Công lao to lớn và tấm gương đạo đức sáng ngời của Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đầu tiên
12/05/2021 5.155 lượt xem
Ngày 6/5/1951, tại Hang Bòng thuộc xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15-SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), chính thức khai sinh một ngành kinh tế mới cho đất nước, với các nhiệm vụ chủ yếu: Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ; quản lý Kho bạc Nhà nước; huy động vốn và cho vay để phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa; quản lý hoạt động kim dung bằng biện pháp hành chính; quản lý ngoại hối, các khoản giao dịch bằng ngoại tệ và đấu tranh tiền tệ với địch.
 


Bác Hồ với Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đầu tiên Nguyễn Lương Bằng (ảnh chụp ngày 19/5/1957)
 
Khi Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập, Đảng đã tuyển chọn và điều sang ngân hàng một số lượng lớn đảng viên và cán bộ chính trị để làm nòng cốt; trong đó nhiều người là cán bộ cấp khu, tỉnh và huyện đã được giao trách nhiệm lãnh đạo ngân hàng các cấp. Đứng đầu một Ngân hàng như vậy phải là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, rất mực trung thành với lợi ích của Đảng, của dân tộc và của Nhân dân, có đạo đức cách mạng trong sáng, có uy tín ở Trung ương và các địa phương. Vì vậy, Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch đã chọn đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Tài chính Tổng bộ Việt Minh, Trưởng tiểu ban Kinh tế - Tài chính của Đảng để giao trọng trách này. Cùng ngày 6/5/1951, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số 16-SL bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Lương Bằng giữ chức Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.
 
Ðồng chí Nguyễn Lương Bằng (với các bí danh: Anh Cả, Anh Cả Đỏ, Sao Đỏ - những tên gọi kính trọng mà nhiều thế hệ chiến sĩ cộng sản dành tặng) là người con ưu tú của quê hương Hải Dương, người chiến sĩ cộng sản mẫu mực, kiên trung, thuộc lớp chiến sĩ đầu tiên của cách mạng Việt Nam, là người học trò và người bạn chiến đấu sớm nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người hoạt động xuất sắc của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng Việt Nam. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo ở thôn Ðông, nay thuộc xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, lớn lên trong bối cảnh đất nước bị nô lệ, nhân dân phải sống cực khổ, lầm than, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã sớm có tinh thần yêu nước, thương dân, lòng căm thù thực dân xâm lược, sớm nuôi ý chí phá bỏ ách kìm kẹp, bóc lột, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Khi gặp được Chủ tịch Hồ Chí Minh, được giác ngộ về con đường giải phóng dân tộc, đồng chí đã nhanh chóng trở thành người chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất, một lòng, một dạ hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
 
Trong những năm đầu tham gia công tác cách mạng dưới sự chỉ dẫn trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí hoạt động trong những người yêu nước Việt Nam ở nước ngoài, ở trên tàu biển, ở miền Bắc và miền Nam. Ðồng chí là người góp phần xây dựng những nền tảng đầu tiên về chính trị, tư tưởng và tổ chức của Ðảng, một trong những người truyền bá chủ nghĩa cộng sản khoa học ở nước ta. Trong 20 năm hoạt động cách mạng dưới chế độ thực dân, từ năm 1925 đến năm 1945, đồng chí bị bắt 3 lần và cũng 3 lần vượt ngục. Ðương đầu với những cuộc tra tấn dã man của bọn đế quốc, đồng chí không hề nao núng, rất mực trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Ðảng Cộng sản và giai cấp công nhân, luôn nêu cao khí tiết cách mạng. Sao Ðỏ đã trở thành một tấm gương lớn đối với những người cách mạng, còn kẻ thù thì khiếp sợ vì chúng không tài nào lay chuyển nổi một chiến sĩ cộng sản gan vàng dạ sắt. Qua hơn 10 năm tù đày ở nhiều nhà tù, từng trải qua mọi thử thách của sự khủng bố, thiếu thốn, bệnh tật, đồng chí kiên trì hoạt động cách mạng, lãnh đạo và giáo dục các đồng chí của mình đấu tranh với kẻ thù và bọn phản bội. Lần vượt ngục thứ 3 của đồng chí vào năm 1943 là một thành công kỳ diệu, một cuộc vượt ngục thành công hiếm có, như một huyền thoại, từ nhà tù Sơn La qua những con đường cực kỳ nguy hiểm về với Ðảng và Nhân dân.
 
Là thành viên của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã cùng các đồng chí lãnh đạo của Ðảng và của Tổng bộ Việt Minh tổ chức cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn chống ách áp bức của hai đế quốc Pháp, Nhật, đối phó với những cuộc khủng bố điên cuồng, đẩy tới cao trào cứu nước. Cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng, đồng chí đã tham gia lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám và là người tham gia sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước cách mạng đầu tiên ở nước ta, tổ chức cuộc kháng chiến chống Pháp và luôn là người học trò, người đồng chí gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Ðảng, giáo dục đảng viên, chăm lo sự vững vàng của Ðảng về tư tưởng và tổ chức, là nhân tố bảo đảm mọi thắng lợi của cách mạng. Cùng Chủ tịch Tôn Ðức Thắng đứng đầu Nhà nước ta, là một Ủy viên Trung ương có uy tín lớn, một người cộng sản có kinh nghiệm hoạt động lâu dài bậc nhất, đồng chí luôn nêu cao tinh thần tận tụy, khiêm tốn, giản dị, chí công vô tư. Tên "Anh Cả" mà nhiều lớp chiến sĩ cách mạng thường gọi là biểu tượng của sự mẫu mực, trong sáng, là tấm gương lớn của những người cộng sản Việt Nam. Có lần, trong ngục tù Hỏa Lò, anh em tù chính trị có được một số tiền do người nhà gửi vào và giao cho đồng chí Nguyễn Lương Bằng quản lý. Trước khi vượt ngục Hỏa Lò, ông chia số tiền đó, cùng quần áo, thuốc men cho anh em chuẩn bị vượt ngục, còn bản thân mình không giữ một đồng nào. Trong nhiều năm giữ các chức vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, đồng chí Nguyễn Lương Bằng vẫn chắt chiu từng đồng để bổ sung vào quỹ Đảng. Có những lần đi công tác, ông không dùng tiền của Đảng, mà bí mật về quê bán thóc, lấy tiền đi đường. Vì vậy, nhiều đồng chí quý trọng gọi đồng chí là “Anh Cả Đỏ”, đồng chí “Sao Đỏ”. Cố Tổng Bí thư Trường Chinh từng nói, trong thời gian phụ trách công tác tài chính của Đảng, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã thể hiện đức tính liêm khiết tuyệt đối, rất minh bạch trong hoạt động tài chính, do vậy, Đảng rất yên tâm khi giao đồng chí phụ trách tài chính. Đồng chí Nguyễn Thọ Chân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, từng nói về đồng chí Nguyễn Lương Bằng: “Anh rõ ràng là người thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo gương Hồ Chí Minh vĩ đại. Anh theo Bác không phải bằng thuyết giảng về đạo đức, mà bằng cách sống và chiến đấu theo phong cách hằng ngày của Người”. Đạo đức cách mạng của đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: “Đó là một cử chỉ vô tư, tốt đẹp, không ham chuộng địa vị, đặt lợi ích của dân tộc, của đoàn kết toàn dân lên trên lợi ích cá nhân. Đó là một cử chỉ đáng khen, đáng kính mà chúng ta phải học tập”. Nhiều năm được làm việc bên Bác, được Bác chỉ bảo tận tình, đồng thời luôn phấn đấu, học tập và làm theo Bác, do vậy đồng chí Nguyễn Lương Bằng kế thừa, học tập được rất nhiều điều từ tấm gương đạo đức ngời sáng của Bác Hồ, suốt đời phấn đấu, hy sinh vì lợi ích của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân. 
 
Với trách nhiệm là Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã đem hết sức lực và trí lực của mình vào việc xây dựng nền móng tổ chức vững chắc cho hoạt động của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, thể hiện trên các mặt: Tổ chức bộ máy từ Trung ương xuống các liên khu, các tỉnh; tổ chức huấn luyện, đào tạo cán bộ; xây dựng kho tàng, bảo quản chu đáo tiền bạc; xây dựng các chế độ công tác, bảo đảm quản lý chặt chẽ các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng và đề cao công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng đoàn kết nhất trí trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.
 
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đặt ra, phù hợp với hoàn cảnh thời chiến, từ trụ sở đầu tiên của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một ngôi nhà sàn mượn của một gia đình đồng bào dân tộc, cơ sở vật chất nghèo nàn với vài chục cán bộ hầu như chưa có kiến thức và kinh nghiệm hoạt động ngân hàng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được tổ chức thành một hệ thống nhất gồm 3 cấp quản lý: Cấp Trung ương, cấp liên khu, cấp tỉnh; trong đó, ngân hàng tỉnh, thành phố là đơn vị cơ sở; dưới tỉnh là phòng giao dịch đặt ở các huyện (tiền thân của các chi điếm ngân hàng sau này). Nhận thức cán bộ quyết định thành công trong mọi công tác, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã tuyển chọn, bồi dưỡng kĩ lưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt của Ngành ở Trung ương và các tỉnh. Nhiều lớp huấn luyện ngắn ngày được tổ chức. Những cán bộ cấp kế cận ở Ngân hàng Trung ương, những cán bộ phụ trách ở địa phương về Trung ương công tác đều được đồng chí trực tiếp, thân tình căn dặn việc đề cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn, giữ vững phẩm chất liêm chính của người cán bộ ngân hàng. Chính tấm gương mẫu mực của đồng chí, kèm theo thái độ chân tình, cởi mở của đồng chí đã gây ấn tượng tốt đối với những người tiếp xúc. Đồng chí Phạm Thọ, hồi ấy là thư ký riêng giúp việc đồng chí Nguyễn Lương Bằng kể: “Bác sống rất bình đẳng và quan tâm đến cán bộ. Có lần bác bị mệt, cấp dưỡng làm thêm đĩa trứng. Ngồi vào bàn ăn, thấy khác, bác hỏi; tôi gãi tai và thưa: “Anh mệt nên anh em bồi dưỡng thêm”. Bác lấy đũa xắn trứng ra, gắp đều cho anh em và nói: “Chúng ta đều thiếu và mệt cả, cùng nhau đồng cam, cộng khổ, chia sẻ với nhau”. Chúng tôi hết sức cảm động”.
 
Để có giấy bạc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành gắn liền với thu hồi giấy bạc tài chính, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã liên hệ với nước bạn nhờ khâu in ấn và vận chuyển về nước. Đồng chí tổ chức hệ thống kho tàng bảo quản tiền mới vào hang núi, vào nhà dân, tổ chức ngụy trang che chắn đảm bảo bí mật và an toàn, không bị địch đánh phá, không bị mối xông, chuột cắn… Trước khi giao về các tỉnh, đồng chí cùng Bác Hồ đích thân đi kiểm tra kho tiền ở biên giới. Đồng chí chỉ đạo việc xây dựng các chế độ công tác bảo đảm, quản lý chặt chẽ các nghiệp vụ phát hành kho quỹ, tín dụng, kế toán và thanh toán. Nhờ chuẩn bị chu đáo nên việc triển khai công tác ngân hàng trong bước đầu tiên được đi vào nề nếp, xứng đáng với nhận xét của Hồ Chủ tịch: “Thành lập được Ngân hàng Quốc gia và phát hành giấy bạc ngân hàng là một thắng lợi của ta về mặt kinh tế”.
 
Đồng chí Nguyễn Lương Bằng phụ trách ngân hàng trong thời gian không lâu, nhưng đồng chí đã xây dựng nền móng tổ chức cho hoạt động ngân hàng, giúp cho ngành Ngân hàng trong quá trình xây dựng và trưởng thành, tạo được truyền thống tốt đẹp trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ, thấm nhuần ý thức tổ chức và kỷ luật, tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước, của Nhân dân, thực hành cần, kiệm, liêm chính, học tập và nâng cao trình độ công tác, đoàn kết giúp nhau tiến bộ. Sau này, tuy đã đảm nhiệm trọng trách khác của Đảng và Nhà nước, đồng chí Nguyễn Lương Bằng vẫn luôn quan tâm, dành cho Ngành những tình cảm ân cần và sâu sắc. Nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam (1951 - 1976), đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã đến thăm và căn dặn ngành Ngân hàng: “Nước ta đã chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn cả nước có hòa bình độc lập và thống nhất, cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới yêu cầu phải xây dựng một hệ thống ngân hàng xã hội chủ nghĩa lớn mạnh với một đội ngũ cán bộ có đủ đạo đức và tài năng để phát huy chức năng phục vụ và giám sát các hoạt động kinh tế, làm cho ngân hàng thực sự trở thành một trung tâm tiền mặt, một trung tâm tín dụng, một trung tâm thanh toán, có tác dụng huy động mọi tiềm năng của các ngành, các đơn vị kinh tế, nhằm đẩy mạnh sản xuất, tăng cường quản lý, đưa nước nhà tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.
 
Cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú và những cống hiến xuất sắc của các lớp cán bộ cách mạng tiền bối, trong đó có đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã viết nên những trang sử hết sức vẻ vang của cách mạng Việt Nam, khai mở con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân ta đến tự do, ấm no, hạnh phúc. Thế hệ cán bộ ngành Ngân hàng hôm nay học tập, noi gương đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đầu tiên để thêm tin tưởng, quyết tâm sống và làm việc xứng đáng với công lao to lớn và tấm gương đạo đức sáng ngời của đồng chí.

 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 
1. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng, người chiến sĩ cộng sản mẫu mực, người tham gia sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Tạp chí điện tử Xây dựng Đảng (http://www.xaydungdang.org.vn).
 
2. Mai Văn Lược, Tự hào về Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đầu tiên - Nguyễn Lương Bằng, Tạp chí Ngân hàng số đặc biệt năm 2001.
 
3. Thế Trường, Những kiện tiền đầu tiên ở một trạm tiền phương biên giới, Hồi ký 40 năm mùa sen nở, NHNN xuất bản năm 1991.
 
4. Thân thế, sự nghiệp và cuộc đời hoạt động cách mạng của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, NHNN chi nhánh Hải Dương xuất bản năm 2014.
 
5. PGS., TS. Đàm Đức Vượng (2019); Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản tiêu biểu, Báo Quân đội nhân dân online 
(https://www.qdnd.vn).


Việt Bảo

Tạp chí Ngân hàng số Chuyên đề đặc biệt 2021
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy để xây dựng ngành Ngân hàng phát triển bền vững
Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy để xây dựng ngành Ngân hàng phát triển bền vững
02/07/2021 20.605 lượt xem
Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15-SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ngay từ khi ra đời, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ chung của toàn dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến,...
Ký ức không quên về Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán
Ký ức không quên về Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán
10/06/2021 20.653 lượt xem
Chiều một ngày cuối năm 1994, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đỗ Quế Lượng chủ trì một cuộc họp. Tham gia cuộc họp là đại diện một số vụ, cục thuộc NHNN, gồm: Cục Công nghệ tin học; ...
Những ngày đầu tham gia xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia
Những ngày đầu tham gia xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia
09/06/2021 22.407 lượt xem
Tôi luôn có những cảm xúc sâu sắc, thiêng liêng, xen lẫn tự hào khi bồi hồi nhớ lại những năm tháng làm việc trong ngành Ngân hàng. Trong quãng thời gian ấy, tôi đã có những kỷ niệm không thể nào quên khi cùng với các anh chị em, các cán bộ, kỹ sư tham gia làm việc tại Ban Quản lý xây dựng công trình K84 (Nhà máy In tiền Quốc gia). Ôn lại những kỷ niệm đã qua thấy thật vinh dự, tự hào là một trong những cán bộ đã từng tham gia xây dựng công trình K84.
Hệ thống ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh - Dấu ấn 30 năm đổi mới và phát triển
Hệ thống ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh - Dấu ấn 30 năm đổi mới và phát triển
07/06/2021 27.894 lượt xem
Ngày 23/5/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành hai Pháp lệnh về ngân hàng (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam và Pháp lệnh về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính)... Trụ sở NHNN...
Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng - Điểm nhấn trong 70 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng Việt Nam
Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng - Điểm nhấn trong 70 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng Việt Nam
04/06/2021 28.863 lượt xem
Năm 2021, ngành Ngân hàng Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập (6/5/1951 - 6/5/2021). Trong 70 năm xây dựng và phát triển, toàn Ngành luôn nỗ lực, vượt qua nhiều gian nan, thử thách, đạt được nhiều thành...
35 năm cải cách Ngân hàng: Thành quả, hạn chế và thách thức, gợi mở các giải pháp
35 năm cải cách Ngân hàng: Thành quả, hạn chế và thách thức, gợi mở các giải pháp
03/06/2021 21.709 lượt xem
Quá trình cải cách khu vực ngân hàng đi liền với sự đổi mới thể chế kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến năm 2021, ngành Ngân hàng...
Dấu ấn xây dựng và đổi mới chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
Dấu ấn xây dựng và đổi mới chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
02/06/2021 13.899 lượt xem
Nhân kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam, trải qua bao nhiêu thăng trầm, hệ thống ngân hàng đã có những bước phát triển trên mọi mặt, mọi lĩnh vực. Với hơn 15 năm làm việc trong lĩnh v...
Nhìn lại 35 năm đổi mới chính sách tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam
Nhìn lại 35 năm đổi mới chính sách tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam
01/06/2021 50.854 lượt xem
Trải qua 70 năm xây dựng, củng cố và phát triển (1951 - 2021), hệ thống ngân hàng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng...
                                    Yêu cầu và thách thức trong công tác phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố của Việt Nam
Yêu cầu và thách thức trong công tác phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố của Việt Nam
01/06/2021 13.307 lượt xem
Trong bối cảnh hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ và đe dọa làm mất ổn định hệ thống tài chính, an ninh, chính trị, xã hội và cản trở sự thịnh vượng của...
Kết quả Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu 70 năm Ngân hàng Việt Nam”
Kết quả Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu 70 năm Ngân hàng Việt Nam”
31/05/2021 8.081 lượt xem
Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu 70 năm Ngân hàng Việt Nam” trên website Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, diễn ra từ ngày 12/4/2021 đến ngày 26/4/2021 với 3 kỳ thi; đã thu hút gần 70.000 lượt thi của cán bộ, đoàn viên, người lao động trong ngành Ngân hàng.
Vai trò của Kiểm toán nội bộ trong tiến trình phát triển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Vai trò của Kiểm toán nội bộ trong tiến trình phát triển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
27/05/2021 13.942 lượt xem
Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động của ngành Ngân hàng trong suốt 70 năm qua đã khẳng định được vị thế quan trọng của mình đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đ...
Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gần 3 thập kỷ xây dựng và trưởng thành
Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gần 3 thập kỷ xây dựng và trưởng thành
27/05/2021 12.171 lượt xem
Cùng nhìn lại trang sử 70 năm vẻ vang của ngành Ngân hàng, Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tự hào đã góp một phần công sức trong hành trình đó. Với gần 30 năm xây dựng và phát triển, ...
Nỗ lực không ngừng của Ngân hàng Nhà nước trong công tác quản lý thị trường vàng
Nỗ lực không ngừng của Ngân hàng Nhà nước trong công tác quản lý thị trường vàng
26/05/2021 10.907 lượt xem
Để có được sự ổn định trên thị trường vàng trong những năm gần đây, đó là nhờ sự quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong “cuộc chiến” dai dẳng kéo dài. Trong 10 năm qua...
Giá trị truyền thống ngành Ngân hàng trong thời chiến với hoạt ðộng truyền thông hiện nay
Giá trị truyền thống ngành Ngân hàng trong thời chiến với hoạt ðộng truyền thông hiện nay
26/05/2021 9.582 lượt xem
Lịch sử ngành Ngân hàng đã được các thế hệ của Ngành viết lên bằng lòng yêu nước, tinh thần quả cảm, trách nhiệm, sáng tạo và niềm tin để đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
                                    Hệ thống ngân hàng tỉnh Ninh Bình:  30 năm đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Hệ thống ngân hàng tỉnh Ninh Bình: 30 năm đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương
24/05/2021 9.887 lượt xem
Trong những năm qua, hoạt động của hệ thống ngân hàng tỉnh Ninh Bình đã bám sát và phục vụ đắc lực cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và thực thi có hiệu quả c...
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.800

83.800

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.800

83.800

Vàng SJC 5c

81.800

83.820

Vàng nhẫn 9999

74.800

76.700

Vàng nữ trang 9999

74.700

76.000


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,100 25,440 26,252 27,714 30,724 32,055 157.77 167.11
BIDV 25,130 25,440 26,393 27,618 30,763 32,067 158.12 166.59
VietinBank 25,090 25,443 26,504 27,799 31,154 32,164 160.64 168.59
Agribank 25,100 25,440 26,325 27,607 30,757 31,897 159.58 167.50
Eximbank 25,040 25,440 26,425 27,239 30,914 31,866 160.82 165.77
ACB 25,110 25,442 26,596 27,279 31,230 31,905 161.07 166.37
Sacombank 25,170 25,420 26,701 27,261 31,332 31,835 162.03 167.05
Techcombank 25,192 25,442 26,362 27,707 30,760 32,094 157.36 169.78
LPBank 24,960 25,440 26,088 27,611 30,970 31,913 158.36 169.76
DongA Bank 25,170 25,440 26,570 27,260 31,080 31,940 159.20 166.40
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?