Vốn tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo tại Trà Vinh
01/06/2018 3.025 lượt xem
Mai Lâm 

Trà Vinh là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao so với mặt bằng chung vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh hiện có 32% là đồng bào dân tộc Khmer. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh, cuối năm 2017, tỉnh có 23.078 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 8,41%, trong đó có gần 14 ngàn hộ nghèo người dân tộc Khmer; hộ cận nghèo  là 23.080 hộ, chiếm 8,68%. Do đó, nguồn vốn chính sách ưu đãi của Chính phủ được NHCSXH chuyển tải có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người nghèo tỉnh Trà Vinh, giúp họ có đồng vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo bền vững, đặc biệt đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 
Thoát khỏi cảnh nghèo nhờ đồng vốn chính sách
Nhớ lại những ngày tháng nghèo đói, không có ruộng vườn, chỉ vỏn vẹn một mái nhà tranh vách lá đủ tạm che nắng mà không thể che những cơn mưa nặng hạt, người phụ nữ dân tộc Khmer Thạch Thị Chính ở ấp Cái Già Trên, xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang đã không ngăn nổi nước mắt khi kể cho chúng tôi nghe hành trình thoát nghèo của gia đình chị. Những giọt nước mắt cho những khổ cực đã qua, hạnh phúc vì nhờ có đồng vốn chính sách mà cuộc sống của gia đình chị giờ đây đã tạm ổn định. Năm 2015, thông qua Hội Phụ nữ xã, chị được bình xét vay 30 triệu đồng vốn chính sách cho hộ nghèo đầu tư nuôi bò sinh sản. Sau hơn một năm đàn bò sinh sản được 2 con, chị bán lời 15 triệu đồng. Được sự tư vấn, động viên, hỗ trợ chuyên môn bằng hình thức mời tham dự các lớp tập huấn, học hỏi các mô hình sản xuất thành công của Hội phụ nữ, chị đã mạnh dạn bán bò và vay 30 triệu đồng vốn hộ cận nghèo chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Vụ tôm đầu tiên chị thu hoạch được 1,8 tấn tôm với giá bán 120.000 đồng/kg cho chị thu nhập hơn 200 triệu đồng, sau khi trừ đi tất cả các chi phí đầu tư ban đầu như đào ao, tiền mua con giống, thuê công đất… chị còn dư hơn 60 triệu đồng. Có tiền chị tiếp tục đầu tư mua tôm giống, sau hơn 2 tháng, chị thu hoạch và bán được hơn 70 triệu đồng. Qua hai vụ tôm, gia đình chị đã có nguồn thu nhập khá. Chị dự định qua vài mùa tôm nữa, có tiền tích lũy chị sẽ cất ngôi nhà khang trang thay thế cho ngôi nhà tranh dột nát hiện nay.
Chị Kim Thị Nga ở ấp Sóc Chùa, xã Thuận Hòa, huyện Cầu Ngang sinh ra trong một gia đình nghèo lại đông anh chị em. Chị chỉ có duy nhất mảnh đất nhỏ cha mẹ cho khi đi lấy chồng đủ dựng một túp lều tranh. Nhà có 4 miệng ăn, không có ruộng, ai thuê gì làm nấy, nhiều lúc không đủ ăn. Vợ chồng chị luôn đau đáu suy nghĩ làm gì để thoát được cảnh nghèo túng và để con cái không phải bỏ học giữa chừng. May mắn đến với gia đình chị khi năm 2014 được tiếp cận đồng vốn ưu đãi của NHCSXH huyện Cầu Ngang. Chị được xét vay vốn theo diện hộ nghèo 15 triệu đồng nuôi bò sinh sản. Sau hơn 1 năm bò sinh bê chị bán có lời và trả nợ ngân hàng 7 triệu đồng. Chị tiếp tục được vay 8 triệu đồng chương trình hộ dân tộc thiểu số nghèo Đồng bằng song Cửu Long theo Quyết định 74. Được sự tư vấn của cán bộ tín dụng NHCSXH và cán bộ khuyến nông huyện, chị đầu tư mua giống trồng ớt. Sau 3 tháng chăm bón đã cho thu hoạch và bán được 60 triệu đồng, trừ đi chi phí chị lời được 40 triệu đồng. “Có nằm mơ tôi cũng không nghĩ mình làm ra được số tiền lớn đến vậy, vợ chồng tôi không ngủ được suốt nhiều tháng vì mừng vui. Gia đình tôi còn được vay 6 triệu đồng để làm công trình nước sạch và vệ sinh môi trường và 25 triệu đồng theo Quyết định 33 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo để xây nhà tường khang trang, kiên cố. Nếu không được vay vốn từ NHCSXH để làm ăn, chắc giờ gia đình tôi vẫn còn ở trong túp lều tranh dột nát rồi! Giờ gia đình tôi rất phấn khởi, chúng tôi có động lực để tiếp tục phát triển sản xuất, gửi tiết kiệm hàng tháng tại NHCSXH, trả được nợ cho ngân hàng đúng hạn và thoát được khỏi cảnh nghèo”, đứng trước ngôi nhà khang trang vừa được hoàn tất xây dựng đầu năm, chị Nga hạnh phúc chia sẻ.
Hộ anh Nguyễn Văn Sáng và chị Nguyễn Thị Tý ở ấp Cẩm Hương, xã Mỹ Hòa cũng là một gia đình điển hình về thoát nghèo. Bắt đầu khởi nghiệp với 5 triệu đồng  nuôi bò sinh sản từ vốn vay chương trình hộ nghèo năm 2009 của NHCSXH, năm 2013, gia đình anh bán 4 con bò được hơn 40 triệu đồng. Đến năm 2014, anh chị được NHCSXH tạo điều kiện tiếp tục vay 30 triệu đồng để cải tạo rẫy trồng bắp nếp, đậu đũa, rau màu các loại. Không chỉ được vay vốn anh chị còn được hỗ trợ về kĩ thuật trồng trọt, chăm sóc đảm bảo cho cây phát triển tốt, không sâu bệnh và cho thu nhập cao. Chị Tý cho biết, đặc điểm của rau màu là mất nhiều công chăm sóc nhưng bù lại chi phí thấp, ngắn ngày, nhanh cho thu hoạch. 3 năm nay, thu hoạch từ ra màu trừ chi phí mỗi năm cũng cho gia đình chị thu nhập khoảng 40 - 50 triệu đồng/năm. Kinh tế gia đình nhờ đó mà vượt qua khó khăn, không những thoát nghèo mà còn có thu nhập ổn định.
Từ 30 triệu đồng vốn vay ưu đãi giải quyết việc làm, chị Thạch Thị Bích Som ở ấp Bình La, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành đã mạnh dạn mở một tiệm may nhỏ, đồng thời kết hợp làm nghề trang điểm, cho thuê áo cưới, trang phục lễ hội, chủ yếu phục vụ cho đồng bào dân tộc Khmer,… Đến nay, cửa hàng của chị cũng mang lại cho gia đình nguồn thu nhập khá ổn định với mức khoảng 4 triệu đồng/tháng, tháng cao điểm mùa cưới, mùa lễ hội của đồng bào Khmer là khoảng 9 triệu đồng/tháng.
Ngoài những hộ gia đình chí thú làm ăn, quyết tâm thoát nghèo kể trên, tại địa bàn tỉnh Trà Vinh còn có nhiều hộ gia đình khác cũng đã mạnh dạn vay vốn để chăn nuôi bò, heo, đào ao nuôi tôm, cá, trồng rau màu, cây ăn trái… cho thu nhập cao, trở thành những mô hình điểm để các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng học hỏi, làm theo. 
Nỗ lực với sứ mệnh giúp dân giảm nghèo             
Trải qua gần 16 năm nỗ lực hoạt động, đưa nguồn vốn tín dụng chính sách về với người nghèo, từ 3 chương trình tín dụng chính sách nhận bàn giao ban đầu với tổng dư nợ là 51 tỷ đồng, tổng nợ xấu lên tới 11,2 tỷ đồng, chiếm 22%/tổng dư nợ, tốc độ dư nợ đạt thấp, đến nay, NHCSXH Trà Vinh đang thực hiện triển khai 14 chương trình với tổng dư nợ đạt trên 2.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 0,69%.
Đặc biệt, sau thời gian 5 năm thực hiện Đề án củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng (2012 - 2016), NHCSXH Trà Vinh đã đạt được những kết quả vượt bậc, triển khai có hiệu quả nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, tạo sự chuyển biến tích cực, khẳng định được vai trò quan trọng của Chi nhánh trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Gần 16 năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp trên 452 ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Trà Vinh được vay vốn; có trên 54 ngàn hộ thoát nghèo; thu hút tạo việc làm mới cho trên 73 ngàn lao động; gần 1.000 người đi lao động ở nước ngoài; trên 20 ngàn học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; hỗ trợ xây dựng hơn 51 ngàn công trình nước sạch và vệ sinh; hỗ trợ xây dựng gần 30 ngàn căn nhà ở cho hộ nghèo ...
Ông Lê Hoàng Phi, Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh Trà Vinh cho biết, để nguồn vốn chính sách đến được đúng đối tượng thụ hưởng và phát huy được hiệu quả cao nhất, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, NHCSXH tỉnh Trà Vinh đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, thực hiện linh hoạt công tác huy động nguồn vốn, quản lý điều hành tốt chỉ tiêu kế hoạch tín dụng, thực hiện chặt chẽ công tác giám sát nguồn vốn,… qua đó, đảm bảo hoàn thành kế hoạch tăng trưởng được giao; các chương trình tín dụng chính sách được giải ngân nhanh, kịp thời, đến đúng đối tượng thụ hưởng, mục tiêu đến năm 2020, 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận ngồn vốn NHCSXH. Thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức hội đoàn thể thực hiện tốt công tác tuyên truyền, lồng ghép các nguồn vốn tín dụng chính sách với các chương trình, dự án tại địa phương như: chương trình khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư và chuyển giao khoa học kỹ thuật; lồng ghép vốn tín dụng chính sách với các chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm.
Nhờ đó, vốn tín dụng ưu đãi từ NHCSXH được người nghèo sử dụng hợp lý, có hiệu quả giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tự lực vươn lên, được làm quen với việc vay, trả nợ, gửi tiết kiệm ngân hàng, do đó, đã thay đổi cơ bản nhận thức, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, vốn tín dụng ưu đãi cũng góp phần không nhỏ trong việc hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn.
Trong suốt quá trình hoạt động, NHCSXH tỉnh Trà Vinh luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc NHCSXH, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp, sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, nhất là sự ủng hộ, đồng tình của người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã phối hợp cùng NHCSXH tỉnh Trà Vinh thực hiện và hoàn thành tốt những mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra.
Gần 16 năm kề vai sát cánh cùng người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, NHCSXH Trà Vinh đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu về giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội; góp phần hạn chế tình trạng học sinh sinh viên phải bỏ học giữa chừng do gia đình gặp khó khăn về tài chính, nhiều hộ gia đình được xây dựng và sử dụng các công trình nước sạch và vệ sinh, các hộ nghèo có nhà ở ổn định, khang trang hơn; vốn vay ưu đãi đã giúp nhiều hộ nghèo, hộ khó khăn ở nông thôn phát triển sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt, khôi phục các làng nghề truyền thống, giúp nhiều hộ có điều kiện thoát nghèo để tiếp tục vươn lên trong cuộc sống, góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, việc đưa đồng vốn ưu đãi tới hộ nghèo và các đối tượng chính sách của NHCSXH Trà Vinh còn có tác động quan trọng đối với việc đảm bảo an sinh - xã hội, giữ vững an ninh, chính trị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo định hướng của Đảng và Nhà nước.

(Tạp chí Ngân hàng số 10, tháng 5/2018)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tạo lập nguồn vốn qua kênh tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An
Tạo lập nguồn vốn qua kênh tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An
19/04/2024 83 lượt xem
Tỉnh Long An là địa phương có vị trí thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ đi về các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Cùng với đó, điều kiện tự nhiên của tỉnh Long An cũng rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên: Phát huy vai trò trụ cột giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên: Phát huy vai trò trụ cột giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương
09/04/2024 698 lượt xem
Xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên hôm nay đã là địa danh nổi tiếng với nhiều loại cây ăn quả, nơi cung cấp cây giống, cây cảnh ra toàn quốc và xuất khẩu sang nhiều nước láng giềng.
Đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
29/03/2024 1.411 lượt xem
Thời gian qua, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp tích cực vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; trong đó, việc quản lí và đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán luôn được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Quảng Trị chú trọng, quan tâm chỉ đạo sát sao.
Agribank cùng ngành Ngân hàng đóng góp quan trọng vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế đất nước
Agribank cùng ngành Ngân hàng đóng góp quan trọng vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế đất nước
26/03/2024 1.665 lượt xem
Ngay từ những tháng đầu năm 2024, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã nỗ lực quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng ngành Ngân hàng thúc đẩy các động lực tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Phát huy lực lượng và tiềm năng của thế hệ trẻ từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
Phát huy lực lượng và tiềm năng của thế hệ trẻ từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
25/03/2024 1.684 lượt xem
Đảng ta xác định “thanh niên giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người”. Nghị quyết số 04-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) về công tác thanh niên trong thời kì mới...
Tín dụng chính sách: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ
Tín dụng chính sách: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ
12/03/2024 2.477 lượt xem
Trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác phụ nữ; ban hành nhiều văn kiện, nghị quyết, chính sách, pháp luật, nghị định...
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị dành nhiều ưu đãi hỗ trợ các đối tượng hưởng chính sách thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị dành nhiều ưu đãi hỗ trợ các đối tượng hưởng chính sách thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt
11/03/2024 2.752 lượt xem
Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt và Công văn số 123/UBND-KGVX ngày 08/01/2024 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Trị về tăng cường thực hiện chi trả ASXH không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh...
Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền - mục tiêu quan trọng và xuyên suốt của chính sách bảo hiểm tiền gửi
Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền - mục tiêu quan trọng và xuyên suốt của chính sách bảo hiểm tiền gửi
27/02/2024 2.582 lượt xem
Năm 2023 qua đi với những dấu ấn quan trọng của ngành Ngân hàng vào quá trình phục hồi kinh tế - xã hội, đảm bảo thanh khoản và sự phát triển an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD).
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
26/02/2024 3.972 lượt xem
Qua hơn 20 năm hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện cho vay 16 chương trình tín dụng chính sách...
Tổ vay vốn - cầu nối gắn kết giữa Agribank và khách hàng
Tổ vay vốn - cầu nối gắn kết giữa Agribank và khách hàng
26/02/2024 2.760 lượt xem
Thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Thỏa thuận liên ngành giai đoạn 2021 - 2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)...
Tăng cường xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền
Tăng cường xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền
19/02/2024 2.595 lượt xem
Xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền (PCRT) luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đặc biệt quan tâm trong quá trình thực hiện công tác PCRT ở Việt Nam. Trong năm 2023, nhiều văn bản hướng dẫn Luật PCRT năm 2022 được ban hành, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức báo cáo triển khai hiệu quả công tác PCRT.
Phát triển tín dụng xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kết quả, thách thức và một số khuyến nghị
Phát triển tín dụng xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kết quả, thách thức và một số khuyến nghị
16/02/2024 2.778 lượt xem
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới về các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đổi mới hoạt động, tích cực chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đổi mới hoạt động, tích cực chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động
14/02/2024 2.097 lượt xem
Năm 2023 là năm ghi dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (NHVN) với các hoạt động, sự kiện nổi bật kỷ niệm 30 năm thành lập và đặc biệt đã tổ chức thành công Đại hội Công đoàn NHVN lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống ngân hàng Việt Nam
Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống ngân hàng Việt Nam
12/02/2024 2.183 lượt xem
Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đang quản lí Kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia với sự tham gia báo cáo thông tin của 100% các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động tại Việt Nam, hơn 1.200 quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô cũng như các tổ chức khác trong và ngoài hệ thống ngân hàng, trên cơ sở cập nhật định kì, đột xuất dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và các giải pháp thu thập, xử lí thông tin tự động, tiên tiến.
Truyền thông chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Sáng tạo, đổi mới trong hoạt động truyền thông giáo dục tài chính
Truyền thông chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Sáng tạo, đổi mới trong hoạt động truyền thông giáo dục tài chính
11/02/2024 2.151 lượt xem
Truyền thông chính sách là vấn đề được quan tâm ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, những năm gần đây, truyền thông chính sách đã ngày càng khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng. Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm tới truyền thông chính sách, triển khai tích cực và thường xuyên, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách và tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.800

83.800

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.800

83.800

Vàng SJC 5c

81.800

83.820

Vàng nhẫn 9999

74.800

76.700

Vàng nữ trang 9999

74.700

76.000


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,100 25,440 26,252 27,714 30,724 32,055 157.77 167.11
BIDV 25,130 25,440 26,393 27,618 30,763 32,067 158.12 166.59
VietinBank 25,090 25,443 26,504 27,799 31,154 32,164 160.64 168.59
Agribank 25,100 25,440 26,325 27,607 30,757 31,897 159.58 167.50
Eximbank 25,040 25,440 26,425 27,239 30,914 31,866 160.82 165.77
ACB 25,110 25,442 26,596 27,279 31,230 31,905 161.07 166.37
Sacombank 25,170 25,420 26,701 27,261 31,332 31,835 162.03 167.05
Techcombank 25,192 25,442 26,362 27,707 30,760 32,094 157.36 169.78
LPBank 24,960 25,440 26,088 27,611 30,970 31,913 158.36 169.76
DongA Bank 25,170 25,440 26,570 27,260 31,080 31,940 159.20 166.40
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?