Phát huy vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trong xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết XII của Đảng
28/06/2018 4.369 lượt xem
TS. Trần Thị Ngọc Trâm

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh. Trong các giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới, có vai trò quan trọng hàng đầu đó là vốn tín dụng ngân hàng, đặc biệt là tín dụng chính sách xã hội.
 
1. Quan điểm của Đảng trong Nghị quyết Đại hội XII về xây dựng nông thôn mới
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (trang 281-282) chỉ rõ nhiệm vụ và giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016 - 2020 là: “Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống của nông dân”. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, bởi quá trình sản xuất nông nghiệp những năm gần đây tuy đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng chưa bền vững và còn nhiều thách thức.
Tổng kết 5 năm xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 -2015, một yêu cầu cấp bách đặt ra là phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong giai đoạn tiếp theo: 2016-2020, đó là phải gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững. Xây dựng nông thôn mới bền vững là quá trình tiếp tục củng cố và phát triển hài hòa các tiêu chí đã đề ra, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được, bổ sung một số tiêu chí phản ánh mức độ hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Theo đó, muốn xây dựng nông thôn mới bền vững cần đáp ứng các nhóm tiêu chí sau:
Một là, không ngừng nâng cao và giữ vững chất lượng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại;
Hai là, phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất có hiệu quả, sản xuất bền vững, theo hướng hàng hóa; đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm;
Ba là, phát triển hài hòa các mặt của xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển, trình độ dân trí cao; cải thiện môi trường, môi sinh; đảm bảo các vấn đề an ninh xã hội khác.
Bốn là, nâng cao chất lượng lãnh đạo hệ thống chính trị và đảm bảo an ninh trật tự xã hội.
Cũng trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (trang 282-283) Đảng ta xác định cần: “Tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2020 khoảng 40 - 50 % số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Rà soát, hoàn hiện cơ chế, chính sách và tiêu chí xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc thù từng vùng. Quy hoạch lại các điểm dân cư phân tán tại địa bàn miền núi, đồng bào dân tộc. Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, tín dụng ưu đãi và huy động các nguồn lực ngoài nhà nước để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội. Có chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại và thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tại địa bàn nông thôn. Đồng thời đẩy mạnh đào tạo nghề với các hình thức đa dạng, phù hợp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn. Tập trung giải quyết tình trạng du canh, du cư, di cư tự do”.
Như vậy, trong văn kiện Đại hội XII, Đảng đã nhấn mạnh đến giải pháp tín dụng ưu đãi cho xây dựng nông thôn mới.
 
2. Chính sách triển khai của Chính phủ về xây dựng nông thôn mới
2.1. Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII về xây dựng nông thôn mới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 1980/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 10 năm 2016 “về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020”. Tổng số có 19 tiêu chí, chia thành nhiều nhóm, một số tiêu chí có quy định cụ thể về từng vùng miền khác nhau. Trong đó, nhóm kinh tế và tổ chức sản xuất có 4 tiêu chí; cụ thể, tiêu chí số: 10- Thu nhập; 11- Hộ nghèo; 12- Lao động có việc làm; 13- Tổ chức sản xuất; Như vậy, các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam có vai trò rất lớn trong thực hiện cả 4 tiêu chí về kinh tế, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ nghèo và hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ gia đình vùng đặc biệt khó khăn, hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Về thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020, chỉ tiêu chung là từ 45 triệu đồng/người trở lên; còn đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung bộ là từ 36 triệu đồng/người trở lên; vùng Đồng bằng sông Hồng là từ 50 triệu đồng/người trở lên; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên là từ 41 triệu đồng/người trở lên; vùng Đông Nam Bộ là từ 59 triệu đồng/người trở lên; Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là từ 50 triệu đồng/người trở lên. Để đạt được mục tiêu này rõ ràng có vai trò lớn của NHCSXH trong việc nâng cao thu nhập của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo,… trên cơ sở đó nâng cao mức thu nhập bình quân chung của các hộ gia đình ở mỗi vùng miền.
Còn về mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020, chỉ tiêu chung là từ 6% trở xuống. Chỉ tiêu theo vùng đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc là từ 12% trở xuống; vùng Đồng bằng sông Hồng từ 2% trở xuống; vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ từ 5% trở xuống; Tây Nguyên từ 7% trở xuống; vùng Đông Nam Bộ từ 1% trở xuống và Đồng bằng sông Cửu Long từ 4% trở xuống. Để thực hiện mục tiêu này cũng có vai trò hàng đầu của NHCSXH, vì thực hiện các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo.
Tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm gồm các nội dung: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định; tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường; xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn; mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch; chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định; tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ); tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường; tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tiêu chí hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật có 6 nội dung: Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn; có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên; xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định; đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội. Để thực hiện những tiêu chí nói trên cũng rõ ràng có vai trò của NHCSXH
 
2.2. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn đến năm 2020 và nhiệm vụ của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
 Tại Quyết định số: 1600/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020”, đã nhấn mạnh đến giải pháp, đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình; trong đó, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng.
Về nguồn vốn tín dụng, có 2 nguồn chính: vốn tín dụng của Ngân hàng thương mại (NHTM), thực hiện theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn; vốn tín dụng chính sách, do NHCSXH Việt Nam thực hiện. Do đó, có thể khẳng định, NHCSXH Việt Nam có vai trò rất lớn trong thực hiện các giải pháp xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, thông qua thực hiện các chương trình cho vay, thực hiện các chính sách tín dụng cụ thể của Chính phủ, sẽ được phân tích cụ thể ở phần sau.
 
3. Thực trạng vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam trong thực hiện xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết XII của Đảng và mục tiêu của Chính phủ
3.1. Tổng quan thực hiện giải pháp vốn tín dụng chính sách xã hội
Trong các năm qua, mặc dù sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn tuy còn gặp khó khăn bởi thiên tai, tác động của môi trường, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ biến động bất thường, nhưng tổng sản lượng nông nghiệp và kim ngạch xuất khẩu nông sản vẫn tăng trưởng khá, bộ mặt kinh tế - xã hội ở nông thôn có nhiều thay đổi, thu nhập của người nông dân được cải thiện. Các lĩnh vực giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm thực hiện tốt. Đặc biệt hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được tiếp cận, hỗ trợ nguồn vốn tín dụng chính sách, đời sống được cỉa thiện. Những chuyển biến có vai trò rất quan trọng của NHCSXH. Trong  16 năm qua. NHCSXH Việt Nam đã thường xuyên bám sát các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ, Chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN),... tập trung tổ chức thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được giao hàng năm, đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội.
3.2. Về giải pháp tạo lập nguồn vốn
Trong 3 tháng đầu năm 2018, nguồn vốn của NHCSXH Việt Nam đang được thực hiện các giải pháp khác nhau theo Nghị quyết Hội đồng quản trị để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng của cả năm 2018, tuy nhiên tác giả bài viết chưa có được số liệu chi tiết, chính xác. Vì vậy để phân tích sát thực trạng, bài viết lấy số liệu chi tiết về nguồn vốn hoạt động của NHCSXH Việt Nam đến hết năm 2017.
Đến 31/12/2017, tổng nguồn vốn hoạt động tín dụng chính sách tại NHCSXH Việt Nam đạt 175.830 tỷ đồng, tăng 16.516 tỷ đồng (+10,4%) so với năm 2016. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương cấp (bao gồm vốn điều lệ và vốn cấp các chương trình tín dụng) đạt 27.777 tỷ đồng, chiếm 15,8%/tổng nguồn vốn. Vốn vay theo chỉ đạo của Chính phủ (bao gồm vay NHNN Việt Nam, vay và nhận ủy thác nước ngoài) đạt 18.304 tỷ đồng, chiếm 10,4%/tổng nguồn vốn, giảm 3.360 tỷ đồng (-16%) so với năm 2016.  Nhận tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng (TCTD) nhà nước đạt 54.158 tỷ đồng, chiếm 30,8%/tổng nguồn vốn, tăng 10.123 tỷ đồng (+23%) so với năm 2016. Phát hành trái phiếu NHCSXH được Chính phủ bảo lãnh đạt 39.291 tỷ đồng, chiếm 22,3%/tổng nguồn vốn. Vốn huy động của tổ chức, cá nhân trên thị trường đạt 18.484 tỷ đồng, tăng 6.545 tỷ đồng (+54,8%) so với năm 2016, chiếm 10,5% tổng nguồn vốn. Vốn nhận ủy thác địa phương đạt 9.104 tỷ đồng, chiếm 5,2% tổng nguồn vốn, tăng 2.320 tỷ đồng (+34,2%). Các nguồn vốn khác và quỹ đạt 8.712 tỷ đồng.
Thông qua cơ cấu nguồn vốn nói trên, cho thấy, với chính sách của Chính phủ và NHNN Việt Nam, vai trò tham mưu và chủ động triển khai hiệu quả của NHCSXH Việt Nam, trong các năm qua, nguồn vốn cho thực hiện chính sách xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới khá đa dạng, khong ngừng tăng lên. Với nguồn vốn huy động trong thời gian qua, NHCSXH đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn giải ngân các chương trình tín dụng chính sách,.. đồng thời, đảm bảo khả năng thanh toán cho hoạt động của toàn hệ thống.
3.3. Về hoạt động tín dụng
Theo số liệu của NHCSXH Việt Nam, đến hết tháng 3/2018, tổng dư nợ cho vay đạt 177.735,2 tỷ đồng, tăng 3,46%, với 33 chương trình, dự án và chính sách cho vay khác nhau. (Xem bảng số 1)
Tăng trưởng tín dụng trong 3 tháng đầu năm của NHCSXH Việt Nam phù hợp với định hướng chi tiêu kế hoạch được giao cho cả năm 2018. Còn tính đến 31/12/2017, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 171.790 tỷ đồng, tăng 14.417 tỷ đồng (+9,2%) so với năm 2016, với gần 6,7 triệu khách hàng đang còn dư nợ. Trong đó, dư nợ tín dụng thực hiện theo chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao đạt 152.203 tỷ đồng, tăng 11.275 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch được giao. Bản thân tên các chương trình; nội dung, mục tiêu và đối tượng cho vay của mỗi chương trình, dự án tín dụng do NHCSXH thực hiện đã thấy rõ vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với việc thực hiện nhiều chỉ tiêu, trong số 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, được thể hiện rõ ở các nội dung được phân tích dưới đây.
3.4. Vai trò vốn tín dụng chính sách xã hội trong thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Một là, góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm; phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất có hiệu quả, sản xuất bền vững, theo hướng hàng hóa; nâng cao trình độ dân trí, nâng cao khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải thiện điều kiện sống cho người dân ở nông thôn

Giải ngân vốn tín dụng NHCSXH tỉnh Bắc Giang - 12.6.2018
 Trong cơ cấu dư nợ đến hết tháng 3/2018, hay với số liệu chính xác đến hết năm 2017 của NHCSXH Việt Nam thì có 08 chương trình tín dụng có dư nợ lớn chiếm gần 97% tổng dư nợ với vai trò nói trên trong xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, đến hết năm 2017 cho vay hộ nghèo đạt 39.061 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22,7%; cho vay hộ cận nghèo 30.295 tỷ đồng, chiếm 17,6%; cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) đạt 26.573 tỷ đồng, chiếm 15,5%; cho vay hộ mới thoát nghèo 20.653 tỷ đồng, chiếm 12%; cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh (SXKD) vùng khó khăn đạt 18.107 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,5%; cho vay vốn đối với học sinh và sinh viên (HSSV) đạt 15.813 tỷ đồng, chiếm 9,2%; cho vay giải quyết việc làm đạt 10.834 tỷ đồng, chiếm 6,3%; và cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở đạt 4.734 tỷ đồng, chiếm 2,8%.
Số liệu chi tiết các chương trình và dự án thực hiện đến hết tháng 3/2018 thể hiện ở bảng số 1 dưới đây.
Với số vốn nói trên, các hộ gia đình nông đã đẩy mạnh đầu tư thâm canh cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp, quy mô chăn nuôi, phát triển dịch vụ, tạo việc làm và nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó, các hộ gia đình đã đầu tư xây dựng một khối lượng lớn công trình vệ sinh, nước sạch; sửa chữa và nâng cấp nhà ở, tiện nghi sinh hoạt. Con em các gia đình có ở nông thôn có điều kiện tài chính tiếp tục theo học các trường đào tạo nghề, các trường cao đẳng và đại học, có cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập và nâng cao trình độ dân trí.
Đánh giá về hoạt động của NHCSXH Việt Nam tại Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội giai đoạn 2002 - 2017, diễn ra chiều ngày 16/10/2017, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị,  Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: “Nguồn vốn tín dụng chính sách trong 15 năm qua đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước; trong đó, tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới… qua đó giúp hơn 31,8 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH với doanh số cho vay đạt trên 433 nghìn tỷ đồng; góp phần giúp trên 4,5 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho gần 3,4 triệu lao động, hơn 3,5 triệu lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 9,9 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; gần 105 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ vùng ĐBSCL, gần 528 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, trên 11 nghìn căn nhà phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung; trên 112 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài… “. Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh thêm: “Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2001 - 2005 từ 17% xuống 7%; giai đoạn 2005 - 2010 từ 22% xuống 9,45%; giai đoạn 2011 - 2015 từ 14,2% xuống 4,25% cuối năm 2015. Những kết quả tích cực trên một lần nữa được ghi nhận thông qua quá trình giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo của Quốc hội khóa 13”.
Chỉ tính riêng trong năm 2017, vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần giúp gần 400.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho trên 204.000 lao động; giúp gần 4.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp gần 65.000 lượt học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập trong năm 2017; xây dựng trên 1,2 triệu công trình nước sạch, vệ sinh ở nông thôn; xây dựng gần 46.000 căn nhà ở cho hộ nghèo và hộ dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Để góp phần thực hiện ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn vốn tín dụng chính sách cho xây dựng nông thôn mới, thực hiện Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt danh sách về thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020, NHCSXH đã chủ động rà soát, đối chiếu để tổ chức triển khai cho vay các chương trình tín dụng liên quan theo quy định; ban hành văn bản số 2925/NHCS-TDNN, ngày 03/7/2017, hướng dẫn cho vay phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS và miền núi, theo quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2017-2020; ban hành văn bản số 3048/NHCS-TDNN, ngày 07/7/2017, về việc bổ sung đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo Quyết định số 12/QĐ-TTg, ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 2687/LĐTBXH-VL, ngày 30/6/2017 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội, nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ người dân tại 04 tỉnh chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường biển, gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế; ban hành văn bản số 5081/NHCS-TDSV, ngày 01/12/2017, về việc hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với thanh niên xung phong ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975.
Cũng nhằm mục tiêu phát huy hơn nữa vai trò tín dụng chính sách xã hội trong xây dựng nông thôn mới, NHCSXH Việt Nam đã chủ động phối hợp các Bộ ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 630/QĐ-TTg, ngày 10/5/2017 về mức lãi suất cho vay nhà ở xã hội tại NHCSXH năm 2017, đồng thời, xây dựng phương án lãi suất cho vay nhà ở xã hội giai đoạn 2017-2020 trình Thủ tướng Chính phủ; cho phép sử dụng nguồn vốn chưa giải ngân còn tồn đến 31/12/2016 và nguồn vốn thu hồi nợ đến hạn từ năm 2017-2020 của các chương trình cho vay theo các Quyết định số: 54/2012/QĐ-TTg, 29/2013QĐ-TTg và 755/QĐ-TTg, để chuyển sang cho vay hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg (Văn bản số 4305/VPCP-KTTH ngày 27/4/2017); điều chỉnh mức cho vay chương trình tín dụng Học sinh sinh viên (Quyết định số 751/QĐ-TTg, ngày 30/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ); đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ nâng mức cho vay chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
NHCSXH Việt Nam cũng tham gia dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện các Quyết định số 2085/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016, về Phê duyệt Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020; số 12/QĐ-TTg, ngày 06/01/2017, phê duyệt đề án “xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”; số 1600/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Thông tư thay thế Thông tư số 09/2012/TT-NHNN, ngày 10/4/2012, của NHNN Việt Nam quy định việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng; Thông tư hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ các TCTD cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn...
Hai là, góp phần nâng cao chất lượng hệ thống chính trị và đảm bảo an ninh trật tự xã hội
Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam không ngừng phát triển, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TTK&VV) của 4 tổ chức đoàn thể chính sách - xã hội nghề nghiệp ở các thôn, bản, ấp tại các vùng nông thôn, đó là: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên. Thông qua hoạt động ủy thác của NHCSXH theo quy định, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng và phát huy vai trò hoạt động của các tổ chức, toàn thể này, làm cho hoạt động đoàn thể thực chất hơn, đem lại lợi ích thiết thực hơn cho thành viên, hội viên của các tổ chức đoàn thể đó. Chỉ tính riêng trong năm 2017, NHCSXH Việt Nam đã chi trả phí dịch vụ uỷ thác, hoa hồng Tổ TK&VV là 2.582 tỷ đồng, tăng 233 tỷ đồng (+9,9%) so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 17,7 % tổng chi phí. Dự báo, với kế hoạch tăng trưởng tín dụng của NHCSXH được Chính phủ giao trong năm nay thì đến hết năm 2018 phí dịch vụ uỷ thác, hoa hồng Tổ TK&VV cũng sẽ tăng 9-10% so với năm 2017. Đây là nguồn kinh phí rất quan trọng hỗ trợ hoạt động của các đoàn thể, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động các đoàn thể, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ở địa phương.
Công tác phối hợp giữa NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, chất lượng ủy thác ngày càng được nâng cao. Hiện nay, NHCSXH thực hiện tổ chức giao dịch tại 10.969 Điểm giao dịch đặt tại trụ sở UBND cấp xã, phường, thị trấn; phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội quản lý 185.238 Tổ TK&VV hoạt động tại thôn, ấp, bản, làng. Đến 31/12/2017, tổng dư nợ ủy thác qua các tổ chức Hội, đoàn thể là 169.531 tỷ đồng, trong đó: Hội Phụ nữ là 66.644 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 39%); Hội Nông dân là 54.148 tỷ đồng (chiếm 32%); Hội Cựu chiến binh là 26.883 tỷ đồng (chiếm 16%); Đoàn Thanh niên là 21.856 tỷ đồng (chiếm 13%).
Cũng tính đến hết năm 2017, hệ thống NHCSXH nhận tiền gửi của tổ viên Tổ TK&VV là 7.070 tỷ đồng, tăng 1.634 tỷ đồng so với năm 2016. Điển hình một số chi nhánh NHCSXH nhận tiền gửi của tổ viên cao, như: Thanh Hóa (+100 tỷ đồng), thành phố Hồ Chí Minh (+99 tỷ đồng), thành phố Hà Nội (+69 tỷ đồng), Nghệ An (+60 tỷ đồng), Bình Dương (+56 tỷ đồng), Long An (+47 tỷ đồng), An Giang (+40 tỷ đồng), Thừa Thiên Huế (+38 tỷ đồng), thành phố Cần Thơ (+37 tỷ đồng), Hà Tĩnh (+35 tỷ đồng),...
Về chất lượng hoạt động của 185.238 Tổ TK&VV trong toàn quốc, trong đó: Tổ xếp loại tốt là 164.523 tổ, chiếm 88,8%; Tổ xếp loại khá là 16.204 tổ, chiếm 8,7%; Tổ trung bình là 2.570 tổ, chiếm 1,4%; Tổ yếu kém là 1.941 tổ, chiếm 1,05%. Một số tỉnh có tỷ lệ Tổ TK&VV xếp loại tốt cao: Hưng Yên 99,1%; Bắc Giang 98,7%; Yên Bái 98,1%; Thái Nguyên 98%; Nam Định 97,7; Hải Dương 97,1%...
Để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV, góp phần củng cổ và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở theo nội dung xây dựng nông thôn mới, chỉ tính riêng trong năm 2017 chi nhánh các tỉnh, thành phố đã thực hiện kiểm tra, phúc tra, kiểm tra chuyên đề 1.466/602 đơn vị trực thuộc; 29.237 lượt điểm giao dịch xã và 111.248 Tổ TK&VV. Tại chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố, năm 2017 đã thực hiện đào tạo cho 512.936 cán bộ là cán bộ các Tổ chức Hội, Đoàn thể cấp huyện, cấp xã nhận ủy thác; Chủ tịch UBND cấp xã là thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện; cán bộ thuộc Ban giảm nghèo cấp xã, Ban quản lý Tổ TK&VV, trưởng thôn.
Đến 31/12/2017, hệ thống NHCSXH có 10.969 Điểm giao dịch của 11.162 xã, phường và thị trấn. Trong đó có 10.904 điểm giao dịch độc lập và 65 điểm giao dịch liên phường của 151 phường, còn lại 107 xã, phường, thị trấn được tổ chức giao dịch vào một ngày cố định hàng tháng tại trụ sở NHCSXH nơi cho vay và được niêm yết công khai trên Website của NHCSXH. So với 31/12/2016, số Điểm giao dịch tăng 38 điểm, do chi nhánh NHCSXH  nơi cho vay chuyển việc tổ chức giao dịch tại trụ sở NHCSXH sang giao dịch tại trụ sở UBND cấp xã; NHCSXH Việt Nam đã ban hành, bổ sung, sửa đổi nhiều văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, như: Quy định chức năng, nhiệm vụ của Phòng giao dịch; xây dựng tiêu chí Điểm giao dịch xã kiểu mẫu và đánh giá hoạt động của các Điểm giao dịch xã.
Ban điều hành NHCSXH trực tiếp thực hiện và chỉ đạo Giám đốc chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố thường xuyên kiểm tra đột xuất tại các Điểm giao dịch xã có lịch trực giao dịch cố định hàng tháng, trong đó tập trung tại các xã vùng sâu, vùng xa để kiểm tra, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc nhằm kịp thời tháo gỡ cho cơ sở và cũng là để động viên, khích lệ, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, cũng như cán bộ NHCSXH, cán bộ cấp xã, Tổ TK&VV trong việc thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn.
Ba là, góp phần thực hiện tốt các Chỉ thị khác của Đảng về hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở
Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, cùng với sự đồng thuận, quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, Ban điều hành NHCSXH đã chủ động làm việc với cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố để đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội phục vụ giảm nghèo đa chiều, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW. Từ đó, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tiếp tục, quan tâm hỗ trợ về cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH, đặc biệt, bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH từ khi có Chỉ thị đến nay đạt 5.212 tỷ đồng, đưa tổng nguồn vốn nhận ủy thác của địa phương đến 31/12/2017 đạt 9.104 tỷ đồng. Riêng trong năm 2017, tăng trưởng nguồn vốn ủy thác địa phương đạt 2.320 tỷ đồng, đây là mức tăng lớn nhất trong 16 năm qua.
Sau khi nghe Báo cáo Tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội giai đoạn 2002-2017 do Tổng Giám đốc NHCSXH trình bày và các ý kiến tham luận tại Hội nghị được tổ chức ngày 16/10/2017, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận: “Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ biểu dương, đánh giá cao Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp và toàn thể cán bộ, nhân viên NHCSXH về sự nỗ lực phấn đấu, làm việc và những kết quả đạt được trong suốt 15 năm qua, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo hướng đến phát triển bền vững của đất nước”.
Vốn tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã đề ra, tập trung phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
 
4. Một số khuyến nghị góp phần tiếp tục phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam trong xây dựng nông thôn mới thời gian tới
Theo đánh giá của NHCSXH Việt Nam, hiện nay nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách còn hạn chế so với nhu cầu thực tế của người nghèo và các đối tượng chính sách. Ngân sách nhà nước cấp bổ sung vốn điều lệ, vốn các chương trình tín dụng chính sách chưa kịp thời. Hiện nay, có một số chương trình tín dụng chính sách có thời hạn cho vay dài, nhưng chưa cân đối được nguồn lực tương ứng.
 Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động tín dụng chính sách xã hội, chưa bố trí nguồn vốn ủy thác tương ứng với tiềm lực kinh tế của địa phương, công tác quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, chưa có các biện pháp cụ thể và tích cực để nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội... dẫn đến chất lượng tín dụng chưa đồng đều tại một số vùng, một số địa phương. Tại một số nơi, công tác phối hợp giữa các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm của các tổ chức Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội với hoạt động tín dụng chính sách chưa được gắn kết, dẫn đến một bộ phận như người nghèo sử dụng vốn vay chưa hiệu quả, chưa thoát nghèo bền vững.
Trong thời gian qua, nước ta thường xuyên chịu sự biến đổi của khí hậu, dẫn đến xảy ra các đợt rét đậm, rét hại, mưa tuyết, lũ, lụt, sạt lở đất… ngoài ra, còn xảy ra các đợt dịch bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi, gia súc, gia cầm… do đó, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách xã hội của hộ vay, đặc biệt, là hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số; đời sống của người dân, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, số hộ cận nghèo còn cao, tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo, trong khi nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách còn hạn chế.
NHCSXH Việt Nam tiếp tục chủ động tham mưu cho Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành trong việc triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, Quyết định số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về Kế hoạch triển khai Chỉ thị. Đồng thời, tập trung chỉ đạo chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt Chỉ thị, Kế hoạch triển khai Chỉ thị và tổ chức thực hiện thành công Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011- 2020, trọng tâm tăng cường nguồn lực từ địa phương, hỗ trợ thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống. Theo đó, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; chú trọng chất lượng tín dụng, chất lượng hoạt động giao dịch tại xã; chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV; kiện toàn, củng cố hoạt động của Ban đại diện HĐQT các cấp. Đồng thời chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác quản lý và xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan theo đúng quy định. Chủ động triển khai thực hiện cho vay đối với các chương trình tín dụng mới theo quy định. Tiếp tục rà soát, tham mưu sửa đổi, ban hành các quy chế, quy trình, hướng dẫn trên các mặt hoạt động theo hướng tinh giản, hiệu quả và đảm bảo hoạt động an toàn của hệ thống.
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư và Quyết định 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, các địa phương cân đối, bố trí cấp vốn từ ngân sách nhà nước theo kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 và năm 2018 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho NHCSXH.
Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách, thực hiện tốt Chỉ thị số
40-CT/TW và Quyết định 401/QĐ-TTg. Tiếp tục, quan tâm bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn; hỗ trợ về cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH. Tiếp tục quan tâm chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội địa phương phối hợp với NHCSXH trong việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội, Tổ TK&VV và hoạt động Điểm giao dịch xã. Thường xuyên điều tra, rà soát, thống kê xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác để tạo điều kiện cho các đối tượng này được vay vốn kịp thời và đảm bảo đúng đối tượng.
Các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác.  Tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo tổ chức hội các cấp thực hiện tốt các nội dung công việc ủy thác; phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc hoạt động của cấp dưới, đặc biệt trong nhiệm vụ quản lý các Tổ TK&VV. Chú trọng công tác đào tạo tập huấn cho cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội trong việc củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, kỹ năng kiểm tra, giám sát, theo dõi quản lý vốn vay. Phát động các phong trào thi đua gắn chất lượng tín dụng nhận ủy thác với tiêu chí thi đua trong hệ thống của tổ chức chính trị - xã hội, tạo động lực phấn đấu của hệ thống tổ chức chính trị - xã hội, trong thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần hiệu quả cao hơn nữa thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo văn kiện Nghị quyết XII của Đảng.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 281, 283-284.
2. Cổng thông tin điện tử của Chính phủ
3. www.sbv.gov.vn
4. Báo cáo của NHCSXH Việt Nam gửi các nhà khoa học.
5. http://vbsp.org.vn/bai-phat-bieu-cua-thu-tuong-chinh-phu-nguyen-xuan-phuc-tai-hoi-nghi-tong-ket-15-nam-thuc-hien-tin-dung-chinh-sach-xa-hoi-giai-doan-2002-2017.html;
6. http://vbsp.org.vn/tin-dung-chinh-sach-co-y-nghia-quan-trong-trong-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-la-kenh-tao-ra-sung-luc-trong-xoa-ngheo-ben-vung.html
 
(Tạp chí Ngân hàng số 12, tháng 6/2018)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
29/03/2024 63 lượt xem
Thời gian qua, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp tích cực vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; trong đó, việc quản lí và đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán luôn được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Quảng Trị chú trọng, quan tâm chỉ đạo sát sao.
Agribank cùng ngành Ngân hàng đóng góp quan trọng vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế đất nước
Agribank cùng ngành Ngân hàng đóng góp quan trọng vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế đất nước
26/03/2024 332 lượt xem
Ngay từ những tháng đầu năm 2024, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã nỗ lực quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng ngành Ngân hàng thúc đẩy các động lực tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Phát huy lực lượng và tiềm năng của thế hệ trẻ từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
Phát huy lực lượng và tiềm năng của thế hệ trẻ từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
25/03/2024 549 lượt xem
Đảng ta xác định “thanh niên giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người”. Nghị quyết số 04-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) về công tác thanh niên trong thời kì mới...
Tín dụng chính sách: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ
Tín dụng chính sách: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ
12/03/2024 1.279 lượt xem
Trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác phụ nữ; ban hành nhiều văn kiện, nghị quyết, chính sách, pháp luật, nghị định...
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị dành nhiều ưu đãi hỗ trợ các đối tượng hưởng chính sách thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị dành nhiều ưu đãi hỗ trợ các đối tượng hưởng chính sách thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt
11/03/2024 2.226 lượt xem
Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt và Công văn số 123/UBND-KGVX ngày 08/01/2024 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Trị về tăng cường thực hiện chi trả ASXH không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh...
Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền - mục tiêu quan trọng và xuyên suốt của chính sách bảo hiểm tiền gửi
Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền - mục tiêu quan trọng và xuyên suốt của chính sách bảo hiểm tiền gửi
27/02/2024 2.509 lượt xem
Năm 2023 qua đi với những dấu ấn quan trọng của ngành Ngân hàng vào quá trình phục hồi kinh tế - xã hội, đảm bảo thanh khoản và sự phát triển an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD).
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
26/02/2024 3.908 lượt xem
Qua hơn 20 năm hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện cho vay 16 chương trình tín dụng chính sách...
Tổ vay vốn - cầu nối gắn kết giữa Agribank và khách hàng
Tổ vay vốn - cầu nối gắn kết giữa Agribank và khách hàng
26/02/2024 2.661 lượt xem
Thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Thỏa thuận liên ngành giai đoạn 2021 - 2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)...
Tăng cường xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền
Tăng cường xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền
19/02/2024 2.542 lượt xem
Xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền (PCRT) luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đặc biệt quan tâm trong quá trình thực hiện công tác PCRT ở Việt Nam. Trong năm 2023, nhiều văn bản hướng dẫn Luật PCRT năm 2022 được ban hành, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức báo cáo triển khai hiệu quả công tác PCRT.
Phát triển tín dụng xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kết quả, thách thức và một số khuyến nghị
Phát triển tín dụng xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kết quả, thách thức và một số khuyến nghị
16/02/2024 2.654 lượt xem
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới về các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đổi mới hoạt động, tích cực chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đổi mới hoạt động, tích cực chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động
14/02/2024 2.033 lượt xem
Năm 2023 là năm ghi dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (NHVN) với các hoạt động, sự kiện nổi bật kỷ niệm 30 năm thành lập và đặc biệt đã tổ chức thành công Đại hội Công đoàn NHVN lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống ngân hàng Việt Nam
Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống ngân hàng Việt Nam
12/02/2024 2.075 lượt xem
Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đang quản lí Kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia với sự tham gia báo cáo thông tin của 100% các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động tại Việt Nam, hơn 1.200 quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô cũng như các tổ chức khác trong và ngoài hệ thống ngân hàng, trên cơ sở cập nhật định kì, đột xuất dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và các giải pháp thu thập, xử lí thông tin tự động, tiên tiến.
Truyền thông chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Sáng tạo, đổi mới trong hoạt động truyền thông giáo dục tài chính
Truyền thông chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Sáng tạo, đổi mới trong hoạt động truyền thông giáo dục tài chính
11/02/2024 2.085 lượt xem
Truyền thông chính sách là vấn đề được quan tâm ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, những năm gần đây, truyền thông chính sách đã ngày càng khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng. Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm tới truyền thông chính sách, triển khai tích cực và thường xuyên, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách và tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Hoạt động của hệ thống ngân hàng tỉnh Thái Nguyên góp phần phát triển kinh tế địa phương
Hoạt động của hệ thống ngân hàng tỉnh Thái Nguyên góp phần phát triển kinh tế địa phương
09/02/2024 1.762 lượt xem
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên trên 3.500 km2, dân số trên 1,3 triệu người, trong đó có 71% dân số ở nông thôn, dân tộc thiểu số chiếm khoảng 30% dân số. Có 09 đơn vị hành chính (03 thành phố và 06 huyện) với 176 xã, phường, thị trấn.
Kết quả và bài học kinh nghiệm trong thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của hệ thống ngân hàng Thành phố  Hồ Chí Minh
Kết quả và bài học kinh nghiệm trong thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của hệ thống ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
07/02/2024 1.504 lượt xem
Năm 2023, hệ thống ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của NHNN tại địa phương, tập trung thực hiện tích cực các giải pháp về chính sách tiền tệ, tín dụng để đồng hành và chia sẻ cùng doanh nghiệp.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

79.300

81.300

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

79.300

81.300

Vàng SJC 5c

79.300

81.320

Vàng nhẫn 9999

68.500

69.750

Vàng nữ trang 9999

68.400

69.250


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,590 24,960 26,123 27,556 30,490 31,787 158.88 168.16
BIDV 24,645 24,955 26,329 27,558 30,623 31,921 159.49 167.99
VietinBank 24,545 24,965 26,353 27,648 30,916 31,926 160.45 168.4
Agribank 24,610 24,955 26,298 27,570 30,644 31,779 159.81 167.89
Eximbank 24,580 24,970 26,426 27,196 30,846 31,746 161.32 166.02
ACB 24,590 24,990 26,466 27,124 30,989 31,632 160.93 166.09
Sacombank 24,585 24,945 26,552 27,112 31,086 31,598 161.79 166.8
Techcombank 24,616 24,959 26,918 27,538 30,506 31,826 157.09 169.49
LPBank 24,400 25,100 26,147 27,684 30,958 31,917 159.21 170.66
DongA Bank 24,640 24,990 26,440 27,130 30,860 31,710 159.00 166.20
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?