm, sức khỏe các hệ sinh thái đại dương”.

Như vậy, kinh tế biển xanh tập trung nhiều hơn vào các khía cạnh môi trường và quản trị đại dương. Tuy nhiên, luận điểm và cách tiếp cận, áp dụng kinh tế biển xanh cấp quốc gia có thể khác nhau tùy thuộc sự khác biệt của các nước. Các thách thức này bao gồm đảm bảo bao hàm các trụ cột xã hội, kinh tế và môi trường, xác lập đường lối bảo đảm cân bằng thực sự giữa tăng trưởng và phát triển với bảo vệ biển và đại dương.

3. Bối cảnh phát triển kinh tế biển xanh cho Việt Nam

Việt Nam là quốc gia biển, với đường bờ biển dài hơn 3.260 ki-lô-mét . Kinh tế biển là động lực, tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế. Các tỉnh, thành phố ven biển Việt Nam chiếm hơn 50% dân số cả nước, phần lớn lao động làm việc trong các ngành nghề liên quan đến biển; đóng góp của 28 tỉnh, thành ven biển vào GDP cả nước hiện đã vượt ngưỡng 60%.

Việt Nam có lợi thế về giao thông đường biển, khi gần các tuyến đường hàng hải quốc tế và khu vực. Vùng biển Việt Nam nằm tại khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao và là cầu nối giữa nhiều cường quốc kinh tế và chính trị trên thế giới. Đây là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển ngành hàng hải, công nghiệp tàu thủy và logistics, nhất là khi có tới 114 cửa sông, 52 vịnh nước sâu ven bờ miền Trung (vũng, vịnh, đầm phá chiếm 60% chiều dài đường bờ biển), hơn 100 vị trí có thể xây dựng các cảng biển lớn. Mặt khác, vị trí thuận tiện cho giao thông và các vũng, vịnh kín có độ sâu lớn, không gian rộng lớn ở ven biển và trên bờ biển rất thuận lợi làm cảng biển và phát triển các khu kinh tế ven biển.

Với vị trí địa lý và điều kiện thuận lợi, phát triển kinh tế biển đã trở thành nhu cầu tất yếu trong suốt quá trình phát triển của Việt Nam. Hoạt động kinh tế biển ở Việt Nam rất đa dạng và có thể chia thành hai loại chính:

Thứ nhất, các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển: Kinh tế hàng hải (dịch vụ vận tải biển và cảng biển); thủy sản (đánh bắt và nuôi trồng); khai thác dầu khí ngoài khơi; du lịch biển; làm muối; dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn; hoạt động kinh tế đảo.

Thứ hai, các hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp đến khai thác biển (nhưng không diễn ra trên biển), do yếu tố biển hoặc phục vụ trực tiếp các hoạt động kinh tế biển: Đóng mới và sửa chữa tàu thuyền; công nghiệp chế biến dầu khí; công nghiệp chế biến thủy sản; cung cấp dịch vụ biển; thông tin liên lạc (biển); nghiên cứu khoa học và công nghệ biển, đào tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế biển, điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển.

Nhận thức đầy đủ vị thế, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế biển, Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng để phát triển bền vững kinh tế biển. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 24/11/2021 về đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

4. Các kịch bản phát triển kinh tế biển xanh cho Việt Nam

Báo cáo “Kinh tế biển xanh Việt Nam hướng đến kịch bản phát triển bền vững kinh tế biển” được Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) công bố (tháng 5/2022), đánh giá vai trò của các ngành trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội thông qua 6 ngành/lĩnh vực chính (được lựa chọn) của kinh tế biển xanh ở Việt Nam, bao gồm: (1) Thủy sản; (2) Dầu khí; (3) Năng lượng biển tái tạo; (4) Du lịch biển và ven biển; (5) Hàng hải; (6) Môi trường, đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái biển.

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng, phân tích bối cảnh, xu hướng thị trường, năng lực khai thác cũng như yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và yêu cầu phát triển kinh tế biển xanh, mỗi lĩnh vực kinh tế biển chủ yếu đã phác thảo những nét chính về các kịch bản phát triển cho thời kỳ đến năm 2030. Các phân tích này đã giả định những điều kiện cụ thể của mỗi kịch bản trong mỗi lĩnh vực ngành nghề và đưa ra kịch bản được lựa chọn với những đánh giá khả thi theo góc nhìn chuyên gia để tham khảo. Có hai kịch bản được xem xét cho từng ngành nghề bao gồm:

Kịch bản cơ sở: Được phát triển từ giả định, rằng các điều kiện nguồn lực và cơ chế chính sách dựa trên các phương pháp tiếp cận hiện tại và các kế hoạch và chiến lược đã được xây dựng đến năm 2030. Kịch bản cơ sở thể hiện là kịch bản kinh doanh thông thường cho quốc gia dựa trên các chính sách và kế hoạch đã được phê duyệt. Các ngành kinh tế vẫn phát triển trong không gian biển sẵn có, không gây ra xung đột lớn đến các lĩnh vực kinh tế biển khác. Sự ảnh hưởng đến môi trường của các ngành kinh tế biển vẫn ở mức chấp nhận được. Mức tăng trưởng kinh tế về cơ bản tương tự như mức bình quân 10 năm qua.

Kịch bản kinh tế biển xanh: Các kịch bản xanh được xây dựng dựa trên ý tưởng rằng các can thiệp thực tế và khả thi bổ sung vào năm 2030 có thể thay đổi các kết quả kinh tế và xã hội theo hướng tích cực so với kịch bản cơ sở.

Theo kịch bản xanh, cơ chế chính sách có sự điều chỉnh phù hợp hơn với yêu cầu gia tăng chất lượng và đảm bảo bền vững môi trường và duy trì nguồn tài nguyên biển. Sự ảnh hưởng đến môi trường của các ngành kinh tế biển vẫn ở mức chấp nhận được và bắt đầu có những hành động thực tế cải thiện môi trường, làm giàu thêm hệ sinh thái biển như ban hành các chính sách bảo tồn biển và quy hoạch phát triển hệ thống khu bảo tồn biển. Các ngành kinh tế biển vẫn cơ bản phát triển trong không gian biển sẵn có, không gây ra xung đột lớn đến các lĩnh vực kinh tế biển khác. Ngoài ra, các kịch bản xanh cũng hình thành một nền tảng để thúc đẩy tiến trình thực hiện các cam kết khí hậu của Việt Nam, bao gồm trung hòa carbon vào năm 2050.

Một số nội dung chính của các kịch bản kinh tế biển xanh thuộc 6 lĩnh vực nêu trên:

Thủy sản

Kịch bản bền vững này dự đoán rằng, các cơ quan quản lý ở cả cấp trung ương và chính quyền địa phương sẽ có những hành động thích hợp, hiệu quả trong quản lý nghề cá và bảo vệ nguồn lợi thủy sản để cải thiện tính bền vững của nghề cá biển quốc gia theo các quy định trong Luật Thủy sản năm 2017.

Nguồn lợi thủy sản biển ở các vùng biển sâu, gò nổi và thềm lục địa của Việt Nam sẽ được đánh giá đầy đủ trong giai đoạn tiếp theo 2021 - 2030. Trữ lượng nguồn lợi hải sản trong giai đoạn 2021 - 2030 dự báo sẽ được duy trì ở mức 4,365 triệu tấn/năm.

Về sản lượng đánh bắt hằng năm, để đảm bảo phát triển bền vững nghề cá và nguồn lợi thủy sản, sản lượng đánh bắt hằng năm sẽ phải giảm xuống mức sản lượng bền vững tối đa (MSY) là 2,65 - 2,75 triệu tấn/năm trong giai đoạn tiếp theo 2020 - 2030.

Để đạt mức MSY này vào năm 2030, sản lượng khai thác cá biển phải giảm dần 2%/năm trong giai đoạn 2020 - 2030. Mặc dù tổng công suất và số lượng các tàu khai thác vùng ven bờ và vùng lộng sẽ giảm, nhưng hiệu quả quản lý nghề cá sẽ được cải thiện, nhưng vẫn sẽ phải giảm 1%/năm trong giai đoạn 2020 - 2030 vì mục đích bảo vệ và phục hồi tài nguyên, đáp ứng yêu cầu tổng sản lượng khai thác bền vững tối đa hằng năm cũng sẽ giảm 2%/năm như đã đề cập ở trên.

Đối với nuôi, trồng ở biển, khoảng 57.000 ha trong tổng số 500.000 ha diện tích tiềm năng đã được khai thác sử dụng để phát triển nuôi, trồng ở biển trong giai đoạn 2010 - 2019 (chiếm 11,4% diện tích tiềm năng). Với việc đa dạng hóa đối tượng nuôi, trồng ở biển, đầu tư nhiều hơn vào nuôi lồng biển tiên tiến, hiện đại, cải tiến kỹ thuật nuôi và nâng cao năng lực sản xuất giống, đặc biệt là ở các vùng biển hở, khoảng 105.000 hec-ta trong số các khu vực tiềm năng đó có thể được khai thác sử dụng vào nuôi, trồng rong biển, vi tảo biển, cá biển, nhuyễn thể và các loài khác trong giai đoạn tiếp theo với tốc độ tăng trưởng diện tích hằng năm khoảng 5,7%/năm.

Với dự báo sẽ có nhiều nỗ lực hơn nữa trong nghiên cứu công nghệ và cơ chế quản lý hiệu quả hơn lĩnh vực nuôi biển, thì sản lượng và năng suất nuôi biển được dự đoán sẽ tăng lần lượt ở mức 11,8%/năm và 5,8%/năm.

Dầu khí

Kịch bản xanh là trường hợp PetroVietnam chuyển đổi thành công ty năng lượng có mức phát thải thấp. Trong kịch bản này, có một làn sóng đầu tư mới vào thăm dò khai thác: Các mỏ đang khai thác được khuyến khích đầu tư thêm giảm đà suy giảm sản lượng, hệ số bù trữ lượng liên tục có mức cao hơn 1, gia tăng trữ lượng ở mức tốt, các mỏ mới kịp thời được đưa vào phát triển, về tổng thể sản lượng khai thác dầu khí ổn định và cuối 2026 - 2030 tăng dần về mức gần với giai đoạn 2012 - 2015; đóng góp cho nền kinh tế của PetroVietnam được bổ sung các giá trị mới từ điện gió ngoài khơi, các dạng năng lượng tái tạo khác, các sản phẩm và dịch vụ carbon thấp (hydrogen, chôn lấp CO2...). Mặt khác, hoạt động của PetroVietnam sẽ hiệu quả hơn, ít phát thải hơn và ít ảnh hưởng đến môi trường hơn.

Theo dự kiến, PetroVietnam đặt mục tiêu công suất tái tạo 100 megawatt (MW) vào năm 2025 và 900MW vào năm 2035. Điều này phù hợp vì hướng tới duy trì đóng góp hợp lý cho nền kinh tế quốc dân, phát triển theo hướng xanh hơn, vận hành hiệu quả hơn, giảm phát thải CO2 và đóng góp tích cực vào cam kết của Việt Nam tại COP26.

Năng lượng biển tái tạo

Là kịch bản các dự án điện gió ngoài khơi tốt đã được xác định và đề xuất đưa vào Quy hoạch điện VIII sẽ được xem xét khai thác ở mức tối đa tiềm năng kinh tế - kỹ thuật. Kịch bản này cũng sẽ đưa ra động lực quan trọng để thúc đẩy tiến trình đạt được các cam kết khí hậu của Việt Nam.

Theo đó, đến năm 2030, tổng công suất lắp đặt đề xuất sẽ là 10.000MW. Trong đó, các dự án điện gió gần bờ là 4.500MW; dự án điện gió ngoài khơi (nằm trong phạm vi từ 3 hải lý tính từ đường ranh giới trên biển đến 50 km) là 5.000MW; dự án điện gió ngoài khơi (trên 50km) là 500MW.

Như vậy, trong kịch bản xanh, tỷ lệ sản xuất điện từ các nguồn điện gió ngoài khơi được nối lưới cao hơn so với kịch bản cơ sở do lượng điện gió ngoài khơi được phát triển tương đối lớn, chiếm 8,03% vào năm 2030. Tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính đạt 40,24 triệu tấn (CO2 tương đương) vào năm 2030. Do đó, hỗ trợ tài chính tăng lên đáng kể so với kịch bản cơ sở do chi phí xây dựng móng và cáp điện tăng.

Vấn đề cơ bản cần xem xét sẽ bao gồm tiềm năng khai thác kinh tế, kỹ thuật của các nguồn điện gió ngoài khơi, khả năng và các nguồn hỗ trợ tài chính sẵn có trong điều kiện của Việt Nam, nhu cầu điện giai đoạn đến năm 2030 trong điều kiện và khả năng cung cấp nguồn năng lượng sơ cấp trong nước như than, dầu, khí đốt và thủy điện lớn bị hạn chế và sẽ thiếu hụt. Trong khi đó, tiềm năng các nguồn điện gió ngoài khơi tương đối cao, nếu tổ chức tốt việc khai thác sẽ thay thế một phần nguồn năng lượng truyền thống đang cạn kiệt, tạo ra nguồn năng lượng xanh, sạch góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững.

Du lịch biển và ven biển

Kịch bản xanh trong du lịch biển xem xét các yếu tố liên quan như: Tác động của biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19. Tập trung phát triển bền vững, chú trọng hiệu quả kinh doanh thông qua nâng cao chất lượng (dẫn đến tăng chi tiêu của khách du lịch), đa dạng hóa sản phẩm du lịch và kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

Thị trường quốc tế: Lượng khách quốc tế năm 2022 bằng 30% năm 2019, tăng trưởng năm 2023 là 5%, giai đoạn 2024 - 2025 là 4%/năm và năm 2026 - 2030 sẽ là 3% mỗi năm (bằng mức trung bình thế giới).

Thị trường trong nước: Năm 2022 bằng 80% mức của năm 2019, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2022 - 2023 là 6%/năm, giai đoạn 2024 - 2025 là 5%, giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng 3%/năm.

Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam: 8,5 ngày (năm 2025) và 9 ngày (năm 2030); chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế: 190USD/ngày (năm 2025) và 250USD/ngày (năm 2030). Chi tiêu bình quân của khách du lịch trong nước năm 2025 là 100USD/ngày và 130USD/ngày vào năm 2030.

Có thể thấy, kể cả khi tổng lượng khách du lịch thấp hơn nhưng chi tiêu cao hơn, thời gian lưu trú dài hơn trên mỗi du khách thì hiệu quả kinh doanh du lịch sẽ cao hơn, thu nhập sẽ cao hơn trong khi lượng khí thải thấp hơn do ít đi lại hơn. Để đạt được điều này, các sản phẩm du lịch cần đa dạng hơn nữa, nâng cao chất lượng dịch vụ và khuyến khích các loại hình du lịch có thời gian kéo dài.

Hàng hải

Trọng tâm đối với kinh tế hàng hải của Việt Nam là khai thác có hiệu quả các cảng biển và dịch vụ vận tải biển. Quy hoạch, xây dựng, tổ chức khai thác đồng bộ, có hiệu quả các cảng biển tổng hợp, cảng trung chuyển quốc tế, cảng chuyên dùng gắn với các dịch vụ hỗ trợ; xây dựng hoàn thiện hạ tầng logistics và các tuyến đường giao thông, kết nối liên thông các cảng biển với các vùng, miền, địa phương trong nước và quốc tế.

Phát triển cảng biển theo mô hình cảng xanh: Xác định tiêu chí cảng xanh và tổ chức triển khai áp dụng thí điểm mô hình cảng xanh phù hợp với điều kiện Việt Nam; từng bước triển khai mô hình cảng xanh phù hợp với điều kiện Việt Nam; thúc đẩy việc sử dụng công nghệ sạch, carbon thấp, thân thiện với môi trường trong hoạt động kinh doanh khai thác cảng, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu; áp dụng bắt buộc tiêu chí cảng xanh từ năm 2030.

Kịch bản xanh cho vận tải biển đến năm 2030 tương ứng phương án cao theo Quy hoạch được duyệt. Đối với phát triển đội tàu quốc gia, mặc dù số lượng và trọng tải năm 2030 giảm nhẹ so với hiện nay, nhưng thị phần vận tải quốc tế vẫn duy trì ở mức 10% do đội tàu phát triển theo hướng hiện đại, tăng khả năng khai thác hiệu quả. Năng lực thông qua hệ thống cảng biển đạt 1444 triệu tấn vào năm 2030, riêng năng lực thông qua container đạt 47,0 triệu TEU.

Nhu cầu vận tải biển gắn liền với khối lượng thông qua cảng biển đồng nghĩa với đòi hỏi hệ thống có đủ năng lực đáp ứng. Phát triển đội tàu quốc gia cũng gắn liền với nhu cầu vận tải biển với nhiệm vụ đảm nhận 100% nhu cầu vận tải biển nội địa và tăng thị phần vận tải quốc tế.

Môi trường, đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái biển

Môi trường, đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững nên việc sử dụng khôn khéo các hệ sinh thái biển cho phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng mang lại những lợi ích kép và góp phần thực hiện thành công 17 mục tiêu SDGs đến năm 2030.

Theo đó, để bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học biển phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế biển xanh, cần thiết phải thực hiện một số giải pháp: Tăng cường áp dụng các công cụ kinh tế, cơ chế dựa vào thị trường (MBA) trong quản lý, khai thác, sử dụng môi trường, đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển.

Lựa chọn các mô hình kinh tế biển bền vững, mô hình kinh tế tuần hoàn phù hợp với mục tiêu vừa phát triển kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, hàng hóa trên thị trường vừa góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển.

Khai thác các giá trị của khu bảo tồn, cảnh quan thiên nhiên, kết hợp bảo tồn với phát triển du lịch sinh thái; tiếp tục mở rộng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường biển, đất ngập nước ven biển để tạo nguồn thu đầu tư bảo vệ, phục hồi, phát triển đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên.

Nghiên cứu, thử nghiệm tiếp cận chế đồng quản lý nguồn lợi thủy sản, áp dụng chứng chỉ sinh thái, tiếp cận các cơ chế thị trường khác trong khai thác nguồn lợi thủy sản; lập ngân hàng dữ liệu, bản đồ về các vùng đất ngập nước tự nhiên ven biển, các thảm cỏ biển, rạn san hô và các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù khác.

5. Nhận diện một số thách thức chính đối với kinh tế biển xanh

Thách thức về địa chính trị: Khu vực Biển Đông là một trong những vùng biển còn có tranh chấp giữa nhiều bên liên quan. Đây là một trong những yếu tố không thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của toàn vùng. Vì vậy, trong thời gian tới, cần ưu tiên đẩy mạnh các hoạt động để giải quyết những tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán giữa các bên liên quan trong khu vực Biển Đông.

Hạn chế về năng lực tài chính: Việt Nam vẫn là nước đang phát triển với mức GDP/người còn thấp (khoảng 3.520 USD/người năm 2020). Điều đó cho thấy, sự hạn chế rất lớn về năng lực tài chính, kể cả khu vực tài chính công lẫn của các doanh nghiệp tư nhân. Nhìn chung, việc chuyển đổi các ngành, các cơ sở sản xuất từ “nâu” sang “xanh” cũng đồng thời là quá trình tái cơ cấu lại quy trình sản xuất, công nghệ, kỹ thuật. Công nghệ sản xuất “xanh” về cơ bản là loại công nghệ mới, thâm dụng vốn, giá cả đắt nên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận. Ngoài ra, chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng của hầu hết các lĩnh vực kinh tế biển đều đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn.

Hạn chế về năng lực khoa học - công nghệ biển: Sự hạn chế về năng lực khoa học - công nghệ biển thể hiện qua một loạt các biểu hiện như công tác điều tra, thăm dò tài nguyên biển còn yếu và thiếu; năng lực sản xuất các loại thiết bị truyền thống phục vụ phát triển kinh tế biển như đóng tàu, xây dựng bến cảng...; các cơ sở nghiên cứu khoa học về biển, nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển còn ít.

Hạn chế về nhân lực: Là một quốc gia biển nhưng lực lượng lao động làm việc trong những ngành nghề trực tiếp liên quan đến biển còn ít về số lượng và yếu về chất lượng. Phần lớn tri thức nghề nghiệp của lao động có được đều do tự tích lũy kinh nghiệm, không qua hệ thống đào tạo chính quy. Đây cũng là một điểm hạn chế không nhỏ cần được giải quyết trong phát triển kinh tế biển xanh thời gian tới.

Ngoài ra, quản lý phát triển kinh tế biển xanh đòi hỏi phải tiếp tục nỗ lực cải cách thể chế nhiều hơn nữa. Trong đó, cần đẩy nhanh quy hoạch không gian biển và các chính sách là cần thiết để khai thác tiềm năng to lớn của ngành kinh tế biển, cân bằng sự tăng trưởng của các lĩnh vực liên kết chặt chẽ giữa các ngành, vì sự phát triển của một ngành có thể tác động đến những ngành khác.

6. Kết luận

Đại dương là một cơ thể sống, là không gian sinh tồn của các loài sinh vật, trong đó có con người. Việc khai thác các tài nguyên biển phục vụ cuộc sống con người sẽ ngày càng gia tăng, ngày càng đa dạng hơn do sức sản xuất và khoa học công nghệ ngày càng phát triển. Nhu cầu và năng lực khai thác các tài nguyên biển ngày càng tăng trên tất cả mọi ngành/lĩnh vực.

Tuy nhiên, việc khai thác chúng ngày càng bộc lộ sự đánh đổi: sự gia tăng, mở rộng khai thác kinh tế cũng sẽ ảnh hưởng đến môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển. Vì vậy, đặt ra yêu cầu tìm kiếm và xác định điểm cân bằng trong phát triển giữa các ngành nghề kinh tế biển, giữa khai thác và bảo tồn các nguồn tài nguyên biển.

Phát triển kinh tế biển xanh là một vấn đề mới, mức độ thành công thuộc vào nhiều yếu tố, cả khách quan lẫn chủ quan. Mặc dù có nhiều thách thức, nhưng cũng có những cơ hội rõ ràng cho sự phát triển kinh tế biển xanh ở Việt Nam. Phát triển kinh tế biển xanh là một định hướng quan trọng trong số các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của đất nước, để hướng đến mục tiêu cao hơn, như mục cam kết trung hòa carbon vào năm 2050.

Việt Nam cần tận dụng tốt các cơ hội để vừa phát triển bền vững kinh tế biển, vừa bảo vệ được tài nguyên biển cho sự phát triển của các thế hệ mai sau. Tuy nhiên, khung chính sách thông qua Nghị quyết 36 và rộng hơn là SDGs đưa ra định hướng chính sách rõ ràng về phía trước và nghiên cứu này cung cấp tổng hợp về nền kinh tế xanh để giúp định hình việc thực hiện.

Tài liệu tham khảo:

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (2018). Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
2. VASI, UNDP (2022). Kinh tế biển xanh Việt Nam: Hướng đến kịch bản phát triển bền vững kinh tế biển. Hà Nội, tháng 5/2022.
3. Nguyễn Chu Hồi (2020), Kinh tế biển xanh: Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật.
4. Nguyễn Đình Đáp (2020), Giải pháp phát triển nền kinh tế biển xanh cho Việt Nam, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số tháng 6/2020.
5. Nguyễn Đình Đáp (2021). Xây dựng và phát triển kinh tế biển xanh cho Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng số 14/2021.
6. World bank (2017). The potential of the blue economy: Increasing long-term benefits of the sustainable use of marine resources for small island developing states and coastal least developed countries.
7. Nguyễn Chu Hồi, Cao Lệ Quyên và Đỗ Song Hào (2020). Vai trò của ngư dân trong phát triển nghề cá biển bền vững và có trách nhiệm ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, số 18/2020.

TS. Nguyễn Đình Đáp, TS. Đoàn Thị Thu Hương
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tác động của tái định vị thương hiệu đến hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của tái định vị thương hiệu đến hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
16/05/2023 199 lượt xem
Tái định vị thương hiệu là xu hướng marketing đi cùng sự phát triển của doanh nghiệp, sự thay đổi và phát triển về nhu cầu của khách hàng mục tiêu, của thị trường và của môi trường kinh doanh. Tái định vị thương hiệu ngân hàng giúp các ngân hàng có được vị trí trong tâm trí và trái tim khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần và gia tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Nghiên cứu thực nghiệm về ý định chấp nhận tiền điện tử của thế hệ Z bằng việc vận dụng lí thuyết về hành vi có kế hoạch
Nghiên cứu thực nghiệm về ý định chấp nhận tiền điện tử của thế hệ Z bằng việc vận dụng lí thuyết về hành vi có kế hoạch
12/05/2023 1.145 lượt xem
Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá ý định hành vi của thế hệ Z (thế hệ sinh ra từ năm 1997 đến năm 2012) đối với việc chấp nhận tiền điện tử. Bằng việc vận dụng lí thuyết về hành vi có kế hoạch để thực hiện phân tích ý định hành vi chấp nhận tiền điện tử, nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương bé nhất riêng phần (PLS) với cách tiếp cận để phân tích mẫu 230 người thuộc thế hệ Z.
Giảm tốc kinh tế thế giới và nhân tố tác động
Giảm tốc kinh tế thế giới và nhân tố tác động
10/05/2023 287 lượt xem
Năm 2022, kinh tế thế giới giảm tốc do bất ổn địa chính trị, lạm phát ở mức cao và làn sóng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương. Trong quý I và dự báo triển vọng kinh tế thế giới năm 2023 tiếp tục chứng kiến biến động ở nhiều khu vực bởi những “tàn dư” của đại dịch Covid-19, áp lực lạm phát, khủng hoảng năng lượng do hậu quả của xung đột Nga - Ukraine và lãi suất tăng cao tiếp tục đẩy kinh tế thế giới suy giảm mạnh.
Trí tuệ nhân tạo thúc đẩy hoạt động bán hàng trả góp
Trí tuệ nhân tạo thúc đẩy hoạt động bán hàng trả góp
08/05/2023 230 lượt xem
Trí tuệ nhân tạo đã và đang góp phần quan trọng trong việc thay đổi toàn diện hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống con người. Hiểu và áp dụng đúng trí tuệ nhân tạo sẽ đem lại những tiện ích, rút ngắn thời gian nghiệp vụ, loại bỏ những thủ tục rườm rà...
Quyết định tài trợ tín dụng xanh cho bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu: Nghiên cứu các nhân tố và khuyến nghị
Quyết định tài trợ tín dụng xanh cho bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu: Nghiên cứu các nhân tố và khuyến nghị
05/05/2023 238 lượt xem
Sự phát triển của tín dụng xanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và các yếu tố tác động đến sự phát triển của tín dụng xanh theo những cách khác nhau, tùy thuộc vào bối cảnh của mỗi quốc gia, trong từng giai đoạn phát triển, sự phát triển của nền kinh tế và thị trường tài chính.
Rủi ro tín dụng và các mô hình quản lí rủi ro tín dụng tại Việt Nam
Rủi ro tín dụng và các mô hình quản lí rủi ro tín dụng tại Việt Nam
04/05/2023 579 lượt xem
Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường.
 Kinh tế toàn cầu tác động và ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trong nước
Kinh tế toàn cầu tác động và ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trong nước
29/04/2023 488 lượt xem
Trong 4 tháng đầu năm 2023, hầu hết các nền kinh tế phát triển đều tăng trưởng chậm lại; trong đó, GDP quý I/2023 của Mỹ dự báo chỉ tăng khoảng 1% và khu vực châu Âu tăng 0,1% so với cùng kì năm 2022...
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với hệ thống chuỗi cung ứng
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với hệ thống chuỗi cung ứng
26/04/2023 376 lượt xem
Một trong những thách thức lớn nhất mà các công ty sản xuất phải đối mặt hiện nay là sự gia tăng đáng kể các vấn đề về chuỗi cung ứng. Thật không may, cách tiếp cận truyền thống không thể phù hợp với sự đa dạng của những vấn đề phức tạp này. Sự ra đời các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) giúp liên kết các hoạt động thông minh với thiết kế và quy trình chuỗi cung ứng để cứu vãn một số thiếu hụt hoạt động trong chuỗi cung ứng.
Các nhân tố phía cầu tác động đến tài chính toàn diện tại Việt Nam
Các nhân tố phía cầu tác động đến tài chính toàn diện tại Việt Nam
12/04/2023 767 lượt xem
Tài chính toàn diện ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong phát triển, ổn định kinh tế của mỗi quốc gia, do đó, việc nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới tài chính toàn diện tại Việt Nam có ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn. Kết quả mô hình các nhân tố tác động tới tài chính toàn diện tại Việt Nam chỉ ra rằng: Giới tính có tác động ngược chiều tới việc sở hữu tài khoản, sử dụng các dịch vụ tiết kiệm, sử dụng thẻ ATM, sử dụng thẻ tín dụng, sử dụng dịch vụ bảo hiểm, đầu tư.
Ảnh hưởng của kiến thức và sự tự tin đến hành vi ra quyết định của khách hàng trong sử dụng dịch vụ tài chính
Ảnh hưởng của kiến thức và sự tự tin đến hành vi ra quyết định của khách hàng trong sử dụng dịch vụ tài chính
06/04/2023 644 lượt xem
Kiến thức tài chính của khách hàng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hành vi của khách hàng trong sử dụng dịch vụ tài chính. Kiến thức này bao gồm hai loại: Kiến thức chủ quan và kiến thức khách quan. Hai loại kiến thức này hình thành nên sự tự tin thái quá hoặc kém tự tin của khách hàng. Khi khách hàng quá tự tin hay kém tự tin sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả ra quyết định của khách hàng.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường và hàm ý cho Việt Nam
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường và hàm ý cho Việt Nam
25/03/2023 1.040 lượt xem
Công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường (BVMT) bao gồm thuế, phí, lệ phí, đặt cọc, kí quỹ, quỹ BVMT, trợ cấp môi trường... Không giống như công cụ hành chính mang tính chất mệnh lệnh, công cụ kinh tế mang tính mềm dẻo, linh hoạt, khiến cho người gây ô nhiễm và người hưởng thụ môi trường có các hành vi xử sự có lợi cho môi trường.
Tác động của quản lí rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của quản lí rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam
20/03/2023 991 lượt xem
Quản lí rủi ro tín dụng hiệu quả đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của các ngân hàng vì nó có thể phá hủy hoặc đảm bảo khả năng duy trì và tăng trưởng của ngân hàng. Bài viết nghiên cứu tác động của quản lí rủi ro tín dụng, được đo lường bằng tỉ lệ nợ xấu, tỉ lệ an toàn vốn, tỉ lệ chi phí, tỉ lệ thanh khoản, tỉ lệ cho vay trên tiền gửi đối với khả năng sinh lời, được đo lường bằng tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam.
Vai trò của tài chính số trong ổn định hệ thống tài chính
Vai trò của tài chính số trong ổn định hệ thống tài chính
16/03/2023 1.161 lượt xem
Trên thế giới và ở Việt Nam, tài chính số đang ở trong giai đoạn phát triển bùng nổ với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng. Qua nhiều nghiên cứu và kiểm nghiệm thực tế cho thấy, phát triển tài chính số cải thiện sự ổn định của hệ thống tài chính thông qua việc tăng cường sự ổn định của hệ thống ngân hàng và hạn chế tỉ lệ lạm phát.
Kiểm soát hành vi “Tẩy xanh” - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính xanh
Kiểm soát hành vi “Tẩy xanh” - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính xanh
15/03/2023 681 lượt xem
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã và đang tìm cách xây dựng hình ảnh, thương hiệu gần gũi và thân thiện với môi trường. Trong các doanh nghiệp này, có những doanh nghiệp thực sự có những biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường, tuy nhiên, có những doanh nghiệp cố tình lừa dối khách hàng và các tổ chức có liên quan để xây dựng hình ảnh “xanh” cho doanh nghiệp.
Sử dụng công cụ đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Sử dụng công cụ đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
13/03/2023 1.861 lượt xem
Bài viết phân tích thực trạng sử dụng công cụ đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Với dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát 189 cán bộ thẩm định tín dụng và phỏng vấn sâu 11 chuyên gia là lãnh đạo của các NHTM Việt Nam, bằng việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa trên kĩ thuật phân tích thống kê so sánh.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

66.450

67.070

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

66.450

67.050

Vàng SJC 5c

66.450

67.070

Vàng nhẫn 9999

55.750

56.700

Vàng nữ trang 9999

55.600

56.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23,270 23,640 24,575 25,951 28,261 29,466 163.78 173.39
BIDV 23,320 23,620 24,752 25,940 28,372 29,619 164.31 173.07
VietinBank 23,235 23,655 24,821 25,956 28,606 29,616 164.85 172.8
Agribank 23,270 23,635 24,830 25,832 28,510 29,336 165.92 172.71
Eximbank 23,250 23,630 24,854 25,531 28,548 29,326 165.67 170.18
ACB 23,200 23,700 24,861 25,488 28,689 29,295 165.51 169.86
Sacombank 23,280 23,685 25,018 25,532 28,788 29,304 166.23 171.78
Techcombank 23,310 23,655 24,609 25,935 28,217 29,502 161.45 173.73
LPBank 23,300 23,900 24,794 26,122 28,725 29,665 164.18 175.63
DongA Bank 23,330 23,660 24,880 25,550 28,610 29,320 163.5 170.7
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
0,50
0,50
0,50
4,60
4,70
4,80
6,40
6,60
6,80
6,90
Sacombank
-
-
-
-
5,30
5,40
5,50
7,30
7,40
7,60
7,90
Techcombank
0,10
-
-
-
5,40
5,40
5,40
7,10
7,10
7,10
7,10
LPBank
-
0,20
0,20
0,20
5,00
5,00
5,00
7,30
7,30
7,70
8,00
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
5,50
5,50
5,50
7,90
7,95
8,00
8,30
Agribank
0,30
-
-
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,00
Eximbank
0,20
0,50
0,50
0,50
5,50
5,50
5,50
6,30
6,60
7,10
7,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?