Đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới tác động của đại dịch Covid-19 và một số khuyến nghị
04/08/2021 29.815 lượt xem
Theo thông lệ, khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn thì đầu tư sẽ chững lại, vậy trong bối cảnh thị trường tăng như hiện nay, cơ hội của nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư cá nhân như thế nào?


1. Đặt vấn đề
 
Trong giai đoạn 2016 - 2020, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chứng kiến những biến động mạnh của chỉ số VN-Index. Tháng 01/2016, khi VN-Index dao động quanh ngưỡng 550 điểm, sau 2 năm tăng trưởng liên tục VN-Index đã vượt mốc 1.200 điểm vào tháng 4/2018. Đại dịch Covid-19 khởi phát cuối năm 2019 đầu năm 2020 đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sự giảm mạnh đầu năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thì nửa cuối năm các TTCK vẫn ghi nhận mức tăng tốt, trong đó VN-Index tăng gần 15% với điểm nhấn là dòng tiền tăng mạnh trong những phiên cuối năm. VN-Index vẫn tiếp tục tăng trong quý 1/2021, dòng tiền được các nhà đầu tư đổ vào thị trường với số lượng ngày càng tăng. Theo thông lệ, khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn thì đầu tư sẽ chững lại, vậy trong bối cảnh thị trường tăng như hiện nay, cơ hội của nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư cá nhân như thế nào?  
 
2. Bức tranh đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam
 
2.1. Giao dịch của nhà đầu tư cá nhân
 
Tại Việt Nam, nhà đầu tư cá nhân đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường trong suốt 20 năm qua. Theo dõi Hình 1, từ năm 2016 đến năm 2020, khối lượng và giá trị giao dịch của nhà đầu tư cá nhân luôn xoay quanh mức 80%. Mặc dù năm 2019, tỷ lệ này xuống thấp nhất (79%) nhưng lập tức quay trở lại 86% vào nửa cuối năm 2020 và 88% trong tháng 01/2021. Lượng suy giảm đầu năm 2020 là do những tác động đáng kể của đại dịch Covid-19. 

2.2. Số lượng tài khoản 
 
Theo báo cáo cập nhật mới nhất từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD), tính đến cuối tháng 5/2021, tổng số tài khoản nhà đầu tư giao dịch chứng khoán trên thị trường Việt Nam đạt hơn 3,25 triệu, trong đó, có gần 99% tài khoản của cá nhân trong nước, tăng hơn 742.000 tài khoản so với cùng kỳ năm trước. 
 
   
 
  
Sự tăng trưởng của TTCK năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 bất chấp đại dịch Covid-19 có thể giải thích bởi một số lý do sau:
 
Thứ nhất, đại dịch Covid-19 bùng lên trên thế giới và Việt Nam khiến hoạt động kinh doanh và đời sống xã hội ở nhiều nơi ngưng trệ, nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân công, thu hẹp hoạt động kinh doanh và đầu tư. Nhìn ở góc độ tiêu cực thì dịch bệnh và các lệnh phong tỏa, giãn cách làm người dân cả nước phải ở nhà nhiều hơn, tuy nhiên, đó lại là thuận lợi vì họ có nhiều thời gian rảnh rỗi muốn tìm kiếm thêm thu nhập thì khó tìm được kênh đầu tư nào tiện lợi hơn chứng khoán. Chỉ ngồi ở nhà là tìm hiểu được hầu hết thông tin về các cổ phiếu mà mình quan tâm và có thể đặt lệnh online hoặc gọi điện cho nhân viên môi giới của công ty chứng khoán để đặt lệnh. Đây được gọi là ứng TINA (There Is No Alternative - không có lựa chọn thay thế tốt hơn).
 
Thứ hai, Việt Nam cũng thực hiện điều chỉnh các loại lãi suất điều hành để hỗ trợ nền kinh tế, mặt bằng lãi suất giảm khiến các kênh đầu tư an toàn như gửi tiết kiệm trở nên kém hấp dẫn vì có mức sinh lời rất thấp. Do đó, cổ phiếu trở nên hấp dẫn so với các kênh đầu tư truyền thống.
 
TTCK thường được xem là tấm gương phản ánh nền kinh tế: khi kinh tế tốt thì TTCK đi lên và ngược lại, khi kinh tế suy thoái thì TTCK đi xuống. Thế nhưng đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi tất cả, trong khi kinh tế Mỹ và nhiều nước rơi vào suy thoái thì chứng khoán lại thăng hoa.
 
Thứ ba, hiệu ứng TINA xuất hiện ở Việt Nam năm 2020 khiến cho VN-Index liên tiếp lập đỉnh mới, đạt hơn 1.200 điểm trong tháng 01/2021. Nhưng mốc 1.200 điểm ở tháng 01/2021 khác xa với 1.200 điểm giai đoạn 2007. Thời điểm năm 2007, tuy cũng có tình trạng nhà nhà, người người nói về chứng khoán, nhưng lượng vốn vào thị trường vẫn không quá đột biến so với giai đoạn trước đó, số lượng doanh nghiệp niêm yết và quy mô TTCK khi ấy còn nhỏ so với nền kinh tế.
 
Dòng tiền chảy vào chứng khoán khiến giá nhiều cổ phiếu tăng liên tục làm cho những người chậm chân càng thấy sốt ruột hơn, và hiệu ứng FOMO (Fear Of Missing Out - hội chứng sợ bỏ lỡ) phát huy tác dụng không chỉ với từng cổ phiếu riêng lẻ mà với toàn bộ TTCK.
 
Thứ tư, việc nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu trong thời gian ngắn cũng khá dễ hiểu: Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch Covid -19, nền kinh tế cũng như TTCK thế giới và trong nước đều có thể xuất hiện những biến động. Việc nhanh chóng tham gia và bán cổ phiếu để thu lời trong ngắn hạn nhằm giảm thiểu rủi ro trước diễn biến thị trường là tâm lý chung của nhiều nhà đầu tư.

 
3. Cơ hội của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK dưới tác động của đại dịch Covid 19
 
3.1. Còn nhiều dư địa tăng trưởng cho TTCK
 
Thành công của Chính phủ Việt Nam trong việc phòng ngừa và kiểm soát đại dịch Covid-19 không chỉ giữ cho xã hội bình yên và kinh tế tăng trưởng mà còn góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên thế giới, góp phần biến Việt Nam trở thành điểm đến an toàn và hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài. Đây sẽ là điểm cộng rất lớn cho tương lai nền kinh tế và tương lai TTCK trong các năm tới. Ngoài ra, các đợt tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 đã bắt đầu tại hầu hết các thị trường trong khu vực giúp củng cố lòng tin của nhà đầu tư.
 
Sự xuất hiện của lớp nhà đầu tư mới (F0) là phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, người dân  đa dạng các kênh đầu tư bằng cách giữ một chút tiền mặt, vàng và còn lại là cổ phần doanh nghiệp. Hiện nay, theo thống kê, một nửa dân số Mỹ có trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia đầu tư chứng khoán, trong khi đó Việt Nam phấn đấu năm 2025 đạt mức 5% dân số mở tài khoản chứng khoán, dư địa tăng vẫn còn nhiều.
 
Hiệu ứng TINA và FOMO trên TTCK năm 2020 có thể sẽ tiếp diễn mạnh hơn ở năm 2021. Dòng tiền từ  kênh tiết kiệm đang đổ dồn vào chứng khoán. Khi đã hình thành một xu hướng thì sẽ không dễ đảo ngược, trừ phi xuất hiện yếu tố đột biến đủ lớn.


3.2. Hàng hóa trên thị trường tăng và đa dạng 
 
Triển vọng kinh tế toàn cầu được cải thiện và tiến triển trong việc tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 đã thúc đẩy tỷ suất sinh lời của trái phiếu tại các nước mới nổi khu vực Đông Á. Trong bối cảnh thị trường trái phiếu của các nước trong khu vực tăng thì thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam cũng tăng 8,1% so với quý 3/2020, đạt 71 tỷ USD vào cuối tháng 12/2020, bởi sự gia tăng đều đặn ở cả hai mảng trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp.
 
Trái phiếu Chính phủ của Việt Nam tăng 7,1% so với quý 3/2020, đạt 58,8 tỷ USD vào cuối tháng 12/2020, chiếm 82,8% tổng lượng trái phiếu của cả nước. Trái phiếu doanh nghiệp cũng duy trì  tăng trưởng, với mức tăng 13,6% so với quý 3/2020 và 169,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 12,2 tỷ USD vào cuối tháng 12/2020.
 
Theo Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam, trong năm 2020, thị trường đón nhận thêm tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành là 368.000 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2019. Đặc biệt, trái phiếu xanh đang là xu thế và mở ra kênh huy động vốn mới cho các dự án đầu tư dài hạn
 
3.3. Tính thanh khoản của thị trường cao
 
Thanh khoản tăng mạnh là điểm nhấn của TTCK Việt Nam trong năm 2020, đặc biệt là những tháng nửa đầu năm 2021. Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), kết thúc phiên giao dịch ngày 31/5/2021, các chỉ số chứng khoán trên HOSE giữ vững chuỗi tăng trưởng ấn tượng trong suốt 5 tháng đầu năm 2021. Theo đó, chỉ số VN-Index đạt mức 1.328,5 điểm, tăng 7,15% so với tháng 4/2021 và tăng 20,31% so với cuối năm 2020. Thanh khoản tháng 5/2021 đạt cao nhất từ trước tới nay, với giá trị giao dịch bình quân phiên đạt trên 21.937 tỷ đồng/phiên.
 
Dòng tiền mới từ nhà đầu tư F0 mang đến thanh khoản cao cho TTCK.  Các dòng vốn từ các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) cũng tác động tích cực đến TTCK Việt Nam trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021. Ngoài các quỹ ETF quen thuộc như FTSE ETF, VFM VN30 hay V.N.M ETF, sự bùng nổ của các quỹ ETF nội cũng cho thấy được sức hấp dẫn của TTCK Việt Nam.  
 
Tính thanh khoản cao của thị trường đến từ hai lý do: (i)  Trước tiên, nền kinh tế Việt Nam năm 2021 được đánh giá là có cơ hội phục hồi cao hơn so với nhiều nước khác nhờ công tác quản lý, kiểm soát tốt đại dịch Covid-19. Việt Nam cũng có nhiều cơ hội hưởng lợi từ sự dịch chuyển hiện nay của các chuỗi cung ứng sang những quốc gia có chi phí sản xuất thấp; (ii) Bên cạnh đó, nội tại TTCK trong nước năm 2021 sẽ có nhiều thay đổi tích cực về chất; yếu tố nội tại của doanh nghiệp niêm yết cũng tương đối tốt. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết theo báo cáo tài chính quý 4/2020 (chưa kiểm toán) ghi nhận 82% doanh nghiệp có lãi.
 
4. Một số khuyến nghị
 
4.1. Đối với nhà đầu tư cá nhân
 
Một là, cẩn trọng hơn với rủi ro Mặc dù Việt Nam kiểm soát dịch bệnh Covid-19 khá tốt, tuy nhiên, điều này không cam kết sự an toàn với những diễn biến bất thường của các biến thể SAR-CoV-2 mới. Nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 nghiêm trọng hơn tại Việt Nam và trên thế giới, những tác động tiêu cực tới nền kinh tế là không tránh khỏi. Tâm lý đám đông, hiệu ứng TINA hay FOMO đôi khi khiến người ta quên mất việc phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, thị trường đang lên là lúc thị trường cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất.

Hai là, cần cập nhật các kiến thức tài chính, nâng cao tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư trên TTCK, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân Phần lớn nhà đầu tư cá nhân mới gia nhập thị trường (F0) còn hạn chế về kiến thức tài chính, do đó dễ gặp rủi ro trong quá trình đầu tư ban đầu, tính chuyên nghiệp cũng chưa cao. Để nắm bắt được cơ hội đầu tư thì mỗi nhà đầu tư cá nhân cần trang bị kiến thức tài chính căn bản, hiểu về TTCK cũng như bối cảnh đầu tư.

Ba là, cẩn trọng với bong bóng chứng khoán
Chưa có dấu hiệu rõ ràng, nhưng dòng tiền đổ vào chứng khoán lớn trong thời gian qua rất dễ tạo nên bong bóng cho chứng khoán.Việc quá nhiều nhà đầu tư tham gia trong thời gian ngắn với lượng tiền lớn dễ đẩy giá chứng khoán vượt quá giá trị thật. Tâm lý lướt sóng sẽ không bền mà nên kết hợp cả những mã cổ phiếu nắm giữ lâu dài.

Bốn là, cẩn trọng với margin caoHiện nay, margin đang ở mức cao, một số công ty chứng khoán đã vượt trần cho vay ký quỹ. Theo thống kê, hơn 30 công ty chứng khoán trên thị trường tính đến ngày 31/03/2021 đã cho nhà đầu tư vay hơn 110.000 tỷ đồng, là mức cao kỷ lục của chứng khoán Việt Nam. Margin cao sẽ tiềm ẩn rủi ro lớn khi thị trường điều chỉnh. Nhà đầu tư chỉ nên sử dụng margin khi có dòng tiền ổn định cho gia đình.
 
4.2. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

Một là, tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ TTCK trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp
Nếu diễn biến đại dịch Covid-19phức tạp hơn, việc hạn chế đi lại và giãn cách xã hội là điều bắt buộc, do đó cần cắt giảm các thủ tục hành chính, xây dựng phương án làm việc online... để thị trường vẫn đảm bảo lưu thông dòng tiền trong toàn bộ nền kinh tế.
Chính phủ nên ban hành các văn bản hướng dẫn về cách thức ứng phó với tác động của những đợt bùng phát dịch, cũng như các biện pháp cụ thể nhằm khôi phục hoạt động của thị trường và hạn chế việc thị trường phản ứng thái quá với những cú sốc gây ra hiện tượng giảm giá một cách hỗn loạn. Cần tăng cường sự chủ động và sự chuẩn bị sẵn sàng cả từ phía cơ quan quản lý, cơ quan giám sát và các định chế tài chính có vai trò rất quan trọng, trong đó cần lưu ý xây dựng các kế hoạch đảm bảo duy trì hoạt động và cung cấp dịch vụ tài chính, cũng như có kế hoạch, phương án quản lý rủi ro có thể phát sinh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.
 
Hai là, tăng cường vai trò của đại lý đầu tư, tư vấn chuyên nghiệp, các quỹ mở, ETFs cổ phiếu và trái phiếu được vận hành bởi các quỹ đầu tư uy tín để đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân…
 
Ba là, tăng cường đầu tư cho công nghệ, đảm bảo hệ thống cơ sở hạ tầng, kiểm soát rủi ro trong điều kiện làm việc từ xa làm tăng nguy cơ rủi ro an ninh mạng 
Sự gia tăng nhanh chóng số lượng các nhà đầu tư đã làm cho sàn giao dịch thường xuyên bị quá tải, nghẽn lệnh. Điều này cản trở thị trường tăng trưởng. Trong thời đại của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kinh tế số, tài chính số phát triển ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam cần có những bước tiến mạnh mẽ hơn về thể chế, công nghệ, nguồn nhân lực, mức độ chuyên nghiệp, minh bạch, khả năng chống chịu, ứng phó với các cú sốc bên ngoài. 
Bên cạnh đó, việc các tổ chức, cá nhân phải chuyển sang làm việc tại nhà và chuyển phần lớn hoạt động kinh doanh của mình sang nền tảng kỹ thuật số đã làm tăng đáng kể nguy cơ bị tấn công mạng, khiến các giao dịch và công tác quản trị trở nên rủi ro hơn. Vì vậy, các cơ quan giám sát, các nhà quản lý cần đảm bảo truy cập từ xa an toàn và bảo vệ quyền truy cập vào các hệ thống giao dịch. Đồng thời, yêu cầu các thành viên thị trường có những biện pháp tương tự để đảm bảo an toàn trước rủi ro an ninh mạng, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư cũng như an toàn của hệ thống.
 
Bốn là, đảm bảo tính minh bạch của thị trường ở hai khía cạnh
(i) Yêu cầu các thành viên thị trường cung cấp thông tin kịp thời đối với các sự kiện bất thường. Các yêu cầu công bố thông tin đối với các tổ chức phát hành là đặc biệt quan trọng trước tác động của đại dịch Covid-19 đối với doanh thu và lợi nhuận của công ty. Các cơ quan quản lý cũng đang phải đối phó với tình trạng chậm công bố thông tin, báo cáo và các vấn đề khác ảnh hưởng đến các công ty đại chúng và các tổ chức được giám sát.
(ii) Cung cấp thông tin rõ ràng và kịp thời cho các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm về các rủi ro thị trường. Việc các cơ quan quản lý chủ động cung cấp, hướng dẫn và giải thích về các biện pháp nghiệp vụ như ngắt mạch, ngừng giao dịch… cho nhà đầu tư sẽ góp phần tránh áp lực giao dịch bán tháo. 
 
Năm là, nâng cao năng lực giám sát của cơ quan giám sát
Các cơ quan Nhà nước cần nâng cao năng lực giám sát thông qua việc xác định các rủi ro trọng yếu (rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro thanh toán, rủi ro an ninh mạng…), cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ khả năng giám sát từ xa trong trường hợp dịch bệnh phức tạp hơn, tăng cường tần suất giám sát thông qua việc quy định cung cấp thông tin tài chính một cách đầy đủ và liên tục, tăng cường phối hợp giám sát thông qua việc chia sẻ thông tin.
 
Sáu là, Ngân hàng Nhà nước nên tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại kiểm soát chặt chẽ dòng tín dụng đầu tư vào TTCK để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường này, nhằm tránh sự phát triển quá nóng gây nguy cơ “bong bóng”, rủi ro cao.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. A Study on the Impact of COVID- 19 on Investor Behaviour of Individuals in a Small Town in the State of Madhya Pradesh, India.
2. Agustin Carstens (2020), Supervisory priorities in the age of Covid and beyond, ASBA-BCBS-FSI high-level virtual session.
3. Antonio Pancorbo, David Lukas Rozumek& Katharine Seal (2020), Supervisory Actions and Priorities in Response to the COVID-19 Pandemic Crisis, Special Series on Financial Policies to Respond to COVID-19.

TS. Trịnh Thị Phan Lan
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024: Triển vọng tích cực
Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024: Triển vọng tích cực
26/03/2024 590 lượt xem
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua năm 2023 đầy biến động, tuy nhiên, vẫn kết thúc với những dấu hiệu tích cực. Năm 2024 được dự đoán sẽ tiếp tục là một năm đầy triển vọng với sự phục hồi kinh tế toàn cầu và những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Chính phủ.
Chuyển đổi số để cải cách hiệu quả các thủ tục hành chính lĩnh vực chứng khoán
Chuyển đổi số để cải cách hiệu quả các thủ tục hành chính lĩnh vực chứng khoán
12/03/2024 2.153 lượt xem
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 67/QĐ-UBCK về kế hoạch cải cách thủ tục hành chính năm 2024, trong đó phấn đấu có tối thiểu 70% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến.
Nâng hạng thị trường chứng khoán, hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
Nâng hạng thị trường chứng khoán, hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
06/03/2024 2.584 lượt xem
Có 2 vấn đề cần được tháo gỡ để thị trường chứng khoán được FTSE Russell nâng hạng, đó là yêu cầu ký quỹ trước giao dịch và giới hạn sở hữu nước ngoài.
Chứng khoán vận hành Hệ thống công bố thông tin một đầu mối kể từ 8/3
Chứng khoán vận hành Hệ thống công bố thông tin một đầu mối kể từ 8/3
05/03/2024 2.502 lượt xem
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, từ 8/3/2024 sẽ vận hành Hệ thống công bố thông tin một đầu mối áp dụng đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán. Trước mắt, sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Thị trường chứng khoán quốc tế, Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024
Thị trường chứng khoán quốc tế, Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024
04/01/2024 5.844 lượt xem
Thị trường chứng khoán toàn cầu năm 2023 tăng trưởng vượt trội tại các thị trường chứng khoán lớn như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, trong khi thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng trưởng suy giảm, thị trường chứng khoán châu Âu tăng với tốc độ vừa phải.
Tháng 11: Thị trường cổ phiếu niêm yết tăng 9,5%
Tháng 11: Thị trường cổ phiếu niêm yết tăng 9,5%
05/12/2023 5.206 lượt xem
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX): Tháng 11/2023, thị trường cổ phiếu niêm yết tại HNX có xu hướng tăng sau 2 tháng giảm điểm liên tiếp, chỉ số HNX Index có các phiên tăng điểm khá mạnh trong đầu tháng 11 và đóng cửa ở mức 226,15 điểm, tăng 9,5% so với cuối tháng 10/2023.
Chung tay thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững
Chung tay thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững
02/11/2023 4.895 lượt xem
Nhằm hạn chế những bất ổn và thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát triển ổn định, bền vững, thời gian qua, Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp: Chọn lựa các doanh nghiệp uy tín
Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp: Chọn lựa các doanh nghiệp uy tín
04/10/2023 6.299 lượt xem
Các chuyên gia cho rằng, việc lựa chọn đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp giai đoạn hiện nay sẽ không còn dễ dàng. Nhà đầu tư phải cân nhắc, chọn lựa trái phiếu của những doanh nghiệp uy tín, phát hành minh bạch, chiến lược kinh doanh ổn định, hoạt động hiệu quả; tuyệt đối không nghe tin đồn mà có thể bị ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.
Tăng tốc để hoàn thành mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán
Tăng tốc để hoàn thành mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán
29/09/2023 6.827 lượt xem
Sau nhiều năm, các bước đi để tiến tới nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi được tiếp tục khởi rộng và tăng tốc với những nỗ lực, quyết tâm từ cơ quan quản lý.
Cảnh báo nhà đầu tư khi giao dịch tiền mã hóa trên các ứng dụng, sàn giao dịch chứng khoán chưa được cấp phép
Cảnh báo nhà đầu tư khi giao dịch tiền mã hóa trên các ứng dụng, sàn giao dịch chứng khoán chưa được cấp phép
25/09/2023 5.604 lượt xem
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khẳng định, không quản lý các sàn giao dịch chứng khoán như Gate.io, GoldFinger Finance, Vietdiamondstocks,… và hoạt động giao dịch trên các sàn này; các loại tiền kỹ thuật số như Pi, USDT, BUSD,.. không phải là chứng khoán và việc mua bán các loại tiền kỹ thuật số nêu trên của nhà đầu tư chưa được pháp luật quy định.
Giá trị giao dịch trái phiếu Chính phủ tháng 8 tăng hơn 11% so tháng trước
Giá trị giao dịch trái phiếu Chính phủ tháng 8 tăng hơn 11% so tháng trước
07/09/2023 6.875 lượt xem
Thống kê từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, tháng 8, HNX tổ chức 20 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành với tỷ lệ trúng thầu đạt 92,69%. Đáng chú ý, giao dịch thứ cấp trái phiếu Chính phủ bình quân đạt hơn 5.830 tỷ đồng/phiên, tăng 11,69% so tháng 7.
Hệ thống KRX giúp đẩy nhanh tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam
Hệ thống KRX giúp đẩy nhanh tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam
29/08/2023 6.846 lượt xem
Hệ thống KRX dự kiến đi vào vận hành cuối năm 2023, sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam cải thiện về thanh khoản, vốn hóa và giải quyết được nhiều nút thắt của thị trường hiện nay để tiến tới được nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi.
Tỷ giá tăng ảnh hưởng tới dòng vốn ngoại vào thị trường chứng khoán
Tỷ giá tăng ảnh hưởng tới dòng vốn ngoại vào thị trường chứng khoán
24/08/2023 6.532 lượt xem
Tỷ giá tăng khiến dòng vốn ngoại rút ròng, không vào thêm tiền, làm giảm động lực tăng giá của thị trường chứng khoán, nhưng sẽ không quá đáng ngại với sự hỗ trợ từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đạt hơn 5.700 tỷ đồng sau 1 tháng đi vào vận hành
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đạt hơn 5.700 tỷ đồng sau 1 tháng đi vào vận hành
23/08/2023 6.122 lượt xem
Sau 1 tháng đi vào hoạt động, hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội được vận hành an toàn, thông suốt, các vấn đề kỹ thuật được bảo đảm. Quy mô thị trường tiếp tục tăng trưởng và thanh khoản trái phiếu được duy trì.
Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam: Giao dịch hợp đồng VN30 tăng bình quân 27,46%/năm
Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam: Giao dịch hợp đồng VN30 tăng bình quân 27,46%/năm
15/08/2023 7.069 lượt xem
Sau 6 năm hoạt động, thị trường chứng khoán phái sinh đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định, giao dịch sôi động với mức tăng bình quân trên 2 con số, với hơn 1,3 triệu tài khoản.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

79.300

81.300

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

79.300

81.300

Vàng SJC 5c

79.300

81.320

Vàng nhẫn 9999

68.500

69.750

Vàng nữ trang 9999

68.400

69.250


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,590 24,960 26,123 27,556 30,490 31,787 158.88 168.16
BIDV 24,645 24,955 26,329 27,558 30,623 31,921 159.49 167.99
VietinBank 24,545 24,965 26,353 27,648 30,916 31,926 160.45 168.4
Agribank 24,610 24,955 26,298 27,570 30,644 31,779 159.81 167.89
Eximbank 24,580 24,970 26,426 27,196 30,846 31,746 161.32 166.02
ACB 24,590 24,990 26,466 27,124 30,989 31,632 160.93 166.09
Sacombank 24,585 24,945 26,552 27,112 31,086 31,598 161.79 166.8
Techcombank 24,616 24,959 26,918 27,538 30,506 31,826 157.09 169.49
LPBank 24,400 25,100 26,147 27,684 30,958 31,917 159.21 170.66
DongA Bank 24,640 24,990 26,440 27,130 30,860 31,710 159.00 166.20
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?