Thay đổi chiến lược đầu tư dự trữ ngoại hối của các NHTW trong bối cảnh lãi suất âm và một vài đề xuất đối với đầu tư dự trữ ngoại hối của Việt Nam
18/12/2018 7.007 lượt xem
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế thế giới hồi phục chậm chạp, giá cả và cầu đầu tư giảm, tỷ lệ thất nghiệp cao… Trong bối cảnh đó, ngân hàng trung ương (NHTW) của một số nước, nhất là những nước có đồng tiền nằm trong rổ dự trữ ngoại tệ của nhiều quốc gia như đồng EUR, đồng JPY… đã thực hiện chính sách lãi suất âm để thúc đẩy tín dụng kích thích tăng trưởng kinh tế hoặc nhằm để giảm áp lực tăng giá đồng tiền. Đây là chính sách tiền tệ phi truyền thống, chưa từng được áp dụng trước đây. Chính sách lãi suất âm này đã tác động đến mục tiêu sinh lời khi đầu tư dự trữ ngoại hối (DTNH) của các NHTW khác trên thế giới. Theo đó, để tránh lãi suất âm và đảm bảo yêu cầu đa dạng hóa khi đầu tư DTNH, cơ quan quản lý tài sản của các NHTW trên thế giới đang phải thay đổi chiến lược đầu tư DTNH và tăng cường công tác quản lý rủi ro. Với quy mô DTNH ngày càng tăng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng cần có những điều chỉnh trong công tác đầu tư DTNH để phù hợp với bối cảnh mới.

1. Lãi suất âm: khái niệm và diễn biến thực tế trên thị trường tài chính quốc tế

a) Khái niệm

Lãi suất là tỷ lệ chênh lệch giữa tiền cho vay và tiền nhận về, được thể hiện bằng một tỷ lệ phần trăm của tiền gốc trong một khoảng thời gian, thường là một năm. NHTW các nước áp dụng chính sách tiền tệ phi truyền thống đã sử dụng tỷ lệ lãi suất áp dụng đối với ngân hàng thương mại (NHTM) để tác động đến lãi suất thị trường, giúp mở rộng hay thu hẹp tín dụng, đầu tư, tiêu dùng, đồng thời khích lệ hoặc hạn chế huy động vốn…, từ đó kiểm soát lạm phát và góp phần phát triển kinh tế. Đồng thời, công cụ lãi suất còn được NHTW sử dụng để góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế thông qua tác động của lãi suất đến cầu đồng nội tệ và cung, cầu đồng ngoại tệ trên thị trường ngoại hối…

Lãi suất âm của NHTW là hiện tượng khi NHTW hạ lãi suất đối với tiền gửi của NHTM xuống mức âm, theo đó, NHTM phải trả lãi suất đối với dự trữ dư thừa tại NHTW. Lãi suất âm của NHTW có thể tác động đến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và lãi suất các NHTM áp dụng đối với tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng.

b) Diễn biến lãi suất âm trên thị trường tài chính quốc tế

Kể từ năm 2012, khi mức lãi suất trên thị trường đã ở mức rất thấp, kinh tế các nước phát triển vẫn ở trong tình trạng trì trệ, một số NHTW ở khu vực châu Âu và NHTW của Nhật Bản đã lần lượt hạ lãi suất đối với tiền gửi của các NHTM xuống tới mức âm nhằm kích thích tín dụng, tăng tỷ lệ lạm phát hoặc để giảm áp lực tăng giá đối với đồng nội tệ.

NHTW Đan Mạch là NHTW đầu tiên áp dụng chính sách lãi suất âm, theo đó lãi suất đối với chứng chỉ tiền gửi của NHTW Đan Mạch đã ở mức âm từ tháng 7 năm 2012. Tiếp theo, từ tháng 6/2014, NHTW châu Âu (ECB) đã áp dụng lãi suất âm đối với tiền gửi của các NHTM, trở thành NHTW lớn đầu tiên áp dụng lãi suất âm và đã duy trì mức lãi suất -0,4% đối với tiền gửi của các NHTM từ năm 2016 đến nay. Sau đó, NHTW Thụy Sỹ đã áp dụng lãi suất âm đối với tiền gửi của các NHTM từ cuối năm 2014 và duy trì mức lãi suất -0,75% từ năm 2015 đến nay. Tiếp theo Thụy Sỹ, lãi suất repo (lãi suất thị trường mở) của Thụy Điển đã ở mức âm từ tháng 2/2015 và duy trì ở mức -0,5% từ năm 2016 đến nay. NHTW Nhật Bản cũng áp dụng chính sách lãi suất âm từ đầu năm 2016 và đến thời điểm tháng 10/2017, lãi suất chiết khấu của NHTW Nhật ở mức -0,1%.

Sau khi các NHTW nói trên áp dụng mức lãi suất âm đối với các NHTM, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ở các nước này đã ở mức âm. Cụ thể, lãi suất Libor đối với đồng EUR, CHF và JPY và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ở một số quốc gia đã thấp hơn “không”: lãi suất Libor 3 tháng đối với đồng Francs Thụy Sỹ (CHF) đã giảm xuống mức âm từ cuối năm 2014, ở mức -073% vào tháng 10/2017; lãi suất Libor 3 tháng đối với đồng EUR đã giảm xuống mức âm từ năm 2015, ở mức -0,38% vào ngày 16/10/2017; lãi suất Libor 3 tháng đối với đồng JPY đã giảm xuống mức âm vào tháng 2/2016 và ở mức -0,04% vào tháng 10/2017; lãi suất 3 tháng trên thị trường liên ngân hàng tại Thụy Điển và Đan Mạch đã giảm xuống mức âm từ năm 2015, ở mức -0,52% trên thị trường Thụy Điển vào ngày 17/10/2017, ở mức -0,3% trên thị trường Đan Mạch vào ngày 17/10/2017.

Khi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ở mức âm, các NHTM chưa áp dụng lãi suất âm đối với khách hàng cá nhân do lo ngại về khả năng khách hàng cá nhân rút tiền khỏi hệ thống ngân hàng; tuy nhiên, các NHTM đã áp mức lãi suất âm đối với số dư tài khoản lớn của khách hàng doanh nghiệp và của các NHTW khác trên thế giới. Đồng thời, một số NHTM đã áp dụng lãi suất âm đối với khách hàng thông qua các loại phí, như phí duy trì tài khoản và các loại phí khác. Theo số liệu của IMF, tại Thụy Điển, Đan Mạch, Thụy Sỹ và Nhật Bản và tại khu vực đồng EUR, lãi suất áp dụng đối với người gửi tiền cá nhân nhìn chung vẫn ở mức dương. Theo Tradingeconomics, trung bình lãi suất tiền gửi đối với khách hàng tổ chức và cá nhân tại Nhật Bản và Đan Mạch vẫn duy trì ở mức dương, tuy nhiên, tại thị trường Thụy Điển và Thụy Sỹ đã xuống mức âm, trong đó, mức âm bắt đầu tại Thụy Điển từ năm 2014 và bắt đầu tại Thụy Sỹ từ năm 2015.

Không chỉ riêng đối với tiền gửi, lãi suất âm lan sang cả thị trường trái phiếu. Vào thời điểm cao điểm giữa năm 2016, tổng giá trị thị trường của các loại trái phiếu, bao gồm các khoản nợ được chứng khoán hóa và nợ của doanh nghiệp hưởng lãi suất âm đạt tới 12,2 nghìn tỷ USD. Cũng vào thời điểm cao điểm giữa năm 2016, lãi suất trái phiếu Chính phủ Nhật và Đức thời hạn tới 15 năm đã ở mức âm. Tại Thụy Sỹ từ tháng 2/2016 lãi suất trái phiếu Chính phủ thời hạn 10 năm đã ở mức âm.

 
2. Thay đổi chiến lược đầu tư dự trữ ngoại hối của các NHTW trên thế giới trong bối cảnh lãi suất thị trường âm

DTNH có vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin đối với chính sách tiền tệ, tỷ giá, đồng thời giúp đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế và đáp ứng các nghĩa vụ nợ nước ngoài của một quốc gia. Để thực hiện tốt được vai trò này, các tài sản thuộc DTNH được các NHTW quản lý hoặc đầu tư theo mục tiêu an toàn, thanh khoản và sinh lời. Tuy nhiên, chính sách lãi suất âm của một số NHTW đã tác động đến mục tiêu sinh lời trong hoạt động đầu tư DTNH của các NHTW, khiến các NHTW đã phải điều chỉnh chiến lược đầu tư, như đa dạng hóa đồng tiền đầu tư DTNH, đa dạng hóa tài sản đầu tư…

2.1. Điều chỉnh cơ cấu đồng tiền đầu tư dự trữ ngoại hối của các NHTW

2.1.1. Xu hướng giảm đầu tư vào đồng EUR:

Trong cơ cấu đồng tiền đầu tư DTNH của các NHTW, đồng EUR chiếm tỷ lệ đầu tư khá cao chỉ sau USD do đồng tiền này là một đồng tiền mạnh, có giá trị ổn định, có tính thanh khoản cao, đồng thời giữ vai trò quan trọng trong hoạt động thanh toán thương mại và đầu tư quốc tế. Do đó, việc duy trì tỷ lệ đồng EUR trong DTNH của quốc gia là cần thiết, đảm bảo yêu cầu về đa dạng hóa đầu tư cũng như yêu cầu về đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, từ khi ECB áp dụng chính sách lãi suất âm khiến lợi tức đối với các khoản tiền gửi bằng đồng EUR thuộc DTNH của các NHTW tại các NHTM giảm mạnh, thậm chí ở mức âm, đồng thời lợi tức trái phiếu bằng đồng EUR của chính phủ các nước Đức, Pháp… cũng giảm mạnh, thậm chí ở nhiều thời điểm còn giảm xuống mức âm khiến NHTW các nước phải điều chỉnh giảm lượng đầu tư DTNH vào đồng EUR. Theo cơ sở dữ liệu Thống kê dự trữ hối đoái chính thức (COFER) của IMF, từ khi ECB áp dụng chính sách lãi suất âm từ tháng 6/2014 đến nay, tỷ lệ đầu tư DTNH vào đồng EUR của các NHTW đã duy trì xu hướng giảm; giảm mạnh từ mức 24,1% vào Quý I/2014 xuống các mức 21,56%, 21,2%, 20,01% tương ứng vào Quý III/2014, Quý IV/2014 và Quý I/2015, tiếp đó liên tục duy trì ở mức thấp dưới 20% từ Quý II/2015 đến thời điểm quý II/2017.

2.1.2. Đa dạng hóa đồng tiền:

Cùng với xu hướng giảm đầu tư vào đồng EUR, một số NHTW đã thực hiện đa dạng hóa đồng tiền đầu tư DTNH. Cụ thể là:
Bên cạnh một số nền kinh tế lớn, Úc và Canada là hai nền kinh tế thịnh vượng và phát triển ổn định, đều được đánh giá là các quốc gia có mức xếp hạng an toàn cao, tương đương với xếp hạng của các nước Mỹ, Đức, Nhật. Đồng thời, lợi tức và quy mô thị trường của đồng AUD và CAD tương đối phù hợp để đầu tư. Cụ thể, lãi suất hai đồng tiền này tương đối hấp dẫn, ở mức 1,5% đối với đồng AUD và 1% đối với đồng CAD, cao hơn lãi suất của các đồng GBP, EUR và JPY. Lợi tức trái phiếu Chính phủ Úc và Canada hiện khá cao: lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Chính phủ Úc vào thời điểm ngày 8/12/2017 là 2,53%, của trái phiếu Chính phủ Canada vào ngày 7/12/2017 là 1,86%, cao hơn nhiều lợi tức trái phiếu cùng kỳ hạn của Chính phủ Đức (0,29%), Anh (1,25%), Nhật (0,05%),… Ngoài ra, quy mô thị trường trái phiếu bằng hai đồng tiền này khá lớn; cụ thể, theo Bloomberg, vào Quý IV năm 2015 và quý I năm 2016, quy mô thị trường trái phiếu bằng đồng AUD tương ứng ở mức 398 tỷ AUD và khoảng 414 tỷ AUD, quy mô thị trường trái phiếu bằng đồng CAD tương ứng ở mức 665 tỷ CAD và khoảng 658 tỷ CAD.

Xét trên tiềm lực kinh tế của Úc, Canada và mức lãi suất tiền gửi, lợi tức đầu tư trái phiếu cao và quy mô thị trường trái phiếu lớn, đồng thời để tránh phải đầu tư DTNH với lãi suất âm, NHTW các nước đã tăng cường đầu tư DTNH vào đồng AUD và CAD. Cùng với xu hướng tăng cường đầu tư vào đồng AUD và CAD của các NHTW, từ tháng 6/2013 IMF đã chính thức bổ sung hai đồng tiền này vào cơ sở dữ liệu COFER, đưa hai đồng tiền này trở thành đồng tiền DTNH chính thức thứ 6 và 7 trong dữ liệu của IMF, cùng các đồng tiền khác như USD, EUR, JPY, GBP và CHF. Theo số liệu COFER của IMF, tỷ lệ đầu tư vào đồng AUD trung bình giai đoạn từ Quý II năm 2014 đến nay ở mức 1.71%, đầu tư vào đồng CAD ở mức 1,83%; trong đó, xét theo số liệu trung bình năm, tỷ lệ đầu tư vào đồng AUD và CAD có xu hướng tăng từ năm 2015 đến nay. Đến thời điểm Quý II năm 2017, tỷ lệ đầu tư vào đồng AUD ở mức 1,77%, đầu tư vào đồng CAD ở mức 1,95%.

Bên cạnh việc đa dạng hóa đầu tư đồng AUD và CAD, nhiều NHTW đã xem xét việc đa dạng hóa đầu tư DTNH vào đồng RMB của Trung Quốc. Hiện nay đồng RMB đóng vai trò quan trọng trong thanh toán thương mại và đầu tư quốc tế. Cụ thể, theo thống kê của Hiệp hội thanh toán tiền tệ quốc tế (SWIFT), tính đến tháng 12/2014, RMB là đồng tiền thứ 2 sau USD trong giao dịch thương mại quốc tế (chiếm khoảng 8%). Đồng thời, theo BIS, tính đến tháng 4/2016, tỷ trọng RMB trong giao dịch toàn cầu khoảng 4%, RMB đứng thứ 8 trong số các đồng tiền giao dịch toàn cầu, cặp tỷ giá USD/CNY đứng thứ 6 trong số các cặp tỷ giá được giao dịch nhiều nhất và RMB là đồng tiền được giao dịch mạnh nhất trong số các đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi. Trong trung và dài hạn, vai trò của RMB trong thương mại, đầu tư, vay nợ quốc tế dự kiến sẽ tăng lên khi Trung Quốc đạt được thành quả trong cải cách kinh tế, các chỉ số kinh tế vĩ mô được cải thiện, tiến trình quốc tế hóa đồng RMB và tự do hóa tài khoản vốn tiếp tục được đẩy mạnh.

Ngày 30/11/2015, IMF công bố kể từ ngày 01/10/2016, đồng RMB của Trung Quốc được bổ sung vào rổ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), trở thành đồng tiền thứ 5 trong rổ SDR cùng với đô la Mỹ, đồng EURO, bảng Anh và Yên Nhật. Với việc được IMF đưa vào rổ SDR, RMB được coi là đồng tiền có khả năng tự do sử dụng và trở thành đồng tiền dự trữ chính thức. Trong bối cảnh giảm lãi suất của các tài sản an toàn truyền thống và rủi ro ngày càng tăng của các tài sản thường được nắm giữ khác, hiện có tới 60 NHTW đã bổ sung RMB vào DTNH. Hầu hết các nước ASEAN đã đầu tư DTNH bằng đồng RMB (toàn bộ các nước ASEAN 5 và Campuchia), trong đó Malaysia là quốc gia đầu tiên tuyên bố nắm giữ trái phiếu bằng đồng RMB trong cơ cấu DTNH của mình (tháng 10/2010) và Singapore là quốc gia gần đây tuyên bố đưa RMB vào DTNH chính thức của nước này (tháng 6/2016). Theo số liệu COFER của IMF, tỷ trọng đầu tư DTNH bằng RMB từ quý IV năm 2016 đến nay của các nước trên thế giới trung bình là 1,08%.

2.2. Đa dạng hóa tài sản đầu tư dự trữ ngoại hối

Các NHTW thường đầu tư DTNH thông qua hình thức tiền gửi hoặc đầu tư vào các tài sản có tính an toàn và thanh khoản cao như trái phiếu chính phủ của các nước được xếp hạng tín nhiệm cao. Trước khủng hoảng tài chính toàn cầu, các hình thức đầu tư này vẫn mang lại lợi tức khá cao. Tuy nhiên, sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, lãi suất trên thị trường quốc tế giảm xuống ở mức thấp, đặc biệt kể từ khi một số NHTW áp dụng lãi suất âm, trái phiếu bằng đồng EUR của các chính phủ được xếp hạng cao như Đức, Thụy Sỹ, Nhật Bản đã ở mức âm. Để tránh phải trả lãi suất âm, các NHTW đang phải đa dạng hóa tài sản đầu tư DTNH, trong đó nhiều NHTW đã phải chấp nhận đầu tư vào các tài sản mang tính rủi ro cao hơn và tính thanh khoản thấp hơn. Một khảo sát thực hiện vào tháng 8/2015 đối với các nhà quản lý quỹ DTNH từ 77 NHTW quản lý tới 6000 tỷ USD DTNH cho thấy đa số các NHTW đang điều chỉnh chiến lược đầu tư theo hướng đầu tư cả vào những tài sản rủi ro hơn.

Một trong số những tài sản các NHTW thực hiện đa dạng hóa đầu tư trong bối cảnh lãi suất âm là trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu của Chính phủ các nước có thị trường mới nổi. Các tài sản này được đánh giá có tính an toàn và thanh khoản kém hơn trái phiếu Chính phủ các nước Mỹ, Đức, Nhật, Thụy Sỹ…; tuy nhiên, để đạt được lợi tức lớn hơn và đặc biệt để tránh phải đầu tư DTNH với lãi suất âm, một số NHTW đã đầu tư vào các tài sản này. Trong đó, từ năm 2015, NHTW Thụy Sỹ đã đầu tư vào trái phiếu chính phủ Trung Quốc và trái phiếu doanh nghiệp ở các thị trường mới nổi. NHTW Thụy Điển và Na Uy cũng tăng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và các tài sản có rủi ro cao hơn trước đây. Đồng thời, một cuộc khảo sát được thực hiện với 18 NHTW tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi trong năm 2016 cho thấy gần một nửa số NHTW dự kiến tăng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp do lợi tức từ trái phiếu chính phủ ở mức quá thấp.

Bên cạnh tăng cường đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ các thị trường mới nổi, các NHTW cũng tăng cường đầu tư vào cổ phiếu, cũng là một tài sản có tính rủi ro cao hơn trái phiếu chính phủ của các nước được xếp hạng tín dụng cao. Cụ thể, từ năm 2014 NHTW Phần Lan đã bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp, còn tại Thụy Sỹ, đến năm 2017, tổng đầu tư vào cổ phiếu đã chiếm tới khoảng 20% tổng DTNH của Thụy Sỹ. Đồng thời, cuộc khảo sát được thực hiện với 18 NHTW tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi trong năm 2016 cho thấy phần lớn các NHTW dự kiến tiếp tục tăng cường đầu tư thêm vào cổ phiếu doanh nghiệp.

Hơn nữa, theo một cuộc khảo sát do Central Banking Publications và Ngân hàng HSBC thực hiện, một số NHTW đang xem xét đầu tư vào các khoản cho vay được cơ cấu thành chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản, các tài sản này được đánh giá là có mức độ rủi ro tương đối cao. Ngoài ra, một số NHTW đã phải kéo dài thời hạn đầu tư tài sản để hưởng lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, các tài sản dài hạn này thường có tính thanh khoản không cao, do đó, có thể tác động đến việc thực hiện chức năng của DTNH như chức năng ổn định thị trường ngoại tệ, đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế của quốc gia…

Đồng thời, trong bối cảnh lãi suất đối với một số đồng tiền đã ở mức âm, các NHTW đã tăng cường đa dạng hóa đầu tư sang vàng. Trong đó, Nga và Trung Quốc là 2 nước dẫn đầu xu hướng này. Theo số liệu của Hội đồng vàng thế giới, chỉ tính riêng 6 tháng cuối năm 2015, các NHTW trên thế giới đã mua trên 336 tấn vàng, là lượng vàng kỷ lục mua được trong 6 tháng của các NHTW. Theo Theguardian, tính từ năm 2008 đến quý III năm 2016 lượng vàng trong dự trữ ngoại hối của các NHTW đã tăng thêm 2.800 tấn, tương đương 9,4% tổng dự trữ, đưa vàng chiếm tới 13% tổng dự trữ của các NHTW. Mặc dù vàng có tính thanh khoản cao nhưng giá vàng thường có những biến động lớn, có thể tác động đến việc bảo tồn giá trị của quỹ DTNH của các quốc gia.

Cùng với xu hướng đa dạng hóa đầu tư vào nhiều tài sản phi truyền thống, trong đó có nhiều loại tài sản có tính rủi ro cao hơn, NHTW nhiều nước đang triển khai áp dụng hình thức ủy thác đầu tư DTNH. Hình thức này đã được nhiều NHTW, đặc biệt là NHTW các nước khu vực châu Á áp dụng trong hoạt động đầu tư DTNH. Nghiệp vụ này vừa giúp NHTW các nước tận dụng các kỹ thuật quản lý tiên tiến của các công ty quản lý tài sản chuyên nghiệp để tăng độ an toàn sinh lời cho đầu tư DTNH, mặt khác, NHTW các nước sẽ được lợi từ các cam kết chuyển giao công nghệ, chia xẻ thông tin và đào tạo cán bộ từ đối tác.

2.3. Tăng cường công tác quản lý rủi ro trong đầu tư dự trữ ngoại hối:

Chính sách lãi suất âm đã tác động đến lợi tức đầu tư DTNH của các NHTW trên thế giới, khiến các NHTW đang phải đầu tư vào các tài sản rủi ro cao hơn và tính thanh khoản thấp hơn. Tuy nhiên, các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới đã cho thấy việc đầu tư DTNH cần đặt ưu tiên đối với việc đảm bảo an toàn và thanh khoản cho DTNH. Trong bối cảnh hiện nay, để các nhà quản lý quỹ DTNH có các quyết định đầu tư đúng đắn thì khuôn khổ hướng dẫn đầu tư phải được tăng cường theo hướng quy định chi tiết các nhiệm vụ trong quản lý quỹ DTNH, những mục tiêu dài hạn của quỹ, việc cân bằng giữa lợi suất và rủi ro, các mức độ rủi ro được phép đầu tư (bao gồm quy định cụ thể các đồng tiền, tài sản, thời hạn, đối tác … được phép đầu tư). Đồng thời, để giám sát chặt chẽ các rủi ro trong hoạt động đầu tư, cần xây dựng các chỉ số định lượng, bao gồm chỉ số về rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro tập trung, rủi ro tín dụng của các đối tác đầu tư…

Trên cơ sở khuổn khổ hướng dẫn đầu tư, các nhà quản lý quỹ DTNH phải thực hiện thường xuyên phân bổ đầu tư trên cơ sở theo dõi những diễn biến thực tế và dự báo về lãi suất, tỷ giá các đồng tiền trên thị trường tài chính quốc tế để có những quyết định đầu tư kịp thời và hiệu quả.

Như vậy, trong bối cảnh sau khủng hoảng tài chính, lãi suất trên thị trường ở mức rất thấp và đặc biệt lãi suất của một số đồng tiền ở mức âm, NHTW các nước đã thay đổi chiến lược đầu tư DTNH, bao gồm đa dạng hóa đồng tiền và tài sản đầu tư, triển khai hình thức ủy thác đầu tư và tăng cường công tác quản lý rủi ro trong đầu tư DTNH.
 
3. Một số đề xuất đối với đầu tư dự trữ ngoại hối của Việt Nam

Đối với Việt Nam, trong bối cảnh lãi suất đầu tư một số đồng tiền ở mức âm, NHNN cũng cần tiếp tục có những điều chỉnh trong đầu tư DTNH theo hướng đảm bảo an toàn, thanh khoản, sinh lời và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Trong đó, việc thực hiện đa dạng hóa đồng tiền đầu tư cần được thực hiện thận trọng theo từng giai đoạn và dựa trên phân tích về triển vọng thị trường, dự báo lãi suất, tỷ giá của đồng tiền đó. Việc đa dạng hóa tài sản đầu tư DTNH cần dựa trên nghiên cứu và phân tích kỹ về những rủi ro và phương thức quản lý những rủi ro đi kèm.

Song song với việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư, công tác quản lý rủi ro cũng cần được tăng cường. Theo đó, kiểm soát rủi ro cần phải được thực hiện đồng thời với cả rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản trên cơ sở một tập hợp chỉ số phức hợp về đo lường rủi ro. Đồng thời, NHNN cần hoàn thiện quy trình giám sát việc tuân thủ quy định về quản lý rủi ro theo hướng quy định rõ ràng hơn trách nhiệm của từng cấp quản lý cụ thể. Ngoài ra, để đạt hiệu quả trong quản lý và đầu tư DTNH, hệ thống công nghệ thông tin cần được tăng cường, các cán bộ làm công tác quản lý và đầu tư DTNH cần được đào tạo chuyên sâu để đảm bảo hiểu rõ quy trình đầu tư và những rủi ro tiềm tàng của các hình thức đầu tư mới.

 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Bank of Japan. 2016. Introduction of “Quantitative and Qualitative Monetary Easing with a Negative Interest Rate.”
- ADB, 2017, The effectiveness of Japan’s negative interest rate policy
- ECB, 2017, Monetary policy and bank profitability in a low interest rate environment
- ECB, 2017, Do negative interest rates make banks less safe?
- FED, 2017, “Low-For-Long” Interest Rates and Banks’ Interest Margins and Profitability: Cross-Country Evidence
- IMF, 2017, Negative interest rates policies - initial experiences and assessments
- BIS, 2016, Unconventional monetary policies.
 
ThS. Nguyễn Ngọc Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, NHNN

(Tạp chí Ngân hàng số 1/2018)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Agri-Fintech: Giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả tài trợ tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp của kỉ nguyên số
Agri-Fintech: Giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả tài trợ tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp của kỉ nguyên số
27/03/2024 378 lượt xem
Việc tài trợ tài chính cho lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam trong thời gian qua luôn gặp nhiều khó khăn cho dù đã có sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành và các bên liên quan.
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
25/03/2024 1.024 lượt xem
Quá trình số hóa ở Việt Nam đang ngày càng phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, ngành Ngân hàng đang có những cải cách trong nền tảng kĩ thuật số nhằm cung ứng dịch vụ và giải quyết yêu cầu của khách hàng tốt hơn.
Nâng cao kĩ năng cho người tiêu dùng trong sử dụng thẻ tín dụng
Nâng cao kĩ năng cho người tiêu dùng trong sử dụng thẻ tín dụng
22/03/2024 2.069 lượt xem
Ngày nay, với nhiều tiện ích, thẻ tín dụng đã trở nên phổ biến trong chi tiêu, mua sắm của người dân. Tuy nhiên, thực tế không ít người do chưa hiểu rõ về tính năng của thẻ, số ngày miễn lãi, nguyên tắc trả nợ và cách tính lãi suất nếu thanh toán không đủ hoặc không đúng hạn mà có thể trở thành những “con nợ” lớn của ngân hàng.
Tăng cường các giải pháp ngăn chặn lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản
Tăng cường các giải pháp ngăn chặn lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản
20/03/2024 2.177 lượt xem
Thời gian gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều hơn tình trạng tội phạm sử dụng các loại mã độc đánh cắp thông tin, mã hóa dữ liệu của người dùng để chiếm đoạt tài sản. Các chuyên gia bảo mật cảnh báo, sau khi xâm nhập, các mã độc này có thể "nằm vùng" như một gián điệp, thu thập thông tin, điều khiển các ứng dụng ngân hàng, đánh cắp tài khoản, mật khẩu và mã OTP của nạn nhân để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa ngân hàng
Giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa ngân hàng
15/03/2024 2.512 lượt xem
Thời gian qua, với mục tiêu lấy khách hàng là trung tâm, ngành Ngân hàng đã không ngừng hoàn thiện pháp lý và hạ tầng công nghệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), thúc đẩy hoạt động ngân hàng số và đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.
Nghĩa vụ bảo mật thông tin người sử dụng Internet Banking của nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán
Nghĩa vụ bảo mật thông tin người sử dụng Internet Banking của nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán
13/03/2024 2.581 lượt xem
Trong bối cảnh chuyển đổi số, Việt Nam luôn nỗ lực thay đổi, cải tiến và cập nhật những công nghệ hiện đại để áp dụng phát triển trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Internet Banking hay dịch vụ thanh toán trên các thiết bị điện tử trở thành một bước tiến trong giao dịch thương mại.
Hoạt động tài chính vi mô trong xu hướng phát triển của công nghệ tài chính
Hoạt động tài chính vi mô trong xu hướng phát triển của công nghệ tài chính
04/03/2024 3.432 lượt xem
Tổ chức tài chính vi mô (TCVM) là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ như ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ.
Xây dựng nguồn lực con người nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số hoạt động ngân hàng
Xây dựng nguồn lực con người nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số hoạt động ngân hàng
01/03/2024 3.523 lượt xem
Kết quả nghiên cứu về phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số của các tổ chức nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng đều khẳng định, văn hóa doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng, như là “quyền lực mềm” của tổ chức, giúp tổ chức phát triển bền vững.
Pháp luật về định danh khách hàng điện tử trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
Pháp luật về định danh khách hàng điện tử trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
14/02/2024 5.198 lượt xem
Trong quá trình hoạt động chuyển đổi số ngành Ngân hàng tại Việt Nam, định danh khách hàng điện tử hay còn gọi là eKYC (Electronic Know Your Customer) đang trở thành một xu hướng phát triển tất yếu. Công nghệ này cho phép các ngân hàng tại Việt Nam cung ứng dịch vụ số hóa, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hóa hoạt động, đặc biệt trong hoạt động liên quan đến tài khoản thanh toán.
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Tăng tốc và phát triển bền vững
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Tăng tốc và phát triển bền vững
08/02/2024 5.177 lượt xem
Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng không chỉ là một xu hướng mà còn là một bước tiến quan trọng hướng tới tương lai tài chính hiện đại và linh hoạt.
Triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng
Triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng
01/02/2024 5.307 lượt xem
Trong bối cảnh phát triển sâu rộng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) trong mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, xu hướng chuyển dịch các giao dịch theo phương thức truyền thống sang môi trường điện tử gia tăng. Khách hàng được trải nghiệm đa dạng các dịch vụ tiện ích, hiện đại và tiết kiệm thời gian, chi phí.
Tăng cường đào tạo văn hóa số lĩnh vực ngân hàng theo mô hình ASK trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam
Tăng cường đào tạo văn hóa số lĩnh vực ngân hàng theo mô hình ASK trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam
29/01/2024 5.380 lượt xem
Trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng văn hóa số giúp ngân hàng tạo ra nguồn nhân lực với tư duy đột phá sáng tạo, tạo ra các sáng kiến số đổi mới với khả năng thích ứng linh hoạt với thay đổi, từ đó đưa ngân hàng bước lên vị thế cao hơn trên thị trường.
Những điểm nhấn khoa học và công nghệ Việt Nam 2023
Những điểm nhấn khoa học và công nghệ Việt Nam 2023
25/01/2024 5.566 lượt xem
Năm qua, Việt Nam có sự bùng nổ và vươn lên mạnh mẽ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, nhiều nhà khoa học được vinh danh ở các giải thưởng, bảng xếp hạng lớn trên thế giới; Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng bậc; liên tục bùng nổ các ứng dụng phần mềm liên quan đến AI... Dưới đây là 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật trong năm 2023.
Thực trạng ứng dụng QR Code trong thanh toán ngân hàng
Thực trạng ứng dụng QR Code trong thanh toán ngân hàng
24/01/2024 5.715 lượt xem
Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) và thanh toán điện tử ở Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh. Trong đó, phương thức thanh toán QR Code đang dần trở nên phổ biến và được nhiều người tiêu dùng sử dụng.
Một số xu hướng về an ninh mạng năm 2024
Một số xu hướng về an ninh mạng năm 2024
22/01/2024 6.100 lượt xem
Với việc công nghệ không ngừng phát triển nhanh chóng, năm 2024 là năm định hình để tiếp tục những đột phá có thể làm thay đổi cách sống, cách giao tiếp của con người.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

78.000

80.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

78.000

80.000

Vàng SJC 5c

78.000

80.020

Vàng nhẫn 9999

68.000

69.300

Vàng nữ trang 9999

67.900

68.800


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,550 24,920 26,090 27,522 30,409 31,703 158.80 168.08
BIDV 24,625 24,935 26,276 27,495 30,531 31,832 159.54 168.07
VietinBank 24,512 24,932 26,321 27,616 30,837 31,847 160.42 168.37
Agribank 24,600 24,930 26,213 27,483 30,551 31,684 159.87 167.97
Eximbank 24,520 24,910 26,361 27,131 30,735 31,632 161.25 165.95
ACB 24,570 24,970 26,457 27,114 30,964 31,606 161.07 166.23
Sacombank 24,552 24,947 26,529 27,087 31,020 31,531 161.74 166.78
Techcombank 24,561 24,933 26,174 27,513 30,438 31,764 157.07 169.48
LPBank 24,380 25,100 26,095 27,625 30,866 31,814 159.15 170.67
DongA Bank 24,610 24,960 26,400 27,080 30,780 31,620 159.00 166.10
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?