Những điểm nhấn về an toàn, an ninh mạng Việt Nam năm 2020
08/03/2021 5.591 lượt xem
Trong quá trình phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số của đất nước, việc thiết lập môi trường an toàn, an ninh (ATAN) mạng có vai trò hết sức quan trọng. Đây là một trong những điều kiện cơ bản, là yếu tố sống còn để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia.
 
Năm 2020, mặc dù tình hình ATAN mạng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp nhưng nhìn chung, lĩnh vực này nước ta vẫn đạt được những những kết quả đáng ghi nhận.
 
Những sự kiện nổi bật của ATAN mạng Việt Nam trong năm 2020 theo đánh giá của các chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) như sau:
 


Việc thiết lập môi trường ATAN mạng có vai trò hết sức quan trọng để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia
 
1. ATAN mạng cho các sự kiện quốc tế lớn tổ chức tại Việt Nam 
 
Năm 2020, Việt Nam đã tổ chức thành công hàng loạt sự kiện trực tuyến lớn, quan trọng, mang tầm vóc quốc tế và khu vực như:
 
- Chuỗi các sự kiện xung quanh Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 (Từ ngày 12-15/11/2020): Đây là hội nghị cao cấp thường kỳ của ASEAN, được tổ chức trực tuyến lần đầu tiên trong lịch sử 53 năm tồn tại và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. 
 
Tổ chức thành công sự kiện này trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, một lần nữa khẳng định vai trò tiên phong, chủ động và trách nhiệm của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020.
 
- Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 41 của Hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA) (Từ ngày 8-10/9/2020): Lần đầu tiên trong lịch sử 43 năm, AIPA được tổ chức bằng hình thức trực tuyến. Trong lúc đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, việc tổ chức Hội nghị này thể hiện sự quyết tâm và nỗ lực của các nước ASEAN vượt qua khó khăn, đẩy lùi dịch bệnh, tiến lên phía trước vì ấm no, hạnh phúc cho mỗi người dân, vì sự hợp tác và sự phát triển của Cộng đồng ASEAN. Đây là lần thứ 3, Quốc hội Việt Nam vinh dự đảm nhận trọng trách Chủ tịch AIPA và đăng cai Đại hội đồng AIPA. Sự kiện này khẳng định vai trò, trách nhiệm của Quốc hội Việt Nam và sứ mệnh quốc tế của AIPA trong các cơ chế hợp tác đa phương.
 
- Hội nghị và Triển lãm Thế giới số - ITU Digital World 2020 (Từ ngày 20-22/10/2020): Đây là sự kiện quy mô toàn cầu do Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) và Việt Nam đồng tổ chức. Sự kiện này được tổ chức trực tuyến trên nền tảng “Make in Vietnam” do Bộ TT&TT phối hợp cùng Viettel xây dựng. Đối với Việt Nam, việc đồng tổ chức sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao vị thế đất nước và khẳng định vai trò là một trong các nước phát triển nhanh và năng động về viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT). Đây cũng là cơ hội để quảng bá và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác trên thế giới, đồng thời giới thiệu hình ảnh đất nước Việt Nam năng động, phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
 
Góp phần vào thành công chung của các sự kiện trên có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ, chuyên gia ATAN mạng đến từ đơn vị nghiệp vụ Bộ TT&TT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Việc bảo đảm tuyệt đối ATAN mạng cho các sự kiện trên thể hiện được trách nhiệm, vai trò và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. 
 
2. Các bộ, ngành, địa phương triển khai cơ bản Trung tâm giám sát, điều hành ATAN mạng kết nối với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia
 
Việc tất cả các bộ, ngành, địa phương đều đã triển khai cơ bản Trung tâm giám sát, điều hành ATAN mạng (SOC) và kết nối kỹ thuật với NCSC là một bước tiến mới trong công tác bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) tại các cơ quan, đơn vị khi hoàn thành việc triển khai mô hình 4 lớp theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
 
Triển khai Trung tâm SOC giúp cho các bộ, ngành và địa phương có thể chủ động trong công tác bảo đảm ATAN mạng. Đến nay, tại Việt Nam đã có hơn 10 doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ SOC.
 
3. Chiến dịch rà quét, xử lý mã độc lần đầu được triển khai trên toàn bộ không gian mạng Việt Nam
 
Hướng tới mục tiêu dài hạn là đảm bảo an toàn cho người dùng trên không gian mạng Việt Nam, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, từ tháng 9 đến tháng 12/2020, Bộ TT&TT đã phát động chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020”.
 
Chiến dịch được triển khai trên toàn bộ không gian mạng và người dùng Internet Việt Nam, góp phần cải thiện mức độ tin cậy của quốc gia trong hoạt động giao dịch điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
 
Chiến dịch này đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dùng Internet Việt Nam. Kết quả của chiến dịch này là giảm được 50% tỉ lệ lây nhiễm mã độc, giảm 50% địa chỉ IP Việt Nam nằm trong mạng lưới máy tính Botnet.
 
4. Nhiều cuộc thi về ATAN mạng quy mô quốc gia và thế giới được tổ chức tại Việt Nam
 
Trong năm 2020 đã có nhiều cuộc thi về ATAN mạng quy mô quốc gia và thế giới được tổ chức, nổi bật là các cuộc thi:
 
- Cuộc thi An toàn không gian mạng toàn cầu WhiteHat Grand Prix 06 (Từ tháng 1-12/2020):
 
WhiteHat Grand Prix trải qua 6 kỳ tổ chức đã dần trở thành cuộc thi quen thuộc hằng năm dành cho giới quan tâm ATAN mạng trên toàn cầu và là cuộc thi nhận về nhiều lời khen ngợi từ quốc tế. Tham gia chặng đường 6 năm của cuộc thi là hành trình từng bước đưa an ninh mạng Việt Nam ra thế giới. Việc tổ chức được cuộc thi an ninh mạng mang tầm vóc quốc tế, thu hút được đông đảo các chuyên gia an ninh mạng trên toàn thế giới đua tài là minh chứng rõ ràng nhất cho trí tuệ và uy tín của Việt Nam đối với thế giới. Qua 6 năm, cuộc thi đã mở rộng được quy mô, số đội tham dự cuộc thi đã tăng gấp 9 lần, từ 66 đội tham gia năm đầu tiên đến năm thứ 6 đã tăng lên 739 đội đến từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, WhiteHat Grand Prix còn là cầu nối văn hóa của Việt Nam với bạn bè quốc tế.
 
- Cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020 (Từ tháng 8 - 11/2020):
 
Cuộc thi nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ATTT ở các cơ sở giáo dục và đào tạo bậc đại học; đồng thời, đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức công nghệ hiện đại trong lĩnh vực ATTT, góp phần thực hiện Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về ATAN thông tin đến năm 2020 theo Quyết định số 99/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm về ATTT đến năm 2020 theo Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
 
Cuộc thi sinh viên với ATTT hàng năm cũng hướng tới phát hiện những tài năng trong lĩnh vực ATTT, thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về ATTT và tạo sân chơi để tăng cường khả năng giao lưu, trao đổi kiến thức của sinh viên các trường đại học, học viện kỹ thuật trong các nước ASEAN. Các cuộc thi này đã góp phần thúc đẩy, phát triển nguồn nhân lực ATAN mạng của Việt Nam đồng thời quảng bá, nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

 


Mặc dù tình hình ATAN mạng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp nhưng nhìn chung trong năm 2020, lĩnh vực này nước ta vẫn đạt được những những kết quả đáng ghi nhận
 
5. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên công bố danh mục yêu cầu về chỉ tiêu kỹ thuật cho thiết bị đầu cuối, trạm gốc và chất lượng dịch vụ mạng 5G
 
Sự phổ cập công nghệ 5G sẽ tạo thêm những đột phá sâu rộng về quy mô và tốc độ của thông tin, thúc đẩy ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất và phát triển kinh tế, tập trung ứng dụng robot, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo... Hiện nay, Việt Nam đang tăng tốc triển khai thương mại hóa mạng di động thế hệ mới này. Bộ TT&TT đã xác định, yếu tố cần thiết nhất khi triển khai 5G là ATAN mạng. Hành lang pháp lý về ATTT cho mạng 5G được thiết lập, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên công bố danh mục yêu cầu về chỉ tiêu kỹ thuật cho thiết bị đầu cuối, trạm gốc và chất lượng dịch vụ mạng 5G, cụ thể là Quyết định số 1529/QĐ-BTTTT ngày 8/9/2020 của Bộ TT&TT ban hành bộ chỉ tiêu kỹ thuật cho thiết bị đầu cuối, trạm gốc và chất lượng dịch vụ mạng 5G và Quyết định số 1569/QĐ-BTTTT ngày 16/9/2020 của Bộ TT&TT ban hành Danh mục yêu cầu bảo đảm ATTT cho trạm gốc 5G. 
 
6. Hệ sinh thái sản phẩm ATAN mạng "Make in Vietnam" đã chiếm hơn 90% các chủng loại sản phẩm 
 
ATAN không gian mạng được coi là điều kiện cơ bản để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia. Vì vậy, việc chủ động tạo ra các sản phẩm, dịch vụ về ATAN mạng mang lại lợi ích "kép" khi vừa góp phần bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia vừa thúc đẩy chương trình “Make in Vietnam” tạo thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ trong nước phát triển, từ đó vươn ra thị trường toàn cầu. 
 
Năng lực bảo đảm ATAN mạng của đất nước được dựa trên một nền tảng hết sức quan trọng là các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp trong hệ sinh thái ATTT do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ. "Make in Vietnam" trong lĩnh vực ATAN mạng thể hiện rõ nhất qua việc sáng tạo, sản xuất và nội địa hóa hệ sinh thái của lĩnh vực này.
 
Theo thống kê, vào năm 2015, tỉ lệ sản phẩm ATAN mạng nội địa mới chỉ đạt 5%, đến năm 2019, tỉ lệ này tăng lên 55%. Một dấu mốc rất lớn của lĩnh vực ATAN mạng nước ta năm 2020 là Việt Nam đã làm chủ hơn 90% hệ sinh thái sản phẩm ATAN mạng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước và người dân Việt Nam.
 
7. Hai chương trình lớn: Ngày ATTT Việt Nam 2020 và Diễn tập thực chiến DF Cyber Defense 2020
 
- Ngày ATTT Việt Nam 2020 (tổ chức ngày 01/12/2020):
 
Là sự kiện do Hiệp hội ATTT Việt Nam (VNISA) chủ trì, phối hợp với Cục ATTT - Bộ TT&TT tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ TT&TT. Ngày ATTT Việt Nam 2020 đã lần đầu tiên diễn ra theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến.
 
Đây là một diễn đàn quy mô lớn và nổi bật nhất tại Việt Nam năm 2020 về lĩnh vực ATTT, những vấn đề bàn luận tại hội thảo góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam làm chủ hệ sinh thái, sản phẩm, dịch vụ ATAN mạng phục vụ quá trình chuyển đổi số quốc gia. 
 
- Diễn tập thực chiến DF Cyber Defense 2020 (tổ chức ngày 16/12/2020):
 
Tại sự kiện, hàng trăm cán bộ chuyên trách về ATAN mạng trong các tổ chức tài chính, ngân hàng đã tham gia diễn tập thực chiến phòng thủ không gian mạng - DF Cyber Defense. Đây là sự kiện do NCSC và Công ty cổ phần Tập đoàn IEC (IEC Group) phát động.
 
Do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, các tổ chức tài chính, ngân hàng và khách hàng ở Việt Nam cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng, đối mặt hàng loạt thách thức. Trong đó, việc gia tăng mạnh nguy cơ, các cuộc tấn công trên thế giới, đặc biệt các cuộc tấn công mạng có động cơ tài chính là điều khó tránh khỏi. Hoạt động diễn tập này nhằm tăng cường về năng lực tổ chức ứng phó, đồng thời đảm bảo việc phát hiện sớm các nguy cơ và bảo vệ hệ thống CNTT quan trọng của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, trau dồi kỹ năng của các tổ chức và giảm thiểu thời gian phát hiện, phản ứng, xử lý, ngăn chặn, khôi phục... với các cuộc tấn công được trang bị kỹ thuật, chiến thuật mới.
 
Ngoài ra, trước các nguy cơ tấn công mạng xảy ra ngày càng nhiều, cuộc diễn tập cũng hướng tới việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách về ATAN mạng trong các tổ chức tài chính, ngân hàng.
 
8. Chính phủ quyết liệt xử lý "rác viễn thông"
 
Trong năm 2020, Việt Nam đã liên tục có những động thái cho thấy sự quyết liệt xử lý các loại rác viễn thông của Chính phủ, trong đó có tin nhắn rác, cuộc gọi rác và thư điện tử rác. Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, CNTT và giao dịch điện tử; Nghị định 91/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/8/2020 về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác là những hành lang pháp lý quan trọng giúp hình thành nên các chế tài để xử lý dứt điểm tình trạng rác viễn thông.
 
Bên cạnh đó, kể từ tháng 7/2020 đến nay, Cục Viễn thông - Bộ TT&TT đã liên tục đốc thúc các nhà mạng sử dụng biện pháp kỹ thuật để tiến hành chặn lọc cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo. 
 
Theo thống kê của Cục Viễn thông, trong tháng 11/2020, các nhà mạng đã ngăn chặn tổng cộng 20.235 thuê bao phát tán cuộc gọi rác. Trong 6 tháng đầu năm 2020, đã có 72.539 thuê bao bị chặn vì phát cuộc gọi quấy nhiễu người dùng. Tất cả các thuê bao thực hiện hành vi phát tán cuộc gọi rác sẽ bị xử lý bằng cách khóa chiều gọi đi đối với thuê bao nội mạng và khóa chiều gọi đến đối với thuê bao liên mạng.
 
Có thể thấy, các biện pháp quyết liệt trong năm 2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác đã mang lại hiệu quả và biến chuyển rõ rệt. 
 
9. Các phương thức, thủ đoạn và quy mô lừa đảo trực tuyến tăng cao
 
Theo các chuyên gia NCSC, các hình thức lừa đảo trực tuyến là một hình thức tấn công mạng phổ biến và lâu đời. Tuy nhiên, trong năm 2020, lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, thực hiện chủ trương giãn cách xã hội để phòng, chống dịch của Chính phủ, hầu hết mọi hoạt động, sinh hoạt của người dân đều được thực hiện qua không gian mạng, hoạt động lừa đảo qua hình thức này từ đó cũng gia tăng, nhất là thủ đoạn đối tượng sử dụng mạng viễn thông, mạng xã hội để lừa đảo. 
 
Theo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an, trong năm 2020, Cục đã phát hiện khoảng 4.100 vụ việc liên quan đến tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng. Trong đó, có 776 vụ việc lừa đảo qua mạng viễn thông bằng thủ đoạn giả danh cơ quan thực thi pháp luật, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, bưu điện…, đe dọa, yêu cầu người bị hại cung cấp thông tin tài khoản hoặc chuyển tiền. Tính đến cuối tháng 12/2020, Cục đã tiến hành xác minh, điều tra 18 vụ; khởi tố 5 vụ án và 27 bị can; đang tiếp tục xác minh hơn 10 vụ.
 
10. Hàng loạt phần mềm, sản phẩm phổ biến đã bị khai thác lỗ hổng để tấn công có chủ đích (APT)
 
Năm 2020 khi thế giới đang đối phó với đại dịch Covid-19, trên không gian mạng các nhóm tin tặc trên khắp thế giới cũng hoạt động rất tích cực.
 
Hàng loạt sản phẩm, phần mềm, ứng dụng phổ biến được công bố các điểm yếu và lỗ hổng bảo mật nguy hiểm. Các nhóm tin tặc khác nhau đã lợi dụng những lỗ hổng bảo mật này để tiến hành nhiều chiến dịch tấn công mạng quy mô khác nhau. Việt Nam đã thành công trong việc phát hiện và ngăn chặn hàng loạt chiến dịch tấn công APT lớn.


Minh Vân
Hà Nội

Chuyên đề Công nghệ và Ngân hàng số, số 01/2021
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Agri-Fintech: Giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả tài trợ tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp của kỉ nguyên số
Agri-Fintech: Giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả tài trợ tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp của kỉ nguyên số
27/03/2024 334 lượt xem
Việc tài trợ tài chính cho lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam trong thời gian qua luôn gặp nhiều khó khăn cho dù đã có sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành và các bên liên quan.
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
25/03/2024 971 lượt xem
Quá trình số hóa ở Việt Nam đang ngày càng phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, ngành Ngân hàng đang có những cải cách trong nền tảng kĩ thuật số nhằm cung ứng dịch vụ và giải quyết yêu cầu của khách hàng tốt hơn.
Nâng cao kĩ năng cho người tiêu dùng trong sử dụng thẻ tín dụng
Nâng cao kĩ năng cho người tiêu dùng trong sử dụng thẻ tín dụng
22/03/2024 2.038 lượt xem
Ngày nay, với nhiều tiện ích, thẻ tín dụng đã trở nên phổ biến trong chi tiêu, mua sắm của người dân. Tuy nhiên, thực tế không ít người do chưa hiểu rõ về tính năng của thẻ, số ngày miễn lãi, nguyên tắc trả nợ và cách tính lãi suất nếu thanh toán không đủ hoặc không đúng hạn mà có thể trở thành những “con nợ” lớn của ngân hàng.
Tăng cường các giải pháp ngăn chặn lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản
Tăng cường các giải pháp ngăn chặn lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản
20/03/2024 2.148 lượt xem
Thời gian gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều hơn tình trạng tội phạm sử dụng các loại mã độc đánh cắp thông tin, mã hóa dữ liệu của người dùng để chiếm đoạt tài sản. Các chuyên gia bảo mật cảnh báo, sau khi xâm nhập, các mã độc này có thể "nằm vùng" như một gián điệp, thu thập thông tin, điều khiển các ứng dụng ngân hàng, đánh cắp tài khoản, mật khẩu và mã OTP của nạn nhân để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa ngân hàng
Giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa ngân hàng
15/03/2024 2.472 lượt xem
Thời gian qua, với mục tiêu lấy khách hàng là trung tâm, ngành Ngân hàng đã không ngừng hoàn thiện pháp lý và hạ tầng công nghệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), thúc đẩy hoạt động ngân hàng số và đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.
Nghĩa vụ bảo mật thông tin người sử dụng Internet Banking của nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán
Nghĩa vụ bảo mật thông tin người sử dụng Internet Banking của nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán
13/03/2024 2.554 lượt xem
Trong bối cảnh chuyển đổi số, Việt Nam luôn nỗ lực thay đổi, cải tiến và cập nhật những công nghệ hiện đại để áp dụng phát triển trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Internet Banking hay dịch vụ thanh toán trên các thiết bị điện tử trở thành một bước tiến trong giao dịch thương mại.
Hoạt động tài chính vi mô trong xu hướng phát triển của công nghệ tài chính
Hoạt động tài chính vi mô trong xu hướng phát triển của công nghệ tài chính
04/03/2024 3.411 lượt xem
Tổ chức tài chính vi mô (TCVM) là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ như ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ.
Xây dựng nguồn lực con người nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số hoạt động ngân hàng
Xây dựng nguồn lực con người nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số hoạt động ngân hàng
01/03/2024 3.503 lượt xem
Kết quả nghiên cứu về phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số của các tổ chức nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng đều khẳng định, văn hóa doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng, như là “quyền lực mềm” của tổ chức, giúp tổ chức phát triển bền vững.
Pháp luật về định danh khách hàng điện tử trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
Pháp luật về định danh khách hàng điện tử trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
14/02/2024 5.178 lượt xem
Trong quá trình hoạt động chuyển đổi số ngành Ngân hàng tại Việt Nam, định danh khách hàng điện tử hay còn gọi là eKYC (Electronic Know Your Customer) đang trở thành một xu hướng phát triển tất yếu. Công nghệ này cho phép các ngân hàng tại Việt Nam cung ứng dịch vụ số hóa, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hóa hoạt động, đặc biệt trong hoạt động liên quan đến tài khoản thanh toán.
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Tăng tốc và phát triển bền vững
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Tăng tốc và phát triển bền vững
08/02/2024 5.156 lượt xem
Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng không chỉ là một xu hướng mà còn là một bước tiến quan trọng hướng tới tương lai tài chính hiện đại và linh hoạt.
Triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng
Triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng
01/02/2024 5.287 lượt xem
Trong bối cảnh phát triển sâu rộng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) trong mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, xu hướng chuyển dịch các giao dịch theo phương thức truyền thống sang môi trường điện tử gia tăng. Khách hàng được trải nghiệm đa dạng các dịch vụ tiện ích, hiện đại và tiết kiệm thời gian, chi phí.
Tăng cường đào tạo văn hóa số lĩnh vực ngân hàng theo mô hình ASK trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam
Tăng cường đào tạo văn hóa số lĩnh vực ngân hàng theo mô hình ASK trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam
29/01/2024 5.361 lượt xem
Trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng văn hóa số giúp ngân hàng tạo ra nguồn nhân lực với tư duy đột phá sáng tạo, tạo ra các sáng kiến số đổi mới với khả năng thích ứng linh hoạt với thay đổi, từ đó đưa ngân hàng bước lên vị thế cao hơn trên thị trường.
Những điểm nhấn khoa học và công nghệ Việt Nam 2023
Những điểm nhấn khoa học và công nghệ Việt Nam 2023
25/01/2024 5.544 lượt xem
Năm qua, Việt Nam có sự bùng nổ và vươn lên mạnh mẽ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, nhiều nhà khoa học được vinh danh ở các giải thưởng, bảng xếp hạng lớn trên thế giới; Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng bậc; liên tục bùng nổ các ứng dụng phần mềm liên quan đến AI... Dưới đây là 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật trong năm 2023.
Thực trạng ứng dụng QR Code trong thanh toán ngân hàng
Thực trạng ứng dụng QR Code trong thanh toán ngân hàng
24/01/2024 5.693 lượt xem
Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) và thanh toán điện tử ở Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh. Trong đó, phương thức thanh toán QR Code đang dần trở nên phổ biến và được nhiều người tiêu dùng sử dụng.
Một số xu hướng về an ninh mạng năm 2024
Một số xu hướng về an ninh mạng năm 2024
22/01/2024 6.080 lượt xem
Với việc công nghệ không ngừng phát triển nhanh chóng, năm 2024 là năm định hình để tiếp tục những đột phá có thể làm thay đổi cách sống, cách giao tiếp của con người.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

78.000

80.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

78.000

80.000

Vàng SJC 5c

78.000

80.020

Vàng nhẫn 9999

68.000

69.300

Vàng nữ trang 9999

67.900

68.800


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,550 24,920 26,090 27,522 30,409 31,703 158.80 168.08
BIDV 24,625 24,935 26,276 27,495 30,531 31,832 159.54 168.07
VietinBank 24,512 24,932 26,321 27,616 30,837 31,847 160.42 168.37
Agribank 24,600 24,930 26,213 27,483 30,551 31,684 159.87 167.97
Eximbank 24,520 24,910 26,361 27,131 30,735 31,632 161.25 165.95
ACB 24,570 24,970 26,457 27,114 30,964 31,606 161.07 166.23
Sacombank 24,552 24,947 26,529 27,087 31,020 31,531 161.74 166.78
Techcombank 24,561 24,933 26,174 27,513 30,438 31,764 157.07 169.48
LPBank 24,380 25,100 26,095 27,625 30,866 31,814 159.15 170.67
DongA Bank 24,610 24,960 26,400 27,080 30,780 31,620 159.00 166.10
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?