Vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc chuyển đổi số - áp dụng thực tiễn tại Vietcombank
27/10/2021 2.794 lượt xem
Những năm gần đây, việc thực hiện chuyển đổi số bước đầu đem lại một số kết quả nhất định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và từng ngành, lĩnh vực nói riêng. Đại hội XIII của Đảng đã đề cập nội dung chuyển đổi số là một tất yếu khách quan và có lộ trình, bước đi thích hợp.
 
Đường lối, chủ trương đúng đắn cũng như lộ trình đề ra phù hợp của Đảng ta đã thúc đẩy chuyển đổi số trong hầu hết các mặt của đời sống xã hội, qua đó giúp cho đất nước có những bước tiến vững vàng, mạnh mẽ ngay trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Các doanh nghiệp, trong đó có Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã vận dụng sáng tạo các đường lối, chủ trương của Đảng vào thực tiễn, bước đầu gặt hái được các kết quả khả quan trong công cuộc chuyển đổi số, tạo ra các động lực phát triển mới, các cơ hội mới đầy hứa hẹn mà chưa từng có tiền lệ nhờ vào ứng dụng thực tiễn của chuyển đổi số.

Bối cảnh thế giới và Việt Nam trong công cuộc chuyển đổi số

Thế giới đương đại thường xuyên xảy ra những chuyển biến lớn với nhiều sự kiện diễn ra một cách nhanh chóng, vừa mang đến cho chúng ta những thời cơ, vận hội và thắp sáng những hi vọng tương lai, lại vừa đặt ra trước mắt những nguy cơ, thách thức. Thế giới ngày một xích lại gần nhau hơn. Cả thế giới là một thị trường; hàng tỷ người ở mọi vùng miền trên trái đất có thể cùng xem một trận bóng đá, cùng thưởng thức những chương trình văn hóa nghệ thuật, cùng theo dõi những sự kiện trọng đại đang diễn ra trên khắp các châu lục. Với tác động của khoa học công nghệ, thế giới như được phẳng ra, những khoảng cách về không gian đang thu hẹp lại bởi giao thông đa phương tiện hết sức nhanh chóng, thuận lợi và thông tin liên lạc ngày càng dễ dàng, thông suốt. Các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng cho con người ngày càng thông minh hơn, đi trước và hướng dẫn cảm thụ tiêu dùng của con người.
 

 
Nhưng cũng có mặt khác của thế giới rất đáng lo ngại. Sự chuyển dịch quyền lực và thay đổi chiến lược trong ngoại giao của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga đã làm thay đổi sâu, rộng toàn bộ mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới cả về chính trị, quân sự và kinh tế. Các vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống ngày càng chịu tác động nghiêm trọng, đó là khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, phổ biến vũ khí hủy diệt, biến đổi khí hậu hủy hoại môi trường và hệ sinh thái; đặc biệt là dịch bệnh và đói nghèo ngày một diễn ra trầm trọng hơn, các hình thái mới về an ninh của các quốc gia như an ninh môi trường, an ninh lương thực hay an ninh mạng đang ngày càng ảnh hưởng lên xã hội một cách rõ rệt.

Với tiến trình toàn cầu hóa như hiện nay, Việt Nam cũng không đứng ngoài phạm vi ảnh hưởng của những diễn biến trên thế giới. Chúng ta là một nước đang phát triển, do đó cần nắm bắt cơ hội, cũng như lường trước các thách thức, khó khăn để có những thay đổi phù hợp với bối cảnh chung của thế giới.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và dịch bệnh Covid-19 đang là vấn đề mang tính thời sự mà các quốc gia cũng như Việt Nam hiện phải đối mặt hằng ngày, nó tác động toàn diện cả về kinh tế và xã hội. Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen giao tiếp xã hội, thay đổi cách thức vận hành của nền kinh tế trên mỗi quốc gia, trong khi đó, các thành tựu, sản phẩm của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang được ứng dụng ngày một rộng rãi và hiệu quả để khắc phục chính những vấn đề nảy sinh do đại dịch này. Không chỉ các chính phủ, người dân cần thay đổi để thích nghi với tình hình mới, mà các doanh nghiệp - những chủ thể quan trọng của nền kinh tế - cũng đang từng ngày phải thay đổi để thích nghi với tình hình mới, với các “trạng thái bình thường mới” để giúp nâng cao tính cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm tốt hơn, thiết thực hơn.

Nhu cầu chuyển đổi số với từng quốc gia và vai trò với mỗi doanh nghiệp

Trong những năm gần đây, bên cạnh các chủ đề xoay quanh “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” thì các vấn đề như “chính phủ điện tử”, “chuyển đổi số”, “kinh tế số”, “xã hội số” cũng nổi lên như một xu thế tất yếu mà mỗi chính phủ cũng như mỗi doanh nghiệp đều đang đưa ra như những mục tiêu chiến lược trong lộ trình phát triển.

Tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 được mỗi người trong chúng ta cảm nhận rất rõ; nhiều công ty, doanh nghiệp phải giải thể, người lao động mất việc làm, các thói quen cũ kỹ từ trước đã không còn và không thể duy trì. Tuy nhiên, bên cạnh sự tác động tiêu cực, đại dịch này cũng tạo ra mặt tích cực, nó cũng chính là động lực để các tổ chức, doanh nghiệp thúc đẩy sự thay đổi để thích nghi, thúc đẩy động lực tăng trưởng để vừa sẵn sàng đối mặt với đại dịch, với các trạng thái “bình thường mới”, nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu phát triển chung. Đúng như nhận xét, phân tích của rất nhiều chuyên gia trên thế giới: “Trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào cũng có cơ hội; khủng hoảng càng mạnh, cơ hội càng lớn”.

Để nắm bắt cơ hội trong khủng hoảng, các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp cũng như những công dân, thành viên trong mỗi đơn vị phải sẵn sàng thích nghi, sẵn sàng học hỏi và thay đổi, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay. Công nghệ thông tin và chuyển đổi số chính là chìa khóa để xóa nhòa đi khoảng cách địa lý, khoảng cách về trình độ phát triển, là công cụ để đón đầu những cơ hội mới trong giai đoạn đại dịch Covid-19 diễn ra, cũng như kỷ nguyên hậu khủng hoảng.

Một thực tế diễn ra ngay từ năm 2020 khi đại dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện và tàn phá hầu khắp các mặt của đời sống, xã hội, rất nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng do không kịp thích nghi với sự thay đổi về cách thức vận hành phù hợp, nhưng cũng không ít doanh nghiệp đã chủ động điều chỉnh, thích nghi và duy trì được đà phát triển; nhiều doanh nghiệp dựa vào lợi thế về công nghệ, chủ động tiến hành chuyển đổi số còn phát triển nhanh hơn, mạnh hơn so với các năm trước đó.

Việt Nam với đặc thù là quốc gia đang phát triển, rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đang loay hoay với các thiết bị, máy móc có công nghệ đã lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ. Theo thống kê, hiện có tới 24% doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ ở mức trung bình và chỉ có 1% doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến.

Chuyển đổi số chính là việc ứng dụng công nghệ vào mọi hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện trong thời đại bùng nổ về công nghệ trên nền tảng của hệ thống internet mạnh mẽ, chính vì vậy đòi hỏi trình độ rất cao của nguồn nhân lực và sự hiện đại về kỹ thuật.

Chúng ta đang hội nhập mạnh mẽ và không nằm ngoài xu thế phát triển chung của thế giới, vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam tất yếu phải thay đổi để thích nghi và phát triển. Về mặt vĩ mô, đây là thời điểm để nước ta nắm bắt cơ hội chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Các doanh nghiệp cũng cần chủ động hướng tới tất cả ứng dụng công nghệ mà thời đại 4.0, thời đại của công cuộc chuyển đổi số đã và đang sản sinh ra, nên biết kết hợp công nghệ mang tính ứng dụng để tạo ra các sản phẩm khác biệt có tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Tốc độ phát triển công nghệ hiện nay là rất nhanh, nếu không sớm thích nghi, doanh nghiệp sẽ không thể duy trì sự phát triển. Bên cạnh sự đầu tư về công nghệ và các giải pháp chuyển đổi số mang tính ứng dụng cao, bản thân các doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi phương thức quản trị cũng như phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao để phù hợp với kỷ nguyên số. Công nghệ phát triển kéo theo các thách thức về an toàn, an ninh trong chính các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ doanh nghiệp, đây cũng là những thách thức mới cho mỗi doanh nghiệp.

Theo kết quả khảo sát “Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện năm 2020 khảo sát trên 400 doanh nghiệp cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu nhận thức và ứng dụng các công nghệ số vào các khâu như quản trị nội bộ, mua hàng, logistics, sản xuất, marketing, bán hàng và thanh toán. Khi dịch Covid-19 lan rộng, dẫn tới những hạn chế tiếp xúc và các biện pháp giãn cách xã hội đã buộc các doanh nghiệp phải ứng dụng nhiều hơn các công nghệ số trong hoạt động của mình, nhất là trong quản trị nội bộ, thanh toán điện tử, marketing trực tuyến.

Đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, các ngân hàng đã nghiên cứu và triển khai chiến lược chuyển đổi số cho phép khách hàng truy cập sử dụng dịch vụ ngân hàng, kết nối với các hệ sinh thái số trên nền tảng Internet thay vì các kênh giao dịch tại quầy như truyền thống. Các ứng dụng ngân hàng số như VCB Digibank của Vietcombank đang ngày một phổ biến với các công nghệ tiên tiến đáp ứng không chỉ thay đổi phương thức giao dịch truyền thống, mà còn mở rộng khả năng kết nối với các hệ sinh thái ngoài ngân hàng phục vụ thanh toán, mua sắm trực tuyến giúp thay đổi hành vi của chính mỗi người dân, doanh nghiệp.

Các chủ trương, đường lối của Đảng với chuyển đổi số

Khẳng định vai trò to lớn của khoa học công nghệ, Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: “Khoa học công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển khoa học công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới” (theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, làm cho khoa học công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh”.

Đảng ta đã xác định từ sớm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong đó mục tiêu chuyển đổi số là cơ hội cho mọi dân tộc, nhất là các dân tộc đi sau có thể có phát triển nhanh bằng đi tắt, đón đầu. Dân tộc nào nắm bắt được cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp đem lại thì phát triển, giàu có; ngược lại, dân tộc nào không nắm bắt được sẽ bị gạt ra ngoài sự phát triển. Trong đó các vấn đề cần phải thực hiện nổi lên gồm có: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về phát triển khoa học công nghệ và nắm bắt ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp đương đại, ứng dụng; đẩy mạnh cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ khoa học công nghệ cao.

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số làm nền tảng căn bản đưa nước ta đi vào kỷ nguyên của Công nghiệp 4.0, kỷ nguyên số. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày  14/01/2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII vừa diễn ra đầu năm 2021, ngay trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới cũng như đất nước đang phải căng mình chống lại đại dịch Covid-19, Đảng ta đã thích ứng với tình hình mới, đưa vào Văn kiện những khái niệm cụ thể về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số, nội hàm của những khái niệm này cũng được nhấn mạnh nhiều lần trong mục tiêu, quan điểm phát triển các đột phá chiến lược. Với kỳ vọng là cuộc Cách mạng số sẽ thực sự tạo ra được bứt phá cho đất nước ta trong những thập niên tới, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số để tạo bứt phá và nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Ba đột phá chiến lược nêu trong Văn kiện Đại hội XIII về hoàn thiện đồng bộ thể chế, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đều ít nhiều gắn với chuyển đổi số. Trong đó, về chiến lược xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ thì Văn kiện Đại hội Đảng đã nhấn mạnh một yếu tố rất quan trọng, đó là chú trọng phát triển hạ tầng thông tin viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số và xã hội số.

Mục tiêu về phát triển kinh tế số trong giai đoạn 2021 - 2030 được nhấn mạnh trong Văn kiện Đại hội XIII là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển cũng như các nguồn lực và thế mạnh của Việt Nam. Phát triển kinh tế số sẽ là con đường tạo ra những bứt phá quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu đến năm 2030 trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Thời gian qua, diện mạo đất nước đã thay đổi rất nhiều, chính mỗi người dân trong chúng ta đều ít nhiều cảm nhận được những thay đổi mà quá trình chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số đã tạo ra trong hầu hết các mặt của đời sống. Hầu khắp các bộ, ban, ngành cũng như các địa phương đã xây dựng hoặc bắt đầu triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch về chuyển đổi số. Các nền tảng chuyển đổi số do chính con người Việt Nam làm chủ về công nghệ và phương thức triển khai đã giúp cho đất nước phát triển ổn định và bền vững, đáp ứng tốt với tình hình của thời đại mới, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra.

Có thể kể đến một số kết quả nổi bật như các nền tảng số phục vụ từ các vấn đề lớn của đất nước như trong chính công tác quản lý Nhà nước, phục vụ cho công tác phòng, chống đại dịch, hỗ trợ kết nối người dân với các đơn vị chính quyền trong đơn giản hóa thủ tục hành chính, số hóa các thủ tục hành chính trên nền tảng Cổng thông tin dịch vụ công quốc gia, triển khai trục liên thông văn bản quốc gia… cho đến các tác động vào đời sống hằng ngày của mỗi người dân như cách thức mua sắm thông qua các nền tảng số của các đơn vị, doanh nghiệp, cách thức tương tác giữa người dân với chính quyền thông qua các Cổng thông tin Chính phủ, cách thức khám chữa bệnh qua mạng lưới Telehealth với 1.000 cơ sở y tế khám chữa bệnh từ xa đã xóa nhòa khoảng cách giữa bệnh viện tuyến Trung ương với địa phương, cách thức học và thi trực tuyến trong bối cảnh đại dịch khi mà các thầy cô cũng như học sinh không thể đến trường tại các thời điểm giãn cách xã hội…

Chủ trương của Đảng với định hướng chuyển đổi số và phát triển kinh tế số sẽ mở đường cho Việt Nam tiếp cận được nhanh hơn, hiệu quả hơn các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, qua đó giúp cho đất nước vươn lên thành một quốc gia hùng cường, sớm đạt mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội.

Kết quả đạt được trong công cuộc chuyển đổi số tại Vietcombank

Trước tình hình phức tạp trên thế giới cũng như trong nước khi phải đối mặt liên tục với các đợt bùng phát của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp, trong đó có Vietcombank cũng phải chủ động thích nghi với tình hình mới, với các “trạng thái bình thường mới”, trong đó ứng dụng công nghệ, và chuyển đổi số được triển khai từ rất sớm. Với nền tảng ứng dụng và hạ tầng cho chuyển đổi số đã được Vietcombank đầu tư từ nhiều năm trước, việc chuyển đổi phương thức hoạt động đáp ứng với đại dịch được triển khai một cách nhanh chóng, hiệu quả. Bên cạnh đó, là doanh nghiệp có vốn Nhà nước, các chủ trương, đường lối của Đảng đề ra đều được lan tỏa sâu rộng đến tất cả các đảng viên trong Đảng bộ Vietcombank cũng như các cán bộ đang hoạt động trong toàn hệ thống Vietcombank. Các chủ trương về chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số được Ngân hàng xác định là mục tiêu sống còn trong chiến lược phát triển trong giai đoạn sắp tới.

Hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Vietcombank xác định phục vụ người dân, doanh nghiệp trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính là chức năng, nhiệm vụ của mình. Mục tiêu chuyển đổi số của Vietcombank lấy trọng tâm là khách hàng, là người dân, doanh nghiệp. Công nghệ nền tảng và chuyển đổi số đã được Đảng bộ Vietcombank xác định là mục tiêu dài hạn, là ưu thế cạnh tranh trong chiến lược phát triển từ nhiều năm trước, với hàng loạt các dự án chiến lược, các đầu tư nghiên cứu cho ra các sản phẩm mới phù hợp với tình hình thực tiễn, vừa đón đầu xu thế vừa tuân theo đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước.

Giai đoạn 2015 - 2020, khi mà “cách mạng công nghiệp” và “chuyển đổi số” còn đang là xu thế mới nổi, đường hướng triển khai còn nhiều vấn đề phải xem xét thì Vietcombank đã hoàn thành vượt các mục tiêu chiến lược đề ra về nền tảng công nghệ hiện đại, làm tiền đề để tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển trong những năm tiếp theo.

Với chiến lược số hóa toàn ngân hàng, ngay từ cuối năm 2019 đầu năm 2020, Vietcombank đã thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số với các thành viên đến từ Hội đồng quản trị và Ban điều hành, trong đó đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị trực tiếp tham gia chỉ đạo các hoạt động liên quan đến mục tiêu chuyển đổi số.

Từ trước khi diễn ra đại dịch Covid-19, với sự định hướng đúng đắn của Đảng bộ Vietcombank theo tinh thần phát huy tính sáng tạo và chủ động trong hành động, Ban lãnh đạo Vietcombank đã quyết định thành lập Trung tâm Ngân hàng số để cùng phối hợp với các phòng, ban, đơn vị trong toàn hệ thống thực hiện mục tiêu chuyển đổi số, đưa Vietcombank thành ngân hàng tiên phong về công nghệ, củng cố vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực ngân hàng trên khắp các mảng nghiệp vụ ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ, ngân hàng đầu tư…

Cùng với đó, Vietcombank đã hình thành bộ máy năng lực toàn diện, cam kết ưu tiên nguồn lực để hiện thực hóa chiến lược số hóa hoạt động ngân hàng, theo định hướng khách hàng là trung tâm, đẩy mạnh, mở rộng các sản phẩm dịch vụ đa dạng, hệ sinh thái rộng khắp, đáp ứng nhu cầu của từng phân khúc khách hàng, dẫn dắt xu hướng và đi đầu trong việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Hiện thực hóa các chủ trương, đường lối của Đảng thông qua các chỉ đạo sát sao của Đảng bộ Vietcombank với đại diện là Ban lãnh đạo Ngân hàng, trong thời gian vừa qua, Vietcombank đã triển khai được nhiều giải pháp, ứng dụng chuyển đổi số vào thực tiễn công việc kinh doanh, có thể kể đến như sau:

Thứ nhất, triển khai các dự án chiến lược của Vietcombank với vai trò xây dựng nền tảng chuyển đổi số

Trước tiên phải kể đến việc thay đổi hệ thống ngân hàng lõi (Core banking system) vào đầu năm 2020 đã mang đến tầm vóc mới cho Vietcombank thông qua việc đẩy nhanh tốc độ giao dịch cũng như tối đa hóa ứng dụng công nghệ thông tin trong từng sản phẩm, dịch vụ. Corebanking - Ngân hàng lõi đáp ứng đầy đủ nền tảng công nghệ của một ngân hàng thương mại hiện đại và đang được sử dụng tại hơn 45 quốc gia trên thế giới là một giải pháp chuẩn mực, định hướng số hóa, định hướng khách hàng giúp thiết lập, thay đổi các sản phẩm ngân hàng một cách linh hoạt, nhanh chóng và đáp ứng đa dạng yêu cầu của khách hàng. Ngay trong năm 2020 và năm 2021, nhờ vào việc Vietcombank triển khai hệ thống mới mà thời gian đáp ứng yêu cầu về thay đổi sản phẩm, thay đổi lãi suất hỗ trợ cho các khách hàng chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh được thực hiện trong thời gian ngắn và chính xác theo yêu cầu của Chính phủ.

Payment Hub - hệ thống nền tảng thanh toán chuẩn mực quốc tế, với khả năng tích hợp mềm dẻo, với mục tiêu số hóa và chuẩn hóa các nghiệp vụ thanh toán cho các khách hàng cũng như nội bộ tác nghiệp thanh toán tại ngân hàng.

Quản lý nội dung doanh nghiệp (ECM) với mục tiêu số hóa toàn bộ tài liệu, quy trình nội bộ tại ngân hàng, Vietcombank đã đưa vào triển khai và vận hành hệ thống để số hóa chính các hoạt động nội bộ, xóa bỏ các quy trình, giấy tờ theo thông lệ cũ, thay thế bằng các kho dữ liệu tài liệu, tập các quy trình số hóa toàn phần/bán phần, góp phần chuyển đổi số chính các tác nghiệp nội bộ.

Khởi tạo khoản vay (CLOS) với mục tiêu số hóa quy trình cấp tín dụng và cho vay tới khách hàng, Vietcombank xác định triển khai dự án và đưa vào vận hành để tự động hóa và nâng cao tính kiểm soát cho các quy trình cấp tín dụng và cho vay truyền thống, hệ thống đã giúp chuẩn hóa việc lưu trữ thông tin khách hàng và hồ sơ phê duyệt tín dụng; tự động hóa quy trình khởi tạo, luân chuyển, phê duyệt giới hạn tín dụng, cấp tín dụng cho khách hàng; đồng thời hỗ trợ theo dõi, rà soát, giám sát thực hiện các điều kiện tín dụng và hỗ trợ công tác thống kê, báo cáo cho quy trình phê duyệt tín dụng.

Ngoài ra, còn rất nhiều dự án đang trong quá trình triển khai để ngày một hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin cho mục tiêu chuyển đổi số của ngân hàng, các dự án trải đều khắp các mảng nghiệp vụ của ngân hàng, cũng như các dự án hạ tầng công nghệ thông tin, an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ ngân hàng.

Thứ hai, phát triển các nền tảng kênh số hóa tương tác với khách hàng với các sản phẩm đa tiện ích
 

Vietcombank đã chính thức ra mắt dịch vụ ngân hàng số hoàn toàn mới VCB Digibank trên cơ sở hợp nhất các nền tảng giao dịch trực tuyến.
 
VCB Digibank cho khách hàng cá nhân và PCM cho khách hàng doanh nghiệp: Hoàn thành triển khai hệ thống ngân hàng số Digibank trên nền tảng hợp nhất hai hệ thống ngân hàng điện tử của Vietcombank là Internet Banking và Mobile Banking cũng như hoàn thành triển khai ngân hàng số cho khách hàng doanh nghiệp qua hệ thống PCM. Qua đó, cho phép người dùng có trải nghiệm đồng nhất khi giao dịch trên thiết bị di động và internet cũng như mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Lượng giao dịch phục vụ cho các khách hàng lên đến hàng triệu giao dịch một ngày đã hỗ trợ rất nhiều cho khách hàng cũng như bản thân phía ngân hàng khi dịch Covid-19 diễn ra với các lệnh giãn cách, khi mà người dân bị hạn chế đi lại, không thể đến giao dịch trực tiếp tại ngân hàng..

VCB Booking: Hoàn thành triển khai tiện ích VCB Booking giúp khách hàng tiết kiệm thời gian cũng như giúp Ngân hàng tối ưu được thời gian xử lý giao dịch. VCB Booking là tiện ích đặt lịch hẹn trực tuyến, cho phép khách hàng đặt lịch hẹn và khai báo thông tin của sản phẩm dịch vụ có nhu cầu sử dụng trước khi đến giao dịch tại VCB, điều này giúp tiết kiệm thời gian của khách hàng cũng như phân bổ nguồn lực tại ngân hàng hợp lý hơn. Thông tin khách hàng đã khai báo được đồng bộ vào chương trình tác nghiệp nhằm giảm thiểu thời gian xử lý giao dịch của giao dịch viên.

Thanh toán viện phí/học phí không dùng tiền mặt: Hoàn thành triển khai dịch vụ thanh toán viện phí/học phí không dùng tiền mặt cấp cho bệnh viện/cơ sở y tế/trường học thông qua kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp giữa hệ thống thanh toán của Vietcombank với hệ thống của bệnh viện/cơ sở y tế/trường học để thu phí dịch vụ y tế/học phí trực tuyến của khách hàng thực hiện qua kênh thanh toán bằng tài khoản thanh toán của khách hàng với đa phương thức từ thẻ, ngân hàng số cho đến thanh toán qua mã QR. Trong thời gian tới, Ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng giải pháp để hỗ trợ kết nối với ngày một nhiều hơn các đơn vị trong hệ thống y tế, trường học, giúp thúc đẩy chính công cuộc chuyển đổi số của các bệnh viện, cơ sở y tế và trường học.

Rút tiền mặt không cần thẻ tại ATM: Cùng với sản phẩm ngân hàng số đã được ra mắt, sản phẩm rút tiền mặt không cần thẻ tại ATM đã tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Sản phẩm được triển khai từ tháng 7/2020, ngay trong giai đoạn đầu của dịch Covid-19.

Nền tảng thanh toán cho Cổng dịch vụ công Quốc gia: Từ những tháng đầu năm 2020 khi dịch Covid-19 mới bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam, Vietcombank đã xây dựng nền tảng kết nối liên thông giữa Cổng dịch vụ công Quốc gia với các ngân hàng, qua đó giúp thuận tiện cho người dân trong khâu thanh toán các dịch vụ công, số hóa các thủ tục hành chính.

Thứ ba, nghiên cứu các tiến bộ khoa học công nghệ để ứng dụng tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người dùng

Nghiên cứu áp dụng công nghệ RPA cho việc tự động hóa các quy trình nghiệp vụ/vận hành, qua đó giúp số hóa việc vận hành các quy trình trong ngân hàng liền mạch.

Nghiên cứu công nghệ AI để triển khai áp dụng trong hoạt động ngân hàng như triển khai Chatbot trên hệ thống ngân hàng điện tử và các kênh Fanpage giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng, nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Mở rộng các bài toán áp dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ an ninh thông tin, an toàn bảo mật trong ngân hàng, giúp nâng cao độ tin cậy của khách hàng với các sản phẩm, dịch vụ của Vietcombank.

Các kết quả đạt được trong công cuộc chuyển đổi số tại Vietcombank
 

 
Ông Phạm Anh Tuấn - Thành viên Hội đồng quản trị (thứ 2 từ phải sang) cùng đại diện Vietcombank nhận giải thưởng “Ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu của Việt Nam năm 2020”
 
Tại Vietcombank, câu chuyện chuyển đổi số đã và đang diễn ra mạnh mẽ với lộ trình cụ thể, cùng các công cụ đo lường mức độ hoàn thiện qua từng giai đoạn. Với các định hướng và hành động của Đảng bộ Vietcombank cũng như toàn bộ cán bộ nhân viên trong hệ thống về mục tiêu chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, kỹ thuật giúp hiện đại hóa chính các hoạt động của ngân hàng, Vietcombank đã được vinh danh Ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu Việt Nam năm 2020 trong Diễn đàn ngân hàng bán lẻ năm 2020. Các sản phẩm, dịch vụ của Vietcombank luôn là sự lựa chọn ưu tiên của hàng triệu khách hàng tại Việt Nam.
Sau một thời gian triển khai đề án Phát triển công nghệ thông tin với mục tiêu chuyển đổi số toàn diện các hoạt động, với tổng số gần 50 dự án công nghệ thông tin đã và đang triển khai, trong đó có gần 40 dự án quan trọng đã hoàn thành, góp phần nâng cao năng lực hệ thống công nghệ thông tin tổng thể của Vietcombank, nâng cao năng lực kiểm soát, hạ tầng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, năng lực quản trị điều hành về dự án chuyển đổi số, từ đó, nâng cao hoạt động nghiệp vụ và kinh doanh của Vietcombank.
 
Qua chuyển đổi số, Vietcombank đã hỗ trợ người dân sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới với trải nghiệm tốt hơn, tiện dụng hơn và nâng cao hiểu biết tài chính của người dân, tránh các mô hình tín dụng đen và các hình thức lừa đảo. Từ đó giúp Vietcombank có được “chìa khóa” để thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững trong bối cảnh kinh tế đang gặp nhiều bất lợi do đại dịch Covid-19 gây ra. Trong hai năm 2020 và 2021, Vietcombank liên tiếp duy trì được đà tăng trưởng và giữ vị trí số một trong các ngân hàng tại Việt Nam, bên cạnh việc duy trì trách nhiệm xã hội, hỗ trợ, đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp chung tay kiểm soát đại dịch.

Trong những năm tiếp theo khi mà nhu cầu về kết nối, nhu cầu về chuyển đổi số ngày một quan trọng trong mọi lĩnh vực, cùng với đó các đòi hỏi của khách hàng cũng ngày một khắt khe hơn, phát sinh nhiều hình thái nhu cầu mới hơn, đòi hỏi Vietcombank cần chủ động đón đầu xu thế về công nghệ, chuyển đổi số để sẵn sàng thích nghi với tình hình biến động về kinh tế - xã hội. Với các kết quả đã đạt được khi vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng về mục tiêu chuyển đổi số, và cũng để sẵn sàng với các thách thức mới, Đảng bộ Vietcombank cùng toàn thể cán bộ nhân viên tiếp tục xác định chuyển đổi số, ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là mục tiêu chiến lược, là thước đo chuẩn mực cho sự phát triển của Vietcombank nói riêng cũng như góp phần phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam nói chung.

 Lê Đăng Nam (Vietcombank)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Đảm bảo an ninh mạng tại Neobank với sự kết hợp của trí tuệ  nhân tạo, Blockchain và học máy
Đảm bảo an ninh mạng tại Neobank với sự kết hợp của trí tuệ nhân tạo, Blockchain và học máy
25/04/2024 166 lượt xem
Neobank (ngân hàng thế hệ mới) là mô hình ngân hàng hiện đang được rất nhiều người ưa chuộng, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm ngân hàng số hóa đầu tiên. Tuy nhiên, cùng với sự đổi mới nhanh chóng về công nghệ, rủi ro an ninh mạng cũng ngày càng tăng cao. Việc quản lí rủi ro kém hiệu quả có thể gây tổn hại không chỉ cho ngân hàng mà còn cho khách hàng.
Đảm bảo an ninh, an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ ví điện tử
Đảm bảo an ninh, an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ ví điện tử
19/04/2024 796 lượt xem
Nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh toán, trong đó có dịch vụ ví điện tử, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan mở và sử dụng tài khoản thanh toán (TKTT), thẻ ngân hàng, ví điện tử...
Phát triển ngân hàng xanh nhằm tạo động lực cho phát triển bền vững ở Việt Nam
Phát triển ngân hàng xanh nhằm tạo động lực cho phát triển bền vững ở Việt Nam
15/04/2024 1.399 lượt xem
Ngân hàng xanh đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững. Mục tiêu của bài viết này nhằm nhận diện những khó khăn và thách thức mà ngân hàng xanh ở Việt Nam đang gặp phải thông qua phỏng vấn sâu với 30 lãnh đạo và nhân viên giàu kinh nghiệm tại các ngân hàng thương mại (NHTM).
Xác thực sinh trắc học giúp tăng khả năng bảo mật  và an toàn cao hơn trong giao dịch ngân hàng
Xác thực sinh trắc học giúp tăng khả năng bảo mật và an toàn cao hơn trong giao dịch ngân hàng
03/04/2024 2.842 lượt xem
Từ ngày 01/7/2024, khách hàng phải xác thực sinh trắc học khi giao dịch ngân hàng lần đầu bằng Mobile Banking; mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền; tổng số tiền các giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực bằng sinh trắc học.
Agri-Fintech: Giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả tài trợ tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp của kỉ nguyên số
Agri-Fintech: Giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả tài trợ tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp của kỉ nguyên số
27/03/2024 2.701 lượt xem
Việc tài trợ tài chính cho lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam trong thời gian qua luôn gặp nhiều khó khăn cho dù đã có sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành và các bên liên quan.
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
25/03/2024 3.473 lượt xem
Quá trình số hóa ở Việt Nam đang ngày càng phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, ngành Ngân hàng đang có những cải cách trong nền tảng kĩ thuật số nhằm cung ứng dịch vụ và giải quyết yêu cầu của khách hàng tốt hơn.
Nâng cao kĩ năng cho người tiêu dùng trong sử dụng thẻ tín dụng
Nâng cao kĩ năng cho người tiêu dùng trong sử dụng thẻ tín dụng
22/03/2024 4.142 lượt xem
Ngày nay, với nhiều tiện ích, thẻ tín dụng đã trở nên phổ biến trong chi tiêu, mua sắm của người dân. Tuy nhiên, thực tế không ít người do chưa hiểu rõ về tính năng của thẻ, số ngày miễn lãi, nguyên tắc trả nợ và cách tính lãi suất nếu thanh toán không đủ hoặc không đúng hạn mà có thể trở thành những “con nợ” lớn của ngân hàng.
Tăng cường các giải pháp ngăn chặn lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản
Tăng cường các giải pháp ngăn chặn lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản
20/03/2024 4.187 lượt xem
Thời gian gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều hơn tình trạng tội phạm sử dụng các loại mã độc đánh cắp thông tin, mã hóa dữ liệu của người dùng để chiếm đoạt tài sản. Các chuyên gia bảo mật cảnh báo, sau khi xâm nhập, các mã độc này có thể "nằm vùng" như một gián điệp, thu thập thông tin, điều khiển các ứng dụng ngân hàng, đánh cắp tài khoản, mật khẩu và mã OTP của nạn nhân để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa ngân hàng
Giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa ngân hàng
15/03/2024 4.397 lượt xem
Thời gian qua, với mục tiêu lấy khách hàng là trung tâm, ngành Ngân hàng đã không ngừng hoàn thiện pháp lý và hạ tầng công nghệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), thúc đẩy hoạt động ngân hàng số và đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.
Nghĩa vụ bảo mật thông tin người sử dụng Internet Banking của nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán
Nghĩa vụ bảo mật thông tin người sử dụng Internet Banking của nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán
13/03/2024 4.108 lượt xem
Trong bối cảnh chuyển đổi số, Việt Nam luôn nỗ lực thay đổi, cải tiến và cập nhật những công nghệ hiện đại để áp dụng phát triển trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Internet Banking hay dịch vụ thanh toán trên các thiết bị điện tử trở thành một bước tiến trong giao dịch thương mại.
Hoạt động tài chính vi mô trong xu hướng phát triển của công nghệ tài chính
Hoạt động tài chính vi mô trong xu hướng phát triển của công nghệ tài chính
04/03/2024 4.897 lượt xem
Tổ chức tài chính vi mô (TCVM) là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ như ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ.
Xây dựng nguồn lực con người nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số hoạt động ngân hàng
Xây dựng nguồn lực con người nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số hoạt động ngân hàng
01/03/2024 4.955 lượt xem
Kết quả nghiên cứu về phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số của các tổ chức nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng đều khẳng định, văn hóa doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng, như là “quyền lực mềm” của tổ chức, giúp tổ chức phát triển bền vững.
Pháp luật về định danh khách hàng điện tử trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
Pháp luật về định danh khách hàng điện tử trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
14/02/2024 6.863 lượt xem
Trong quá trình hoạt động chuyển đổi số ngành Ngân hàng tại Việt Nam, định danh khách hàng điện tử hay còn gọi là eKYC (Electronic Know Your Customer) đang trở thành một xu hướng phát triển tất yếu. Công nghệ này cho phép các ngân hàng tại Việt Nam cung ứng dịch vụ số hóa, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hóa hoạt động, đặc biệt trong hoạt động liên quan đến tài khoản thanh toán.
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Tăng tốc và phát triển bền vững
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Tăng tốc và phát triển bền vững
08/02/2024 6.858 lượt xem
Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng không chỉ là một xu hướng mà còn là một bước tiến quan trọng hướng tới tương lai tài chính hiện đại và linh hoạt.
Triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng
Triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng
01/02/2024 6.680 lượt xem
Trong bối cảnh phát triển sâu rộng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) trong mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, xu hướng chuyển dịch các giao dịch theo phương thức truyền thống sang môi trường điện tử gia tăng. Khách hàng được trải nghiệm đa dạng các dịch vụ tiện ích, hiện đại và tiết kiệm thời gian, chi phí.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

Vàng SJC 5c

81.000

83.520

Vàng nhẫn 9999

74.200

76.100

Vàng nữ trang 9999

74.000

75.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,145 25,485 26,411 27,860 30,670 31,974 159.56 168.87
BIDV 25,185 25,485 26,528 27,748 30,697 31,977 159.6 168
VietinBank 25,160 25,485 26,651 27,946 31,096 32,106 161.07 169.02
Agribank 25,180 25,485 26,599 27,900 30,846 32,001 160.64 168.67
Eximbank 25,160 25,485 26,632 27,531 30,915 31,959 161.35 166.79
ACB 25,190 25,485 26,768 27,476 31,178 31,876 161.53 166.97
Sacombank 25,250 25,485 26,880 27,440 31,315 31,817 162.5 167.51
Techcombank 25,228 25,485 26,523 27,869 30,720 32,037 157.83 170.27
LPBank 24,943 25,485 26,344 27,844 31,044 31,948 159.37 170.59
DongA Bank 25,250 25,485 26,760 27,440 31,070 31,920 159.80 166.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?