Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng trong bối cảnh ðại dịch Covid-19
29/07/2021 4.966 lượt xem
Kho dữ liệu Thông tin tín dụng (TTTD) do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) quản lý lưu giữ thông tin của gần 47 triệu khách hàng vay, với sự tham gia báo cáo thông tin của 100% các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động tại Việt Nam, hơn 1.200 quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô cũng như các tổ chức khác trong và ngoài hệ thống ngân hàng trên cơ sở cập nhật định kỳ, đột xuất dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và các giải pháp thu thập, xử lý thông tin tự động, tiên tiến.


Ông Đỗ Hoàng Phong, Tổng Giám đốc CIC phát biểu tại Hội nghị Sơ kết công tác
6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021
 
Trong 6 tháng đầu năm 2021, cả nước nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng, đã có những cố gắng nỗ lực vượt bậc để góp phần tích cực vào phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Tuy nhiên, để đạt được mức tăng trưởng như trước khi dịch bệnh xảy ra cần có sự cố gắng rất lớn. Trong bối cảnh đó, CIC luôn nhận thức rõ vai trò và sứ mệnh của mình, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt chức năng thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích TTTD; phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng; chấm điểm, xếp hạng tín dụng và cung ứng sản phẩm dịch vụ TTTD theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và pháp luật; qua đó, góp phần tích cực vào hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành Ngân hàng.
 
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu TTTD quốc gia đảm bảo an toàn, hiệu quả
 
Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các TCTD, tuy nhiên,  trong 6 tháng đầu năm 2021, CIC vẫn đảm bảo duy trì hiệu quả các hoạt động thu thập và xử lý dữ liệu. Kết quả, 123/123 đầu mối TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hơn 1.200 quỹ tín dụng nhân dân, 04 tổ chức tài chính vi mô chính thức thực hiện báo cáo TTTD  đầy đủ, kịp thời theo quy định. Bên cạnh đó, CIC vẫn tiếp tục mở rộng thu thập thông tin từ các bộ, ngành và 74 tổ chức tự nguyện tham gia hoạt động TTTD để nâng cao độ phủ và chiều sâu của kho dữ liệu. Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2021, độ phủ TTTD tiếp tục được cải thiện so với cùng kỳ năm 2020, tăng hơn 3,1 triệu khách hàng (hơn 7,1%), nâng tổng số khách hàng trong kho dữ liệu TTTD quốc gia lên trên 47 triệu khách hàng.
 
Trong quá trình xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu TTTD quốc gia, công tác an toàn, bảo mật thông tin luôn được CIC quan tâm, chú trọng. CIC đã thành lập Tổ chuyên trách về bảo vệ an toàn, an ninh thông tin, ban hành và thực thi biện pháp bảo đảm an toàn và bảo mật thông tin, trong đó tăng cường các giải pháp kỹ thuật, mã hóa, giám sát an toàn thông tin trên các hệ thống mạng nội bộ, mạng kết nối trực tiếp với TCTD gửi báo cáo, mạng internet. Do vậy, toàn bộ cơ sở dữ liệu TTTD quốc gia được bảo đảm an toàn, chống truy cập, khai thác trái phép. Trong thời gian từ tháng 01/2021 đến tháng 6/2021, bộ phận an ninh thông tin phát hiện và ngăn chặn khoảng hơn 8.500 lượt yêu cầu kết nối bất thường; ngăn chặn hơn 142.900 lượt tấn công, dò quét điểm yếu vào các hệ thống website, dịch vụ của CIC. 
 
Cung cấp thông tin kịp thời phục vụ chỉ đạo, điều hành của NHNN là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu 
 
Định kỳ, CIC thực hiện báo cáo cho Ban Lãnh đạo NHNN về tình hình đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng; cung cấp cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Ổn định tiền tệ, tài chính, Vụ Dự báo thống kê, Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố các báo cáo tổng hợp và chi tiết về quan hệ tín dụng, tài sản bảo đảm theo các tiêu chí khác nhau như ngành, nghề, loại hình khách hàng, doanh nghiệp...
 
Hàng tháng, CIC tiếp tục tổ chức thu nhận, tổng hợp, xử lý thông tin và cung cấp kịp thời danh sách khách hàng có mức độ rủi ro cao nhất và danh sách khách hàng có nhóm nợ cao nhất nhưng có biến động hoặc đã tất toán cho các TCTD để thực hiện điều chỉnh nhóm nợ theo quy định. Trong 6 tháng đầu năm 2021, có 77 TCTD phải điều chỉnh nhóm nợ với số hồ sơ phải điều chỉnh là trên 1,3 triệu hồ sơ. Kết quả cung cấp thông tin của CIC đã góp phần tích cực vào công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý nợ xấu của NHNN. 
 
Nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ với khách hàng
 
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2021, với cố gắng nỗ lực vượt qua khó khăn, các TCTD đã có những phương án kinh doanh nhằm thích nghi với tình hình dịch bệnh, do đó nhu cầu khai thác thông tin của các TCTD đã ổn định và tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, CIC đã cung cấp trên 25,5 triệu báo cáo các loại, tăng trưởng 43,3% so với 6 tháng đầu năm 2020. Trong đó, báo cáo tín dụng truyền thống tăng 36%; báo cáo tra cứu nhanh tình trạng nợ đạt 8,7 triệu, tăng 4,2%; báo cáo xếp hạng tín dụng doanh nghiệp đạt trên 21.100 báo cáo, tăng 10%; dịch vụ Chi nhánh Hồ Chí Minh tăng gần 16%...
 
Về dịch vụ cho khách hàng vay: Sau khoảng một năm triển khai xây dựng mô hình mới 2.0 với sự hỗ trợ của Tập đoàn NICE - Hàn Quốc, ngày 20/4/2021, CIC đã công bố mô hình chấm điểm tín dụng thể nhân 2.0 với các bước cải tiến nổi bật cả về phương pháp xây dựng, nguồn dữ liệu và phương thức vận hành. Thông qua mô hình, toàn bộ khách hàng vay thể nhân sẽ được chấm điểm với tần suất định kỳ hàng tháng nhờ nền tảng công nghệ và thuật toán mới (học máy - machine learning). Do đó, tính chính xác và độ ổn định của mô hình được đảm bảo, cải thiện hơn so với mô hình cũ; chất lượng sản phẩm dịch vụ liên quan được nâng cao, tiến tới đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Kết quả, đã có thêm 122.787 khách hàng cá nhân đăng ký tài khoản, nâng tổng số khách hàng lên 352.911 tài khoản; trên 500 sản phẩm tín dụng của TCTD được quảng bá; khoảng 3.530 tài khoản của các cán bộ tín dụng đăng ký. Cũng thông qua cổng thông tin này, số lượng khách hàng vay khai thác báo cáo tín dụng cá nhân cũng tăng nhanh, với trên 71.061 lượt cung cấp báo cáo tín dụng trực tiếp, tăng 71,2% so với cùng kỳ năm ngoái. 
 
Chia sẻ khó khăn cùng TCTD và doanh nghiệp 
 
Những tháng đầu năm 2021, Việt Nam tiếp tục đón nhận đợt dịch bệnh Covid-19 bùng phát theo chiều hướng phức tạp, nhiều thách thức với đa ổ dịch, đa nguồn lây và đa biến chủng. Với sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Ban Lãnh đạo NHNN, CIC đã tích cực và chủ động triển khai các giải pháp ứng phó với dịch bệnh, đảm bảo an toàn, ổn định hoạt động của đơn vị, hỗ trợ hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Đặc biệt, trong chiến dịch hỗ trợ, chia sẻ khó khăn cùng TCTD và doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19, Tổng Giám đốc CIC đã ban hành Quyết định số 198/QĐ-TTTD ngày 22/12/2020 và Quyết định số 170/QĐ-TTTD ngày 28/06/2021 về việc giảm trừ tiền khai thác dịch vụ TTTD của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục được hỗ trợ giảm 50% trên tổng số tiền phải thanh toán hàng tháng theo từng hợp đồng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ TTTD từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/12/2021. Kết quả, 6 tháng đầu năm 2021 đã giảm khoảng 123 tỷ đồng khai thác dịch vụ TTTD cho các TCTD, góp phần vào việc thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ, vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của Nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
 
Tích cực triển khai các dự án công nghệ thông tin, hoạt động marketing, hỗ trợ khách hàng
 
Thực hiện Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2018 - 2023 được Thống đốc NHNN phê duyệt, CIC đã tích cực triển khai Dự án xây dựng hệ thống dự phòng DR và một số gói thầu nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin. Hiện Dự án xây dựng DR đã xong giai đoạn phê duyệt báo cáo chủ trương đầu tư và đang triển khai tiếp theo quy định của Luật Đầu tư công và Luật Đấu thầu. 
 
Về hoạt động marketing và hỗ trợ khách hàng, CIC đã ký mới 124 hợp đồng với các TCTD, nâng tổng số người sử dụng trên toàn quốc lên 57.362 tài khoản khai thác; tiếp nhận và xử lý 221 đơn thư và khiếu nại bằng văn bản (tăng khoảng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2020), giải đáp hơn 4.000 trường hợp thắc mắc qua email và trên 28.431 yêu cầu qua hệ thống tổng đài hỗ trợ khách hàng.
 
Đẩy mạnh công tác truyền thông, hợp tác quốc tế
 
Về công tác truyền thông: CIC thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các đơn vị báo chí trong, ngoài ngành Ngân hàng để đẩy mạnh công tác truyền thông về TTTD và an toàn TTTD đối với người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt, CIC đã phối hợp với VTV1 thực hiện chương trình phỏng vấn về “Hiện tượng có một số trường hợp khách hàng bỗng nhiên mắc nợ xấu” phát trên Bản tin tiêu dùng 24h; phối hợp với Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng đưa chùm bài viết về hiện tượng một số đối tượng đang gia tăng những chiến dịch lừa đảo, mạo danh CIC nhắm đến khách hàng... Thông qua đó, nhằm cung cấp các thông tin hữu ích giúp người dân và doanh nghiệp giám sát được thông tin và mức độ tín nhiệm của bản thân, nâng cao cảnh giác và kịp thời phát hiện thông tin sai sót hoặc gian lận, bảo đảm an toàn tài chính, phòng tránh những rủi ro thiệt hại không đáng có do các đối tượng lừa đảo gây ra.
 
Về hợp tác quốc tế: Mặc dù đa số các hoạt động hợp tác quốc tế bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, nhưng CIC vẫn chủ động tham gia các phiên họp trực tuyến, các phiên thảo luận của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và các hiệp hội TTTD để bàn về giải pháp ứng phó của hoạt động TTTD trong thời gian dịch bệnh. Qua đó, tiếp thu kinh nghiệm của quốc tế để áp dụng vào thực tiễn hoạt động của Việt Nam. 
 
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác triển khai nhiệm vụ của CIC 6 tháng đầu năm vẫn tồn tại một số khó khăn, đó là:
 
Năng lực hạ tầng công nghệ thông tin còn nhiều bất cập trước yêu cầu mở rộng và phát triển của CIC. Hiện nay, CIC đã nâng cấp một số ứng dụng phần mềm theo các quy trình nghiệp vụ mới, đảm bảo tự động hóa cao trên nền tảng công nghệ thông tin; triển khai xây dựng chính sách an toàn thông tin, đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng DR, hạ tầng DC theo kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2018 - 2023 vẫn còn gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. 
 
Bên cạnh đó, cổng thông tin kết nối khách hàng vay mặc dù đã tạo điều kiện cho khách hàng vay khai thác nhanh chóng, thuận tiện, nâng cao được tính minh bạch thông tin. Tuy nhiên, số lượng khách hàng vay được cấp tín dụng thông qua cổng thông tin này vẫn còn hạn chế. 
 
Một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong những tháng cuối năm
 
Bám sát định hướng, chỉ đạo điều hành của NHNN và trên cơ sở những kết quả đạt được 6 tháng đầu năm, trong những tháng cuối năm 2021, CIC đang nỗ lực tập trung triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
 
Một là, tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 và Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 07/01/2021 của Thống đốc NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2021, tập trung hỗ trợ các TCTD, người dân và doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19. 
 
Hai là, thực hiện nghiêm chương trình hành động phòng, chống tham nhũng và tội phạm, chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo Quyết định số 107/QĐ-NHNN ngày 29/01/2021 của Thống đốc NHNN ban hành Chương trình hành động của ngành Ngân hàng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.
 
Ba là, thu thập, xử lý, kiểm soát và cập nhật dữ liệu kịp thời từ các TCTD, các tổ chức tự nguyện theo quy định, triển khai các giải pháp cải thiện năng lực xử lý dữ liệu.
 
Bốn là, cung cấp thông tin kịp thời phục vụ Ban Lãnh đạo NHNN, các đơn vị thuộc NHNN, các cơ quan quản lý ngoài Ngành phục vụ quản lý nhà nước, các TCTD.
 
Năm là, tiếp tục thực hiện quyết liệt việc triển khai Dự án xây dựng DR, hoàn thiện trình Thống đốc NHNN phê duyệt đề án phát triển CIC giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
 
Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của cổng thông tin kết nối các TCTD với khách hàng vay một cách an toàn, hiệu quả; hoàn thiện các sản phẩm hiện có, đồng thời nghiên cứu, xây dựng thêm các sản phẩm mới phù hợp với yêu cầu của các TCTD trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

 Phương Linh 

Tạp chí Ngân hàng số 14/2021
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tạo lập nguồn vốn qua kênh tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An
Tạo lập nguồn vốn qua kênh tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An
19/04/2024 58 lượt xem
Tỉnh Long An là địa phương có vị trí thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ đi về các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Cùng với đó, điều kiện tự nhiên của tỉnh Long An cũng rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên: Phát huy vai trò trụ cột giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên: Phát huy vai trò trụ cột giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương
09/04/2024 613 lượt xem
Xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên hôm nay đã là địa danh nổi tiếng với nhiều loại cây ăn quả, nơi cung cấp cây giống, cây cảnh ra toàn quốc và xuất khẩu sang nhiều nước láng giềng.
Đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
29/03/2024 1.396 lượt xem
Thời gian qua, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp tích cực vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; trong đó, việc quản lí và đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán luôn được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Quảng Trị chú trọng, quan tâm chỉ đạo sát sao.
Agribank cùng ngành Ngân hàng đóng góp quan trọng vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế đất nước
Agribank cùng ngành Ngân hàng đóng góp quan trọng vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế đất nước
26/03/2024 1.646 lượt xem
Ngay từ những tháng đầu năm 2024, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã nỗ lực quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng ngành Ngân hàng thúc đẩy các động lực tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Phát huy lực lượng và tiềm năng của thế hệ trẻ từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
Phát huy lực lượng và tiềm năng của thế hệ trẻ từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
25/03/2024 1.662 lượt xem
Đảng ta xác định “thanh niên giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người”. Nghị quyết số 04-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) về công tác thanh niên trong thời kì mới...
Tín dụng chính sách: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ
Tín dụng chính sách: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ
12/03/2024 2.464 lượt xem
Trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác phụ nữ; ban hành nhiều văn kiện, nghị quyết, chính sách, pháp luật, nghị định...
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị dành nhiều ưu đãi hỗ trợ các đối tượng hưởng chính sách thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị dành nhiều ưu đãi hỗ trợ các đối tượng hưởng chính sách thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt
11/03/2024 2.751 lượt xem
Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt và Công văn số 123/UBND-KGVX ngày 08/01/2024 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Trị về tăng cường thực hiện chi trả ASXH không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh...
Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền - mục tiêu quan trọng và xuyên suốt của chính sách bảo hiểm tiền gửi
Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền - mục tiêu quan trọng và xuyên suốt của chính sách bảo hiểm tiền gửi
27/02/2024 2.576 lượt xem
Năm 2023 qua đi với những dấu ấn quan trọng của ngành Ngân hàng vào quá trình phục hồi kinh tế - xã hội, đảm bảo thanh khoản và sự phát triển an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD).
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
26/02/2024 3.969 lượt xem
Qua hơn 20 năm hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện cho vay 16 chương trình tín dụng chính sách...
Tổ vay vốn - cầu nối gắn kết giữa Agribank và khách hàng
Tổ vay vốn - cầu nối gắn kết giữa Agribank và khách hàng
26/02/2024 2.754 lượt xem
Thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Thỏa thuận liên ngành giai đoạn 2021 - 2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)...
Tăng cường xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền
Tăng cường xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền
19/02/2024 2.594 lượt xem
Xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền (PCRT) luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đặc biệt quan tâm trong quá trình thực hiện công tác PCRT ở Việt Nam. Trong năm 2023, nhiều văn bản hướng dẫn Luật PCRT năm 2022 được ban hành, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức báo cáo triển khai hiệu quả công tác PCRT.
Phát triển tín dụng xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kết quả, thách thức và một số khuyến nghị
Phát triển tín dụng xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kết quả, thách thức và một số khuyến nghị
16/02/2024 2.776 lượt xem
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới về các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đổi mới hoạt động, tích cực chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đổi mới hoạt động, tích cực chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động
14/02/2024 2.095 lượt xem
Năm 2023 là năm ghi dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (NHVN) với các hoạt động, sự kiện nổi bật kỷ niệm 30 năm thành lập và đặc biệt đã tổ chức thành công Đại hội Công đoàn NHVN lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống ngân hàng Việt Nam
Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống ngân hàng Việt Nam
12/02/2024 2.180 lượt xem
Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đang quản lí Kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia với sự tham gia báo cáo thông tin của 100% các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động tại Việt Nam, hơn 1.200 quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô cũng như các tổ chức khác trong và ngoài hệ thống ngân hàng, trên cơ sở cập nhật định kì, đột xuất dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và các giải pháp thu thập, xử lí thông tin tự động, tiên tiến.
Truyền thông chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Sáng tạo, đổi mới trong hoạt động truyền thông giáo dục tài chính
Truyền thông chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Sáng tạo, đổi mới trong hoạt động truyền thông giáo dục tài chính
11/02/2024 2.148 lượt xem
Truyền thông chính sách là vấn đề được quan tâm ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, những năm gần đây, truyền thông chính sách đã ngày càng khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng. Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm tới truyền thông chính sách, triển khai tích cực và thường xuyên, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách và tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.800

83.800

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.800

83.800

Vàng SJC 5c

81.800

83.820

Vàng nhẫn 9999

74.800

76.700

Vàng nữ trang 9999

74.700

76.000


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,100 25,440 26,252 27,714 30,724 32,055 157.77 167.11
BIDV 25,130 25,440 26,393 27,618 30,763 32,067 158.12 166.59
VietinBank 25,090 25,443 26,504 27,799 31,154 32,164 160.64 168.59
Agribank 25,100 25,440 26,325 27,607 30,757 31,897 159.58 167.50
Eximbank 25,040 25,440 26,425 27,239 30,914 31,866 160.82 165.77
ACB 25,110 25,442 26,596 27,279 31,230 31,905 161.07 166.37
Sacombank 25,170 25,420 26,701 27,261 31,332 31,835 162.03 167.05
Techcombank 25,192 25,442 26,362 27,707 30,760 32,094 157.36 169.78
LPBank 24,960 25,440 26,088 27,611 30,970 31,913 158.36 169.76
DongA Bank 25,170 25,440 26,570 27,260 31,080 31,940 159.20 166.40
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?