Tăng cường sự tham gia của Việt Nam vào các tổ chức tài chính, tiền tệ, ngân hàng quốc tế
04/09/2020 5.671 lượt xem
Trong gần 30 năm đổi mới, các nhà tài trợ đa phương và song phương đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người lao động. Đến nay, quá trình phát triển của Việt Nam đã có những thành quả với việc Việt Nam đã trở thành quốc gia thu nhập trung bình, tốt nghiệp các nguồn vốn ưu đãi và chuyển sang vay vốn các nguồn vốn khác mang điều kiện thị trường hơn.
 
Với vị thế mới này, Việt Nam cần có các bước tiếp cận mới phù hợp với trình độ phát triển, tăng cường vai trò, vị thế, tiếng nói của quốc gia. Do đó, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu cơ sở lý luận về các tổ chức tài chính ngân hàng quốc tế (TCTCNHQT), vai trò và xu thế phát triển. Trên cơ sở đánh giá quá trình tham gia vào các TCTCNHQT của Việt Nam từ năm 1993 đến nay, đề xuất định hướng chính sách, chiến lược tham gia các tổ chức tài chính, tiền tệ, ngân hàng quốc tế trong thời gian tới nhằm (i) Mở rộng và tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội, tìm nguồn vốn thay thế cho vốn hỗ trợ phát triển (ODA) để đáp ứng nhu cầu phát triển; (ii) Nâng cao vị thế, tiếng nói, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.
 
Một số vấn đề lý luận
 
Tổ chức tài chính, tiền tệ, ngân hàng quốc tế là các tổ chức được một hoặc nhiều quốc gia thành lập, cung cấp hỗ trợ tài chính và tư vấn chuyên nghiệp cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở các nước, thúc đẩy hợp tác và ổn định kinh tế quốc tế. Nhìn chung, các TCTCNHQT không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, thay vào đó mục tiêu sẽ bao gồm (i) Hỗ trợ các nước gặp khó khăn về cán cân thanh toán; (ii) Cung cấp khoản vay/viện trợ không hoàn lại nhằm tài trợ các chương trình phát triển kinh tế; (iii) Xóa đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng, giáo dục, y tế, môi trường và các lĩnh vực phát triển khác; (iv) Đảm bảo sự vận hành trôi chảy và an toàn của thị trường tài chính toàn cầu.
 

Các TCTCNHQT đang có sự chuyển biến trong chiến lược đầu tư tại Việt Nam theo hướng tăng cường hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân mang lại nhiều giá trị gia tăng cho doanh nghiệp
 
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là đại diện của Nhà nước/Chính phủ Việt Nam tại các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, ngân hàng quốc tế mà Việt Nam đang là thành viên như: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC), Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB) và gần đây nhất là Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB).
 
Hội viên là Nhà nước/Chính phủ của các quốc gia, hiện nay, tổ chức có nhiều thành viên nhất trong số các TCTCNHQT là IMF và WB đều có 189 quốc gia hội viên. Việc xem xét kết nạp hội viên thường dựa trên nguyện vọng, sự phù hợp về vị trí địa lý (đối với các TCTCNHQT khu vực), nhu cầu cần hỗ trợ (IMF, WB), sự phù hợp về trình độ kinh tế, chính sách, thể chế… Việc kết nạp hội viên thường được thông qua trên cơ sở bỏ phiếu đa số. Hội viên được kết nạp sẽ được phân bổ một số vốn nhất định theo quy định của từng tổ chức. Mỗi TCTCNHQT có chính sách về nghĩa vụ quyền lợi hội viên và chính sách về phân bổ vốn góp, vị thế, tiếng nói riêng tùy vào chức năng của TCTCNHQT đó. Thông thường, một hội viên tham gia được coi như một cổ đông. Các TCTCNHQT hoạt động như các công ty cổ phần, theo luật quốc tế. Số vốn góp sẽ quyết định tiếng nói, vị thế và trong nhiều trường hợp, khả năng tiếp cận vốn của thành viên đó. 
 
Thông thường, vốn góp được xác định bởi nhiều yếu tố, trong đó quy mô nền kinh tế có vai trò quan trọng nhất trong việc xác định số vốn một thành viên được góp. Bên cạnh đó, trình độ phát triển của quốc gia cũng sẽ quyết định một nước là nhà viện trợ hay quốc gia đi vay/hưởng hỗ trợ của một tổ chức. Mỗi tổ chức sẽ xây dựng một công thức góp vốn, vốn phân bổ và quyền bỏ phiếu của từng quốc gia sẽ tỷ lệ tương đương, theo đó, các quốc gia càng đóng góp nhiều vốn bao nhiêu thì tiếng nói sẽ lớn bấy nhiêu. Điều này có nghĩa là những quyết định quan trọng của tổ chức sẽ do các quốc gia có quyền bỏ phiếu cao nhất thông qua (thường trên 50%) và cũng có nghĩa là nếu không có sự đồng tình của quốc gia hội viên có quyền bỏ phiếu cao trên 50%, các nghị quyết, quyết định và chính sách của tổ chức sẽ không được chấp thuận triển khai.
 
Hiện nay, xu hướng các định chế lớn như WB, IMF đều đang tích cực cải cách công thức phân bổ vốn góp theo hướng tăng tỷ lệ góp vốn cho các nước đang phát triển, giúp cho quyết định của các tổ chức này có tính trung hòa hơn, thay vì tập trung quá nhiều quyền lực vào một/một số quốc gia nhất định.
 
Tuy nhiên, cũng có một số tổ chức số vốn góp không ảnh hưởng đến số phiếu bầu như Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC). Tại ngân hàng này, Hội đồng Ngân hàng gồm đại diện của tất cả các nước thành viên Ngân hàng, trong đó mỗi nước thành viên có một phiếu bầu, không phụ thuộc vào mức vốn góp tại Ngân hàng. Hội đồng Ngân hàng thông qua quyết định trên cơ sở nhất trí tuyệt đối đối với các vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động của Ngân hàng.
 
Các vấn đề tồn tại đối với Việt Nam trong quá trình tham gia các TCTCNHQT
 
Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã tham gia tích cực với vai trò là nước hội viên và quốc gia thụ hưởng hỗ trợ. Bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được, một số vấn đề tồn tại đối với Việt Nam trong quá trình tham gia các TCTCNHQT như hiệu quả hấp thụ vốn và vị thế góp vốn, quyền bỏ phiếu của Việt Nam nói chung tại các TCTCNHQT còn ở mức khiêm tốn. 
 
Thứ nhất, về hiệu quả hấp thụ vốn: Theo khảo sát mới đây của Bộ KHĐT cho thấy, hạn chế tổng hợp nhất trong việc hấp thụ nguồn lực hỗ trợ là năng lực hấp thụ nguồn vốn ODA quốc gia, cũng như ở cấp ngành và địa phương còn yếu. Số liệu khảo sát này cho thấy, tính trung bình chung cả nước, tỷ lệ giải ngân vốn ODA chỉ đạt khoảng 63% vốn ODA ký kết (theo nguồn Báo cáo VN2035 hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ của WB). Giải ngân các dự án của WB còn thấp hơn đáng kể, tỷ lệ số vốn giải ngân trên tổng số vốn vay cam kết chỉ đạt mức khoảng 11% (2018) và thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực cho thấy, trình độ sử dụng vốn còn thấp và công tác thiết kế, lập kế hoạch dự án chưa phù hợp với thực tế. 
 
Nguyên nhân của vấn đề này một phần do chưa có chiến lược quy hoạch tổng thể về phân bổ vốn ưu tiên, công tác xây dựng và lập kế hoạch sử dụng vốn và điều phối giữa các nhà tài trợ còn chưa thực sự hiệu quả, quy trình thủ tục còn rườm rà. Do vậy, tình trạng các dự án có thiết kế khá giống nhau và bị trùng lắp khá nhiều. Bên cạnh đó, năng lực xây dựng, triển khai chương trình/dự án có hỗ trợ của nước ngoài còn hạn chế, không sát với thực tế dẫn đến ở nhiều dự án/chương trình, tiến độ không được đảm bảo, công tác quản lý ODA còn khó khăn do cán bộ phụ trách ODA còn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên không chuyên tâm. Ngoài ra, nguồn vốn hỗ trợ còn phân tán, không đồng đều giữa các khu vực địa lý cho thấy, việc phân bổ nguồn lực còn chưa hiệu quả, thiếu chiến lược phát triển vùng miền, chiến lược phát triển các ngành nghề, lĩnh vực trong trung và dài hạn.
 
Thứ hai, vị thế góp vốn và quyền bỏ phiếu của Việt Nam nói chung tại các TCTCNHQT như IMF, WB và ADB còn ở mức khiêm tốn. Mức độ hiện diện của Việt Nam tại các tổ chức này còn thấp cả về số lượng và vị trí, chủ yếu tập trung ở văn phòng đại diện của các tổ chức này tại Việt Nam, số lượng người Việt Nam làm việc tại trụ sở chính của các tổ chức này và số lượng cán bộ Việt Nam sang biệt phái, thực tập tại đây cũng rất ít. Điều này đã hạn chế sự tham gia của Việt Nam vào quá trình xây dựng chính sách, ra quyết định ở các tổ chức này; đồng thời, hạn chế khả năng bảo vệ quyền lợi quốc gia đối với các vấn đề quan trọng, nhất là trong bối cảnh các tổ chức như IMF, WB, ADB đều đang cải cách cơ cấu quản trị điều hành để cho phép các nước đang phát triển có vai trò, vị thế và tiếng nói lớn hơn.
 
Nguyên nhân của vấn đề này một phần là do sự lệch pha giữa cơ hội và tiềm lực của nền kinh tế trong khi việc phân bổ tỷ lệ góp vốn của các TCTCNHQT không diễn ra thường xuyên. Trong giai đoạn trước đây, khi các TCTCNHQT có những đợt điều chỉnh hạn ngạch góp vốn của các quốc gia thành viên thì nguồn lực của Việt Nam chưa cho phép. Đến nay, khi tiềm lực của Việt Nam đã mạnh lên thì lại chưa có cơ hội để tăng hạn ngạch góp vốn và tăng quyền bỏ phiếu tại các tổ chức này.
 
Xu thế phát triển của các TCTCNHQT
 
Trên thị trường tài chính, có 2 xu hướng đang nổi lên rất rõ nét, ảnh hưởng đến luồng chu chuyển vốn trong thế giới giữa các thị trường tài chính cũng như các nền kinh tế. Đó là: (i) Xu hướng toàn cầu hóa đang ảnh hưởng nhanh chóng đến hoạt động kinh tế thế giới, đồng nghĩa với việc thương mại quốc tế và vốn tư nhân đang đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong phát triển kinh tế; (ii) Mô hình kinh tế trong đó vai trò nhà nước làm chủ đạo đang dần biến chuyển, trong đó vai trò nguyên tắc thị trường, của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế ngày càng được coi trọng và phát huy. Như vậy, khu vực tư nhân và tài chính quốc tế đang trở thành những hạt nhân trong phát triển kinh tế.
 
Với sự phát triển ngày càng tăng của khu vực tư nhân, vai trò tài trợ vốn phát triển của các TCTCNHQT sẽ giảm đi, một phần cũng do các chính phủ thắt chặt quản lý nợ công, nợ chính phủ bảo lãnh để đảm bảo an toàn nợ công. Như vậy, các TCTCNHQT sẽ phải tìm những cách thức để tiếp tục phát huy vai trò của mình trong bối cảnh kinh tế mới, mở rộng các cơ hội hợp tác với khu vực tư nhân. Có thể thấy, phương thức mà các TCTCNHQT có thể khai thác là: (i) Hỗ trợ chính phủ trong việc định hướng phát triển theo cơ chế thị trường, đặc biệt là tạo điều kiện phát triển cho khu vực tư nhân; (ii) Tham gia đầu tư cùng khu vực tư nhân, phối hợp với khu vực tư nhân để mở rộng và cải thiện chất lượng luồng vốn khu vực tư nhân.
 
Thực tế cho thấy, các nội dung cải cách hiện nay của các tổ chức quốc tế đều theo các chiều hướng: (i) Tham gia sâu rộng hơn vào các vấn đề phát triển để kết nối các nỗ lực quốc tế nhằm củng cố ổn định kinh tế tài chính, xử lý các vấn đề khủng hoảng, bao gồm cả môi trường, xã hội…; (ii) Thay đổi, đổi mới cách thức quản trị, điều hành, phân bổ vốn, góp vốn để linh hoạt hơn, nâng cao tiếng nói của các nền kinh tế đang phát triển, đáp ứng nhu cầu hợp tác phát triển; (iii) Cải cách, mở rộng và thiết lập mới các TCTCNHQT cho từng khu vực, lĩnh vực cho các nhu cầu cụ thể.
 
Sau hơn một thập niên tăng trưởng kinh tế cao tại nhiều nước đang phát triển, mối quan hệ hợp tác phát triển giữa các nước tài trợ ODA và các nước nhận tài trợ đã có sự thay đổi đáng kể nhất là khi nhiều nước nhận tài trợ đã trở thành nước có thu nhập trung bình và tốt nghiệp ODA. Các nước tài trợ ODA truyền thống đã cắt giảm đáng kể nguồn viện trợ song phương và dịch chuyển từ chỉ viện trợ sang viện trợ, thương mại và đầu tư, tập trung vào tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy thương mại. Các quốc gia này cũng cắt giảm sự hiện diện của mình tại các nước nhận tài trợ trước kia và chỉ tài trợ một số ngành nhất định.  
 
Sau khi tốt nghiệp nguồn vốn ưu đãi ODA, các quốc gia đều có chiến lược khác nhau nhằm huy động nguồn vốn thay thế như nguồn vốn của Ngân hàng tái thiết và Phát triển của WB (IBRD), Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), nguồn vốn vay thông thường (OCR) của ADB, tài trợ khu vực tư nhân của ADB, vốn từ Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB), phát hành trái phiếu gắn với đồng nội tệ, hỗ trợ kỹ thuật, phát hành trái phiếu quốc tế… để bù đắp cho nguồn vốn ưu đãi ODA thiếu hụt.
 
Mặc dù sau khi tốt nghiệp ODA, nguồn vốn cam kết của các quốc gia với các TCTCNHQT chứng kiến sụt giảm đáng kể, tuy nhiên các quốc gia tốt nghiệp ODA vẫn tiếp tục mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các tổ chức này. Với mục đích nâng cao tiếng nói của các nước đang phát triển tại các tổ chức nhằm tìm ra những cách thức thực tế và sáng tạo để tiếp tục tăng cường sự tham gia và từ đó, củng cố đối thoại quốc tế và cách thức tài trợ của các tổ chức này khi giải quyết các nhu cầu và mối quan tâm của quốc gia.
 
Các TCTCNHQT mà Việt Nam là thành viên đều đang có sự chuyển biến trong chiến lược đầu tư tại Việt Nam theo hướng tăng cường hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân theo nhiều hình thức phong phú, mang lại nhiều giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc hỗ trợ nguồn vốn, các TCTCNHQT còn mang lại những dịch vụ giúp phát triển khu vực tư nhân, chuyển giao kiến thức và quản trị rủi ro. Dịch vụ vốn và tư vấn từ các TCTCNHQT sẽ là một lựa chọn mới cho các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam nhằm đa dạng nguồn huy động vốn trong điều kiện tiếp cận với nguồn tín dụng dài hạn trong nước vẫn còn khó khăn. 
 
Khai thác nguồn lực từ các TCTCNHQT
 
Nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài vẫn là một kênh cung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Và việc sử dụng nguồn vốn này cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế đã được đánh là thiết thực và mang lại hiệu quả lâu dài cho nhiều mặt kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2017, Việt Nam đã tốt nghiệp nguồn vốn vay Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), không còn được tiếp cận với vốn IDA ưu đãi của WB và từ ngày 01/01/2019, đã tốt nghiệp nguồn vốn Quỹ Phát triển Châu Á (ADF), không còn được tiếp cận với vốn ADF ưu đãi của ADB. Do đó, với 2 tổ chức này, hiện nay, Việt Nam chỉ còn được nhận vốn vay ưu đãi IBRD của WB và OCR của ADB (cả hai đều không được coi là ODA). Hai nguồn vốn này có lãi suất biến động theo thị trường nên việc phải sử dụng hiệu quả từng đồng vốn này là ưu tiên đặt lên hàng đầu của các cơ quan liên quan.
 
Theo đánh giá của chuyên gia WB và ADB, mặc dù Bộ Tài chính có thể huy động được nguồn tài chính trong nước với lãi suất thấp đáng kể như hiện nay thì các dự án vốn vay OCR và IBRD vẫn là phương án tài chính cạnh tranh cho Chính phủ. Bên cạnh chi phí cạnh tranh, các khoản vay IBRD và OCR còn cung cấp các hoạt động hỗ trợ và dịch vụ phi tài chính đi kèm, bao gồm thiết kế dự án và hỗ trợ thực hiện, dịch vụ phân tích kỹ thuật, hỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ tri thức và học hỏi trực tiếp từ những kinh nghiệm tốt nhất trên thế giới và đổi mới sáng tạo, hỗ trợ chính sách... Do đó, cần phân tích tổng thể các chi phí/điều kiện tài chính đi kèm các lợi ích phi tài chính để có thể xác định được định hướng sử dụng của nguồn vốn IBRD và OCR trong giai đoạn tới.
 
Vốn vay nước ngoài còn  giúp tạo nguồn cung ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc gia, đáp ứng nhu cầu lớn về nhập khẩu hàng hóa đầu tư của đất nước. Để đảm bảo nguồn tài chính cho đầu tư phát triển không bị gián đoạn, tránh rủi ro cho cán cân thanh toán khi việc sụt giảm các khoản vay mới diễn ra đồng thời với gia tăng chi trả nợ, Chính phủ cần có chiến lược duy trì quan hệ với nhiều đối tác, tổ chức tài trợ, tránh dừng tất cả các khoản vay nước ngoài cùng một thời điểm.
 
Trên cơ sở đó, dù trong bối cảnh nợ công đang tiệm cận trần cho phép của Quốc hội, Chính phủ có thể cân nhắc vay từ nguồn IBRD và OCR ở mức hợp lý trên cơ sở cân đối với vốn vay từ các nhà tài trợ song phương truyền thống như Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD)… Do nguồn vốn IBRD và OCR có thể tiếp nhận trong thời gian tới không nhiều, cần cân nhắc kỹ từng dự án được sử dụng các nguồn này trên nguyên tắc đã được Chính phủ chỉ đạo và ưu tiên tài trợ của WB và ADB. Theo đó, có thể tính toán sử dụng các nguồn vốn này cho các dự án cơ sở hạ tầng thiết yếu, phức tạp, quy mô lớn và có tác dụng lan tỏa trong liên kết vùng, có khả năng tạo ra nguồn thu để trả nợ. Đây cũng là lĩnh vực mà WB và ADB có lợi thế và ưu tiên tài trợ cho Việt Nam.
 
Nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế tại Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu tập trung cho khu vực công, với hình thức vay có bảo lãnh Chính phủ. Các giải pháp truyền thống về tăng các yếu tố nguồn đầu tư công hiện đang gặp trở ngại do nợ công ở mức cao và cần được kiểm soát chặt chẽ. Do vậy, Việt Nam cần có định hướng đúng đắn về huy động nguồn lực từ các tổ chức tài chính quốc tế, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của tổ chức này để giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển khu vực kinh tế tư nhân, sử dụng nguồn vốn của các tổ chức này làm đòn bẩy để khuyến khích và thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Cụ thể, NHNN cần tăng cường kết nối các TCTCNHQT với khu vực tư nhân theo lộ trình hợp lý: Nghiên cứu, đánh giá, phân loại doanh nghiệp trên cơ sở năng lực cạnh tranh và khả năng hợp tác với các TCTCNHQT; Trong thời gian đầu, kết nối trực tiếp các TCTCNHQT với những doanh nghiệp/dự án có năng lực cạnh tranh tốt, rủi ro thấp; sau khi các TCTCNHQT đã tích lũy kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp tư nhân, hỗ trợ kết nối với các đối tượng doanh nghiệp mở rộng hơn; Thông qua kênh ngân hàng thương mại, tư vấn và hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp có dự án phù hợp với từng TCTCNHQT (đạt được các tiêu chí về lĩnh vực ưu tiên, môi trường xã hội và điều kiện tài chính).
 
Tăng cường vai trò, vị trí của Việt Nam tại các TCTCNHQT
 
Thứ nhất, Việt Nam cần tăng cường vị thế, hiệu quả tham gia tại các TCTCNHQT mà Việt Nam là thành viên. Cụ thể là:
 
- Tích cực phối hợp với các nhà tài trợ xây dựng kế hoạch chuyển tiếp sang nguồn vốn theo điều kiện thị trường dành cho các nước sắp tốt nghiệp các khoản vay ưu đãi nhằm đảm bảo quá trình chuyển đổi thuận lợi, giảm thiểu các khó khăn, rủi ro trong quá trình chuyển tiếp;
 
- Hoàn thiện khung pháp lý theo hướng hài hòa hóa với các quy định của nhà tài trợ, và đơn giản hóa quy trình thủ tục trong quản lý và sử dụng vốn vay,  triển khai thêm các mô hình đầu tư mới có sự tham gia của khu vực tư nhân;
 
- Tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn theo hướng đảm bảo an toàn và hiệu quả quản lý nợ công; tăng cường hiệu quả công tác lập kế hoạch và sử dụng vốn vay, quản lý và thực hiện các chương trình, dự án; bố trí đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng; chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa mô hình quản lý chương trình, dự án, tăng cường công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình và phòng, chống tham nhũng; tăng cường rà soát (định kỳ và đột xuất) để kịp thời xử lý vướng mắc, bất cập phát sinh;
 
- Tăng cường khai thác và sử dụng các sản phẩm khác (ngoài vốn vay ODA và vay ưu đãi) từ các TCTCNHQT và đơn vị trực thuộc các tổ chức này nhằm huy động vốn đầu tư trực tiếp, hỗ trợ giải quyết tranh chấp nhằm bảo đảm tăng cường khả năng tiếp cận với thị trường vốn quốc tế, cải thiện xếp hạng tín dụng quốc gia. 
 
- Đẩy mạnh hoạt động hợp tác kỹ thuật với các TCTCNHQT, đặc biệt là trong các lĩnh vực quản lý kinh tế vĩ mô, tài chính công, tiền tệ, tài chính, ngân hàng…
 
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ thành viên, cung cấp thông tin, báo cáo, góp vốn bổ sung, triển khai đúng và kịp thời các cam kết của Việt Nam, dần áp dụng và triển khai các thông lệ quốc tế tốt nhất cũng như các nguyên tắc và thông lệ khác được các thành viên TCTCNHQT áp dụng rộng rãi.
 
Thứ hai, tiếp cận, tham gia có chọn lọc vào các TCTCNHQT và sáng kiến thiết lập khuôn khổ hợp tác tài chính mới. Cụ thể là: Xây dựng kế hoạch và lộ trình tham gia vào các thiết chế của các TCTCNHQT mà Việt Nam đã là thành viên nhằm tận dụng các nguồn lực của các tổ chức này cho phát triển kinh tế; kết nối với mạng lưới các hệ thống kinh tế, tài chính toàn cầu thông qua tiếp cận các tổ chức có vai trò quan trọng trong việc thiết lập khuôn khổ và giám sát hoạt động thị trường tài chính quốc tế và tài trợ phát triển; chủ động, tích cực tham gia, đề xuất tham gia vào các hoạt động chương trình hợp tác và sáng kiến trong khuôn khổ đa phương và song phương và các diễn đàn khác để kết nối và phát huy vai trò tại các diễn đàn này, đồng thời tham gia tích cực vào việc thiết lập các khuôn khổ hợp tác về tài chính tiền tệ mới trong khu vực và quốc tế.
 
Thứ ba, tăng cường năng lực hội nhập quốc tế. Cụ thể là: Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để phù hợp với các cam kết, thông lệ quốc tế: rà soát và điều chỉnh, xây dựng mới luật và các văn bản pháp quy có liên quan để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thành viên về công bố thông tin, báo cáo, thống kê, các chỉ tiêu vĩ mô với các TCTCNHQT và các tổ chức khác phù hợp với cam kết của Việt Nam khi gia nhập, tiến tới áp dụng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế và thông lệ áp dụng rộng rãi tại các tổ chức này; xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiếp nhận hỗ trợ như các quy định quản lý nguồn vốn ODA, hỗ trợ kỹ thuật, nguồn vốn có điều kiện thị trường và các văn bản liên quan nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn hỗ trợ từ các TCTCNHQT; nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách để Việt Nam có thể tham gia với vai trò nhà tài trợ; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập.
 
Thứ tư, tiến cử người vào các tổ chức quốc tế. Công tác tiến cử người vào các tổ chức tài chính quốc tế là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình tham gia vào các thể chế tài chính - tiền tệ - ngân hàng khu vực và quốc tế. Xây dựng nguồn lực về con người, kỹ thuật và quản lý đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế nhằm phát triển năng lực hội nhập quốc tế, chuẩn bị tốt các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu phát triển, từng bước có các vị trí cao hơn trong các TCTCTT khu vực và quốc tế. Trong đó, cần phân loại rõ: vị trí lãnh đạo, quản lý, có thẩm quyền đưa ra các quyết sách; vị trí mang tính chất tham mưu, tư vấn; vị trí mang tính chất thừa hành; vị trí mang tính chất kỹ thuật, sơ cấp... Xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực có trình độ quốc tế phù hợp với yêu cầu trình độ về vị trí cán bộ cần cử người làm việc tại các tổ chức quốc tế về: tiếng Anh, kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm, bồi dưỡng ý thức chính trị… Xây dựng quy trình tuyển chọn cán bộ trên cơ sở thông tin từ các TCTCNHQT về nội dung, tiêu chí chọn người để đưa vào nội dung đào tạo: mỗi tổ chức cần bao nhiêu vị trí, mỗi vị trí cần bao nhiêu người. Xây dựng các tiêu chí, yêu cầu, mô tả công việc phù hợp với vị trí cử người; yêu cầu trước, trong và sau khi công tác tại các TCTCNHQT. Từ đó, làm căn cứ khoa học, khách quan cho quá trình tuyển chọn cán bộ để tiến cử. 
 
Xây dựng chế độ, chính sách đối với các cán bộ được tiến cử: Các cán bộ nằm trong diện có khả năng được tiến cử cần được ưu tiên thực hiện các chế độ về đào tạo trước khi đi công tác tại các TCTCNHQT; xây dựng chế độ lương, thưởng, quyền lợi, trách nhiệm, khen thưởng và kỷ luật đối với các cá nhân trước, trong và sau khi công tác tại TCTCNHQT. 
 
Xây dựng ngân sách để cử cán bộ tiềm năng tham gia các khóa học, công trình nghiên cứu, thực tập, biệt phái, trao đổi chuyên gia trong khuôn khổ các chương trình hợp tác với các TCTCNHQT để nâng cao trình độ, chuyên môn và kinh nghiệm quốc tế. Tận dụng huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước, thường xuyên phối hợp liên hệ làm việc, kêu gọi huy động nguồn tài trợ từ các TCTCNHQT đối với việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ để tham gia học tập, công tác, nghiên cứu, biệt phái và trao đổi cán bộ tại các TCTCNHQT.
 
Như vậy, các TCTCNHQT luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các kênh tài trợ đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, năng lượng, giáo dục, nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Trong bối cảnh huy động nguồn lực trong nước gặp nhiều khó khăn và nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội rất lớn, hỗ trợ tài chính từ các TCTCNHQT sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng. Do đó, việc tăng cường tham gia, tiếp cận các công cụ tài chính mới của các TCTCNHQT là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với Việt Nam nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng trong thời gian tới. Từ đó cho thấy, Việt Nam cần tiếp tục có những biện pháp tham gia một cách toàn diện để khai thác tối đa nguồn vốn và nâng cao vai trò vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

ThS. Hoàng Thị Phương Hạnh,
ThS. Ngô Thị Phương Nhung,
ThS. Nguyễn Thị Trà Vy,
ThS. Lê Hải Anh 


Theo TCNH số 3/2020

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Nâng cao hiệu quả quản lý gian lận số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Nâng cao hiệu quả quản lý gian lận số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
24/04/2024 133 lượt xem
Thời gian qua, quá trình số hóa diễn ra liên tục và mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và đã mang lại những lợi ích đáng kể cho sự ổn định của khu vực tài chính nói riêng, sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Nhờ quá trình này mà các tổ chức tài chính có khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính, ngân hàng với chi phí thấp hơn, giúp nâng cao trải nghiệm và khả năng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ của khách hàng, tăng cường minh bạch trong giao dịch tài chính và phản ứng nhanh chóng với các cuộc khủng hoảng.
Chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức, doanh nghiệp - định hướng  phát triển trong thời đại 4.0
Chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức, doanh nghiệp - định hướng phát triển trong thời đại 4.0
23/04/2024 187 lượt xem
Dữ liệu đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp. Việc chia sẻ dữ liệu mở ra những cơ hội mới, tạo thêm nhiều giá trị, đồng thời góp phần bồi đắp kho dữ liệu hiện có, khai phá tiềm năng tối ưu hóa và đổi mới mô hình kinh doanh.
Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đám bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam
Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đám bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam
19/04/2024 0 lượt xem
Do nhu cầu tài chính phục vụ cho quá trình chuyển đổi của các doanh nghiệp ngày càng cao nên thị trường tín dụng liên kết bền vững toàn cầu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Việt Nam cần nhanh chóng thúc đẩy và mở rộng hoạt động cho vay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ở đa dạng ngành, nghề thực hiện chiến lược phát triển bền vững.
Thực hiện tăng trưởng xanh - Tiền đề cho phát triển bền vững của Việt Nam
Thực hiện tăng trưởng xanh - Tiền đề cho phát triển bền vững của Việt Nam
12/04/2024 1.027 lượt xem
Phát triển bền vững đang là mục tiêu quan trọng của Việt Nam trong những năm qua và trong tương lai, theo đó tăng trưởng xanh với sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường chính là tiền đề để thực hiện mục tiêu này.
Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đảm bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam
Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đảm bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam
10/04/2024 1.070 lượt xem
Bài viết đề xuất một số khuyến nghị về xây dựng, thực thi chính sách tín dụng liên kết bền vững để góp phần đảm bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam...
Thực tiễn triển khai ESG tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Thực tiễn triển khai ESG tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
05/04/2024 1.353 lượt xem
Nghiên cứu trình bày về tầm quan trọng của ESG (Environmental - môi trường, Social - xã hội, Governance - quản trị) trong quá trình phát triển bền vững của ngân hàng, thực tiễn triển khai các hoạt động về ESG, các kết quả đạt được và thách thức, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai ESG trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.
Tác động của minh bạch và công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Tác động của minh bạch và công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
03/04/2024 1.248 lượt xem
Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu tác động của tính minh bạch và công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility - CSR) đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng.
Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
02/04/2024 1.139 lượt xem
Bài viết dựa trên cơ sở tổng quan về giám sát tài chính, tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để rút ra một số bài học và khuyến nghị đối với công tác giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước tại Việt Nam hiện nay.
Kinh nghiệm thực thi chính sách tài chính khí hậu trên thế giới và một số khuyến nghị cho Việt Nam
Kinh nghiệm thực thi chính sách tài chính khí hậu trên thế giới và một số khuyến nghị cho Việt Nam
01/04/2024 1.134 lượt xem
Một trong những vấn đề khó khăn nhất hiện nay đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, đó là việc thiếu nguồn lực tài chính để ứng phó với biến đổi khí hậu, hay còn gọi là tài chính khí hậu...
Xây dựng Sổ tay kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Xây dựng Sổ tay kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
28/03/2024 1.216 lượt xem
Để nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ NHNN phù hợp thông lệ quốc tế và các quy định về kiểm toán nội bộ của Việt Nam, một trong những yêu cầu hiện nay là nghiên cứu, rà soát, ban hành Sổ tay Kiểm toán nội bộ NHNN nhằm tập hợp, hệ thống hóa các quy định chung về kiểm toán nội bộ của NHNN.
Nâng cao chất lượng Chatbot chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Nâng cao chất lượng Chatbot chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
25/03/2024 1.615 lượt xem
Trong kỉ nguyên số, Chatbot đóng vai trò vô cùng quan trọng và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, trong đó có lĩnh vực ngân hàng.
Hạch toán phái sinh ngoại hối tại các tổ chức tín dụng và công tác quản lý ngoại hối của cơ quan nhà nước
Hạch toán phái sinh ngoại hối tại các tổ chức tín dụng và công tác quản lý ngoại hối của cơ quan nhà nước
22/03/2024 2.363 lượt xem
Trong thị trường kinh tế, giao dịch phái sinh là một dạng hợp đồng dựa trên giá trị các loại tài sản cơ sở khác nhau như hàng hóa, chỉ số, lãi suất hay cổ phiếu (giấy tờ có giá).
Văn hóa số và lộ trình xây dựng
Văn hóa số và lộ trình xây dựng
11/03/2024 2.616 lượt xem
Hiện nay, quyết liệt chuyển đổi số, tạo dựng hệ sinh thái ngân hàng mở, tạo ra nền tảng phát triển bán lẻ, tăng doanh thu dịch vụ, gia tăng trải nghiệm của khách hàng là xu hướng chủ đạo của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam.
Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Nhìn từ bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay
Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Nhìn từ bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay
07/03/2024 3.636 lượt xem
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ quốc gia có thu nhập thấp sang quốc gia có thu nhập trung bình. Song, những khó khăn nội tại và thách thức bên ngoài của nền kinh tế làm cho nguy cơ Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình là có thể.
Động lực và kì vọng mới cho tương lai
Động lực và kì vọng mới cho tương lai
07/03/2024 2.473 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia; thăm chính thức Australia và New Zealand từ ngày 05 - 11/3/2024 theo lời mời của Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

Vàng SJC 5c

81.000

83.520

Vàng nhẫn 9999

74.200

76.100

Vàng nữ trang 9999

74.000

75.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,145 25,485 26,411 27,860 30,670 31,974 159.56 168.87
BIDV 25,185 25,485 26,528 27,748 30,697 31,977 159.6 168
VietinBank 25,160 25,485 26,651 27,946 31,096 32,106 161.07 169.02
Agribank 25,180 25,485 26,599 27,900 30,846 32,001 160.64 168.67
Eximbank 25,160 25,485 26,632 27,531 30,915 31,959 161.35 166.79
ACB 25,190 25,485 26,768 27,476 31,178 31,876 161.53 166.97
Sacombank 25,250 25,485 26,880 27,440 31,315 31,817 162.5 167.51
Techcombank 25,228 25,485 26,523 27,869 30,720 32,037 157.83 170.27
LPBank 24,943 25,485 26,344 27,844 31,044 31,948 159.37 170.59
DongA Bank 25,250 25,485 26,760 27,440 31,070 31,920 159.80 166.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?