Hướng đến an toàn trong mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử
01/12/2021 2.259 lượt xem
Với mục tiêu hướng đến tài chính toàn diện, phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt thì việc mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử cần có cơ chế liên thông cơ sở dữ liệu (CSDL) cá nhân giữa cơ quan quản lý dân cư với ngân hàng. Nếu các ngân hàng khai thác được CSDL căn cước công dân (CCCD) sinh trắc học thì gần như việc giả mạo thông tin khi mở thẻ ngân hàng sẽ không còn nữa. Do đó, cần có khung pháp lý phân định rõ quyền và trách nhiệm cho các cơ quan trong quản lý, sử dụng các CSDL.
 
Để khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của mình thì các ngân hàng thương mại hay tổ chức tài chính phải nhận biết về khách hàng của mình, định danh là khâu đầu tiên trong tất cả các hoạt động tài chính, ngân hàng. Đây là quá trình xác minh danh tính khách hàng của ngân hàng khi mở tài khoản, để xác minh khách hàng là thật hay không.

Định danh khách hàng điện tử an toàn hơn, tiện lợi hơn

Được xem như cửa ngõ giúp triển khai hệ thống ngân hàng số, định danh khách hàng điện tử (electronic Know Your Customer - eKYC) là giải pháp nhận diện khách hàng một cách toàn diện, liên tục giữa người dùng với các tổ chức tài chính, ngân hàng. Thay vì phải gặp mặt trực tiếp, đối chiếu giấy tờ tùy thân, eKYC sẽ định danh khách hàng từ xa bằng phương thức điện tử dựa trên công nghệ như xác thực sinh trắc học, nhận diện khách hàng qua trí tuệ nhân tạo (AI), đối chiếu thông tin cá nhân được liên thông với CSDL tập trung định danh khách hàng... eKYC không chỉ giúp tiết kiệm thời gian cho khách hàng mà còn giúp ngân hàng giảm được phần nào chi phí hoạt động, giúp đẩy nhanh quá trình số hóa. Từ đó, sẽ mang lại cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng như khách hàng nhiều giá trị như nâng cao trải nghiệm khách hàng; tăng cường chất lượng vận hành, năng lực phục vụ, tạo ra nhiều sản phẩm - dịch vụ tiện ích, tăng cường an toàn bảo mật và giảm thiểu chi phí.

Trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng nền tảng ngân hàng số với các ứng dụng bảo mật cao như sinh trắc học, nhận diện khuôn mặt sẽ nhằm giúp minh bạch trong giao dịch. Việc định danh khách hàng chính xác đảm bảo cho việc mở tài khoản của khách hàng an toàn, thuận tiện, vừa tránh giả mạo, gian lận, vừa dễ dàng truy vết được tội phạm.

Trên thực tế, lãnh đạo một số ngân hàng từng chia sẻ, trong quá trình triển khai eKYC, việc xác thực danh tính khách hàng bằng công nghệ thậm chí còn an toàn hơn là xác thực trực tiếp tại quầy. Bởi lẽ với giao dịch trực tiếp tại quầy, việc phát hiện giấy tờ tùy thân (CCCD/CMND hoặc Hộ chiếu) giả mạo phụ thuộc vào khả năng của giao dịch viên, song nếu thực hiện eKYC, ngân hàng sẽ có nhiều công nghệ để kiểm tra nên độ chính xác cao hơn rất nhiều.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hiện có khoảng 20 ngân hàng đang triển khai chính thức quy trình mở tài khoản thanh toán bằng eKYC. Từ tháng 3/2021 đến tháng 9/2021 có gần 1,8 triệu tài khoản mở bằng eKYC đang hoạt động, với hơn 4,6 triệu giao dịch thực hiện qua tài khoản mở eKYC. Việc triển khai eKYC giúp các ngân hàng thương mại thu hút lượng lớn khách hàng, nhờ đó, thanh toán không tiền mặt cũng tăng trưởng mạnh. Theo đó, 9 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020: Thanh toán qua Mobile tăng 76,2% về số lượng và 88,3% về giá trị, thanh toán qua Internet tăng 51,2% về số lượng và 29,1% về giá trị.

Mặc dù có nhiều tiện ích nhưng các ngân hàng thương mại cũng đang phải tính toán các rủi ro mạo danh, gian lận hoặc dấu hiệu bất thường trong quy trình mở, sử dụng tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử  như: Mạo danh, làm giả, chỉnh sửa thông tin giấy tờ tùy thân; can thiệp đường truyền để thay đổi, chỉnh sửa thông tin nhận biết khách hàng; khách hàng mở tài khoản thanh toán không phải thực thể sống do sử dụng hình ảnh tĩnh, hình ảnh qua các phần mềm chỉnh sửa khuôn mặt, sử dụng video cắt ghép, mạo danh khuôn mặt (deepfake) hoặc sử dụng mặt nạ 3D,...; mở tài khoản thanh toán để giải ngân tín dụng bất hợp pháp hoặc sử dụng cho mục đích vi phạm pháp luật khác.

Tăng cường an ninh, bảo mật trong mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử

Thời gian qua, NHNN đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD), tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tăng cường các biện pháp đảm đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử. Cụ thể, tại Thông tư số 16/2020/TT-NHNN ngày 04/12/2020 của Thống đốc NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Thống đốc NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã quy định, các ngân hàng phải xây dựng quy trình, thủ tục mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử, đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền, bảo mật thông tin khách hàng và an toàn hoạt động của ngân hàng.

Theo đó, các ngân hàng được quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ eKYC để nhận biết và xác minh khách hàng mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử nhưng phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu để quản lý, kiểm soát rủi ro, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử, cụ thể như: (i) Có giải pháp, công nghệ để thu thập, kiểm tra, đối chiếu, xác minh, đảm bảo sự khớp thông tin nhận biết khách hàng, dữ liệu sinh trắc học của khách hàng; (ii) Có biện pháp ngăn chặn các hành vi mạo danh, can thiệp, chỉnh sửa, làm sai lệch việc xác minh thông tin nhận biết khách hàng trước, trong và sau khi mở tài khoản thanh toán cho khách hàng; (iii) Lưu trữ, bảo quản đầy đủ các thông tin, dữ liệu nhận biết khách hàng trong quá trình khách hàng mở, sử dụng tài khoản thanh toán, phục vụ cho công tác kiểm tra, đối chiếu, giải quyết tra soát, khiếu nại, tranh chấp và cung cấp thông tin khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; (iv) Áp dụng hạn mức giao dịch qua tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử  nhưng phải đảm bảo tổng hạn mức giá trị giao dịch (ghi Nợ) qua các tài khoản thanh toán của khách hàng đó không vượt quá 100 triệu đồng/tháng/khách hàng.

Đặc biệt, NHNN đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro, đặc biệt công tác hậu kiểm để kịp thời phát hiện các sai lệch thông tin định danh và dấu hiệu bất thường trong quá trình khách hàng mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử.

Để hạn chế rủi ro, ngăn ngừa các hành vi gian lận trong mở, sử dụng tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử, các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quán triệt và chấp hành nghiêm túc quy định về mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử và các văn bản chỉ đạo về phòng, chống gian lận trong hoạt động thanh toán; phối hợp chặt chẽ, kịp thời với các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chức năng trong việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật liên quan mở, sử dụng tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử.

NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghiêm công tác kiểm soát, xác minh thông tin khách hàng khi thực hiện mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử  thông qua các giải pháp nhận biết, đối chiếu dữ liệu sinh trắc học của khách hàng; tăng cường kiểm tra đối chiếu thông tin, dữ liệu nhận biết khách hàng với các nguồn dữ liệu khách hàng đã được định danh bởi bên thứ ba đáng tin cậy khác; tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm soát, đánh giá rủi ro trong quá trình khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử  đảm bảo khách hàng thực hiện giao dịch là chủ tài khoản thanh toán; chú trọng các biện pháp sàng lọc, ngăn chặn các giao dịch qua tài khoản thanh toán mở bằng phương thức điện tử cho mục đích bất hợp pháp; hướng dẫn khách hàng các biện pháp bảo mật thông tin tài khoản thanh toán đảm bảo an ninh, an toàn thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến; khuyến cáo, cảnh báo khách hàng không sử dụng hoặc tạo điều kiện cho các đối tượng khác lợi dụng mở và sử dụng tài khoản thanh toán mở bằng phương thức điện tử cho các mục đích vi phạm pháp luật; không thực hiện các hành vi mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán nặc danh, mạo danh, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, hoặc mua, bán thông tin tài khoản thanh toán.

Cần xây dựng cơ chế cho phép ngân hàng được tiếp cận CSDL dân cư quốc gia

Hiện nay, khi khách hàng mở eKYC, các ngân hàng đều yêu cầu chụp giấy tờ tùy thân (CCCD/CMND hoặc Hộ chiếu) so khớp ảnh chụp giấy tờ tùy thân với ảnh chụp/video khuôn mặt của khách hàng bằng công nghệ hiện đại, có thể phát hiện giấy tờ giả, không trùng khớp về khuôn mặt. Trong quá trình này, rất nhiều công nghệ AI được áp dụng để đạt được mức độ chính xác là cao nhất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều giấy tờ tùy thân giả mạo, kẻ gian dùng CMND giả mạo mà công nghệ khó phát hiện, nhất là trong bối cảnh chưa tích hợp đủ dữ liệu dân cư quốc gia để đọc được thẻ chip trong CCCD.

Trong bối cảnh công nghệ 4.0, các ngân hàng đã tăng cường an ninh, bảo mật rất chặt chẽ, do đó, tội phạm công nghệ gần đây đã chuyển sang tấn công người tiêu dùng bằng cách giả mạo trang web ngân hàng có giao diện giống với trang web ngân hàng hợp pháp nhằm đánh lừa người dùng. Khi truy cập vào các đường link không an toàn này, khách hàng nhập các thông tin tài khoản sẽ dẫn đến lộ thông tin và dễ dàng bị kẻ gian chiếm tiền trong tài khoản. Không ít trường hợp ngân hàng đã tìm cách phong tỏa nhưng chỉ 2 phút tiền đã được chuyển đi và đến nhiều tài khoản trung gian, cuối cùng biến thành tiền ảo hoặc thẻ game. Việc truy vết tội phạm rất vất vả khi tài khoản trung gian là tài khoản mua lại hoặc thuê người mở tài khoản.

Do đó, thời gian tới, với mục tiêu hướng đến tài chính toàn diện, phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt thì việc định danh khách hàng cần có cơ chế liên thông CSDL cá nhân giữa cơ quan quản lý dân cư với ngân hàng là rất cần thiết. Việc được kết nối, so khớp các yếu tố về sinh trắc học của công dân tại CSDL dân cư quốc gia sẽ đưa độ chính xác của hoạt động eKYC lên mức tuyệt đối. Từ đó, hạn chế, phòng ngừa việc mạo danh sử dụng giấy tờ tùy thân, giả mạo danh tính trong giao dịch ngân hàng, qua đó hỗ trợ công tác phòng, chống rửa tiền, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch ngân hàng bằng phương thức điện tử, tăng tính tự động hóa trong các hoạt động nghiệp vụ…

Hiện nay, các ngân hàng cũng đang kiến nghị và chủ động làm việc với Bộ Công an để cho phép ngân hàng được tiếp cận CSDL dân cư quốc gia nhằm tận dụng sức mạnh của hạ tầng kỹ thuật. Tháng 6/2021, 04 ngân hàng thương mại đã cùng Bộ Công an ký thỏa thuận khai thác dữ liệu CCCD. Đây là nội dung rất lớn phục vụ cho chiến lược chuyển đổi số của ngân hàng. Bởi nếu các ngân hàng khai thác được CSDL căn cước công dân sinh trắc học thì gần như việc giả mạo thông tin khi mở thẻ ngân hàng sẽ không còn nữa.

Đối với toàn ngành Ngân hàng (đặc biệt là các TCTD), việc được khai thác thông tin tại CSDL quốc gia dân cư, CSDL CCCD, thông tin lưu trữ trên chip thẻ CCCD gắn chip (bao gồm cả các yếu tố về sinh trắc học) sẽ là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số thông qua việc: Tăng tính chính xác trong việc xác minh, xác thực khách hàng, nhất là định danh, xác thực bằng phương thức điện tử eKYC.

Ngoài ra, việc chia sẻ dữ liệu công nhận lẫn nhau cần được tiến hành giữa các ngân hàng. Cần có cơ chế để các ngân hàng công nhận kết quả thẩm định xác nhận lẫn nhau. Cơ chế định danh mới cho phép khách hàng sử dụng thông tin và việc định danh ở ngân hàng của mình để mở tài khoản tại các ngân hàng mới, không cần phải thực hiện việc định danh lại một lần nữa.

Xa hơn, khi eKYC được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực thì Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông hay ngân hàng được quyền sử dụng thông tin sinh trắc học cấp mã định danh cho một công dân được sử dụng trong mọi dịch vụ thiết yếu từ y tế, viễn thông, du lịch, đến dịch vụ công, chứ không chỉ riêng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Do đó, cần có khung pháp lý phân định quyền và trách nhiệm rõ ràng cho các cơ quan trong quản lý, sử dụng các CSDL.

Bên cạnh đó, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn về định danh và xác thực điện tử trong giao dịch điện tử, về sử dụng chữ ký điện tử an toàn nhằm thúc đẩy việc triển khai giao dịch điện tử trong nền kinh tế số; nghiên cứu để ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật cho việc chia sẻ dữ liệu giữa các TCTD với bên thứ ba được khách hàng ủy quyền thông qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API).

Để tăng cường an ninh, an toàn trong mở, sử dụng tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử, NHNN cần tiếp tục theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai của các ngân hàng, phản ánh của cơ quan truyền thông, báo chí cũng như cơ quan chức năng về tình hình mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử, nguy cơ các đối tượng lợi dụng nguồn thông tin định danh cá nhân (giấy tờ tùy thân, số điện thoại, email, hình ảnh/video) để mở tài khoản thanh toán mạo danh và sử dụng cho các mục đích vi phạm pháp luật, để có văn bản cảnh báo, chỉ đạo các ngân hàng tăng cường hơn nữa công tác quản lý rủi ro đối với nghiệp vụ này.

Phía các ngân hàng thương mại, cần đầu tư công nghệ bảo mật tiên tiến trên thế giới, chú trọng đào tạo nhân sự có chuyên môn và trình độ kỹ thuật công nghệ cao. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chương trình truyền thông, giáo dục tài chính nhằm nâng cao nhận thức của người dùng trong tiếp cận và sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng cũng như các giải pháp đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin, dữ liệu người dùng để giảm thiểu các rủi ro trên môi trường mạng.

Về phía khách hàng/người sử dụng cần chủ động giữ kín các thông tin cá nhân/thông tin tài khoản, không tiết lộ cho bên thứ ba dưới mọi hình thức để tránh các trường hợp bị sơ hở, chủ quan bị lợi dụng gây mất tiền, tài sản; đặc biệt, cần nâng cao cảnh giác với những thủ đoạn của tội phạm trên mạng, đối với các giao dịch thanh toán, chuyển tiền trực tuyến nên thực hiện giao dịch với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ có uy tín trên thị trường. Khách hàng không sử dụng hoặc tạo điều kiện cho các đối tượng khác lợi dụng mở và sử dụng tài khoản thanh toán mở bằng phương thức điện tử cho các mục đích vi phạm pháp luật; không thực hiện các hành vi mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán nặc danh, mạo danh, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, hoặc mua, bán thông tin tài khoản thanh toán…

 
Tài liệu tham khảo


1. Thông tư số 16/2020/TT-NHNN ngày 04/12/2020 của Thống đốc NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Thống đốc NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

2. Cổng thông tin điện tử NHNN: sbv.gov.vn


Phạm Hải Anh  (Ngân  hàng Nhà nước)
 

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Chuyển đổi số - Nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống ngân hàng tỉnh Tuyên Quang
Chuyển đổi số - Nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống ngân hàng tỉnh Tuyên Quang
26/05/2023 326 lượt xem
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp trên phạm vi toàn cầu. Với chi phí thấp, bảo đảm an toàn, đồng bộ, thống nhất và phạm vi rộng, ngân hàng số là xu thế tất yếu, dần thay thế mô hình ngân hàng truyền thống và đòi hỏi các ngân hàng phải nhanh chóng chuyển đổi toàn diện mô hình hoạt động. Cuộc đua mang tên “công nghệ số” ngày càng khốc liệt trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng.
Nhận diện Deepfake - Công nghệ trí tuệ nhân tạo giả mạo và cách phòng ngừa
Nhận diện Deepfake - Công nghệ trí tuệ nhân tạo giả mạo và cách phòng ngừa
17/05/2023 762 lượt xem
Thời gian gần đây, các hình thức giả danh để lừa tiền có xu hướng gia tăng, có thể xảy ra với bất cứ ai và bất cứ thời điểm nào, đặc biệt là hành vi bị lừa đảo bằng Facebook, xâm nhập vào tài khoản cá nhân Facebook của người dùng ngày càng nhiều. Các đối tượng lừa đảo dùng thủ đoạn rất tinh vi.
Ổn định hoạt động ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số
Ổn định hoạt động ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số
13/05/2023 1.273 lượt xem
Giai đoạn dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã tác động rất lớn đến đời sống của mỗi cá nhân trên phạm vi toàn cầu, phát sinh các rủi ro xã hội và có ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động, trong đó có hoạt động ngân hàng. Do không thể giao dịch trực tiếp, khách hàng phải thông qua Internet để thực hiện các giao dịch của mình. Internet tạo ra nhiều kênh để người tiêu dùng tham gia giao dịch, tương tác với ngân hàng và sử dụng tiện lợi các dịch vụ tài chính.
Vai trò của khoa học dữ liệu và dữ liệu lớn trong nền kinh tế kĩ thuật số
Vai trò của khoa học dữ liệu và dữ liệu lớn trong nền kinh tế kĩ thuật số
11/05/2023 1.140 lượt xem
Trong thời đại “chuyển đổi kĩ thuật số” hiện nay, mọi thứ đang thay đổi rất nhanh, mục đích chính của những thay đổi này là nhắm vào người tiêu dùng “kĩ thuật số”. Các thiết bị như máy tính, điện thoại và nhiều công nghệ khác có mặt ở khắp mọi nơi do giá thành ngày càng rẻ, khả năng di động và xử lí nhanh chóng. Các sản phẩm chất lượng, nhiều chức năng được thiết kế ngày càng tối ưu theo sở thích của khách hàng.
Bảo mật thông tin khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số - Thực trạng và một số kiến nghị
Bảo mật thông tin khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số - Thực trạng và một số kiến nghị
09/05/2023 1.140 lượt xem
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, tạo ra những thay đổi rõ rệt trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống, nổi bật là việc xây dựng và phát triển các dịch vụ ngân hàng số. Việc ứng dụng công nghệ số góp phần thay đổi dịch vụ, doanh thu và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Ứng dụng phân tích truyền thông xã hội trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Ứng dụng phân tích truyền thông xã hội trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng
30/04/2023 1.773 lượt xem
Hiện nay, tập dữ liệu lớn được tạo ra từ các nền tảng truyền thông xã hội dẫn đến việc tăng đáng kể nhu cầu sử dụng ứng dụng phân tích truyền thông xã hội (Social Media Analytics - SMA) trong hoạt động kinh doanh. Các chiến lược SMA đã đem lại tác động tích cực cho nhiều hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bao gồm tiếp thị, phân tích, đánh giá rủi ro, khả năng cạnh tranh, thiết kế các sản phẩm, dịch vụ, xếp hạng tín nhiệm và chính sách khách hàng.
Ngân hàng số: Sự thay đổi mô hình trong nền tài chính hiện đại
Ngân hàng số: Sự thay đổi mô hình trong nền tài chính hiện đại
27/04/2023 1.734 lượt xem
Hiện nay, ngân hàng số (Digital Banking) đang là một xu hướng thịnh hành mà các ngân hàng, công ty công nghệ thông tin (CNTT), các chuyên gia, nhà quản lí hết sức quan tâm. Ngân hàng số có thực sự là tương lai, có thể thay thế các ngân hàng truyền thống trong thị trường, chuyển chúng sang một vị thế “thị trường ngách”? Những mối đe dọa chủ yếu mà chuyển đổi số có thể mang lại cho lĩnh vực ngân hàng là gì?
Kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Thúc đẩy số hóa ngân hàng, phát triển kinh tế số
Kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Thúc đẩy số hóa ngân hàng, phát triển kinh tế số
25/04/2023 1.652 lượt xem
Việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGvDC) với các đơn vị trong ngành Ngân hàng, kết nối với doanh nghiệp sẽ góp phần giúp các ngân hàng phát triển hoạt động nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng, bảo đảm an toàn hoạt động và phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, từ đó thúc đẩy quá trình số hóa ngành Ngân hàng, hướng đến nền kinh tế số.
Ngăn chặn tin nhắn giả mạo ngân hàng - Nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao
Ngăn chặn tin nhắn giả mạo ngân hàng - Nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao
13/04/2023 2.044 lượt xem
Theo chuyên gia công nghệ, phương thức phát tán tin nhắn mạo danh SMS Brandname (gồm SMS quảng cáo và SMS chăm sóc khách hàng) của ngân hàng không mới nhưng rất khó ngăn chặn. Nguy hiểm ở chỗ, tin nhắn giả Brandname không khác gì tin nhắn thật, khiến điện thoại tự động xếp chung với các tin nhắn thật, người dùng rất khó phân biệt.
Chiến lược của ngân hàng trong thời đại bùng nổ công nghệ tài chính
Chiến lược của ngân hàng trong thời đại bùng nổ công nghệ tài chính
24/03/2023 3.798 lượt xem
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vẫn sẽ là xu thế trong tương lai, sự thâm nhập của Fintech vào lĩnh vực ngân hàng được dự báo sẽ diễn ra ngày càng nhanh chóng và sâu rộng hơn. Để không bị bỏ lại phía sau, các ngân hàng cần sớm hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thích ứng với các điều kiện mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số của sinh viên
Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số của sinh viên
22/03/2023 3.842 lượt xem
Dịch vụ ngân hàng số là dịch vụ ngân hàng sử dụng các thiết bị thông minh, cho phép khách hàng cá nhân thực hiện các giao dịch tài chính, phi tài chính và các tiện ích nâng cao do ngân hàng cung cấp. Cụ thể, nền tảng số này không chỉ thỏa mãn tất cả nhu cầu tài chính của khách hàng (mở tài khoản, thanh toán, mở thẻ tín dụng, chuyển tiền nhanh...) mà còn kết nối rộng khắp với các hệ sinh thái lớn, như tiêu dùng, giải trí, đầu tư... Ngân hàng số là bước phát triển cao hơn của ngân hàng điện tử.
Chat GPT - Sự đột phá về công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Chat GPT - Sự đột phá về công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo
17/03/2023 15.495 lượt xem
Từ tháng 11/2022, sự xuất hiện của một ứng dụng mới có tên gọi Chat GPT (Chat Generative Pre-training Transformer) - một Chatbot được mệnh danh là trí tuệ nhân tạo (AI) thông minh nhất thế giới do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển làm giới công nghệ trên toàn thế giới quan tâm và đã thu hút số lượng lớn người dùng.
Đảm bảo an ninh, an toàn giao dịch tài chính - ngân hàng trên nền tảng số
Đảm bảo an ninh, an toàn giao dịch tài chính - ngân hàng trên nền tảng số
14/03/2023 3.511 lượt xem
Gần đây, xuất hiện hiện tượng nhóm đối tượng xấu, hoạt động có tổ chức gọi điện, nhắn tin lừa đảo người dân về dịch vụ rút tiền từ hạn mức thẻ tín dụng với mức phí cạnh tranh hoặc miễn phí để chiếm đoạt tiền của khách hàng. Không những thế, các chiêu trò lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản vẫn diễn ra ngày một tinh vi, không ít người dân đã “sập bẫy”.
Phát triển năng lực số cho nhân lực ngành Ngân hàng trong bối cảnh  cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số
Phát triển năng lực số cho nhân lực ngành Ngân hàng trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số
03/03/2023 4.369 lượt xem
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) và chuyển đổi số là thực tiễn tất yếu, đưa kinh tế - xã hội phát triển, đem đến cho con người một cuộc sống mới, tốt hơn.
Một số dự báo an ninh mạng trong năm 2023
Một số dự báo an ninh mạng trong năm 2023
01/02/2023 4.637 lượt xem
Theo nghiên cứu của các chuyên gia bảo mật, bất ổn chính trị thế giới năm 2022 dẫn đến những thay đổi sẽ tác động đến an ninh mạng trong nhiều năm tới. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều các cuộc tấn công tinh vi, các tổ chức cần nhanh chóng chuyển từ cách tiếp cận phản ứng sang chủ động bảo vệ an ninh mạng trong kỷ nguyên số.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

66.350

66.950

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

66.350

66.950

Vàng SJC 5c

66.350

66.970

Vàng nhẫn 9999

55.600

56.550

Vàng nữ trang 9999

55.450

56.150


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23,280 23,650 24,502 25,874 28,257 29,461 162.61 172.15
BIDV 23,320 23,620 24,683 25,868 28,388 29,643 163.61 172.34
VietinBank 23,231 23,651 24,769 25,904 28,658 29,668 164.32 172.27
Agribank 23,270 23,630 24,756 25,757 28,524 29,350 165.11 171.87
Eximbank 23,250 23,630 24,808 25,484 28,613 29,392 165.16 169.66
ACB 23,200 23,700 24,826 25,453 28,770 29,379 165.1 169.44
Sacombank 23,271 23,674 24,959 25,471 28,836 29,349 165.55 171.09
Techcombank 23,310 23,653 24,574 25,891 28,282 29,572 161 173.28
LPBank 23,290 23,890 24,715 26,049 28,678 29,610 162.64 174.07
DongA Bank 23,330 23,660 24,800 25,480 28,610 29,380 162.6 169.7
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
0,50
0,50
0,50
4,60
4,70
4,80
6,40
6,60
6,80
6,90
Sacombank
-
-
-
-
5,30
5,40
5,50
7,30
7,40
7,60
7,90
Techcombank
0,10
-
-
-
5,40
5,40
5,40
7,10
7,10
7,10
7,10
LPBank
-
0,20
0,20
0,20
5,00
5,00
5,00
7,30
7,30
7,70
8,00
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
5,50
5,50
5,50
7,90
7,95
8,00
8,30
Agribank
0,30
-
-
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,00
Eximbank
0,20
0,50
0,50
0,50
5,50
5,50
5,50
6,30
6,60
7,10
7,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?