Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa - nguồn vốn trung, dài hạn với lãi suất ưu đãi dễ tiếp cận cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
30/09/2019 3.624 lượt xem
Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Quỹ) là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 17/4/2013, với mục tiêu để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước, phù hợp với mục đích hoạt động của Quỹ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động.
 
Trên cơ sở Quyết định số 601/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để triển khai đưa Quỹ đi vào hoạt động bằng việc cấp vốn điều lệ, xây dựng, ban hành các văn bản, khung pháp lý tầm Thông tư, Quyết định Bộ trưởng, các Quy trình, Quy chế tác nghiệp... Sau khi hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo đầy đủ các điều kiện tối thiểu để đi vào hoạt động, từ giữa năm 2016, Quỹ đã chính thức triển khai các chương trình hỗ trợ tài chính thông qua việc ủy thác cho các ngân hàng thương mại (NHTM) để giải ngân cho các DNNVV. 
 
Tính đến hết tháng 12/2018, đã có trên 1.600 DNNVV tiếp cận thông tin về hoạt động của Quỹ, Quỹ đã chấp thuận ủy thác cho ngân hàng để giải ngân cho DNNVV số tiền là 149,8 tỷ đồng. Các dự án, phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV được vay vốn (trung và dài hạn) từ Quỹ để đầu tư mua máy móc thiết bị hoặc xây dựng nhà xưởng. Bên cạnh đó, DNNVV còn được tư vấn, tham gia các hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực do Quỹ phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện.
 
2.000 tỷ đồng vốn điều lệ của Quỹ mục tiêu được xác định chỉ là vốn mồi để thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước, các định chế tài chính, các quỹ đầu tư, các NHTM cùng quan tâm, chung tay, hướng sự chú ý đến khối DNNVV đang còn yếu và thiếu vốn. Hiện nay, hầu hết các NHTM đều rất quan tâm đến việc hợp tác với Quỹ để thu hút đối tượng khách hàng DNNVV. Việc Quỹ ủy thác cho vay DNNVV thông qua các NHTM đã khuyến khích các ngân hàng tự thu xếp nguồn lực của chính mình (vốn đối ứng, nhân lực, dịch vụ, công nghệ) để tham gia hỗ trợ tài chính cho DNNVV. Qua đó, góp phần tác động thay đổi khẩu vị rủi ro tín dụng: chuyển từ việc đề cao tiêu chí tài sản bảo đảm sang việc chú trọng đánh giá năng lực nội tại của doanh nghiệp (triển vọng phát triển của doanh nghiệp, kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp, tính minh bạch của thông tin tài chính...). Đây chính là hiệu quả bước đầu của quá trình triển khai chính sách của Nhà nước trong việc từng bước tháo gỡ khó khăn cho DNNVV tiếp cận tín dụng. 
 
Với mức lãi suất cho vay ưu đãi của Quỹ (5,5% đối với các khoản cho vay ngắn hạn và 7% đối với các khoản cho vay trung và dài hạn, mức lãi suất này cố định trong suốt thời gian vay vốn), các ngân hàng nhận ủy thác của Quỹ cũng phải cam kết đồng tài trợ cho DNNVV với mức lãi suất cho vay ưu đãi hơn so với mức lãi suất thương mại. Đồng thời, các ngân hàng cũng phải điều chỉnh các gói dịch vụ cho vay thương mại với các điều kiện thuận lợi hơn cho DNNVV để cạnh tranh với chương trình hỗ trợ của Quỹ. Nhờ vậy, DNNVV được hưởng lợi nhiều hơn và được giảm áp lực về chi phí tài chính trong suốt thời gian triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, Quỹ thúc đẩy các DNNVV sẵn sàng đẩy mạnh đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, máy móc sản xuất, thu hút được đông đảo DNNVV, các địa phương, hiệp hội và tổ chức có liên quan trong và ngoài nước quan tâm tới hoạt động của Quỹ.

 
Việc Quỹ ủy thác cho vay DNNVV thông qua các NHTM đã khuyến khích các ngân hàng tự thu xếp
nguồn lực của mình 
để tham gia hỗ trợ tài chính cho DNNVV
 
Ngày 10/5/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2019/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ (Nghị định số 39/2019/NĐ-CP), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019, đã đánh dấu sự trở lại của Quỹ với nhiệm vụ hỗ trợ tài chính cho DNNVV. Theo Nghị định số 39/2019/NĐ-CP, Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Vốn điều lệ tối thiểu của Quỹ là 2.000 tỷ đồng. Quỹ thực hiện chức năng: cho vay, tài trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị và tiếp nhận, quản lý nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ DNNVV.
 
Quỹ thực hiện cho vay dưới hai hình thức: Quỹ trực tiếp cho vay đối với DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị có nhu cầu vay vốn và Quỹ thực hiện cho vay gián tiếp đối với các DNNVV thông qua giao vốn cho các NHTM. 
 
Về điều kiện vay vốn, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị phải có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi; đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư của dự án; đáp ứng các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật. Lãi suất cho vay trực tiếp của Quỹ bằng 80% mức thấp nhất lãi suất cho vay thương mại, mức thấp nhất của lãi suất cho vay thương mại được xác định trên cơ sở so sánh lãi suất cho vay của 04 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước và có tổng tài sản lớn nhất tại thời điểm xác định lãi suất cho vay của Quỹ. Mức cho vay đối với mỗi dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối đa không quá 80% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án. Tổng mức cho vay của Quỹ đối với một DNNVV không được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Quỹ, thời hạn cho vay tối đa không quá 07 năm. 
 
Quỹ tài trợ vốn cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị thông qua phương thức cấp vốn không hoàn lại từ nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân hoặc vốn bổ sung từ kết quả hoạt động của Quỹ. Để được tài trợ, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị phải có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Mức tài trợ vốn không quá 01 (một) tỷ đồng cho một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nhưng không quá 50% vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị. 
 
Ngoài chức năng cho vay, tài trợ đối với DNNVV, Quỹ còn tiếp nhận và quản lý nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ DNNVV.
 
Để hỗ trợ DNNVV sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, Quỹ thực hiện các hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực cho DNNVV bao gồm: tổ chức hội thảo, truyền thông, đào tạo, tư vấn, xúc tiến đầu tư, thương mại, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu. Căn cứ nguồn vốn hoạt động và kế hoạch hoạt động hàng năm, Quỹ lập dự án, đề án hỗ trợ nghiên cứu phát triển; dự án, đề án đầu tư, thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung để hỗ trợ DNNVV, đảm bảo hỗ trợ hiệu quả, đúng đối tượng.
 
Hướng tới hỗ trợ theo trọng tâm, trọng điểm, Quỹ tập trung hỗ trợ các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Đối với các nguồn vốn tiếp nhận, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thì Quỹ sẽ hỗ trợ các DNNVV đáp ứng các điều kiện của nhà tài trợ và phù hợp với pháp luật Việt Nam. 
 
Có thể nói, việc thành lập Quỹ Phát triển DNNVV là một bước tiến quan trọng của Chính phủ trong việc tăng cường kênh hỗ trợ tài chính cho DNNVV. Đây được coi là một định chế tài chính nhà nước đầu tiên dành riêng cho đối tượng DNNVV ở Việt Nam.

Hoàng Thị Hồng

Nguồn: TCNH chuyên đề đặc biệt 2019
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tăng cường các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tăng cường các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
16/03/2024 2.117 lượt xem
Năm 2024, kinh tế thế giới dự báo tiếp tục khó khăn dưới tác động của điều kiện tài chính thắt chặt, mặt bằng lãi suất còn cao, xung đột địa chính trị, rủi ro tài chính gia tăng, lạm phát có dấu hiệu chậm lại nhưng vẫn cao…; ở trong nước, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do bối cảnh cầu thế giới, thương mại quốc tế chậm phục hồi, bảo hộ thương mại gia tăng; sản xuất, kinh doanh tiếp tục khó khăn, mức độ hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn tương đối thấp; những khó khăn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản vẫn chưa được xử lý căn cơ, đòi hỏi các cấp, bộ, ngành Trung ương và địa phương tiếp tục triển khai nhiều giải pháp tổng thể hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Triển khai Nghị định số 78/2023/NĐ-CP: Những chuyển động bước đầu và hướng đi trong thời gian tới
Triển khai Nghị định số 78/2023/NĐ-CP: Những chuyển động bước đầu và hướng đi trong thời gian tới
15/03/2024 1.934 lượt xem
Ngày 07/11/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 22/12/2023.
Điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh lạm phát thế giới tăng cao từ năm 2022 đến nay - Một số khuyến nghị chính sách
Điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh lạm phát thế giới tăng cao từ năm 2022 đến nay - Một số khuyến nghị chính sách
14/03/2024 2.693 lượt xem
Giai đoạn từ năm 2022 đến nay, trước bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất, NHNN đã điều hành tỷ giá tương đối ổn định, đặc biệt là tỷ giá với các ngoại tệ như Đô la Mỹ, Euro và các ngoại tệ khác tại các quốc gia có quan hệ giao thương đáng kể với Việt Nam nhằm duy trì ổn định vĩ mô trong nước, hỗ trợ đầu tư, sản xuất phát triển.
Cần thiết ban hành khung pháp lý toàn diện và cụ thể để điều chỉnh Fintech tại Việt Nam
Cần thiết ban hành khung pháp lý toàn diện và cụ thể để điều chỉnh Fintech tại Việt Nam
13/03/2024 2.008 lượt xem
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Nghị định quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng (sau đây gọi tắt là Dự thảo Nghị định).
Nâng cao kĩ năng cho người dân khu vực nông thôn trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trên môi trường điện tử
Nâng cao kĩ năng cho người dân khu vực nông thôn trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trên môi trường điện tử
06/03/2024 2.442 lượt xem
Một trong những sứ mệnh của chuyển đổi số là phổ cập, cá nhân hóa dịch vụ số như giáo dục, y tế, ngân hàng để hướng tới người dân. Ngành Ngân hàng luôn phấn đấu tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng dịch vụ trên môi trường điện tử, trong đó có hướng đến phổ cập tài chính tới vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Những điểm mới, nổi bật của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024
Những điểm mới, nổi bật của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024
05/03/2024 4.798 lượt xem
Ngày 18/01/2024, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2024 với 15 chương, 210 điều. Luật Các TCTD năm 2024 đã bám sát quan điểm của Đảng, Nhà nước về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân hàng theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước; khắc phục các vướng mắc, bất cập hiện tại; tham khảo thông lệ, kinh nghiệm quốc tế và phù hợp chiến lược phát triển ngành Ngân hàng. Xuất phát từ đó, bài viết tập trung làm rõ những điểm mới, nổi bật của Luật này.
Dữ liệu thống kê trong phục vụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Dữ liệu thống kê trong phục vụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
28/02/2024 2.714 lượt xem
Trải qua hơn 10 năm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, công tác thống kê tiền tệ phục vụ điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có nhiều bước tiến đáng kể.
Nhận định tác động của chính sách tiền tệ toàn cầu năm 2023 đối với nền kinh tế Việt Nam và một số khuyến nghị
Nhận định tác động của chính sách tiền tệ toàn cầu năm 2023 đối với nền kinh tế Việt Nam và một số khuyến nghị
24/02/2024 2.983 lượt xem
Năm 2023 vừa qua đã chứng kiến những biến động mạnh mẽ trong hoạt động điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) trên thế giới, nổi bật là việc các ngân hàng trung ương (NHTW) liên tục tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát.
Chính sách an toàn vĩ mô tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Chính sách an toàn vĩ mô tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
13/02/2024 2.763 lượt xem
Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nước đã thừa nhận sự cần thiết của chính sách an toàn vĩ mô (ATVM) trong ổn định tài chính và đặt chính sách ATVM vào vị trí trung tâm của sự tương tác giữa các chính sách kinh tế vĩ mô với chính sách an toàn vi mô.
Chính sách tài khóa năm 2023 góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô
Chính sách tài khóa năm 2023 góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô
11/02/2024 2.838 lượt xem
Nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023 được triển khai trong bối cảnh tình hình thế giới phát sinh nhiều biến động, diễn biến phức tạp, khó dự báo. Căng thẳng địa chính trị, tranh chấp giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, xung đột giữa Nga - Ukraine và Israel - Hamas diễn biến bất ngờ, lạm phát và giá nhiên liệu tăng cao khiến đà phục hồi của kinh tế thế giới chậm lại.
Phát triển lành mạnh tín dụng tiêu dùng, hạn chế tín dụng đen
Phát triển lành mạnh tín dụng tiêu dùng, hạn chế tín dụng đen
07/02/2024 2.882 lượt xem
Thời gian qua, tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 20%/năm, từng bước góp phần giúp người dân, đặc biệt là những người yếu thế tiếp cận được các dòng vốn chính thức; hạn chế tình trạng tín dụng đen.
Bài toán tín dụng năm 2023 và lời giải cho năm 2024
Bài toán tín dụng năm 2023 và lời giải cho năm 2024
31/01/2024 3.138 lượt xem
Năm 2023 đã đi qua với nhiều câu chuyện kinh tế nổi bật và một trong những vấn đề thu hút được sự quan tâm rất lớn trong hoạt động của ngành Ngân hàng là vấn đề tăng trưởng tín dụng.
Triển khai Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025: Kết quả và giải pháp, định hướng thời gian tới
Triển khai Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025: Kết quả và giải pháp, định hướng thời gian tới
29/01/2024 3.607 lượt xem
Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 (ban hành theo Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ - Quyết định 1813) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đầu mối phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện được hơn hai năm, đã góp phần tạo sự chuyển biến sâu, rộng về TTKDTM trong nền kinh tế, thúc đẩy sử dụng các phương tiện, dịch vụ TTKDTM.
Chính sách tài khóa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô năm 2023 và một số khuyến nghị năm 2024
Chính sách tài khóa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô năm 2023 và một số khuyến nghị năm 2024
11/01/2024 3.586 lượt xem
Năm 2023, kinh tế toàn cầu phải đối mặt với nhiều rủi ro, bất ổn do tình trạng suy thoái và lạm phát tăng cao lan rộng ở nhiều nước và khu vực; xu hướng thắt chặt tiền tệ thông qua lãi suất cao, các căng thẳng địa chính trị và dư địa tài khóa ngày càng thu hẹp… đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
Hoàn thiện quy định pháp luật về thi hành án dân sự đối với cổ phần là tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng
Hoàn thiện quy định pháp luật về thi hành án dân sự đối với cổ phần là tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng
19/12/2023 4.708 lượt xem
Để đảm bảo quyền thu hồi nợ, các tổ chức tín dụng (TCTD) quy định khoản vay phải có tài sản bảo đảm (TSBĐ). Đối với doanh nghiệp, TSBĐ cho khoản vay khá đa dạng, trong đó cổ phần cũng được xác định là một loại TSBĐ. Tuy nhiên, hiện nay, việc thi hành án cổ phần còn nhiều hạn chế, vướng mắc do pháp luật hiện hành thiếu vắng các quy định cụ thể. Bài viết tập trung phân tích vấn đề thi hành án cổ phần là đối tượng trong giao dịch bảo đảm thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

78.000

80.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

78.000

80.000

Vàng SJC 5c

78.000

80.020

Vàng nhẫn 9999

68.000

69.300

Vàng nữ trang 9999

67.900

68.800


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,550 24,920 26,090 27,522 30,409 31,703 158.80 168.08
BIDV 24,625 24,935 26,276 27,495 30,531 31,832 159.54 168.07
VietinBank 24,512 24,932 26,321 27,616 30,837 31,847 160.42 168.37
Agribank 24,600 24,930 26,213 27,483 30,551 31,684 159.87 167.97
Eximbank 24,520 24,910 26,361 27,131 30,735 31,632 161.25 165.95
ACB 24,570 24,970 26,457 27,114 30,964 31,606 161.07 166.23
Sacombank 24,552 24,947 26,529 27,087 31,020 31,531 161.74 166.78
Techcombank 24,561 24,933 26,174 27,513 30,438 31,764 157.07 169.48
LPBank 24,380 25,100 26,095 27,625 30,866 31,814 159.15 170.67
DongA Bank 24,610 24,960 26,400 27,080 30,780 31,620 159.00 166.10
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?