Phát triển chuỗi cung ứng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hậu Covid-19
02/12/2021 9.591 lượt xem
Đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu, làm gián đoạn hoạt động của chuỗi cung ứng thương mại quốc tế đối với cung - cầu hàng hóa. Ở Việt Nam, Covid-19 ảnh hưởng đến đầu vào nguyên liệu và linh kiện từ các nhà cung cấp nước ngoài, đặc biệt từ các nước châu Á. Phục hồi và phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị mới trong và sau đại dịch Covid-19 là nhu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.
 


Dịch Covid -19 gây ảnh hưởng đến nguồn cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ của ngành Điện tử Việt Nam. (Ảnh: Minh họa. Nguồn: Internet)

1. Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tới chuỗi cung ứng thương mại quốc tế
 
Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là hệ thống bao gồm các tổ chức, hoạt động và nguồn lực liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm (dịch vụ) từ tay người cung cấp (nhà sản xuất), đến khách hàng (người tiêu dùng). Chuỗi cung ứng cũng bao gồm các hoạt động vận chuyển từ kinh doanh (Business) đến khách hàng (Customer). Nghĩa là, chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng1.
 
Thương mại quốc tế (International Commerce) là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước thông qua hoạt động xuất nhập khẩu. Dưới tác động ngày càng tăng của xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa, hoạt động thương mại quốc tế ngày càng đa dạng và tăng trưởng nhanh, trung bình khoảng 6%/năm trong giai đoạn gần 5 thập kỷ (1960 - 2007)2, gấp 2 lần tốc độ tăng GDP nhờ giảm chi phí thương mại thông qua thay đổi chính sách (thuế quan) và thay đổi công nghệ (vận tải và thông tin). Giảm chi phí thương mại giúp mở rộng các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC- Global Value Chain). Tuy nhiên, thương mại quốc tế sụt giảm mạnh từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và chỉ đạt dưới 3% (là năm thứ 5 liên tiếp thương mại toàn cầu giảm), thấp hơn mức 3,1% GDP năm 20163. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khiến sản xuất thâm dụng nguyên liệu nhập khẩu trong xuất khẩu đã giảm rõ rệt, làm thay đổi cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu và đe dọa sự đứt gãy chuỗi cung ứng. Cùng với các đòn trừng phạt lẫn nhau trong thương chiến Mỹ - Trung, sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ thương mại, đại dịch Covid-19 chính là chất xúc tác làm đứt gãy chuỗi cung ứng nhanh hơn.
 
Đại dịch Covid-19 gây ra sự gián đoạn lớn trong chuỗi cung ứng thương mại quốc tế do các chuỗi cung ứng từ nguyên liệu dược phẩm, thực phẩm, điện tử và thiết bị y tế của thế giới đều phụ thuộc vào Trung Quốc. Năm 2018, Trung Quốc chiếm tới 28% sản lượng hàng hóa chế tạo toàn cầu4. Hầu hết các chuỗi cung ứng quan trọng đều tập trung ở Trung Quốc. Đại dịch Covid-19 làm nổi bật vai trò quan trọng của Trung Quốc với sự thống trị rộng khắp đến mọi nền kinh tế khác, từ ngành sản xuất thiết bị kiểm tra thân nhiệt đến nguồn cung ứng thực phẩm. Các chuỗi cung ứng trong khu vực bị ảnh hưởng và các công ty không thể tiếp cận với nguyên liệu và sản phẩm. Mức tập trung cao khiến cho chuỗi cung ứng bị đứt gãy nhanh hơn, dẫn đến sụt giảm thương mại quốc tế trầm trọng.
 
Dịch Covid-19 làm bộc lộ rõ những rủi ro khi cung ứng các sản phẩm, thiết bị thiết yếu bị gián đoạn, không kịp thời do mạng lưới chuỗi cung ứng trải rộng toàn cầu, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và lao động toàn cầu không còn như trước khiến cho mọi hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư không thể thông suốt và hiệu quả, nhiều chuỗi cung ứng quá phụ thuộc vào các trung tâm sản xuất và các thị trường lớn của Trung Quốc. Mạng sản xuất toàn cầu bị đứt gãy trên quy mô chưa từng thấy. Mức tập trung cao khiến cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy nghiêm trọng, dẫn đến suy giảm thương mại quốc tế. Dự báo của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) cho thấy, GDP toàn cầu giảm 5,2% năm 2020 (mức suy thoái sâu nhất trong 8 thập niên (1940 - 2020). Trong số 14 đợt suy thoái toàn cầu trong 150 năm qua, đợt suy thoái do Covid-19 được đánh giá đứng thứ 4 về độ sâu. Thương mại hàng hóa giảm từ 13% - 32% năm 2020. Thu nhập bình quân đầu người dự kiến sẽ giảm ở 93% (năm 2021) ở các quốc gia (tỷ lệ lớn nhất trong hơn thế kỷ qua)5.
 
Dịch Covid-19 gây tổn hại sâu rộng đến nền kinh tế Trung Quốc, đồng thời gây ra hiệu ứng cánh bướm đến nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh các chuỗi cung ứng toàn cầu đan xen phức tạp và đều phụ thuộc ít nhiều vào các nhà máy đặt tại Trung Quốc. Toàn bộ hoạt động sản xuất tại Trung Quốc ngưng trệ trong tháng 2/2020 khiến cho chuỗi cung ứng khu vực và quốc tế bị gián đoạn. Tác động của chuỗi cung ứng trong ngành chế tạo sẽ lan ra khắp thế giới bởi vai trò vượt trội của Trung Quốc là cơ sở sản xuất. Việc đóng cửa hàng nghìn nhà máy ở Trung Quốc đồng nghĩa với việc hoạt động sản xuất bị gián đoạn, không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở các nước sử dụng linh kiện do Trung Quốc sản xuất. Thậm chí, ngay cả ở các công ty không có liên hệ trực tiếp với Trung Quốc cũng bị tác động.
 
Các ngành sản xuất ở Đông Nam Á như sản xuất điện thoại di động, dệt may và hàng tiêu dùng đã hình thành sự phân công lao động hợp lý với Trung Quốc. Khi doanh nghiệp Trung Quốc dừng sản xuất, dẫn đến gián đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng đến năng lực sản xuất gia công, chế tạo của các nước ASEAN, buộc ASEAN phải ngừng hoặc giảm bớt sản xuất. Hơn 60% nguyên vật liệu của ngành dệt may và da giày Campuchia được nhập từ Trung Quốc; 4 nhà máy dệt Campuchia sẽ phải ngưng hoạt động nếu như nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc bị gián đoạn.
 
Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Hàn Quốc, với hơn 25% hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc có điểm đến là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Tập đoàn công nghệ Samsung (Hàn Quốc) phải đóng cửa một nhà máy sản xuất smartphone. Hyundai dừng một số dây chuyển sản xuất xe tại Hàn Quốc. Trong khi, kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc lớn vào Samsung và Hyundai (với tổng doanh số bán hàng chiếm tới 1/5 GDP của Hàn Quốc). Do đó, sự gián đoạn sản xuất của Samsung và Hyundai chắc chắn sẽ thổi luồng gió mạnh vào kinh tế Hàn Quốc. Các ngành điện tử, ô tô, máy móc, dệt may của Hàn Quốc chịu ảnh hưởng lớn nhất do sự hỗn loạn nguồn cung từ Trung Quốc. Vì thiếu linh kiện sản xuất tại Trung Quốc nên Tập đoàn Hyundai Motor Hàn Quốc đã phải tạm dừng sản xuất hoàn toàn6. Theo đánh giá của Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản và của chỉ số chứng khoán Nikkei có uy tín của Nhật Bản, cứ 10 tỷ USD giá trị sản lượng công nghiệp của Trung Quốc suy giảm do gián đoạn sản xuất thì hàng hóa linh kiện xuất khẩu của Trung Quốc sang Hàn Quốc sẽ giảm gần 300 triệu USD.
 
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, chiếm 22% tổng kim ngạch thương mại, cao hơn mức 15% với Mỹ (năm 2019) nên mức độ phụ thuộc của Nhật Bản vào Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu không hề nhỏ. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến nhiều nhà máy tại Trung Quốc phải đóng cửa, các biện pháp chống dịch của chính quyền Trung Quốc như phong tỏa, hạn chế đi lại... làm tê liệt hàng loạt chuỗi cung ứng trên toàn thế giới, trong đó có Nhật Bản. Chỉ riêng trong tháng 2/2020, lượng hàng hóa, nguyên vật liệu Nhật Bản nhập khẩu từ Trung Quốc sụt giảm gần một nửa, đẩy các nhà sản xuất của Nhật Bản vào tình cảnh lao đao do “khát” nguyên liệu và cấu phần cần thiết để duy trì sản xuất. Covid-19 đã ảnh hưởng tới các chuỗi cung ứng của 54% doanh nghiệp Nhật Bản. Hãng sản xuất ô tô Nissan đã phải tuyên bố ngưng hoạt động sản xuất tại một nhà máy chính tại Nhật Bản (2/2020). Tình trạng khan hiếm nguyên liệu đã khiến các doanh nghiệp Nhật Bản bắt buộc phải tìm kiếm các biện pháp nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
 
Năm 2021, số ca mắc mới Covid-19 tại Đông Nam Á (Malaysia, Indonesia…) gia tăng càng tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng của các công ty Nhật Bản, kéo theo nguy cơ gián đoạn sản xuất trong khu vực ngày càng rõ rệt. Malaysia - nơi tập trung nhiều công ty của Nhật Bản, ban hành lệnh phong tỏa (tháng 6/2021) khiến các nhà máy thuộc Toyota và Honda phải đóng cửa. Công ty Mitsui Mining & Smelting Co. của Nhật Bản chuyên sản xuất vật liệu cho điện thoại thông minh cũng phải thông báo ngừng sản xuất (tháng 7/2021).
 
2. Tác động tới chuỗi cung ứng thương mại Việt Nam
 
Mặc dù là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới (độ mở của Việt Nam cao gấp 1,5 lần Thái Lan và gấp 5 lần Trung Quốc)7, song mức độ tham gia của Việt Nam vào các chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực còn hạn chế và thấp hơn nhiều so với các nước cùng khối ASEAN. Đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam chỉ tạo ra được 20,4 tỷ USD (năm 2018) thông qua việc tham gia vào chuỗi cung ứng, xếp thứ 53 trong số 174 quốc gia8, chưa bằng 1/4 của quốc gia tiếp theo trong khối ASEAN là Philippines với 84,8 tỷ USD (xếp thứ 34). Mức độ tham gia vào các công đoạn tinh vi phức tạp của Việt Nam thấp. Theo Báo cáo phát triển thế giới (WDR) năm 2020, mức độ tham gia của Việt Nam hiện đang ở cấp độ “chế biến chế tạo mức hạn chế” và cần cải thiện sự tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu để nâng cao năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế9. Tuy nhiên, Covid-19 tác động không nhỏ tới chuỗi cung ứng thương mại Việt Nam trên các khía cạnh sau:
 
Thứ nhất, gián đoạn chuỗi cung ứng khu vực dẫn đến sản xuất kinh doanh ở Việt Nam bị trì trệ. Hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Việt Nam đều phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu, vật tư, phụ tùng nhập khẩu từ Trung Quốc nên khi dịch Covid-19 bùng nổ gây tê liệt nền kinh tế Trung Quốc đã trực tiếp làm suy yếu hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nam. Trong đó, ngành công nghiệp điện - điện tử (máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại và linh kiện) là ngành có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc. Dịch Covid-19 sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ của ngành điện tử Việt Nam, đặc biệt là ảnh hưởng đến nguồn linh phụ kiện đầu vào cho sản xuất trong nước, dẫn đến tăng chi phí sản xuất, lợi nhuận giảm. Các ngành sản xuất khác có nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc như da giày, dệt may... cũng gặp khó khăn “kép”, cả về nguồn cung đầu vào sản xuất và sức mua của thị trường sụt giảm. Doanh nghiệp mới thành lập cũng giảm ở hầu hết các lĩnh vực, mức giảm mạnh nhất trong lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi, giải trí (giảm 23%), lĩnh vực bán buôn, bán lẻ (giảm 11,8%), dịch vụ vận tải kho bãi (giảm 37,9%).
 
Trung Quốc dừng thông quan tại các cửa khẩu với Việt Nam và tăng cường quản lý, siết chặt các cửa khẩu nhằm ngăn chặn sự lan rộng của dịch khiến hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc, đặc biệt là hàng nông - lâm - thủy sản gặp nhiều khó khăn. Chín ngành chịu tác động tiêu cực lớn nhất từ dịch Covid-19, bao gồm: May mặc, bán lẻ, thủy sản, bia, dầu khí, chứng khoán, cảng biển và vận chuyển, dịch vụ sân bay, hàng không. Đặc biệt, những ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phụ thuộc nguồn nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc chịu tác động mạnh nhất do thiếu nguyên liệu đầu vào, gián đoạn chuỗi cung ứng do nguồn thay thế hạn chế. Do nhiều ngành sản xuất của Việt Nam phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập từ Trung Quốc, nên dù nhiều nhà máy Trung Quốc mở cửa hoạt động trở lại nhưng việc kiểm dịch hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cũng chặt chẽ hơn. Điều này khiến nhiều ngành của Việt Nam vẫn tiếp tục bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, khi sức mua của nền kinh tế Trung Quốc giảm, đóng cửa tạm đường biên do dịch bệnh, kinh tế Việt Nam chịu tổn thương lớn hơn so với các nền kinh tế khác có quy mô tương đương trong khu vực.
 
Thứ hai, đứt gãy chuỗi cung ứng thương mại dẫn đến hoạt động sản xuất của ngành chế biến, chế tạo giảm. Do dịch bệnh, các thị trường cung cấp nguyên liệu, sản xuất bị gián đoạn, tác động tới các chuỗi cung ứng trong ngành chế tạo lan ra khắp khu vực bởi vai trò vượt trội của Trung Quốc là cơ sở sản xuất. Việc đóng cửa hàng nghìn nhà máy ở Trung Quốc đồng nghĩa với việc hoạt động sản xuất sẽ bị gián đoạn ở các nước sử dụng linh kiện do Trung Quốc sản xuất. Thậm chí, ngay cả ở các công ty không liên hệ trực tiếp với Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng.
 
Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất khi dịch Covid-19 tác động trực tiếp thị trường xuất nhập khẩu, thị trường tiêu thụ nguyên vật liệu. Nhiều đối tác ở các nước ngừng giao dịch, thậm chí xin hủy đơn hàng đã ký trước. Bối cảnh đó buộc các doanh nghiệp phải chủ động sắp xếp lại tổ chức, dây chuyền sản xuất và tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Ngành công nghiệp chế tạo chế biến cho xuất khẩu phải đối mặt với tình trạng các đơn hàng nước ngoài tiếp tục giảm. 
 
Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc đảm bảo hỗ trợ duy trì, ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, nhưng do dịch bệnh diễn biến phức tạp nên số lượng doanh nghiệp chế biến, chế tạo rút lui khỏi thị trường tiếp tục tăng. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, số doanh nghiệp chế biến, chế tạo tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 4.225 doanh nghiệp, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020; doanh nghiệp chế biến, chế tạo hoàn tất thủ tục giải thể là 1.138 doanh nghiệp, tăng 29,8%10.
 
Đứt gãy chuỗi cung ứng kéo theo những hạn chế của chuỗi cung ứng đường dài. Những chuỗi cung ứng đường dài này có thể làm chậm khả năng phản ứng nhanh của doanh nghiệp trước khủng hoảng và khiến doanh nghiệp đối mặt với tình cảnh hàng tồn kho chất chồng. Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tăng 24,3% (tháng 6/2021) so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2020 tăng 26,7%)11. Trong đó, một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao như: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; dệt; sản xuất chế biến thực phẩm; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất.
 
Thứ ba, đứt gãy nguồn “cung - cầu” lao động việc làm, thất nghiệp tăng. Không chỉ có nguy cơ đứt chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, dịch Covid-19 còn khiến nguy cơ đứt gãy chuỗi nguồn lao động trở nên hiện hữu. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới lao động và việc làm rất lớn. Khoảng trên 30 triệu người lao động Việt Nam, tương đương khoảng một nửa lực lượng lao động, bị ảnh hưởng khi giãn cách cao điểm trong tháng 4/2020. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thất nghiệp thành thị tăng 33% trong quý II/2020, thu nhập bình quân của người lao động tính theo mức trung bình giảm 5%12. Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp giảm 1,4% (tháng 6/2021) so với tháng 5/2021 và giảm 1% so với cùng thời điểm năm 2020. Trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước lần lượt giảm 0,1% và giảm 2,3%. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 2,1% và giảm 1,4%13.
 
Sự bùng phát nhanh hơn, mạnh hơn, khó kiểm soát hơn của dịch Covid-19 lần thứ 4 (tháng 2/2021) làm cho tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm quý II/2021 tăng mạnh, trong đó số người thất nghiệp gần 1,2 triệu, người thiếu việc làm khoảng 1,1 triệu,  tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi của khu vực thành thị tăng 2,8%, cao hơn so với khu vực nông thôn tăng khoảng 2,49%14.
 
Lao động đang làm việc giảm 65 nghìn người (quý II/2021). Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở độ tuổi lao động đều tăng, tương ứng 0,2 điểm phần trăm và 0,4 điểm phần trăm15. Lao động thất nghiệp, thiếu việc làm tăng, doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn do thiếu lao động. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có tới 26,7% doanh nghiệp không tuyển dụng được lao động theo yêu cầu (quý II/2021). Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng, trong khi doanh nghiệp không tìm đủ số lao động. Điều đó cho thấy dấu hiệu của sự đứt gãy về “cung - cầu” lao động, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ, dẫn tới sự đứt gãy về nguồn cung sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ra thị trường, gây hệ lụy tới ổn định kinh tế - xã hội.
 
Dịch Covid-19 làm gia tăng bất bình đẳng vì tác động đến người lao động theo nhiều mức độ khác nhau. Lao động ở các ngành dịch vụ bị giảm thu nhập hơn nhiều so với lao động nông nghiệp và các ngành khác. Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài tại Mỹ và châu Âu, gần như 100% các doanh  nghiệp Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, và có thể sẽ tác động đến hơn 3/4 số lao động trong các ngành dệt may và da giày, với hơn 3 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp trong các ngành dịch vụ liên quan.
 
3. Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng thương mại Việt Nam
 
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu đem lại cơ hội phát triển cho nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, giúp cân bằng cơ cấu thương mại. Tuy nhiên, do cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung  ngày càng quyết liệt, đại dịch Covid-19 gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại quốc tế đã làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ dẫn tới xu hướng dịch chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm phân tán và giảm thiểu rủi ro đặt ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Để phục hồi và phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong và sau đại dịch Covid-19, Việt Nam tập trung thực hiện các giải pháp sau:
 
Một là, tổ chức lại các chuỗi cung ứng cho sản xuất công nghiệp, tạo sự bền vững, linh hoạt để phát triển các chuỗi cung ứng mới. Từng bước thúc đẩy cơ cấu lại hoạt động sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ nhằm tự chủ nguồn nguyên phụ liệu, vật liệu trong nước phục vụ cho phát triển bền vững công nghiệp. Ngành công nghiệp hỗ trợ được định hướng là một trong những ngành ưu tiên phát triển và được ưu đãi đầu tư. Số lượng và chất lượng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang ngày càng được cải thiện. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phần nào đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Một số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tích cực sử dụng các công cụ quản lý hiện đại vào sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, trở thành nhà cung cấp cho các công ty đa quốc gia. Số lượng nhà cung ứng cấp 1 của Samsung tăng từ 35 doanh nghiệp (năm 2018) lên 42 doanh nghiệp. Số lượng nhà cung ứng cấp 2 cũng tăng từ 157 doanh nghiệp (năm 2018) lên 170 doanh nghiệp và thêm 3 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn tham gia chuỗi cung ứng của Toyota (tháng 4/2021)16.
 
Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, các hoạt động giao thương trực tiếp gặp nhiều khó khăn, Bộ Công Thương chính thức khai trương hệ thống cơ sở dữ liệu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ, là dấu mốc quan trọng nhằm giải quyết nhu cầu hình thành mạng lưới kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B - Business-to-Business) trong và ngoài nước, giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm kiếm thông tin nhanh chóng, chính xác, đáp ứng nhu cầu kết nối đầu tư, tăng cường cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để dần đưa sản phẩm tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.
 
Hai là, cơ cấu lại mặt hàng xuất nhập khẩu, thị trường xuất nhập khẩu, đa dạng hóa thị trường ngoài nước, tránh phụ thuộc vào một số thị trường trong tình hình mới. Chú trọng phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu theo các nhóm ngành hàng Việt Nam có lợi thế, đặc biệt là các thị trường mà Việt Nam đã tham gia ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA). Tập trung nghiên cứu thị hiếu, dung lượng thị trường, khả năng sản xuất trong nước đối với mặt hàng Việt Nam có thế mạnh và được ưu đãi nhiều về thuế. Triển khai hỗ trợ phát triển những ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế tham gia sâu trong các chuỗi giá trị.
 
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020, đã tạo cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy thương mại, đầu tư, đặc biệt hình thành chuỗi cung ứng mới. Với tư cách là một trong những nước đang phát triển đầu tiên trong khu vực có FTA với EU, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để trở thành nơi tiếp nhận chuỗi cung ứng mới, xây dựng chuỗi cung ứng bền vững kết nối EU với Việt Nam. Bởi EU là một phần của các chuỗi giá trị toàn cầu trong nhiều lĩnh vực tạo ra sản phẩm như thiết kế, sản xuất, marketing, phân phối, tái chế. EU cũng là động lực cho chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu ở Việt Nam. 
 
Năm 2020, Việt Nam ký kết thành công Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với sự tham gia của 10 nền kinh tế ASEAN và 5 quốc gia mà ASEAN đã có các FTA. Cùng với EVFTA, RCEP được kỳ vọng sẽ là cơ hội thuận lợi cho tất cả các nước tham gia cũng như doanh nghiệp của các nước trong Hiệp định cơ cấu, định vị lại các chuỗi cung ứng và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu sau khi chấm dứt đại dịch Covid-19. Việt Nam với tư cách là một nền kinh tế mở sẽ khai thác tốt hơn nữa vị thế mới để xây dựng vị trí trong bản đồ của các chuỗi cung ứng toàn cầu.
 
Ba là, phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa trong nước. Tiếp tục phát triển các chuỗi cung ứng hàng nông sản thực phẩm thiết yếu trên thị trường nội địa, đẩy mạnh liên kết chuỗi, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất với các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ và đẩy mạnh liên kết trong toàn chuỗi cung ứng, gắn với các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Hình thành các chuỗi liên kết thuần Việt Nam đáp ứng quy định, tiêu chuẩn theo đúng thông lệ quốc tế. Tăng cường phát huy các sáng kiến kết nối cung - cầu trên thị trường trong nước. Triển khai các hoạt động kết nối cung - cầu hàng hóa, kích cầu tiêu dùng nội địa nhằm tạo thuận lợi tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước tại các kênh phân phối truyền thống và hiện đại.
 
Vận động các tập đoàn công nghệ thu hút đầu tư vào những lĩnh vực công nghiệp trọng điểm, công nghiệp hỗ trợ. Hoàn thiện các tiêu chuẩn, xuất xứ hàng hóa để ngăn ngừa dòng đầu tư chất lượng thấp, đầu tư lẩn tránh thuế quan. Chủ động triển khai các biện pháp để tận dụng cơ hội thị trường, giảm thiểu khó khăn, phục hồi chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị đứt gãy, phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị mới để xác lập vị thế mới của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
 
Bốn là, tận dụng để mở rộng tìm kiếm nguồn cung vật liệu và đầu ra cho nông phẩm. Để khắc phục thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, cần hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nguồn cung thay thế thông qua tăng cường liên kết, tận dụng tối đa các thị trường mới mở từ các FTA. Với 15 FTA cho phép hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi khi tiếp cận thị trường ở trên 50 quốc gia, bao gồm hầu hết các đối tác thương mại lớn nhất, chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới, tạo ra cơ hội lớn để phát triển chuỗi cung ứng mới.
 
Nhằm mở rộng tìm kiếm nguồn cung vật liệu mới, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chuyển hướng nhập khẩu nguyên vật liệu từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Bangladesh và Brazil để tránh phụ thuộc vào nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc. Ấn Độ cũng đang tăng khối lượng nhập khẩu trái cây Việt Nam (nhãn, vải, mãng cầu, thanh long). EVFTA được thông qua là cơ hội để Việt Nam mở rộng kinh tế, tăng trao đổi mậu dịch với EU, tránh phụ thuộc vào Trung Quốc.
 
Tóm lại, với vai trò chất xúc tác cho những thay đổi đang diễn ra trong chuỗi cung ứng, dịch Covid-19 giúp thúc đẩy chuyển mạng lưới cung ứng và sản xuất tới quốc gia gần hơn trong khu vực, số hóa sâu rộng hơn, có mạng lưới và phương thức sản xuất bền vững hơn. Việt Nam đang triển khai các chương trình hỗ trợ giúp doanh nghiệp tiếp tục hoạt động. Những phản ứng chính sách của Việt Nam nhằm mục đích ngăn ngừa việc mất đi các mối quan hệ quan trọng trong chuỗi cung ứng và những kỹ năng và bí quyết mà doanh nghiệp có được thông qua tham gia vào chuỗi cung ứng. 
 
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, tối ưu hóa sản xuất và chi phí, xu hướng dịch chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm phân tán và giảm thiểu rủi ro đang hiện diện mạnh mẽ, nhiều cơ hội và thách thức đan xen đặt ra cho Việt Nam. Dịch Covid-19 buộc các doanh nghiệp và chuỗi cung ứng phải phát triển. Các doanh nghiệp cần đổi mới hơn nữa và chuẩn bị trước khối lượng, nhu cầu và xu hướng mới để chuẩn bị hoạt động phát triển lâu dài. Việt Nam cần tận dụng cơ hội nằm trong nhóm khu vực để tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đảm bảo chất lượng cơ sở hạ tầng (cảng và đường sá) để đảm bảo đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, cũng như đảm bảo chuỗi cung ứng xanh và bền vững.

 
1 Chuỗi cung ứng là gì? (uci.vn)
 
2 Nam Hải (2017), Một số xu hướng của thương mại toàn cầu thời gian gần đây - Trang Ngoại giao Kinh tế (mofa.gov.vn). 
 
3 Theo Báo cáo thương mại thế giới năm 2015 và triển vọng năm 2016 của WTO.
 
https://thtruongquyen.hcm.edu.vn/kinh-te/cuoc-dich-chuyen-chuoi-cung-ung-toan-cau-da-bat-dau-cm97512-560170.aspx
 
5 Cơ hội và thách thức của chuỗi cung ứng thủy sản Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (tapchitaichinh.vn).
 
6 Tác động đến chuỗi sản xuất toàn cầu của Covid-19. Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 20/2/2020.
 
7 Theo đánh giá của WB 2020.
 
8 Thúy Hải (2020), Dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu: Việt Nam nắm bắt nhiều cơ hội mới, Báo Sài Gòn Giải Phóng (sggp.org.vn).
 
9 Theo WB đánh giá, năm 2020 cứ 1% tăng lên trong việc tham gia GVC sẽ làm tăng mức thu nhập bình quân đầu người hơn 1% (nhiều hơn 2 lần so với thương mại truyền thống).
 
10 Đăng ký doanh nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm và dự báo xu hướng kinh doanh 6 tháng cuối năm 2021 - General Statistics Office of Vietnam (gso.gov.vn).
 
11 Thúy Hiền (2021), Quý III, gần 78% doanh nghiệp chế biến, chế tạo kỳ vọng sẽ hoạt động ổn định, baotintuc.vn
 
12 Jacques Moisset (2020), Vietnam needs to promote a new growth engine to avoid the Covid-19 economic trap (worldbank.org)
 
13 Thúy Hiền (2021), Quý III, gần 78% doanh nghiệp chế biến, chế tạo kỳ vọng sẽ hoạt động ổn định, baotintuc.vn
 
14 Bảo Ngọc (2021), Dịch Covid-19 khó kiểm soát, hàng triệu người thất nghiệp, thiếu việc làm - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn).
 
15 Chiến Thắng (2021), Để “cung - cầu” lao động không bị đứt gãy (qdnd.vn).
 
16 Trần T. A. (2021), Tập trung phục hồi và phát triển mới chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong và sau đại dịch Covid-19 (oogleusercontent.com).

Tài liệu tham khảo:
 
1. Jacques Moisset (2020),  Vietnam needs to promote a new growth engine to avoid the Covid-19 economic trap (worldbank.org).
 
2. Pritest Samuel (2020), Vietnam Briefing, Covid-19 and the Effects on Supply Chains in Vietnam (vietnam-briefing.com).
 
3. Anh. T,T (2021) Tập trung phục hồi và phát triển mới chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong và sau đại dịch Covid-19. chi tiết tin (googleusercontent.com).
 
4. Bảo Ngọc (2021), Dịch Covid-19 khó kiểm soát, hàng triệu người thất nghiệp, thiếu việc làm - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn).
 
5. Chiến Thắng (2021), Để “cung-cầu” lao động không bị đứt gãy (qdnd.vn).
 
6. Nam Hải (2017), Một số xu hướng của thương mại toàn cầu thời gian gần đây - Trang Ngoại giao Kinh tế (mofa.gov.vn).
 
7. Tác động đến chuỗi sản xuất toàn cầu của Covid-19. Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 20/2/2020.
 
8. Thuý Hải (2020), Dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu: Việt Nam nắm bắt nhiều cơ hội mới, Báo Sài Gòn Giải Phóng (sggp.org.vn).


PGS., TS. Phạm Thị Thanh Bình ( Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam)

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Xây dựng Sổ tay kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Xây dựng Sổ tay kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
28/03/2024 331 lượt xem
Để nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ NHNN phù hợp thông lệ quốc tế và các quy định về kiểm toán nội bộ của Việt Nam, một trong những yêu cầu hiện nay là nghiên cứu, rà soát, ban hành Sổ tay Kiểm toán nội bộ NHNN nhằm tập hợp, hệ thống hóa các quy định chung về kiểm toán nội bộ của NHNN.
Nâng cao chất lượng Chatbot chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Nâng cao chất lượng Chatbot chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
25/03/2024 869 lượt xem
Trong kỉ nguyên số, Chatbot đóng vai trò vô cùng quan trọng và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, trong đó có lĩnh vực ngân hàng.
Hạch toán phái sinh ngoại hối tại các tổ chức tín dụng và công tác quản lý ngoại hối của cơ quan nhà nước
Hạch toán phái sinh ngoại hối tại các tổ chức tín dụng và công tác quản lý ngoại hối của cơ quan nhà nước
22/03/2024 1.514 lượt xem
Trong thị trường kinh tế, giao dịch phái sinh là một dạng hợp đồng dựa trên giá trị các loại tài sản cơ sở khác nhau như hàng hóa, chỉ số, lãi suất hay cổ phiếu (giấy tờ có giá).
Văn hóa số và lộ trình xây dựng
Văn hóa số và lộ trình xây dựng
11/03/2024 2.131 lượt xem
Hiện nay, quyết liệt chuyển đổi số, tạo dựng hệ sinh thái ngân hàng mở, tạo ra nền tảng phát triển bán lẻ, tăng doanh thu dịch vụ, gia tăng trải nghiệm của khách hàng là xu hướng chủ đạo của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam.
Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Nhìn từ bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay
Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Nhìn từ bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay
07/03/2024 2.353 lượt xem
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ quốc gia có thu nhập thấp sang quốc gia có thu nhập trung bình. Song, những khó khăn nội tại và thách thức bên ngoài của nền kinh tế làm cho nguy cơ Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình là có thể.
Động lực và kì vọng mới cho tương lai
Động lực và kì vọng mới cho tương lai
07/03/2024 2.160 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia; thăm chính thức Australia và New Zealand từ ngày 05 - 11/3/2024 theo lời mời của Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon.
Vai trò, tầm quan trọng của ESG trong phát triển bền vững tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Vai trò, tầm quan trọng của ESG trong phát triển bền vững tại ngân hàng thương mại Việt Nam
05/03/2024 2.987 lượt xem
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đang dần chú trọng hơn đến sự phát triển bền vững như một hướng đi quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc gắn chặt đào tạo cơ bản với đào tạo thực tế tại Học viện Ngân hàng
Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc gắn chặt đào tạo cơ bản với đào tạo thực tế tại Học viện Ngân hàng
21/02/2024 2.682 lượt xem
Mô hình Ba Nhà là một mô hình nổi tiếng nêu bật sự gắn liền chặt chẽ giữa đào tạo lí thuyết và đào tạo thực tế, thông qua mối quan hệ giữa cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp và chính phủ với tiềm năng đổi mới và phát triển kinh tế trong một xã hội tri thức.
Triển khai ESG trong lĩnh vực ngân hàng góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững
Triển khai ESG trong lĩnh vực ngân hàng góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững
20/02/2024 2.941 lượt xem
Chuyển dịch sang nền kinh tế phát thải carbon thấp, kinh tế tuần hoàn, hướng tới phát triển bền vững đang trở thành một xu hướng tất yếu, là ưu tiên của nhiều quốc gia trên thế giới để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Nỗ lực nâng cao vị thế đối ngoại của Việt Nam
Nỗ lực nâng cao vị thế đối ngoại của Việt Nam
19/02/2024 2.385 lượt xem
Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng được tổ chức vào ngày 14/12/2021 đã thống nhất cao khẳng định về sự hình thành, phát triển của trường phái đối ngoại, ngoại giao "cây tre Việt Nam": Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024
16/02/2024 6.880 lượt xem
Kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (năm 1987) đến nay, Việt Nam đã thu hút được gần 438,7 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Khu vực FDI đã đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Riêng năm 2023, mặc dù tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm tốc (chỉ đạt 5,05% GDP so với 8% GDP năm 2022) do bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của vốn FDI.
Nhìn lại công tác điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam năm 2023 - Nhận định dư địa chính sách tiền tệ năm 2024
Nhìn lại công tác điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam năm 2023 - Nhận định dư địa chính sách tiền tệ năm 2024
15/02/2024 3.321 lượt xem
Kinh tế thế giới năm 2023 cho thấy nhiều bất định đến từ căng thẳng địa chính trị cũng như áp lực về tăng trưởng và lạm phát, kéo theo sự điều chỉnh về chính sách tiền tệ (CSTT) của các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam vững mạnh, vươn cao trong năm Rồng
Việt Nam vững mạnh, vươn cao trong năm Rồng
13/02/2024 2.276 lượt xem
Năm 2024, chúng ta có thể tin tưởng, những khó khăn nhất đã ở phía sau. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam quý IV/2023 đã phục hồi lên 6,72% so với cùng kì năm 2022, góp phần vào tổng mức tăng trưởng cả năm 2023 đạt 5,05%. Đóng góp cho đà hồi phục này là nhờ sự cải thiện về thương mại bắt đầu trong quý cuối cùng của năm 2023.
Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024: Kiên cường và đầy hứa hẹn trước những thách thức
Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024: Kiên cường và đầy hứa hẹn trước những thách thức
12/02/2024 2.552 lượt xem
Nhìn chung, kinh tế thế giới đang dần hồi phục sau đại dịch Covid-19 và những biến động địa chính trị, tuy nhiên, vẫn còn chậm và chưa đồng đều.
Quản trị nguồn nhân lực trong hoạt động ngân hàng: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
Quản trị nguồn nhân lực trong hoạt động ngân hàng: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
17/01/2024 4.297 lượt xem
Quản trị nguồn nhân lực trong hoạt động ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của các ngân hàng. Hiện nay, vấn đề quản trị nguồn nhân lực trong hoạt động ngân hàng vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó khăn nhất định, điều này đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của các ngân hàng.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

79.300

81.300

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

79.300

81.300

Vàng SJC 5c

79.300

81.320

Vàng nhẫn 9999

68.500

69.750

Vàng nữ trang 9999

68.400

69.250


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,590 24,960 26,123 27,556 30,490 31,787 158.88 168.16
BIDV 24,645 24,955 26,329 27,558 30,623 31,921 159.49 167.99
VietinBank 24,545 24,965 26,353 27,648 30,916 31,926 160.45 168.4
Agribank 24,610 24,955 26,298 27,570 30,644 31,779 159.81 167.89
Eximbank 24,580 24,970 26,426 27,196 30,846 31,746 161.32 166.02
ACB 24,590 24,990 26,466 27,124 30,989 31,632 160.93 166.09
Sacombank 24,585 24,945 26,552 27,112 31,086 31,598 161.79 166.8
Techcombank 24,616 24,959 26,918 27,538 30,506 31,826 157.09 169.49
LPBank 24,400 25,100 26,147 27,684 30,958 31,917 159.21 170.66
DongA Bank 24,640 24,990 26,440 27,130 30,860 31,710 159.00 166.20
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?