Một số kinh nghiệm về số hóa nền kinh tế Liên bang Nga
29/04/2020 5.107 lượt xem
Bài viết đề cập các nội dung chủ yếu của việc số hóa nền kinh tế Nga, những vấn đề tồn đọng và triển vọng cho việc thực hiện số hóa tại Liên bang Nga, đồng thời nhấn mạnh quan điểm số hóa nhằm nâng cao chất lượng quản lý hành chính công.
 
Hiện nay, sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào được xác định bởi mức độ số hóa nền kinh tế của quốc gia đó. Trong quá trình hình thành nền kinh tế số sẽ diễn ra sự chuyển đổi  các hình thức quan hệ kinh tế truyền thống sang các hình thức quan hệ kinh tế số. Tuy nhiên, các nhà kinh tế lý thuyết vẫn chưa đưa ra một quan điểm thống nhất về ảnh hưởng của mức độ số hóa đối với giá trị GDP do các hiệu ứng số nhân và liên ngành có thể có.
 
Với quá trình phát triển và khả năng ứng dụng công nghệ số, tiềm năng của nền kinh tế số để cải thiện phúc lợi của quốc gia là hiển nhiên. Cách tiếp cận này giúp định hình các ưu tiên chính sách công và bao gồm các giải pháp cụ thể và cẩn trọng hơn, có ý nghĩa rất quan trọng để nâng cao chất lượng quản lí nhà nước, một trong những mục tiêu chiến lược ưu tiên của Liên bang Nga.
 
Theo các chuyên gia có uy tín, nền kinh tế số là một môi trường thể chế kinh tế, nơi công nghệ số hướng đến việc đáp ứng nhu cầu của nhà nước, tăng hiệu quả kinh doanh và phúc lợi công cộng [10].
 
Trong bảng xếp hạng quốc tế “Chỉ số phát triển kinh tế số của các quốc gia” tính đến năm 2017, Nga đứng thứ 39 (Bảng 1)[11].
Kinh nghiệm quốc tế về số hóa cho thấy rằng nhà nước đang tích cực tham gia các quá trình chuyển đổi, nhờ đó, đạt đượhiệu quả kinh tế và xã hội. Hiện tại, ở Mỹ, thị phần của nền kinh tế số chiếm 10,9%; ở Trung Quốc là 10%; ở EU là 8,3%[2;9].
 
Kinh nghiệm nước ngoài về việc hình thành một nền kinh tế số, ví dụ, ở Đức, tác giả của Đề án “Công nghiệp 4.0”, cho thấy rằng nhà nước không đóng vai trò trung tâm trong cơ cấu tài trợ các dự án kỹ thuật số, mà là xây dựng các nguyên tắc vận hành, phát triển giáo dục cơ bản, khuyến khích nghiên cứu...[8;9].
 
Ở Hàn Quốc và Nhật Bản, số hóa được thực hiện trên cơ sở các tổ chức như LG, Samsung, Sony, SoftBank, Toshiba, Toyota, ở đó, có thể chỉ ra các dự án thương mại điện tử, tạo ra các hệ sinh thái (Rakuten) và các ứng dụng liên lạc miễn phí trên Internet (Line, Kakao). Ở Mỹ, quy mô nền kinh tế số khá cao và tỉ lệ đóng góp vào tăng trưởng GDP từ đầu tư vào số hóa, trong đó có đầu tư của cả nhà nước ngày càng lớn. Trung Quốc, mặc dù là một nước đang phát triển, nhưng đứng ở vị trí thứ hai sau Hoa Kỳ, cũng xác định và thực hiện các giải pháp số đầy hứa hẹn, phát triển các dự án riêng như Alibaba và Huawei. Bán lẻ trực tuyến  là mô hình kinh doanh phổ biến của người dân Trung Quốc, trong đó, các khả năng của các hệ sinh thái trực tuyến và dịch vụ ngân hàng số đang được sử dụng tích cực[9].
 
Ở Nga[8], sự đóng góp của nền kinh tế  số vào tăng trưởng GDP hiện đang trở lại xu hướng tăng trưởng sau khi giảm nhẹ vào năm 2015 (Hình 1). Đồng thời, theo các dự báo, hiệu quả kinh tế từ số hóa nền kinh tế Nga có thể tăng GDP  vào năm 2025 khoảng 4,1 đến 8,9 nghìn tỷ Rúp, chiếm từ 19 đến 34% tăng trưởng GDP[9].
 
Theo các chuyên gia, tốc độ tăng trưởng  nền kinh tế số tại Liên bang Nga vẫn bị tụt lại phía sau các nước hàng đầu. Đặc biệt, theo nhóm chuyên gia Digital McKinsey[9], số hóa là nguồn gốc tăng trưởng kinh tế dài hạn thông qua: tối ưu hóa hoạt động sản xuất và logistics; nâng cao hiệu quả của thị trường lao động; tăng hiệu suất thiết bị; nâng cao hiệu quả  R & D và phát triển sản phẩm mới; giảm tiêu thụ tài nguyên và thiệt hại sản xuất.
 
Số hóa có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nhờ tạo cơ hội việc làm mới, tăng  sức mua của người tiêu dùng, tăng sự tham gia của công dân vào việc quản lý các quá trình xã hội quan trọng, tăng sự tiện nghi khi sống trong các thành phố, mở rộng tiếp cận các lợi ích xã hội, sự tiện lợi của các dịch vụ kỹ thuật số và dịch vụ công kĩ thuật số, đảm bảo an toàn xã hội và an ninh kinh tế của quốc gia[8].
 
Sứ mệnh phát triển nền kinh tế số Nga là cải thiện chất lượng cuộc sống, đảm bảo năng lực cạnh tranh quốc gia và an ninh quốc gia. Mục tiêu số hóa trong viễn cảnh 15 - 20 năm là tham gia vào nhóm các nền kinh tế hàng đầu thế giới thông qua  chuyển đổi số các ngành công nghiệp truyền thống và  phát triển một ngành công nghiệp số tự lực và cạnh tranh[6].

 
Ở Nga, theo Chương trình "Kinh tế số của Liên bang Nga", trước mắt, tạo các điều kiện cần thiết cho sự phát triển nền kinh tế số với quy mô lớn. Chương trình thiết lập các mục tiêu sau:
 
- Hoàn thiện thể chế và nâng cấp cơ sở hạ tầng để phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao.
 
- Thiết lập hệ sinh thái của nền kinh tế số dựa trên định dạng dữ liệu số được sử dụng trong các hoạt động kinh tế - xã hội.
Trong hệ sinh thái của nền kinh tế số, sẽ hình thành các cấp độ sau:
 
+ Cấp độ tương tác giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp;
 
+ Cấp độ hình thành năng lực để phát triển các ngành kinh tế;
 
+ Cấp độ điều kiện về môi trường hoạt động: khung pháp lý điều chỉnh, cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin, nhân sự[7].
 
Để hình thành nền kinh tế số tại Liên bang Nga, sẽ sử dụng công nghệ số dữ liệu lớn, công nghệ thần kinh (neurotechnology), trí tuệ nhân tạo, công nghệ sản xuất mới, hệ thống sổ cái phân tán...[7;9].
 
Theo kết quả nghiên cứu của Rostelecom[4], các xu hướng toàn cầu chủ yếu trong lĩnh vực số hóa là Internet di động, trí tuệ nhân tạo, thương mại điện tử, trong đó, các xu hướng bền vững và đột phá được gọi là blockchain và nhận dạng cá nhân qua hình ảnh. Đồng thời, phấn đấu đưa Liên bang Nga lên mức thứ 11 trong bảng xếp hạng phát triển xu hướng số hóa toàn cầu[10]. 
 
Theo kết quả khảo sát trong khuôn khổ nghiên cứu[2] về những kết quả thu được từ việc ứng dụng công nghệ số tại các tổ chức kinh doanh, trong số các tác động đáng kể của số hóa, nổi bật nhất là các hiệu ứng: tăng doanh thu, tăng tốc độ sản xuất sản phẩm và dịch vụ,  tăng tính minh bạch trong hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giảm chi phí sản xuất, cũng như thu được các hiệu ứng gián tiếp trong các lĩnh vực hoạt động liên quan của công ty. Theo những người được hỏi, tác động lớn nhất bao gồm Internet kết nối vạn vật (IoT), tự động hóa sản xuất, công nghệ di động và truyền thông đa kênh, công nghệ ảo hóa, truy cập từ xa, thiết kế và mô hình hóa kỹ thuật số.
 
Các nghiên cứu[2;8;9] đã nêu ra những vấn đề cộm lên trong ứng dụng số hóa thời gian qua, đó là: thiết lập mục tiêu và nhiệm vụ của đề án số hóa chưa sát với thực tế, thông tin cơ bản về đối tượng ứng dụng các giải pháp số hóa không chính xác, sai sót trong lập kế hoạch thực hiện các loại hình và trình tự công việc, thiếu kỹ năng về công nghệ của người dùng, sự không chắc chắn về kinh tế trong nước, biến động của đồng Rúp, các hạn chế về hành lang pháp lý, thiếu các chuẩn mực về ứng dụng công nghệ số, thiếu các biện pháp hỗ trợ đặc biệt của nhà nước để sử dụng công nghệ số, sự chênh lệch về trình độ số hóa giữa các khu vực[2].
 
Theo các chuyên gia[9], nền kinh tế sẽ cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư nhờ tăng khả năng tiếp cận và hiệu quả của các dịch vụ công đối với các thủ tục đăng ký, chứng nhận và công chứng, phát triển hệ sinh thái dịch vụ kinh doanh, tăng tính minh bạch về các điều kiện kinh doanh, hình thành các nền tảng công nghệ chung cho tất cả những thành viên tham gia nền kinh tế số. 

 
Để phát triển thành công nền kinh tế  số, theo các nhà nghiên cứu, điều cần thiết là:
 
- Tạo sự cạnh tranh bình đẳng, bởi vì động lực chính để tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế số chính là khu vực doanh nghiệp; trong trường hợp này, Nhà nước chỉ nên đóng vai trò người khởi xướng và tổ chức việc tạo lập một cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.
 
- Hình thành các nền tảng công nghệ chung, đảm bảo sự chuyển đổi đồng bộ của các tổ chức quan tâm sang các quan hệ kỹ thuật số.
 
- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh trong nền kinh tế số, bởi vì định dạng kỹ thuật số liên quan đến các chủ thể và đối tượng mới của quan hệ pháp lý, quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể.
 
- Đào tạo và đào tạo lại các chuyên gia CNTT, cán bộ, công nhân viên của các doanh nghiệp và tổ chức thương mại, các cơ quan nhà nước, cũng như dân cư cả nước.
 
- Truyền thông đến người tiêu dùng và quảng bá các sản phẩm kỹ thuật số và các ứng dụng của chúng.
 
- Đảm bảo niềm tin của các chủ thể kinh tế và người sử dụng về tính an toàn của sản phẩm.
 
- Phát triển các giải pháp công nghệ mới  với sự tham gia tích cực của Nhà nước.
 
Những kết quả dự kiến đạt được từ việc ứng dụng nền kinh tế số dưới góc độ tiện ích tích hợp cho xã hội bao gồm: các dịch vụ tiện ích và phương thức truyền thông giữa công dân và Nhà nước; tạo điều kiện phát triển xã hội tri thức ở Liên bang Nga; cải thiện phúc lợi và chất lượng cuộc sống của công dân, cũng như sự tiếp cận và chất lượng hàng hóa và dịch vụ; tăng nhận thức và kiến thức về số hóa; nâng cao khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ công cho công dân và đảm bảo an ninh cả trong và ngoài nước về tổng thể[4].
 
Số hóa là cơ sở để nâng cao chất lượng quản lý hành chính công. Theo các chuyên gia[5], việc số hóa hành chính công bao gồm: chuyển giao toàn bộ các quy trình nội bộ và tương tác liên ngành theo định dạng kỹ thuật số, xây dựng các hệ thống phản hồi với các cơ quan nhà nước và tổ chức dịch vụ xã hội, thu thập và phân tích một lượng lớn dữ liệu để đưa ra những quyết định hiệu quả, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý hành chính công.
 
Xuất phát từ những lập luận trên, có thể kết luận rằng số hóa có tiềm năng nâng cao chất lượng quản lý hành chính công thông qua việc tăng sự hài lòng của các bên liên quan[1;3;5], điều này quyết định sự cần thiết phải phát triển một hệ thống quan điểm, định hướng số hóa hành chính công dựa trên mô hình nâng cao chất lượng hành chính công.
 
Vì vậy, số hóa nền kinh tế Liên bang Nga nhằm mục đích đạt được những kết quả về công nghệ, kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao trình độ phát triển và vị thế cạnh tranh cao hơn trên thị trường toàn cầu.
 
Kinh tế số và cơ hội của Việt Nam
 
Hiện nay, theo bảng xếp hạng quốc tế "Chỉ số phát triển kinh tế số của các quốc gia", tính đến năm 2017, Việt Nam đứng thứ 48/60 quốc gia có chỉ số phát triển kinh tế số nhanh trên thế giới (Bảng 1); đồng thời đứng vị trí thứ 22 về tốc độ phát triển số hóa[11]. Những con số này đã chứng tỏ sự thay đổi lớn trong mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, là bước ngoặc giúp kinh tế Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới. Rõ ràng, kinh tế số đang diễn ra nhanh chóng và có tác động to lớn, sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia; thúc đẩy quá trình chuyển đổi toàn diện trên tất cả các mặt của cuộc sống xã hội, từ tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ, phương thức kinh doanh, đến cách thức tiêu dùng, cách thức giao tiếp.
 
 Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2019, Thứ trướng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Thế Thắng dẫn nghiên cứu của Geogle và Temasek (Singapore) cho biết kinh tế số Việt Nam đạt 3 tỉ USD vào năm 2015, tăng lên 9 tỉ USD vào năm 2018 và dự báo đạt 30 tỉ USD vào năm 2025.
 
Trong sự chuyển biến này, doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm trong phát triển kinh tế số. Chuyển đổi số mang lại giá trị to lớn cho các doanh nghiệp; đồng thời cũng tạo ra một số thách thức. Các doanh nghiệp cần chủ động tìm ra giải pháp ứng dụng công nghệ số, thực hiện chuyển đổi số, xây dựng chiến lược, lộ trình chuyển đổi số rõ ràng, có cơ sở khoa học và tham gia xây dựng các yếu tố nền tảng của nền kinh tế số.
 
Về phía Chính phủ, chủ động nghiên cứu và xây dựng các chính sách để Việt Nam có thể nhanh chóng khai thác các lợi ích tiềm năng này. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0 đến năm 2030, trong đó có các chính sách phát triển kinh tế số. 
 
Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế số tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng Đề án quốc gia về Chuyển đổi số, trong đó đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để chuyển đổi số nền kinh tế, xã hội, chuyển đổi số cơ quan nhà nước và một số ngành trọng điểm.
 
Các chính sách này sẽ hướng tới xây dựng các yếu tố nền tảng cần thiết, để doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi số thành công, nâng cao năng suất, góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tăng trưởng nhanh hơn và bền vững hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Горбашко Е. А. Повышение качества управления на основе менеджмента качества // Стандарты и качество. 2009. № 3. С. 88-89. 
2. Доклад «Цифровая экономика: глобальные тренды и практика российского бизнеса»/под ред. Д. С. Медов¬никова. [Электронный ресурс]. Нац. исслед. ун-т Высшая школа экономики». Москва. 2017. 121 с. - URL: https://imi.hse.ru/pr2017_1 (дата обращения: 19.10.2018).
3. Леонова Т. И. Оценка качества деятельности государственных органов / В. Г. Куганов, Т. И. Леонова, А. В. Лях. // Проблемы современной экономики. 2013. № 4 (48). С.217–228. 
4. Мониторинг глобальных трендов цифровизации: отчет об исследовании // ПАО «Ростелеком», 2018. 30 с. - URL: https://www.company.rt.ru/projects/digital_trends/2018.pdf (дата обращения: 10.10.18).
5. Окрепилов В. В. Повышение качества государственных услуг посредством внедрения систем менеджмента качества / В. В. Окрепилов // Теория и философия хозяйства. 2012. № 6. С. 9-12. 
6. Петров М., Буров В., Шклярук М., Шаров А. Государство как платформа. (Кибер) Государство для цифровой экономики. Цифровая трансформация. [Электронный ресурс]. - Москва. Центр стратегических разрабо¬ток. - Апрель, 2018. -52 с. - URL: https://www.csr.ru/wp-content/uploads/2018/05/GOSUDARSTVO-KAK-PLATFORMA_internet.pdf. (дата обращения: 10.10.2018) 
7. Программа «Цифровая экономика Российской Федерации»: распоряжение Правительства Российской Фе¬дерации от 28 июля 2017 года № 1632-р. - URL: http://static.government.ru/media/files/9gFM4FHj4PsB79I5v7 yLVuPgu4bvR7M0.pdf (дата обращения: 09.10.18).
8. Россия онлайн: четыре приоритета для прорыва в цифровой экономике/ Степаненко А., Банке Б., Бутенко В. [и др.]. [Электронный ресурс]. -The Boston Consulting Group. -Октябрь, 2017. - 28 с. -URL: http://image-src.bcg.com/Images/Russia-Online_tcm27–178074.pdf. (дата обращения: 08.10.2018).
9. Цифровая Россия: новая реальность / Клинцов В., Аптекман А. [и др.]. [Электронный ре¬сурс]. -McKinsey&Company. -Июль, 2017. - 133 с. -URL: https://www.mckinsey.com/ru/our-insights (дата об¬ращения: 09.10.18). 
10. Цифровая экономика: краткий статистический сборник / Г. И. Абдрахманова, Л. М. Гохберг, А. В. Демьянова и др.; Нац. исслед. ун-т Высшая школа экономики». - М.: НИУ ВШЭ, 2018. -96 с. -URL: https://issek.hse.ru/ data/2018/07/27/1152150310/ice2018kr.PDF (дата обращения 18.10.18). 
11. Chakravorti B., Chaturved R. Sh. Digital Planet 2017. How Competitiveness and Trust in Digital Economies Vary Across the World. - The Fletcher School, Tufts University. -July, 2017. - 70 p.-URL: https://sites.tufts.edu/ digitalplanet/files/2017/05/Digital_Planet_2017_FINAL.pdf (дата обращения: 08.10.2018).


PGS., TS. Nguyễn Hồng Nga

(TCNH chuyên đề THNH số 7/2019)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Đảm bảo an ninh, an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ ví điện tử
Đảm bảo an ninh, an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ ví điện tử
19/04/2024 748 lượt xem
Nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh toán, trong đó có dịch vụ ví điện tử, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan mở và sử dụng tài khoản thanh toán (TKTT), thẻ ngân hàng, ví điện tử...
Phát triển ngân hàng xanh nhằm tạo động lực cho phát triển bền vững ở Việt Nam
Phát triển ngân hàng xanh nhằm tạo động lực cho phát triển bền vững ở Việt Nam
15/04/2024 1.338 lượt xem
Ngân hàng xanh đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững. Mục tiêu của bài viết này nhằm nhận diện những khó khăn và thách thức mà ngân hàng xanh ở Việt Nam đang gặp phải thông qua phỏng vấn sâu với 30 lãnh đạo và nhân viên giàu kinh nghiệm tại các ngân hàng thương mại (NHTM).
Xác thực sinh trắc học giúp tăng khả năng bảo mật  và an toàn cao hơn trong giao dịch ngân hàng
Xác thực sinh trắc học giúp tăng khả năng bảo mật và an toàn cao hơn trong giao dịch ngân hàng
03/04/2024 2.759 lượt xem
Từ ngày 01/7/2024, khách hàng phải xác thực sinh trắc học khi giao dịch ngân hàng lần đầu bằng Mobile Banking; mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền; tổng số tiền các giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực bằng sinh trắc học.
Agri-Fintech: Giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả tài trợ tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp của kỉ nguyên số
Agri-Fintech: Giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả tài trợ tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp của kỉ nguyên số
27/03/2024 2.650 lượt xem
Việc tài trợ tài chính cho lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam trong thời gian qua luôn gặp nhiều khó khăn cho dù đã có sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành và các bên liên quan.
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
25/03/2024 3.430 lượt xem
Quá trình số hóa ở Việt Nam đang ngày càng phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, ngành Ngân hàng đang có những cải cách trong nền tảng kĩ thuật số nhằm cung ứng dịch vụ và giải quyết yêu cầu của khách hàng tốt hơn.
Nâng cao kĩ năng cho người tiêu dùng trong sử dụng thẻ tín dụng
Nâng cao kĩ năng cho người tiêu dùng trong sử dụng thẻ tín dụng
22/03/2024 4.106 lượt xem
Ngày nay, với nhiều tiện ích, thẻ tín dụng đã trở nên phổ biến trong chi tiêu, mua sắm của người dân. Tuy nhiên, thực tế không ít người do chưa hiểu rõ về tính năng của thẻ, số ngày miễn lãi, nguyên tắc trả nợ và cách tính lãi suất nếu thanh toán không đủ hoặc không đúng hạn mà có thể trở thành những “con nợ” lớn của ngân hàng.
Tăng cường các giải pháp ngăn chặn lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản
Tăng cường các giải pháp ngăn chặn lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản
20/03/2024 4.150 lượt xem
Thời gian gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều hơn tình trạng tội phạm sử dụng các loại mã độc đánh cắp thông tin, mã hóa dữ liệu của người dùng để chiếm đoạt tài sản. Các chuyên gia bảo mật cảnh báo, sau khi xâm nhập, các mã độc này có thể "nằm vùng" như một gián điệp, thu thập thông tin, điều khiển các ứng dụng ngân hàng, đánh cắp tài khoản, mật khẩu và mã OTP của nạn nhân để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa ngân hàng
Giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa ngân hàng
15/03/2024 4.355 lượt xem
Thời gian qua, với mục tiêu lấy khách hàng là trung tâm, ngành Ngân hàng đã không ngừng hoàn thiện pháp lý và hạ tầng công nghệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), thúc đẩy hoạt động ngân hàng số và đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.
Nghĩa vụ bảo mật thông tin người sử dụng Internet Banking của nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán
Nghĩa vụ bảo mật thông tin người sử dụng Internet Banking của nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán
13/03/2024 4.074 lượt xem
Trong bối cảnh chuyển đổi số, Việt Nam luôn nỗ lực thay đổi, cải tiến và cập nhật những công nghệ hiện đại để áp dụng phát triển trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Internet Banking hay dịch vụ thanh toán trên các thiết bị điện tử trở thành một bước tiến trong giao dịch thương mại.
Hoạt động tài chính vi mô trong xu hướng phát triển của công nghệ tài chính
Hoạt động tài chính vi mô trong xu hướng phát triển của công nghệ tài chính
04/03/2024 4.861 lượt xem
Tổ chức tài chính vi mô (TCVM) là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ như ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ.
Xây dựng nguồn lực con người nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số hoạt động ngân hàng
Xây dựng nguồn lực con người nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số hoạt động ngân hàng
01/03/2024 4.919 lượt xem
Kết quả nghiên cứu về phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số của các tổ chức nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng đều khẳng định, văn hóa doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng, như là “quyền lực mềm” của tổ chức, giúp tổ chức phát triển bền vững.
Pháp luật về định danh khách hàng điện tử trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
Pháp luật về định danh khách hàng điện tử trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
14/02/2024 6.819 lượt xem
Trong quá trình hoạt động chuyển đổi số ngành Ngân hàng tại Việt Nam, định danh khách hàng điện tử hay còn gọi là eKYC (Electronic Know Your Customer) đang trở thành một xu hướng phát triển tất yếu. Công nghệ này cho phép các ngân hàng tại Việt Nam cung ứng dịch vụ số hóa, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hóa hoạt động, đặc biệt trong hoạt động liên quan đến tài khoản thanh toán.
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Tăng tốc và phát triển bền vững
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Tăng tốc và phát triển bền vững
08/02/2024 6.810 lượt xem
Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng không chỉ là một xu hướng mà còn là một bước tiến quan trọng hướng tới tương lai tài chính hiện đại và linh hoạt.
Triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng
Triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng
01/02/2024 6.646 lượt xem
Trong bối cảnh phát triển sâu rộng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) trong mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, xu hướng chuyển dịch các giao dịch theo phương thức truyền thống sang môi trường điện tử gia tăng. Khách hàng được trải nghiệm đa dạng các dịch vụ tiện ích, hiện đại và tiết kiệm thời gian, chi phí.
Tăng cường đào tạo văn hóa số lĩnh vực ngân hàng theo mô hình ASK trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam
Tăng cường đào tạo văn hóa số lĩnh vực ngân hàng theo mô hình ASK trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam
29/01/2024 6.684 lượt xem
Trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng văn hóa số giúp ngân hàng tạo ra nguồn nhân lực với tư duy đột phá sáng tạo, tạo ra các sáng kiến số đổi mới với khả năng thích ứng linh hoạt với thay đổi, từ đó đưa ngân hàng bước lên vị thế cao hơn trên thị trường.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

Vàng SJC 5c

81.000

83.520

Vàng nhẫn 9999

74.200

76.100

Vàng nữ trang 9999

74.000

75.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,145 25,485 26,411 27,860 30,670 31,974 159.56 168.87
BIDV 25,185 25,485 26,528 27,748 30,697 31,977 159.6 168
VietinBank 25,160 25,485 26,651 27,946 31,096 32,106 161.07 169.02
Agribank 25,180 25,485 26,599 27,900 30,846 32,001 160.64 168.67
Eximbank 25,160 25,485 26,632 27,531 30,915 31,959 161.35 166.79
ACB 25,190 25,485 26,768 27,476 31,178 31,876 161.53 166.97
Sacombank 25,250 25,485 26,880 27,440 31,315 31,817 162.5 167.51
Techcombank 25,228 25,485 26,523 27,869 30,720 32,037 157.83 170.27
LPBank 24,943 25,485 26,344 27,844 31,044 31,948 159.37 170.59
DongA Bank 25,250 25,485 26,760 27,440 31,070 31,920 159.80 166.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?