admin Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3: Giải đáp nhiều vấn đề dân sinh
01/04/2021 1.551 lượt xem
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3, buổi họp cuối cùng trước khi Quốc hội tiến hành kiện toàn một số chức danh của bộ máy Chính phủ, đại diện các bộ ngành đã trả lời nhiều vấn đề được dư luận và xã hội quan tâm.
 


Quang cảnh họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2021. Ảnh: VGP.Nhật Bắc
 

PV Khánh Huyền (VTV)Liên quan đến việc cá nhân đóng thuế theo tháng, thời gian vừa qua, chúng tôi có nghe công nhân kiến nghị về việc tháng Tết lương thưởng nhiều, phải đóng 5-7 triệu đồng tiền thuế thu nhập cá nhân, các tháng sau đóng ít hơn nhưng phải 1 năm sau, nếu thừa thì mới được hoàn lại thuế trong khi đóng thiếu sẽ bị phạt. Xin hỏi vấn đề này cần giải quyết thế nào?

Sau chỉ đạo của Thủ tướng, “hộ chiếu vaccine” hiện nay được triển khai như thế nào? Nơi nào sẽ được triển khai đầu tiên?

PV Như Quỳnh (báo Dân trí)Liên quan đến hộ chiếu vaccine, hiện nay, Cục Hàng không Việt Nam đã có đề xuất về việc thiết lập lại đường bay quốc tế. Vậy hiện nay, cơ quan có thẩm quyền đã tiếp nhận và xử lý đề xuất này như thế nào và khi nào có thể bắt đầu triển khai?

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Phi Vân Tuấn: Đối với việc khấu trừ và hoàn thuế thu nhập cá nhân, theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, chúng ta có nguyên lý là khấu trừ hằng tháng và quyết toán hằng năm, thời điểm quyết toán vào 30/4.

Với trường hợp vào tháng Tết như báo nêu, tôi cho rằng đa phần không rơi vào việc phải khấu trừ thuế và nếu có sẽ rất nhỏ và ngay tháng sau hoặc tháng sau nữa đã có quyết toán thuế để quyết toán ngay. Chính sách về thuế thu nhập cá nhân chỉ xử lý các vấn đề chung, không giải quyết ngay các vấn đề cá biệt. Việc nhà báo nêu chúng tôi sẽ ghi nhận và sẽ xem xét, khảo sát, tính toán lại trong thời gian tới.



Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường trả lời câu hỏi của phóng viên. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
 

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường: Hiện nay “hộ chiếu vaccine” đang được Bộ Y tế và vấn đề này cũng đang là việc tranh luận của nhiều nước trên thế giới. Bộ Y tế đang làm việc với các bộ, ngành nghiên cứu, báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19, báo cáo Chính phủ để vừa đảm bảo an toàn cho người dân, vừa mở cửa nền kinh tế bằng việc mở lại các đường bay quốc tế.

Bộ Y tế đang lên phương án nghiên cứu, trước hết là phương án cách ly phù hợp với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vaccine theo quy định. Bộ cũng đang chuẩn bị các kịch bản cho việc sử dụng hộ chiếu vaccine trong tương lai. Tuy nhiên, như tôi nói ban đầu, đây vẫn là các phương án chúng ta phải bàn kỹ vì phải cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ. Lợi ích là việc mở cửa lại đường bay để phát triển kinh tế còn nguy cơ là việc vẫn có thể xảy ra lây nhiễm cộng đồng. Đây là việc chúng ta còn cần phải nghiên cứu thêm. 

PV Anh Vũ (báo Thanh niên)Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng có thông tin về kiểm soát vấn đề sốt đất rất cương quyết, quyết liệt, xin Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chia sẻ thêm hiện nay dòng tiền, dòng tín dụng, tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản như thế nào? Sắp tới việc siết tín dụng bất động sản như thế nào, triển khai ra sao?

Chỉ số lạm phát bình quân quý I/2021 tăng thấp nhất trong 20 năm, GDP tăng trưởng ở mức độ khá tốt nhưng chưa đạt như kỳ vọng, Ngân hàng Nhà nước có những chính sách điều hành lãi suất như thế nào? có tiếp tục giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hay không?



Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú trả lời tại họp báo. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
 

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Vấn đề bất động sản thời gian gần đây tương đối nóng, tại nhiều địa phương, giá bất động sản có chiều hướng tăng lên. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, trong đó có tình trạng một số đối tượng cơ hội, tung tin không chính xác dựa vào một số vấn đề hiện nay trong công tác điều hành giá cả, thuế đất… để kiếm chênh lệch, lợi nhuận từ việc đầu cơ.

Về phía ngành ngân hàng, riêng lĩnh vực tín dụng bất động sản là một trong lĩnh vực ngành ngân hàng quản lý rất sát sao, chặt chẽ. Bởi câu chuyện dịch chuyển dòng vốn, tiền tệ sang thị trường bất động sản hay thị trường khác đều là một trong những nội dung được quán xuyến và quan tâm trong điều hành hoạt động của Ngân hàng Nhà nước và thường xuyên kịp thời cảnh báo các tổ chức tín dụng khi có những dấu hiệu của sự không đảm bảo ổn định, cũng như có những dấu hiệu hụt dòng trong đầu tư quá lớn.

Cho đến ngày 15/3, dư nợ cho vay bất động sản của ngành ngân hàng tăng 2,13%, cao hơn tốc độ tăng tín dụng hiện nay, so với năm ngoái thì tăng tích cực. Tín dụng cho bất động sản tăng 2,13% là tăng nhanh hơn so với tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế nói chung. Trong đó tín dụng đối với bất động sản có 2 lĩnh vực: Một là tín dụng vào các lĩnh vực mà các đối tượng kinh doanh bất động sản, đầu cơ bất động sản hay là phân khúc thị trường cao cấp, các dự án mà khả năng thanh khoản, hiệu quả đầu tư bất động sản trong tương lai không cao. Đây là những đối tượng được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ và hạn chế, kể cả có những chế tài trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các tổ chức tín dụng.

Còn những lĩnh vực tín dụng đầu tư vào để giúp cho việc thanh khoản của các loại sản phẩm hàng hóa là tiêu dùng bất động sản, ví dụ như nhà cho người thu nhập thấp hay là phân khúc thị trường nhà giá rẻ, mang tính chất thương mại phục vụ cho tiêu dùng, nhu cầu sử dụng của người dân, phần này vẫn được giao cho các ngân hàng thương mại quan tâm, triển khai.

Chính vì thế, thời gian hiện nay cũng như sắp tới, trước tình hình bất động sản có những dấu hiệu nóng, Ngân hàng Nhà nước đã giám sát và cũng có cảnh báo tới các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên hiện nay mức tăng 2,13% này cũng không phải ở tất cả các tổ chức tín dụng mà chỉ có một vài tổ chức tín dụng cho vay, có thể hơn mức bình thường so với trước đây.

Về vấn đề điều hành lãi suất trong thời gian tới, theo số liệu trong báo cáo cuối năm 2020, đánh giá cả nhiệm kỳ vừa qua, có thể nói lãi suất là một trong những chỉ số rất quan trọng và cũng đã được triển khai một cách quyết liệt. So với mặt bằng đầu năm 2015-2016, lãi suất huy động giảm 2,3%, lãi suất cho vay bình quân đã giảm 3,6% so với giai đoạn trước đây. Đến nay, lãi suất cho vay tối đa cho các đối tượng ưu tiên ở mức 4,5%, giảm khoảng 2,5% đối với các đối tượng ưu tiên này nếu so với năm 2016.

Tất cả các mức lãi suất của Việt Nam hiện nay, lãi suất cho vay bình quân thấp hơn mức bình quân của ASEAN +4, đây là một trong những chỉ số rất tích cực thời gian vừa qua. Thời điểm hết tháng 3/2021, mức lạm phát và chỉ số CPI tăng thấp, tăng trưởng chưa đạt kỳ vọng nhưng vẫn đang có những dấu hiệu tích cực, dư nợ các lĩnh vực đang có chiều hướng tích cực với mức tăng 2,44% (cùng kỳ năm ngoái là 1,3%).

Chính vì thế, việc điều hành chính sách lãi suất trong thời gian tới vẫn trên quan điểm trước hết là ổn định, hiện nay đang ổn định và duy trì sự ổn định này đối với cả lãi suất huy động và cho vay. Tuy nhiên, cũng phải cảnh giác với những dấu hiệu tác động của kinh tế thế giới (như giá nguyên liệu được dự đoán tăng 30% trong năm nay) hoặc một số lĩnh vực khác, kể cả việc dịch chuyển giữa các dòng vốn từ thị trường tiền tệ sang thị trường trái phiếu, thị trường vốn hoặc thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản… để điều hành chính sách lãi suất một cách hợp lý, theo quan điểm nếu như những chỉ số đó tích cực thì Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục giảm cho cả lãi suất huy động và cho vay. Một mặt vẫn yêu cầu, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung hạn chế, giảm bớt những chi phí tạo điều kiện giảm tiếp lãi suất cho doanh nghiệp và người dân trong cả năm 2021, trước mắt là những tháng đầu năm.



Chánh Văn phòng Bộ Công an Tô Ân Xô trả lời các vấn đề phóng viên nêu tại họp báo. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
 

Phóng viên Khánh Ly (báo Đại đoàn kết): Vừa qua, Báo Đại đoàn kết có loạt bài điều tra về CLB Tình người, CLB này có dấu hiệu lừa đảo, lợi dụng việc làm từ thiện để chiếm đoạt tài sản và trục lợi, hoạt động liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố. Bộ Công an đã tiến hành điều tra về hoạt động của CLB này hay chưa?

Cũng liên quan đến CLB này, rất nhiều người dân bị ảnh hưởng. Ngày hôm nay vấn đề này có được nói đến ở cuộc họp Chính phủ hay không? Bộ Nội vụ có báo cáo như thế nào về vấn đề này? Một số đại biểu Quốc hội đã có ý kiến đề nghị các cơ quan vào cuộc làm rõ hành vi của CLB này, quan điểm của Chính phủ về vấn đề này như thế nào?

Chánh Văn phòng Bộ Công an Tô Ân Xô: Qua công tác nghiệp vụ và thông tin phản ánh của cơ quan báo chí, Bộ Công an đã nắm được tình hình về hoạt động của CLB Tình người liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ của Bộ, chỉ đạo Công an Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành có liên quan để xác minh làm rõ, nếu có sai phạm sẽ xử lý theo quy định pháp luật.

Lãnh đạo Bộ Công an cũng đã giao cho các đơn vị chức năng, các cục nghiệp vụ chủ động phối hợp với các ban, ngành liên quan rà soát hoạt động của CLB Tình người ở các tỉnh mà CLB này đang hoạt động và các loại hình tương tự để kịp thời ngăn chặn hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tuyên truyền mê tín dị đoan, trục lợi người dân, gây mất an ninh trật tự trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Bộ Công an đang chỉ đạo rất quyết liệt vấn đề này.

PV Ngọc An (báo Tuổi trẻ TPHCM)Liên quan đến vụ xăng dầu giả được cơ quan công điều tra và đang tiếp tục mở rộng điều tra ở phía nam và Đồng Nai, đề nghị Bộ Công an cho biết thêm thông tin về đường dây này: Doanh nghiệp tư nhân phân phối hay đầu mối nào đang bị điều tra hiện nay? Khi nào có thể kết thúc việc điều tra?

Vấn đề thứ hai liên quan đến quản lý tiếng ồn, Báo Tuổi trẻ cũng đã thực hiện một loạt bài, đặc biệt là vấn nạn karaoke. Nhiều địa phương đã mạnh tay xử lý nhưng không có tính đồng bộ. Với những vấn đề bức xúc của người dân, tôi xin hỏi Người phát ngôn Chính phủ cũng như đại diện các bộ, ngành  liên quan như Bộ VHTT&DL, Bộ TN&MT, làm thế nào để có giải pháp quản lý đồng bộ và dẹp được vấn nạn này?

Liên quan đến Quy hoạch điện VIII, hiện nay theo thông tin thì Hội đồng thẩm định nhất trí thông qua dự thảo này. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều ý kiến băn khoăn và cảnh báo về tính khả thi, cơ cấu cân đối nguồn cũng như là quy mô vốn rất lớn. Vậy tôi xin hỏi nhiệm kỳ Chính phủ này có ký thông qua dự thảo Quy hoạch điện VIII không và có tính toán kỹ lưỡng các yếu tố để đảm bảo tới đây khi thực hiện thì chúng ta không phải trả giá đắt giống như trước đây thực hiện Quy hoạch điện VII hay vỡ Quy hoạch điện mặt trời không?

Chánh Văn phòng Bộ Công an Tô Ân Xô: Đầu tháng 2/2021, báo chí và dư luận rất quan tâm đến vụ việc diễn ra tại Đồng Nai. Có thể coi vụ án này, như báo chí miêu tả, là vụ đại án. Trong cuộc họp ngày 18/3, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã quyết định đưa vụ án này vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.

Ngày 8/2/2021, cơ quan cảnh sát điều tra Công an Đồng Nai đã quyết định khởi tố vụ án sản xuất, buôn lậu hàng giả, in, phát hành mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước theo Điều 188, 192 và Điều 203 Bộ luật Hình sự. Quá trình điều tra phát hiện có dấu hiệu buông lỏng quản lý và dấu hiệu bảo kê tiếp tay cho việc buôn lậu xăng dầu giả.

Đến ngày hôm nay, cơ quan công an đã khởi tố 52 bị can về tội buôn lậu, 1 bị can về tội nhận hối lộ. Tang chứng thu giữ gồm 14 tàu thủy, 10 xe bồn, 13 ô tô; hàng triệu lít xăng và hóa chất pha chế xăng giả; trên 123 tỷ đồng tiền mặt, 15 sổ tiết kiệm, 91 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cơ quan chức năng đã niêm phong nhiều bến thủy nội địa, hàng chục cây xăng, bồn chứa xăng; phong tỏa, kê biên hàng chục tài khoản ngân hàng của các đối tượng với số tiền phong tỏa trên 200 tỷ đồng.

Vụ án này cho thấy hoạt động buôn lậu diễn ra đã lâu, trên quy mô rộng, thủ đoạn tinh vi, có sự tham gia của một số cá nhân, tổ chức mà ta gọi là trong hệ thống có sự bảo kê, dẫn đến khó khăn trong việc phá án. Khi cơ quan công an Đồng Nai phát hiện vi phạm, đã báo cáo lãnh đạo Bộ Công an và đồng chí Bộ trưởng, các đồng chí Thứ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra đã trực tiếp điều tra. Để đánh án, Bộ Công an đã cử một Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự có kinh nghiệm hàng chục năm đánh án ở Tây Bắc, mới được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang đi đánh án ở vùng sông nước miền Tây, kết quả đã thành công. Nếu không các đối tượng sẽ tiêu hủy chứng cứ, chúng đã có thủ đoạn chống lại cơ quan điều tra, đưa hối lộ với thủ đoạn tinh vi, mang tính chuyên sâu về nghiệp vụ. Hối lộ không đưa trực tiếp mà quy định với nhau về những điểm giao tiền bí mật. Một người đưa một cục tiền hằng tháng đến và một người đến nhận hoặc là đưa những tài khoản khác nhau.

Ngày 17/2, cơ quan công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Ngô Văn Thụy, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan về tội nhận hối lộ.

Hiện nay, lực lượng chức năng đang mở rộng vụ án, rất nhiều đối tượng liên quan đến việc buôn bán xăng dầu giả, sẽ tiếp tục làm tiếp trong thời gian tới, đặc biệt là vụ án này đã đưa vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo. Vụ việc sẽ mở rộng tiếp trên địa bàn nhiều tỉnh, việc ai nằm trong tầm ngắm, cây xăng dầu nào thì chưa phải là thời điểm công bố.



Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành trả lời tại họp báo. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
 

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành: Môi trường xung quanh chúng ta có rất nhiều thành tố và ô nhiễm tiếng ồn được quan tâm từ rất sớm trong Luật Bảo vệ môi trường 2014. Theo đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 155 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trưởng. Đến Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, việc chống tiếng ồn được quy định chi tiết, cụ thể hơn, thành hẳn 1 điều trong Luật.

Tuy nhiên, có những lý do khiến rất khó quản lý tiếng ồn. Đó là việc “lời nói gió bay”, tiếng ồn kết thúc rồi mà chúng ta không đo đạc, ghi lại được thì không có căn cứ để đánh giá, xử phạt. Đó là một điều hết sức khó. Một số giải pháp trước mắt là công tác tuyên truyền. Đề nghị các phóng viên và báo chí tiếp tục tuyên truyền để trở thành văn hóa, đưa tiêu chí kiểm soát tiếng ồn vào trong các tiêu chí về khu phố văn hóa, gia đình văn hóa.

Tiếp đó là chú trọng tăng cường năng lực cho các cơ quan kiểm tra giám sát, các trang thiết bị để có thể đo đạc và ghi nhận các tiếng ồn làm căn cứ xử phạt theo các quy định và phải áp dụng biện pháp giảm tiếng ồn với từng đối tượng cụ thể. Ví dụ quán karaoke, vũ trường, quán bar phải có các biện pháp cách âm, tiêu âm và các cơ quan quản lý tại địa phương phải có nghiệm thu, kiểm soát. Các cơ sở có sử dụng loa như quán ăn, nhà hàng hay các cửa hàng sử dụng loa âm thanh để quảng cáo cần có cả các quy định về thời gian sử dụng âm thanh trong hoạt động kinh doanh.

Để triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020, Bộ TN&MT cũng đang chỉ đạo việc xây dựng Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính. Các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu để quy định các hành vi này cụ thể hơn. Trong thời gian tới, rất mong các phóng viên, cơ quan báo chí tiếp tục tuyên truyền đưa tin để xây dựng văn hóa, văn minh nơi công cộng, đặc biệt giảm tiếng ồn.



Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời vấn đề liên quan đến quy hoạch điện. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: Liên quan đến Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương cũng như các cán bộ ngành công thương rất chia sẻ những băn khoăn, trăn trở, kể cả lo lắng cho Quy hoạch điện VIII.

Như chúng ta đã biết, hiện nay điện năng quan trọng đối với nền kinh tế cũng như sự phát triển của đất nước khi mà chúng ta đang hướng tới là đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nếu không đảm bảo được điện thì chắc chắn là không đạt được mục đích, mục tiêu mà Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã đề ra.

Quy hoạch điện VIII là cả một công trình khi thực hiện đến gần những công đoạn cuối, trước khi Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ để lấy ý kiến, để có thể xem xét về việc kí phê duyệt và ban hành, cũng đã lấy ý kiến rộng rãi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các bộ, ban, ngành, đơn vị và thậm chí là các cá nhân, gồm các chuyên gia, nhà khoa học liên quan. Chúng tôi đã đăng tải toàn bộ dự thảo Quy hoạch điện VIII trên Cổng TTĐT Bộ Công Thương, rất nhiều cơ quan khác đã lấy dự thảo này để trực tiếp xin ý kiến các hội viên của mình và các đối tượng có liên quan khác.

Sau khi nhận được đầy đủ các ý kiến góp ý, Bộ đã chỉ đạo đơn vị tư vấn tiếp thu giải trình, hoàn thiện đề án Quy hoạch điện VIII. Toàn bộ nội dung chính về tiếp thu giải trình của Bộ Công Thương cũng đã được đăng tải trên Cổng TTĐT của Bộ vào ngày 17/3/2021 theo quy định.

Hội đồng Thẩm định Quy hoạch điện VIII  do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 240 ngày 24/2/2021 có 30 thành viên, trong đó có 3 ủy viên phản biện và 27 ủy viên đến từ các bộ ngành. Trực tiếp Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng là Chủ tịch Hội đồng thẩm định.

Hội đồng thẩm định đã tổ chức 2 buổi thẩm định do Chủ tịch Hội đồng chủ trì. Tại buổi họp lần 2 , theo quy định là buổi cuối cùng với sự tham dự của 26 thành viên, các thành viên đã nhất trí thông qua toàn bộ các nội dung của Quy hoạch điện VIII với số phiếu 26/26 thành viên, đạt 100% số phiếu.

Chúng tôi đánh giá Quy hoạch điện VIII được quy hoạch bài bản, công phu và đã đạt được nhiều kết quả. Phương án phát triển điện lực đáp ứng được các tiêu chí đặt ra tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 2 năm 2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng như nhiều chỉ đạo quan trọng khác của Đảng và Chính phủ và đưa  ra 3 nhóm cơ chế, 11 giải pháp trên cơ sở rút kinh nghiệm từ những lần xây dựng quy hoạch điện quốc gia giai đoạn trước để đảm bảo tính khả thi trong quá trình triển khai.

Cơ cấu nguồn điện sẽ được phát triển theo hướng đa đạng hơn, dành sự ưu tiên cao cho phát triển năng lượng tái tạo với cơ cấu và sự phân bố hợp lý hơn giữa từng khu vực, từng miền, không phụ thuộc vào bất kỳ loại hình nguồn điện nào, đồng thời hạn chế tối đa việc phát triển các nguồn điện gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới môi trường, phù hợp với các cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong việc chống lại các nguy cơ gây biến đổi khí hậu.

Tính mở và linh hoạt của Quy hoạch điện VIII cũng sẽ là những điểm mới trong cách thức tiếp cận xây dựng Đề án lần này. Yếu tố mở và linh hoạt vừa là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ khi giao nhiệm vụ xây dựng quy hoạch cho Bộ Công Thương, vừa là sự tiếp thu những ý kiến đóng góp cũng như từ thực tiễn của quá trình xây dựng và triển khai Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Do đó, quy hoạch điện VIII chỉ đưa ra danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành điện, trong đó tập trung xem xét trong giai đoạn quy hoạch 2021-2030, nhưng có định hướng đến năm 2045.

Riêng đối với năng lượng tái tạo, năng lượng mới, Quy hoạch điện VIII chỉ đưa ra tổng công suất dự kiến phát triển thêm và phân bố không gian theo vùng, địa phương, không đưa tên các dự án cụ thể. Quá trình lựa chọn danh mục các dự án cụ thể sau này sẽ được Bộ Công Thương phối hợp với các địa phương rà soát, nghiên cứu đưa vào kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Sau khi kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch điện VIII được duyệt, quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư phát triển dự án sẽ tuân thủ theo các quy định tại Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu đảm bảo tính công khai, minh bạch.

Đây không phải là chúng ta chỉ định các nhà đầu tư mà phải thông qua việc đấu thầu. Chúng tôi cũng đã trình Chính phủ và rất hy vọng là sẽ được phê chuẩn và ban hành ngay trong nhiệm kỳ Chính phủ lần này.

Nhóm PV

Theo baochinhphu.vn
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
NHNN tổ chức Họp báo thông tin kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng quý I/2024
NHNN tổ chức Họp báo thông tin kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng quý I/2024
19/04/2024 95 lượt xem
Ngày 19/4/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo thông tin kết quả điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) và hoạt động ngân hàng quý I/2024. Đồng chí Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực NHNN chủ trì buổi Họp báo.
NHNN tiếp tục duy trì thứ hạng cao về chỉ số cải cách hành chính (Par Index) năm 2023
NHNN tiếp tục duy trì thứ hạng cao về chỉ số cải cách hành chính (Par Index) năm 2023
19/04/2024 79 lượt xem
Sáng ngày 17/4/2024, tại Trụ sở Bộ Nội vụ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ đã tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh hệ thống công nghệ thông tin xuất sắc tại Giải thưởng Sao Khuê năm 2024
Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh hệ thống công nghệ thông tin xuất sắc tại Giải thưởng Sao Khuê năm 2024
18/04/2024 59 lượt xem
Ngày 13/4/2024, vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, hai hệ thống/sản phẩm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê năm 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp Agribank nhận giải thưởng này.
Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên cột mốc vàng lịch sử Điện Biên Phủ
Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên "cột mốc vàng" lịch sử Điện Biên Phủ
17/04/2024 203 lượt xem
Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
BIDV, ADB và NFSC đồng tổ chức Hội thảo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”
BIDV, ADB và NFSC đồng tổ chức Hội thảo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”
17/04/2024 160 lượt xem
Ngày 16/4/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (NFSC) đồng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”.
Đảng ủy Cơ quan Ngân hàng Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 16
Đảng ủy Cơ quan Ngân hàng Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 16
17/04/2024 179 lượt xem
Ngày 16/4/2024 tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Đảng ủy Cơ quan Ngân hàng Trung ương (NHTW) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 16 (mở rộng), nhiệm kỳ 2020-2025, dưới sự chủ trì của Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Cơ quan NHTW.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường các biện pháp phối hợp quản lý thị trường vàng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường các biện pháp phối hợp quản lý thị trường vàng
16/04/2024 196 lượt xem
Ngày 15/4/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý thị trường vàng; đồng thời, có văn bản chỉ đạo NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng thực hiện các nhiệm vụ.
Ba giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024
Ba giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024
15/04/2024 241 lượt xem
Ba giải pháp số của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam là VCB CashUp, Host to Host/API Intergration và VCB i-School được đánh giá cao và vinh danh tại lễ trao giải thưởng Sao Khuê 2024.
Lễ phát động phong trào thi đua “xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước tại tỉnh Hòa Bình
Lễ phát động phong trào thi đua “xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước tại tỉnh Hòa Bình
14/04/2024 330 lượt xem
Sáng 13/4/2024, tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.800

83.800

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.800

83.800

Vàng SJC 5c

81.800

83.820

Vàng nhẫn 9999

74.800

76.700

Vàng nữ trang 9999

74.700

76.000


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,100 25,440 26,252 27,714 30,724 32,055 157.77 167.11
BIDV 25,130 25,440 26,393 27,618 30,763 32,067 158.12 166.59
VietinBank 25,090 25,443 26,504 27,799 31,154 32,164 160.64 168.59
Agribank 25,100 25,440 26,325 27,607 30,757 31,897 159.58 167.50
Eximbank 25,040 25,440 26,425 27,239 30,914 31,866 160.82 165.77
ACB 25,110 25,442 26,596 27,279 31,230 31,905 161.07 166.37
Sacombank 25,170 25,420 26,701 27,261 31,332 31,835 162.03 167.05
Techcombank 25,192 25,442 26,362 27,707 30,760 32,094 157.36 169.78
LPBank 24,960 25,440 26,088 27,611 30,970 31,913 158.36 169.76
DongA Bank 25,170 25,440 26,570 27,260 31,080 31,940 159.20 166.40
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?