Ký ức về các thế hệ cán bộ ngân hàng
09/10/2020 6.822 lượt xem
Ngay sau khi Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập, những vị lãnh đạo đầu tiên của ngành Ngân hàng là cố Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia....
 


Những giáo viên, cán bộ quản lý của khóa học. Nhìn từ dưới lên, từ trái qua phải: 
Hàng trước: Hà Quang Đào, giảng viên; Nguyễn Thị Tùng, kế toán; Nguyễn Ngọc Dung, kế toán nhà ăn; Mai Thị Trúc Ngân, giáo vụ;
Hàng sau: Trịnh Bá Tửu, phụ trách giáo vụ, kiêm giảng viên; Y Sỹ Tấn; Ba Ngà, Trưởng Ngân hàng Vũng Tàu; Đặng Đình Túc, phụ trách hành chính quản trị; Đinh Văn Đồng, phụ trách kế toán.
Sau này, Hà Quang Đào, Phó Giáo sư, Tiến sỹ; Mai Thị Trúc Ngân, Tiến sỹ;…

Ảnh chụp năm 1976 
 
I- THẾ HỆ CÁN BỘ NGÂN HÀNG TIỀN BỐI
 
Ngay sau khi Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập, những vị lãnh đạo đầu tiên của ngành Ngân hàng là cố Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Nguyễn Lương Bằng, Ủy viên Trung ương Đảng và người kế nhiệm là cố Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Lê Viết Lượng đều rất chăm lo tuyển chọn và đào tạo cán bộ cho ngành nghề đặc thù này.
 
Hồi đó, thời kỳ đầu thành lập Ngân hàng Quốc gia, Trung ương Đảng điều động một số tỉnh ủy viên đang học tại trường Nguyễn Ái Quốc hoặc đang làm công tác khác sang ngành Ngân hàng. Trong số này có các ông: Vũ Duy Hiệu, Trịnh Văn Phú, Nguyễn Văn Bồng, Bùi Thúc Liêm, Mai Trọng Đạn, Dương Văn Lan, Phạm Cự Hải... Ban Kinh tài Trung ương cũng chuyển nhiều cán bộ sang, như các ông: Tạ Hoàng Cơ, Trần Dương, Lưu Đức Thành, Tô Vũ, Nguyễn Văn Giốc, Phạm Thọ...  Một nguồn khác, từ cán bộ ngân khố, cán bộ kháng chiến, cán bộ cốt cán chính trị… ở các khu, tỉnh, thành phố chuyển sang, như các ông: Nguyễn Văn Kiểu, Nguyễn Cán, Ngô Quát, Hoàng Mạnh Quân, Võ Nguyên Lượng, Đoàn Kim Thái, Vũ Thiện, Thân Trọng Biểu… Những cán bộ chủ chốt này đảm nhận các chức vụ từ cấp vụ trở lên ở Ngân hàng Trung ương và một số là Trưởng, Phó chi nhánh ngân hàng ở các tỉnh, thành phố. Số cán bộ cấp phòng và chuyên viên thì chủ yếu là chọn từ các cốt cán của Nha Ngân khố và Nha Tín dụng sản xuất. Hầu hết số cán bộ trên đây chưa hề có kiến thức và hiểu biết về hoạt động ngân hàng. Bởi vậy, trang bị kiến thức ngay cho đội ngũ cán bộ này là việc rất cấp thiết.
 
Ngày 29/3/1951, tại chiến khu Việt Bắc, khóa học đầu tiên về ngân hàng được khai giảng, với 3 nội dung: Kiến lập ngân hàng, đấu tranh tiền tệ với địch, phát hành giấy bạc ngân hàng, thời gian 7 ngày. Học viên gồm cán bộ Ban Tài chính Trung ương, khu, tỉnh, cán bộ lãnh đạo Bộ Tài chính, Nha Tín dụng sản xuất và một số cán bộ ở Nam Bộ, Liên khu V ra dự Đại hội Đảng lần thứ 2 cùng ở lại tham dự. Tổng Bí thư Trường Chinh đã đến huấn thị và giao nhiệm vụ cho khóa học. Để tiếp tục bồi dưỡng cán bộ ngân hàng, Ngân hàng Quốc gia thường kết hợp với các cuộc hội nghị toàn ngành, kéo dài thêm một số ngày hoặc triệu tập cán bộ ngân hàng địa phương về an toàn khu (ATK) để bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày.
 
Số cán bộ ngân hàng tiền bối lớp đầu tiên này (lớp trước) được giao đảm trách các chức vụ Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (các ông Đinh Văn Bảy, Nguyễn Sỹ Đồng, Nguyễn Văn Chuẩn, Lê Hoàng, Trần Linh Sơn) và phần lớn là Vụ trưởng, Vụ phó, Hiệu trưởng,... Trưởng Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại khu, tỉnh, thành phố... Có tới trên 100 người, không thể liệt kê hết được. Nay một số cụ còn trụ lại cũng đã trên dưới 90 tuổi. 
 
Lớp tiếp sau, là những người trẻ hơn được tuyển chọn để đào tạo về nghiệp vụ ngân hàng. Có thể kể đến các khóa học sau đây:
 
- Năm 1952, 1953, tức là trước khi miền Bắc được giải phóng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia đã cho tuyển chọn các học sinh cấp 2, 3 để đào tạo lớp cán bộ trẻ về kế toán ngân hàng, cũng tại địa điểm chiến khu thuộc huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Lớp Kế toán trưởng đầu tiên, thời gian 6 tháng, được mở năm 1952, sau đó, lại mở tiếp các lớp khác.
 
- Tháng 5/1955, tức là sau 7 tháng tiếp quản Thủ đô Hà Nội, 127 người là học sinh được tuyển chọn chủ yếu ở các tỉnh Liên khu IV, Liên khu III và một số thanh niên miền Nam tập kết ra Bắc học tại Trường Học sinh miền Nam (Lê Văn Tư, Nguyễn Nhật Hồng, Tôn Thất Trúc...), để đào tạo cấp tốc về nghiệp vụ ngân hàng. Địa điểm học tại tầng hầm của tòa nhà băng Đông Dương. Đây là lớp sơ cấp nghiệp vụ ngân hàng đầu tiên, học về nghiệp vụ ngân hàng và nghiệp vụ ngoại hối. Học xong, các cán bộ trẻ này được phân công về các Vụ, Cục ở Ngân hàng Trung ương và một số tỉnh, thành phố.
 
Nhiều người trong lớp cán bộ trẻ này (cùng với một số cán bộ lớp tiền bối đương chức Vụ trưởng, Vụ phó, Trưởng phòng ở Ngân hàng Trung ương) được học tiếp khóa đào tạo tại Hải Phòng, Khóa 1 (1957) 143 học viên, Khóa 2 (1957 - 1958) 142 học viên. Số cán bộ này, phần lớn được đào tạo tiếp các bậc học cao hơn, trưởng thành từ thực tiễn; được giao các trọng trách trong ngành Ngân hàng những thập niên sau đó. Xin được nhắc đến những vị trí trọng yếu mà một số học viên của lớp cán bộ này đã đảm nhận: Tiến sỹ Nguyễn Duy Gia, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước; Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Oánh, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước; Tiến sỹ Lê Văn Châu, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước. Nhiều người khác trở thành cán bộ đầu đàn về khoa học và đào tạo, hoặc đảm nhiệm các trọng trách như: Giáo sư Cao Cự Bội, một người tài danh, tu nghiệp sinh cao cấp tại Liên Xô, về nước là giảng viên, Trưởng Khoa tại Đại học Kinh tế Quốc dân, hướng dẫn đào tạo nhiều Tiến sỹ, Giáo sư, sinh viên kinh tế, tài chính, ngân hàng; Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Ngọc Phong, Viện trưởng Viện Khoa học Ngân hàng; Tiến sỹ Nguyễn Quốc Việt, giảng viên giỏi môn Triết học sau làm Tổng Biên tập Tạp chí Ngân hàng, Tổng Biên tập Tạp chí Thị trường Tài chính - Tiền tệ; Trương Minh Du, Trưởng phòng Huấn học, Vụ Phó Vụ Tổ chức cán bộ, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Hải Hưng, Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Công đoàn ngành Ngân hàng; Dương Trọng Hai, Giám đốc Ngân hàng Thừa Thiên - Huế; Hồ Ngọc Huy, Phó Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước; Nguyễn Văn Lệ, Trương Xuân Lệ, Giảng viên Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng; Tôn Thất Trúc, Hiệu trưởng Trường Trung học Ngân hàng 4, Giám đốc Phân viện Hà Tây thuộc Học viện Ngân hàng; Lê Bá Tạo, Giám đốc Ngân hàng Bình Trị Thiên; Nguyễn Nghĩa Tiệu, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; Phạm Văn Thực, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Nam Định, Phó Chủ tịch tỉnh, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; Đinh Sỹ Thiên, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam,... Số khác nữa lại giữ các trọng trách Vụ Phó, Giám đốc, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước ở các tỉnh hoặc lãnh đạo cấp cao của ngân hàng thương mại. Xin được liệt kê các ông bà theo vần ABC: Nguyễn Thị Hảo, Nguyễn Thị Huệ, Phan Mậu Nhụy, Phan Trọng Quảng, Nguyễn Thị Thọ, Hồ Thị Thanh,…
 
Các cán bộ thuộc thế hệ tiền bối là lực lượng chủ chốt về tiếp quản ngân hàng sau khi ký Hiệp định đình chiến tháng 7/1954 và tiếp đó là triển khai một cuộc đấu tranh mới trên mặt trận tiền tệ - tín dụng, sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc.
 
Lớp tiếp sau này, nhiều người tuổi cao, sức yếu, bệnh tật… đã phải về với tiên tổ; chỉ có những người độ tuổi trẻ hơn còn trụ lại, nay chỉ còn trên 50 người, cũng đã vào hàng bát cửu tuần (từ 83 tuổi trở lên), tay vịn thang trời đang vượt tiếp những nấc thang cuối cùng của lão niên.
 
Nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam, chúng ta kính cẩn nghiêng mình dâng nén hương tưởng niệm trước anh linh những cán bộ ngân hàng tiền bối đã khuất. Xin gửi những điều tốt lành, may mắn đến với các bác còn trụ lại, điền viên cùng con cháu hôm nay.
 
II- THẾ HỆ CÁN BỘ NGÂN HÀNG THỨ HAI
 
Những năm 1956 - 1960, hệ thống ngân hàng nước ta từng bước được mở rộng, đến các huyện, thị xã cả ở miền xuôi và miền núi, hải đảo. Ở cấp huyện, có chi điếm ngân hàng, ở thị xã có chi nhánh nghiệp vụ, hoạt động ngân hàng trong giai đoạn này đáp ứng yêu cầu khôi phục, cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế. Nếu năm 1957, mới có 6 chi điếm ngân hàng thì đến năm 1960 đã lên tới 327 chi điếm, 41 chi nhánh nghiệp vụ, 283 quỹ tiết kiệm trung tâm và có mạng lưới phòng giao dịch của chi điếm ngân hàng ở các điểm trung tâm khu vực của huyện để hỗ trợ, củng cố các hợp tác xã tín dụng trong phong trào hợp tác hóa. 
 
Để đáp ứng với mạng lưới mở rộng trên đây, đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng cũng tăng lên rất nhanh. Năm 1957, mới có 2.630 người thì năm 1960 đã tăng lên 7.451 người (tăng 2,8 lần). Hệ thống đào tạo cán bộ cũng phát triển nhanh để đáp ứng yêu cầu đào tạo kiến thức cho số cán bộ được bổ sung nói trên. Ngay từ năm 1956, đã có các lớp học về tín dụng và kế toán, tổ chức tại 35 Hồng Bàng, Hải Phòng. Năm 1957, thành lập Trường Bổ túc Cán bộ Ngân hàng tại Hải Phòng (trụ sở tại Ngân hàng Pháp Hoa cũ, 35 phố Hồng Bàng, Hải Phòng). Học viên là Vụ trưởng, Vụ phó, Cục trưởng, Cục phó, Trưởng, Phó các ngân hàng tỉnh và cán bộ Vụ, Cục ở Ngân hàng Trung ương. Trường có nhiệm vụ bồi dưỡng có hệ thống lý luận và nghiệp vụ ngân hàng cao hơn mức sơ cấp, thực chất là Trung cấp Ngân hàng. 
 
Tiếp nối sau đó là 3 trường nghiệp vụ ngân hàng được liên tục chiêu sinh: Trường Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương ở Xuân La (Hà Nội); Trường Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương ở Cổ Mễ (Bắc Ninh) và Trường Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương ở Cự Đà (Hà Đông). Các trường nghiệp vụ này chiêu sinh những thanh niên trẻ tốt nghiệp cấp 2 và cấp 3 để đào tạo thành nhân viên nghiệp vụ ngân hàng. Điểm đặc biệt là từ tháng 8/1960, Ngân hàng Trung ương đã mở lớp đào tạo những người chuyên làm công tác huấn học của ngành Ngân hàng. 32 người được tuyển chọn trong số 108 học sinh đã học xong lớp nghiệp vụ A tại Trường Nghiệp vụ Ngân hàng Cự Đà để học tập tiếp, dưới sự quản lý và đào tạo trực tiếp là Phòng Huấn học Ngân hàng Trung ương; sau đó, họ về các chi nhánh tỉnh, thành phố làm công tác huấn học. Số cán bộ huấn học này có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất, tổ chức, quản lý, tổ chức giảng dạy, kiểm tra, thi tốt nghiệp các khóa hàm thụ Trung cấp Ngân hàng, tại chức, hoặc các lớp sơ cấp nghiệp vụ ngân hàng mở tại tỉnh, thành phố. Những năm đầu thập kỷ 60, hàng ngàn cán bộ ngân hàng được đào tạo trình độ Trung cấp Ngân hàng, theo hệ thống và hình thức đào tạo này.
 
Cùng với hệ thống đào tạo nghiệp vụ nói trên, ngay từ năm 1956, Ngân hàng Trung ương đã chọn cử 50 người sang học Trung cấp Ngân hàng 2 năm rưỡi tại Bắc Kinh. Đây cũng là đợt đầu tiên và đông người được đi học tại hải ngoại. Tiếp sau đó, chọn cử một số sang học ở Liên Xô, Tiệp Khắc…
 
Hồi đó, các trường nghiệp vụ ngân hàng nói trên không có cơ sở vật chất khang trang và đầy đủ như sau này, tất cả đều phải dựa vào địa phương sở tại. Học sinh và cả cán bộ quản lý đều phải ở trong nhà dân; đình làng, nhà kho được tận dụng làm hội trường, lớp học; nhà bếp, nhà ăn... là lán trại tranh, tre, nứa, lá. Thầy giáo là các cán bộ ngân hàng thế hệ tiền bối được chọn lựa làm giáo viên. Các thầy giáo vừa làm công tác thực tế, vừa biên soạn giáo trình, tài liệu, giáo án và lên lớp. Chúng tôi vẫn nhớ lắm thầy Trần Linh Sơn, học tại Liên Xô, Tiến sỹ kinh tế đầu tiên của ngành Ngân hàng, là Cục trưởng Cục Tín dụng thương nghiệp; thầy Hoàng Mạnh Quân vui tính, viết bảng bằng cả hai tay rất đẹp, giọng nói sang sảng, giảng môn Kinh tế học; thầy Hoàng Kim giải thích rất cặn kẽ từng khái niệm mới mẻ môn Lưu thông tiền tệ - tín dụng; thầy Huỳnh Văn Kỳ vẽ hình chữ T liên tục để minh họa tài khoản kế toán ngân hàng, ghi nợ, ghi có; thầy Lê Văn Lộc, giọng miền Trung nghe không quen tai, nhưng vài ngày cũng hiểu ra điều mới lạ của môn Triết học. Còn nhiều thầy khác giảng chuyên sâu về các mặt ngân hàng: Thầy Phạm Thọ, thầy Phan Hạ Uyên, thầy Phạm Khắc Tuân, thầy Võ Tòng, thầy Trịnh Văn Phú, thầy Bùi Thúc Liêm, thầy Huy, thầy Thiện... Chúng tôi không thể quên được công lao của các thầy đã hết lòng vì sự nghiệp ngân hàng và vì học sinh.
 
Chúng tôi cũng không thể quên được thầy Hiệu trưởng Trường Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương Cổ Mễ (Bắc Ninh) với nét mặt nghiêm nghị, khắc khổ, hay mặc bộ quần áo nâu bạc màu như người nông dân, hơi chớm lạnh là quàng ngay chiếc khăn len cũ. Đó là thầy Trần Thanh Cao, quê Quảng Xương, Thanh Hóa. Đến nay, những cựu học sinh Cổ Mễ gặp nhau đều ghi nhận: Sự nghiêm nghị, cứng rắn, nguyên tắc, kỷ cương, kỷ luật của thầy Hiệu trưởng đã góp phần quan trọng rèn luyện, giáo dục chúng tôi những ngày đầu đời.
 
Điều kiện vật chất của các trường hồi đó rất thiếu thốn nhưng việc học tập lại rất nghiêm túc và hiệu quả. Số lượng học sinh được đào tạo như vậy của các trường nghiệp vụ có đến hàng ngàn. Rất tiếc, số lượng đào tạo của các trường này bị thất lạc, nên không nêu được các con số chính xác cụ thể từng khóa học, nhưng cứ xem số lượng chiêu sinh mỗi khóa học (6 tháng) tại Trường Cổ Mễ từ 200 - 300 người và các trường khác thì con số đó cũng lên tới hàng ngàn học sinh ra trường.
 
Nhiều người trong thế hệ thứ hai này trở thành tấm gương thành đạt, được Đảng, Nhà nước, ngành đào tạo tiếp các trình độ cao hơn và giao phó những trọng trách của Đảng, Nhà nước và trong ngành Ngân hàng, khó mà kể hết và đầy đủ được. Tôi xin phép liệt kê dưới đây một số trường hợp như: ông Tạ Hữu Thanh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Yên Bái, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hoàng Liên Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Nhà nước; Tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Thái Bình, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2 ông đều học tại Xuân La). Tiến sỹ Đỗ Quế Lượng (Lớp nghiệp vụ A, tại Cự Đà), Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Hải Phòng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước, Quyền Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Các vị sau đây, xin được xếp theo vần ABC: Đoàn Chương, Trưởng Ban Kế hoạch Tổng hợp, Trợ lý Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Đình Hợp, Tổng Biên tập Tạp chí Ngân hàng; Lê Trạch Huyến, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Bắc Giang; Lê Viết Huyến, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Nội; Nguyễn Thành Hiệp, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Vũng Tàu; Nguyễn Thanh Kỳ, Chánh Văn phòng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Tổng Thư ký Hiệp hội Chứng khoán; Nguyễn Ngọc Minh, Tiến sỹ, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Ngoại thương; Tiến sỹ Nguyễn Hữu Phùng, Giám đốc Học viện Ngân hàng; Tiến sỹ Vũ Xuân Sinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Công thương; Phạm Song, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Hà Bắc; Vũ Toán, Vụ phó Vụ Kinh tế Kế hoạch, sau đó là Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Công thương; Lê Đình Trung, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Hà Nội; Trịnh Bá Tửu, Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Ngoại thương; Lê Xuân Thức, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương; Nguyễn Tá Thưởng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Đồng Nai; Ngô Bá Thông, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Vĩnh Long; Trịnh Huy Tùng, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Thanh Hóa; Nguyễn Văn Tiệp, lớp nghiệp vụ A (Cự Đà) chuyên làm cán bộ huấn học tại Phú Thọ, đỗ thủ khoa hàm thụ Trung cấp Ngân hàng tại chức, sau đó là giảng viên Trường Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng.
 
Theo Ban Liên lạc Cựu học sinh Trường Cổ Mễ, có gần 100 người xung phong vào quân đội, trong đó, ông Nguyễn Duy Bi được phong hàm Thiếu tướng; ông Nguyễn Hồng Thái có công cải tiến ra-đa để bộ đội và phi công diệt máy bay Mỹ, ông đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất. Trong số 364 người (đoàn B68), có 184 người là cựu học sinh Cổ Mễ, 29 người đã hy sinh trên chiến trường B...
 
Tiếp nối thế hệ thứ hai nói trên, các lớp cán bộ được đào tạo sau này từ các trường Trung học Ngân hàng (Thanh Hóa, Bắc Thái, Sơn Tây, Bắc Ninh) và từ các trường Đại học trong nước (Kinh tế Quốc dân, Tài chính, Học viện Ngân hàng) và ngoài nước… thuộc các thế hệ thứ ba, thứ tư…
 
III- THẾ HỆ ĐẶC BIỆT - B68
 
Lần giở những trang hồi ký của nhiều tác giả đăng trong cuốn sách “B68, ngày ấy, bây giờ” do Ban Liên lạc Đoàn cán bộ Ngân hàng B68 biên tập và xuất bản tháng 5/2013, tôi vô cùng cảm phục và xúc động trước tinh thần hy sinh, chiến đấu, vượt qua gian khổ và nguy hiểm của những cán bộ ngân hàng lăn lộn một thời máu lửa của chiến tranh.
 
Những cán bộ ngân hàng trong công cuộc vĩ đại này thuộc thế hệ tiền bối, hoặc thế hệ thứ hai, thứ ba và những người tại chỗ ở miền Nam hồi đó, nếu theo góc độ sự kiện, tôi mạn phép được gọi đây là THẾ HỆ ĐẶC BIỆT - B68.
 
Đối với miền Nam nước ta, đã rất sớm có những cán bộ ngân hàng hoạt động bí mật hoặc từ miền Bắc chi viện. Theo cuốn Lịch sử Ngân hàng Việt Nam, chỉ 7 năm sau khi Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập, tức là từ tháng 5/1958, 269 cán bộ ngân hàng đã được điều động vào miền Nam để chi viện cho chiến trường (chủ yếu làm cán bộ ngân tín ở các tỉnh miền Nam); 50 người đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Tiếp đó, từ năm 1968, trên 500 cán bộ ngân hàng được điều động tiếp vào miền Nam.
 
Theo số liệu được công bố tại cuốn sách nói trên (trang 181), từ trước năm 1968 (tức từ 1959 - 1968) trong 10 năm, số cán bộ ngân hàng được điều động vào chiến trường B (miền Nam) là 452 người, trong đó số đi đông nhất là năm 1968 với 364 người, phần lớn là những cán bộ cốt cán của ngân hàng ở miền Bắc được tăng cường cho miền Nam.
 
Tháng 5/1968, số cán bộ này (gồm cả sinh viên lớp Cao cấp Ngân hàng khóa VII, đang học ở Tiền Phong, Quảng Oai, Hà Đông) được tập kết tại K 105 ở Lương Sơn, Hòa Bình. Sau đó, hành quân vào miền Nam bằng ô tô qua Nghệ An, Hà Tĩnh vào Quảng Bình, Quảng Trị… Trên đường đi, nhiều lần bị máy bay Mỹ oanh tạc chặn đường, có người đã hy sinh hoặc bị thương, không đi tiếp được. Đoàn B68 phải chuyển sang đi bộ, theo người giao liên, luồn rừng, leo đèo, lội suối, ngủ rừng (các tác giả gọi là đường ra hỏa tuyến). Cái gian khổ, nguy hiểm trên đường đi này thật khó hình dung nổi, nếu ta không đọc các bài hồi ký. Mỹ, Ngụy cũng đổ bộ biệt kích, thám báo để phát hiện, nó lại cài bom mìn và nhiều khi đang đi lại gặp máy bay đánh phá chặn đường trước mặt, rồi phải rẽ theo các lối đi vòng vèo để tránh bom đạn. Có đoàn phải qua đất Lào, Campuchia rồi mới quay về vùng chiến khu của ta. Vì vậy, có đoàn phải đi bộ tới ba tháng, có đoàn phải 7 tháng mới tới nơi (tại ngã 3 đường giao liên). Rồi từ đó lại được phân công về các khu 5, khu 6, khu 8, khu 9… hoặc về Trung ương Cục (Ban Kinh tài R, gọi là Ông Cụ). Có đoàn đã về Trung ương Cục lại được phân công đi Tiền Giang, Bến Tre, lại vẫn đi bộ mất 3 tháng mới về được tiểu ban Ngân tín (Ban Tài mậu của tỉnh). Đây mới nói đến khó khăn, nguy hiểm của đường hành quân. Còn về hoạt động phải bám vào dân, dựa vào dân, lúc công khai, khi bí mật muôn hình vạn trạng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
 
Theo số liệu của Ban B68, có 79 liệt sỹ đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ và 188 cán bộ B68 đã về với tổ tiên từ sau ngày thống nhất đất nước. Xin thắp nén nhang tưởng niệm anh linh các liệt sỹ và những người đã khuất. Tên tuổi các anh được khắc ghi trên bia đá tại nghĩa trang liệt sĩ Ban Kinh tài Trung ương Cục tại đồi 82 tỉnh Tây Ninh và một số địa phương khác.
 
Cán bộ ngân hàng phần lớn được bố trí làm ở tiểu ban Ngân tín của địa phương và hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc trong điều kiện khó khăn, gian khổ, nguy hiểm. Không thể kể hết được 364 người trong một bài viết này, tôi xin phép liệt kê một số người đã được giao những trọng trách trong quá khứ và sau này trong hệ thống ngân hàng, xin được xếp theo vần ABC như sau: Ông Lữ Minh Châu (Ba Châu), cán bộ nằm vùng, bí mật, sau này là Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước; ông Trần Dương, một lãnh đạo của Trung ương Cục và là người thành lập Ngân tín R, sau này là Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước; Nguyễn Kim Anh, Lê Hải Bài, Nguyễn Thanh Châu, Nguyễn Huy Cường, Nguyễn Cảng, Nguyễn Văn Cung, Vũ Đình Dụ, Lê Văn Dinh, Lê Minh Diệp, Nguyễn Văn Danh, Trần Quang Dũng, Nguyễn Công Doãn, Bùi Văn Hộ, Hai Xô, Ngô Văn Hòa, Phạm Văn Hài, Lý Hồng, Ngô Tuấn Kiệp, Nguyễn Ngọc Khanh, Võ Văn Kiểu, Lê Quang Lợi, Trần Tấn Luân, Lưu Ái Liên, Nguyễn Thế Mão, Nguyễn Thành Nguyên, Chu Văn Nhuận, Lê Huy Ngân, Bảy Nhung, Dương Hồng Phong, Văn Hồng Phương, Bùi Văn Sắn, Nguyễn Anh Sung, Nguyễn Văn Trữ, Lê Công Thượng, Trương Thành Trung, Đỗ Ngọc Tâm, Lê Bá Tạo, Bùi Đức Tân, Đỗ Ngọc Tầm, Trịnh Thanh Tùng, Trịnh Huy Tùng, Võ Thứ, Lê Văn Thức, Lữ Sanh Thoại, Thạch Thành Thâu, Phạm Đức Thịnh, Nguyễn Văn Tiên (Mười Sơn), Lê Thanh Vân, Cao Thành Vinh...
 
IV- KÝ ỨC VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGÂN HÀNG TRƯỚC VÀ SAU GIẢI PHÓNG
 
1. Trường Nghiệp vụ Ngân hàng R
 
Có thể ít người biết được ngay trong vùng chiến khu R đã có một trường nghiệp vụ ngân hàng. Ông Phạm Văn Hài là người phụ trách đầu tiên của Trường Nghiệp vụ Kinh tài R này. Theo hồi ký của ông, khi được phân công về C32, ông được giao trọng trách thành lập bộ khung cho trường nghiệp vụ ngân hàng. Toàn bộ biên chế ban đầu của trường chỉ có 12 người: gồm Phạm Văn Hài, phụ trách chung, Chu Văn Nhuận, Dương Hồng Phong làm giáo vụ, Trần Xuân Sinh làm kế toán trưởng. Tháng 01/1969, lớp sơ cấp đầu tiên, gần 30 học viên tham dự. Nội dung học chủ yếu là kế toán, tài vụ và một số khái niệm về ngân hàng. Ông Trần Dương chỉ đạo ông Bảy Nhung tập hợp một số người B68 tại R, mỗi người phụ trách một bài,… soạn bài giảng và trực tiếp lên lớp.
 
Trường này, đến tháng 4/1969 có thêm các giáo viên chuyên trách từ Bắc vào, đã tốt nghiệp đại học Ngân hàng, tài chính. Hai khóa đào tạo sơ cấp rất bổ ích cho những cán bộ được tăng cường cho các địa phương. Cuối năm 1969, Ban Kinh tài R quyết định nâng cấp trường lên đào tạo Trung cấp tài vụ - kế toán. Về sau, tháng 5/1970, trường bị máy bay Mỹ ném bom và bị trận càn làm 14 cán bộ hy sinh. Sau trận càn đó, trường được củng cố lại, do ông Doanh Thắng Lung làm Hiệu trưởng, ông Cao Thọ Tuyến làm Hiệu phó và gọi tên là Trường Kinh tài. Ngày 30/4/1975, Trường Nghiệp vụ Kinh tài vào tiếp quản Viện Hành chính Quốc gia Sài Gòn.
 
2. Các trường và lớp đào tạo cán bộ ngân hàng sau giải phóng
 
Sau giải phóng, chỉ trong một thời gian ngắn, hệ thống ngân hàng ở miền Nam được thiết lập nhanh chóng. Các chi nhánh ngân hàng tỉnh, thành phố và các chi điếm ngân hàng ở quận, huyện có ở hầu hết các địa phương. Mặc dù đã có hàng trăm cán bộ ngân hàng được điều động từ miền Bắc vào, nhưng lúc này vẫn thiếu cán bộ. Ngoài số này ra, số còn lại được điều động bố trí giữ các chức vụ trong ngân hàng, phần lớn là cán bộ chính trị, chiến sỹ lực lượng vũ trang vừa rời tay súng… Do vậy, việc đào tạo cán bộ ngân hàng lúc này rất cấp thiết.
 
Tháng 9/1975, một khóa học sơ cấp ngân hàng đầu tiên được tổ chức tại Sài Gòn. Với 500 học sinh, phần lớn là con em cán bộ miền Nam. Đây có thể coi là tiền thân của Trường Trung học Ngân hàng III sau này.
 
Cùng thời gian này, trên 1.500 sinh viên là người miền Nam của các trường Đại học Luật Khoa Huế, Sài Gòn, Đại học Chính trị Kinh doanh Đà Lạt... đã được gọi trở lại học tập. Khoa Ngân hàng với những thầy giáo, cô giáo của ngành Ngân hàng tăng cường, đã được thành lập để đào tạo tiếp về ngân hàng cho số sinh viên này.
 
Tôi, lúc đó là cán bộ ở Phòng Đào tạo, Ngân hàng Trung ương, phụ trách khối đại học được may mắn đi cùng ông Nguyễn Ngọc Anh là Vụ phó Vụ Tổ chức cán bộ, Ngân hàng Trung ương vào Sài Gòn để tiếp nhận và phân phối số sinh viên này. Chúng tôi chọn lựa ai học giỏi, thi đạt điểm cao, nói, viết tốt... được phân phối về các trường của ngành để làm giảng viên. Số còn lại, về các địa phương. Nhiều người sau này, trưởng thành trong thực tiễn, trở thành cốt cán trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại. Có thể kể đến những trường hợp điển hình sau: Ông Trần Ngọc Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Minh Hải, sau làm Giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP. Hồ Chí Minh; ông Trần Minh Tuấn, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước TP. Hồ Chí Minh, sau là Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; ông Phạm Hữu Phương, Tiến sỹ, Trưởng Văn phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước phía Nam. Một số người khác thành đạt trong khoa học, giảng dạy như các ông: Ngô Hướng, Tiến sỹ, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh; Hồ Diệu, Phó Hiệu trưởng; Đoàn Hồng Nhật, Thạc sỹ, Trưởng Khoa Kinh tế. Nhiều người lại thành công trong kinh doanh ngân hàng đảm nhiệm các trọng trách trong các ngân hàng thương mại cổ phần như: Huỳnh Nghĩa Hiệp, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB; Nguyễn Văn Lê, Phó Tổng Giám đốc Agribank; Nguyễn Ngọc Thịnh, Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Nam; Võ Huỳnh, Giám đốc Agribank Đắk Lắk...
 
Sau khi giải phóng miền Nam, đội ngũ cán bộ lãnh đạo ngân hàng ở tỉnh, thành phố và quận, huyện đều rất mới và rất cần được bồi dưỡng kiến thức quản lý và hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Việc này rất cấp bách. Vì vậy, khóa học đầu tiên dành cho cán bộ lãnh đạo ngân hàng miền Nam được tiến hành tại Vũng Tàu. 76 cán bộ cốt cán trong hệ thống ngân hàng ở các tỉnh, huyện… chủ yếu là người miền Nam và một số ít là số cán bộ ngân hàng ở miền Bắc vào từ trước, tham dự khóa học này. Ông Hoàng Mạnh Quân, Trưởng Phòng Huấn học (sau này là Vụ phó Vụ Tổ chức cán bộ) làm Trưởng đoàn vào tổ chức khóa học. Chúng tôi là thành viên trong đoàn này, gồm Trịnh Bá Tửu, phụ trách giáo vụ kiêm giảng viên môn Lưu thông tiền tệ - tín dụng, tài chính học; Hà Quang Đào, giáo viên Trường Trung học Ngân hàng Bắc Ninh, giảng viên môn Lưu thông tiền tệ - tín dụng; Đặng Đình Túc, Nguyễn Thọ Đàm là hai giáo viên của Trường Trung học Ngân hàng Bắc Thái và Đinh Văn Đồng, cán bộ Phòng Huấn học vào phụ trách Kế toán Hành chính và quản trị nhà trường. Cùng cộng tác với chúng tôi lúc đó có ông Ba Ngà, Trưởng Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Vũng Tàu, chị Mai Thị Trúc Ngân và Nguyễn Thị Tùng làm quản lý và kế toán. Hiệu trưởng của Trường là ông Võ Thứ, cán bộ R của miền Nam. Giảng viên là các cán bộ lãnh đạo Vụ, Cục của Ngân hàng Trung ương vào trực tiếp giảng dạy và chấm điểm các bài kiểm tra thi tốt nghiệp.
 
Kết thúc khóa học, các học viên được trở lại nơi đã cử đi học. Sau này, có người được cử đi học các khóa nâng cao và được giao đảm nhiệm các trọng trách Giám đốc, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố ở miền Nam. Xin được nhắc đến một số vị như ông Tô Công Hầu (Năm Trân), Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Minh Hải (Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch tỉnh); ông Nguyễn Thành Tu (Chín Tu), Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Tây Ninh, Tỉnh ủy viên; ông Trần Tấn Triển, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Long An, Tỉnh ủy viên; ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Bến Cát, sau là Giám đốc  Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Dương và nhiều người khác đều đã thành đạt qua thực tiễn hoạt động.
 
Nói đến đội ngũ cán bộ ngân hàng sau giải phóng, tôi lại nhớ đến số công chức ngân hàng đã làm việc ở các ngân hàng cũ, họ ở lại hòa nhập với hệ thống ngân hàng mới. Nhiều người rất tích cực công tác, cùng góp sức xây dựng ngân hàng sau giải phóng, được tín nhiệm giao phó trọng trách, như ông Đinh Văn Mười, Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Vũng Tàu, sau là Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; ông Huỳnh Bửu Sơn và Lâm Võ Hoàng, đóng góp nhiều ý kiến khi ta làm Đề án đổi mới Ngân hàng và xây dựng 2 Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990; Phạm Gia Hưng, Trần Bá Tước... đóng góp vào nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Tiền tệ - Tín dụng. 
 
Quá khứ của Ngành và của các thế hệ cán bộ ngân hàng là một bài ca bất tận. Tự hào với 70 năm phát triển của Ngành, càng nhớ đến các thế hệ cán bộ đã có nhiều công sức đóng góp cho sự thành công đó. Các phần trên, tôi chỉ nêu tên những người thành đạt về chức trách hoặc học vị, nhưng không hề quên công lao của những người khác. Còn rất nhiều, có đến hàng trăm, hàng ngàn người (thuộc thế hệ tiền bối và thế hệ thứ 2) hoặc hàng vạn người thuộc nhiều thế hệ tiếp sau nữa, không đạt những đỉnh cao về chức vị, học vị khiêm tốn, hoặc chỉ là công chức, nhân viên bình thường, nhưng công lao của họ đối với từng đơn vị, từng địa phương và với toàn ngành Ngân hàng không hề nhỏ. Họ bền bỉ, chuyên cần, tận tụy với công việc chuyên môn, thậm chí suốt cả quãng đời công tác trong ngành Ngân hàng. Chúng ta ghi nhận công lao đóng góp vô giá, thầm lặng của họ và cảm ơn họ.
 
Tôi xin cảm ơn bạn đọc đã quan tâm đến bài viết này và xin có vần thơ tạm biệt, tưởng nhớ các thân hữu một thời quá khứ với chúng ta.
 
        70 năm có được buổi này
        Mắt rưng rưng lệ, cổ nghẹn cay
        Bạn đường hôm sớm đâu còn gặp
        Mà hình và bóng vẫn hiện đây.
 
        Sao chẳng còn Anh, Chị, hôm nay
        Để cùng muối mặn với gừng cay
        Thủy chung bầu bạn say duyên nợ
        Ôn lại đường xưa, lối cũ này.
 
   
 
Trịnh Bá Tửu 
(Nguyên Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng, 
nguyên Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, 
nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Ngoại thương)

TCNH Số 18/2020
 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên: Phát huy vai trò trụ cột giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên: Phát huy vai trò trụ cột giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương
09/04/2024 252 lượt xem
Xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên hôm nay đã là địa danh nổi tiếng với nhiều loại cây ăn quả, nơi cung cấp cây giống, cây cảnh ra toàn quốc và xuất khẩu sang nhiều nước láng giềng.
Đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
29/03/2024 1.356 lượt xem
Thời gian qua, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp tích cực vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; trong đó, việc quản lí và đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán luôn được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Quảng Trị chú trọng, quan tâm chỉ đạo sát sao.
Agribank cùng ngành Ngân hàng đóng góp quan trọng vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế đất nước
Agribank cùng ngành Ngân hàng đóng góp quan trọng vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế đất nước
26/03/2024 1.596 lượt xem
Ngay từ những tháng đầu năm 2024, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã nỗ lực quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng ngành Ngân hàng thúc đẩy các động lực tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Phát huy lực lượng và tiềm năng của thế hệ trẻ từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
Phát huy lực lượng và tiềm năng của thế hệ trẻ từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
25/03/2024 1.608 lượt xem
Đảng ta xác định “thanh niên giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người”. Nghị quyết số 04-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) về công tác thanh niên trong thời kì mới...
Tín dụng chính sách: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ
Tín dụng chính sách: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ
12/03/2024 2.407 lượt xem
Trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác phụ nữ; ban hành nhiều văn kiện, nghị quyết, chính sách, pháp luật, nghị định...
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị dành nhiều ưu đãi hỗ trợ các đối tượng hưởng chính sách thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị dành nhiều ưu đãi hỗ trợ các đối tượng hưởng chính sách thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt
11/03/2024 2.748 lượt xem
Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt và Công văn số 123/UBND-KGVX ngày 08/01/2024 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Trị về tăng cường thực hiện chi trả ASXH không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh...
Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền - mục tiêu quan trọng và xuyên suốt của chính sách bảo hiểm tiền gửi
Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền - mục tiêu quan trọng và xuyên suốt của chính sách bảo hiểm tiền gửi
27/02/2024 2.569 lượt xem
Năm 2023 qua đi với những dấu ấn quan trọng của ngành Ngân hàng vào quá trình phục hồi kinh tế - xã hội, đảm bảo thanh khoản và sự phát triển an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD).
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
26/02/2024 3.964 lượt xem
Qua hơn 20 năm hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện cho vay 16 chương trình tín dụng chính sách...
Tổ vay vốn - cầu nối gắn kết giữa Agribank và khách hàng
Tổ vay vốn - cầu nối gắn kết giữa Agribank và khách hàng
26/02/2024 2.749 lượt xem
Thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Thỏa thuận liên ngành giai đoạn 2021 - 2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)...
Tăng cường xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền
Tăng cường xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền
19/02/2024 2.590 lượt xem
Xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền (PCRT) luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đặc biệt quan tâm trong quá trình thực hiện công tác PCRT ở Việt Nam. Trong năm 2023, nhiều văn bản hướng dẫn Luật PCRT năm 2022 được ban hành, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức báo cáo triển khai hiệu quả công tác PCRT.
Phát triển tín dụng xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kết quả, thách thức và một số khuyến nghị
Phát triển tín dụng xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kết quả, thách thức và một số khuyến nghị
16/02/2024 2.762 lượt xem
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới về các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đổi mới hoạt động, tích cực chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đổi mới hoạt động, tích cực chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động
14/02/2024 2.087 lượt xem
Năm 2023 là năm ghi dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (NHVN) với các hoạt động, sự kiện nổi bật kỷ niệm 30 năm thành lập và đặc biệt đã tổ chức thành công Đại hội Công đoàn NHVN lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống ngân hàng Việt Nam
Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống ngân hàng Việt Nam
12/02/2024 2.169 lượt xem
Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đang quản lí Kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia với sự tham gia báo cáo thông tin của 100% các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động tại Việt Nam, hơn 1.200 quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô cũng như các tổ chức khác trong và ngoài hệ thống ngân hàng, trên cơ sở cập nhật định kì, đột xuất dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và các giải pháp thu thập, xử lí thông tin tự động, tiên tiến.
Truyền thông chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Sáng tạo, đổi mới trong hoạt động truyền thông giáo dục tài chính
Truyền thông chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Sáng tạo, đổi mới trong hoạt động truyền thông giáo dục tài chính
11/02/2024 2.143 lượt xem
Truyền thông chính sách là vấn đề được quan tâm ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, những năm gần đây, truyền thông chính sách đã ngày càng khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng. Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm tới truyền thông chính sách, triển khai tích cực và thường xuyên, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách và tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Hoạt động của hệ thống ngân hàng tỉnh Thái Nguyên góp phần phát triển kinh tế địa phương
Hoạt động của hệ thống ngân hàng tỉnh Thái Nguyên góp phần phát triển kinh tế địa phương
09/02/2024 1.842 lượt xem
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên trên 3.500 km2, dân số trên 1,3 triệu người, trong đó có 71% dân số ở nông thôn, dân tộc thiểu số chiếm khoảng 30% dân số. Có 09 đơn vị hành chính (03 thành phố và 06 huyện) với 176 xã, phường, thị trấn.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.800

83.800

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.800

83.800

Vàng SJC 5c

81.800

83.820

Vàng nhẫn 9999

74.800

76.700

Vàng nữ trang 9999

74.700

76.000


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,100 25,440 26,252 27,714 30,724 32,055 157.77 167.11
BIDV 25,130 25,440 26,393 27,618 30,763 32,067 158.12 166.59
VietinBank 25,090 25,443 26,504 27,799 31,154 32,164 160.64 168.59
Agribank 25,100 25,440 26,325 27,607 30,757 31,897 159.58 167.50
Eximbank 25,040 25,440 26,425 27,239 30,914 31,866 160.82 165.77
ACB 25,110 25,442 26,596 27,279 31,230 31,905 161.07 166.37
Sacombank 25,170 25,420 26,701 27,261 31,332 31,835 162.03 167.05
Techcombank 25,192 25,442 26,362 27,707 30,760 32,094 157.36 169.78
LPBank 24,960 25,440 26,088 27,611 30,970 31,913 158.36 169.76
DongA Bank 25,170 25,440 26,570 27,260 31,080 31,940 159.20 166.40
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?