Cơ chế thử nghiệm trong hoạt động công nghệ tài chính: Kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất đối với Việt Nam
24/05/2022 4.177 lượt xem
Ngày 06/9/2021 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP về việc thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Regulatory Sandbox) hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là đơn vị được Chính phủ giao để chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ ý kiến của các thành viên Chính phủ trong quá xây dựng Nghị định, bảo đảm theo đúng quy định. Tuy nhiên, Nghị định này mới chỉ dừng lại ở lĩnh vực ngân hàng, cần thiết nên được xem xét để mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác. Để có cái nhìn bao quát và mang tính dài hạn đối với vấn đề Regulatory Sandbox trong lĩnh vực Fintech, bài viết tập trung phân tích kinh nghiệm triển khai Regulatory Sandbox tại một số quốc gia trên thế giới và một số đề xuất trong việc áp dụng cơ chế này đối với Việt Nam.  
 
1. Giới thiệu
 
Vào năm 1972, Fintech lần đầu tiên được giới thiệu bởi Bettinger và được định nghĩa rằng, đây là sự kết hợp giữa kinh nghiệm và chuyên môn của ngân hàng với công nghệ thông tin và kể từ đó, có nhiều nghiên cứu đã mở rộng liên quan đến Fintech. Hiện nay, theo Hội đồng ổn định tài chính (FSB), Fintech được định nghĩa là sự đổi mới hỗ trợ công nghệ trong các dịch vụ tài chính có thể dẫn đến các mô hình kinh doanh, ứng dụng, quy trình hoặc sản phẩm mới có tác động quan trọng liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ tài chính. Theo Mustafa Raza Rabbani (2020), Fintech đơn giản là sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và tài chính để cung cấp các dịch vụ tài chính. 
 
Trong những năm gần đây, Fintech đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là với sự xuất hiện của các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain. Khi ngành công nghiệp Fintech phát triển trên khắp thế giới, nhiều quốc gia đang thiết lập các hệ thống hỗ trợ khác nhau để nâng cao khả năng cạnh tranh của công nghệ Fintech và thúc đẩy ngành công nghiệp này. Đặc biệt, một số quốc gia trên thế giới đã ban hành cơ chế Regulatory Sandbox trong Fintech nhằm thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo và phát triển trên cơ sở đảm bảo an toàn trong ngành tài chính. 
 
Theo Cơ quan quản lý tài chính Vương quốc Anh (FCA, 2017) và World Bank (2020), có thể hiểu Regulatory Sandbox là một môi trường, một khuôn khổ thể chế, một không gian thử nghiệm trực tiếp, do cơ quan quản lý thiết lập để các tổ chức đăng ký thử nghiệm các sản phẩm/dịch vụ hay mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo/giải pháp công nghệ. Việc thử nghiệm này có thể nằm ngoài khung chính sách hiện tại, bị giới hạn về không gian (trong một vùng/quốc gia/khu vực), thời gian (chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian xác định), lĩnh vực hoạt động (ngân hàng/chứng khoán/bảo hiểm…). 
 
 
2. Kinh nghiệm quốc tế trong triển khai Regulatory Sandbox cho Fintech

Tại Anh

 
Cơ quan quản lý tài chính của Vương quốc Anh (FCA) là cơ quan đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và áp dụng Regulatory Sandbox như một trong những phương pháp để điều chỉnh Fintech. FCA mong muốn, với Regulatory Sandbox có thể tạo ra một môi trường, một không gian thử nghiệm vừa đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng, vừa có thể quản lý được hiệu quả các rủi ro liên quan đến những sự đổi mới trong tài chính, kinh doanh. Đối tượng tham gia Regulatory Sandbox tại Anh rất đa dạng các lĩnh vực kinh doanh từ các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty Fintech…; thậm chí, Regulatory Sandbox tại Anh còn thu hút người tham gia từ các công ty nước ngoài (như từ Canada, Singapore, Mỹ). Regulatory Sandbox tìm cách cung cấp cho các công ty khả năng thử nghiệm các sản phẩm và dịch vụ trong một môi trường được kiểm soát, giảm thời gian đưa ra thị trường với chi phí thấp hơn, hỗ trợ xác định các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng phù hợp để xây dựng các sản phẩm và dịch vụ mới cũng như khả năng tiếp cận tài chính tốt hơn. Ngoài ra, việc một công ty khởi nghiệp tham gia Regulatory Sandbox  cũng có thể mang lại uy tín cho công ty khi đang tìm kiếm đầu tư hoặc tìm kiếm quan hệ đối tác với các tổ chức tài chính đã thành lập. Ở Anh, FCA xét duyệt những đơn đăng ký tham gia Regulatory Sandbox 6 tháng/lần. Kể từ khi ra mắt vào năm 2016, FCA đã nhận được hơn 500 đơn đăng ký vào cơ chế thử nghiệm này, các giải pháp đăng ký tham gia thử nghiệm có thể kể đến như các dịch vụ nhằm tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ tài chính, tài chính xanh (green finance), ứng dụng Blockchain trong thanh toán, đề xuất việc quản lý các quy trình pháp lý trong ngành tài chính thông qua công nghệ (RegTech), nhận dạng kỹ thuật số (Digital Identity), xác minh khách hàng (KYC), mô hình ngân hàng mở (Open Banking). Các giải pháp đăng ký tham gia thử nghiệm phải đạt được những tiêu chuẩn và điều kiện nhất định mới được FCA chấp thuận. Các công ty cần chứng tỏ rằng, họ sẽ cung cấp được sự đổi mới trong kinh doanh hoặc hỗ trợ hoạt động kinh doanh trên thị trường dịch vụ tài chính Vương quốc Anh. Những yêu cầu khác mà các công ty cần đáp ứng như: Sự đổi mới là đột phá hoặc cung cấp được sự khác biệt đáng kể trên thị trường, đem lại một triển vọng tốt về lợi ích có thể xác định được cho người tiêu dùng và nhu cầu được kiểm tra thông qua Regulatory Sandbox là có thực. (Hình 1)
 
Hình 1: Quá trình khi tham gia Regulatory Sandbox


Thông thường, các đơn đăng ký xin tham gia Regulatory Sandbox có thể mất đến 6 tháng hoặc lâu hơn để FCA xét duyệt. Sau khi được chấp thuận, các giải pháp đề xuất sẽ được thử nghiệm trong một giới hạn khoảng thời gian. Thời gian thử nghiệm phải đủ dài để cho phép thu thập dữ liệu có liên quan về mặt thống kê từ thử nghiệm (ví dụ: Từ 3 - 6 tháng). Trước khi kết thúc rời khỏi Regulatory Sandbox, các công ty phải gửi báo cáo cuối cùng tóm tắt kết quả khi tham gia thử nghiệm. FCA đã đề cập đến việc Regulatory Sandbox đã giúp giảm thời gian và chi phí đưa ra thị trường những ý tưởng mới, sáng tạo và theo các báo cáo đã xuất bản của họ, khoảng 90% các công ty trong nhóm đầu tiên được chấp thuận thử nghiệm đã tiếp tục ra mắt thị trường rộng lớn hơn. Mặc dù, cơ chế thử nghiệm tại Anh đem lại nhiều lợi ích, song, FCA cũng khẳng định vẫn tồn tại những trở ngại và thách thức, đó là việc đáp ứng các điều kiện cho phép có thể phức tạp hơn đối với các công ty Fintech mới so với các công ty truyền thống; vấn đề của các công ty khởi nghiệp khi tham gia Regulatory Sandbox là cần có được một tệp cơ sở khách hàng thật sự và được thiết lập tốt, FCA đã chỉ ra quan hệ đối tác giữa các công ty lớn và các công ty khởi nghiệp trong Regulatory Sandbox là một cách thành công để đối phó với thách thức này. 
 
Tại Singapore
 
Từ khi được giới thiệu tại Anh, Regulatory Sandbox đã nhanh chóng tạo tiếng vang tại đảo quốc sư tử ở khu vực Đông Nam Á, tạo sức hấp dẫn cho các quốc gia khác trên thế giới tiếp cận tương tự. Regulatory Sandbox của Singapore được ban hành vào năm 2016 và được quản lý bởi Cơ quan quản lý tiền tệ (MAS). Nó cho phép các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ hay các Fintech mới. MAS có thể cho phép các tổ chức tài chính và các công ty Fintech được miễn trừ một số quy định cụ thể trong thời hạn tham gia Regulatory Sandbox. Các quy định cụ thể nào được miễn trừ hoặc nới lỏng sẽ phụ thuộc vào tính chất của sản phẩm được thử nghiệm. Điều này sẽ tạo điều kiện cho những doanh nghiệp gặp phải thách thức trong việc đáp ứng tất cả các yêu cầu quy định để thử nghiệm triển khai các sản phẩm, dịch vụ có một khuôn khổ quy định nới lỏng hơn trong một không gian và thời gian được xác định rõ ràng theo thỏa thuận với MAS. Việc tham gia thử nghiệm, chia sẻ thông tin của các doanh nghiệp cùng với MAS có thể giúp hình thành một khuôn khổ pháp lý thiết thực hơn trong tương lai. Khung pháp lý Regulatory Sandbox tại Singapore cũng bao gồm các biện pháp đảm bảo an toàn trong trường hợp các Fintech thất bại nhằm giảm thiểu tối đa các tác động lên hệ thống tài chính Singapore. 


Hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng có liên hệ mật thiết 
với các lĩnh vực khác như chứng khoán, bảo hiểm, công nghệ
 
Các doanh nghiệp có thể đăng ký tham gia Regulatory Sandbox bất cứ lúc nào, sau quá trình thẩm định và đánh giá, nếu giải pháp đề xuất được chấp thuận, các doanh nghiệp có thể triển khai sản phẩm của mình cho khách hàng trong phạm vi các thông số đã thỏa thuận với MAS. Sau khi hoàn thành thử nghiệm, các yêu cầu pháp lý và quy định do MAS miễn trừ hoặc nới lỏng sẽ hết hiệu lực. Doanh nghiệp có thể tiến hành triển khai các dịch vụ tài chính trên quy mô rộng hơn với điều kiện là nó có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý và quy định, đồng thời cả MAS và doanh nghiệp đều hài lòng với kết quả thử nghiệm dự kiến. Các công ty tài chính và công ty tài chính công nghệ cao nên lưu ý đến các vấn đề cấp phép và bối cảnh pháp lý ở các khu vực pháp lý bên ngoài Singapore nếu giải pháp nhằm mục tiêu hoặc có tiềm năng tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Ngoài ra, các vấn đề pháp lý khác như quyền riêng tư dữ liệu, an ninh mạng, khả năng thực thi của hợp đồng điện tử, luật bảo vệ người tiêu dùng, một số vấn đề trong việc sử dụng dữ liệu lớn (Big Data), AI, Blockchain, điện toán đám mây và thanh toán điện tử… liên quan đến các cơ quan quản lý và cơ quan khác, vì vậy, các quy định tài chính không thể được xem xét một cách riêng lẻ. 
 
Tại Thái Lan
 
Thái Lan cũng là một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đã triển khai Regulatory Sandbox trong Fintech. Có thể thấy rằng, nếu như Regulatory Sandbox ở Anh do FCA quản lý, Regulatory Sandbox ở Singapore do MAS quản lý thì ở Thái Lan điểm khác biệt lớn nhất là có nhiều Regulatory Sandbox được ban hành và quản lý bởi 3 cơ quan khác nhau, đó là: Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT), Ủy ban Chứng khoán (SEC) và Ủy ban Bảo hiểm (OIC). Như vậy, Regulatory Sandbox ở Thái Lan nằm chủ yếu ở ba lĩnh vực: Ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Các Regulatory Sandbox tại Thái Lan tạo ra những quy định, tiêu chuẩn trong lĩnh vực Fintech, đồng thời cũng tạo ra những tiện ích, công cụ hỗ trợ ngành công nghiệp Fintech như tiêu chuẩn hóa mã QR, đưa ra một hệ thống thanh toán mới, khuyến khích đầu tư cho Fintech, kế hoạch kinh tế kỹ thuật số và Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan có kế hoạch tung ra một nền tảng mới dựa trên Blockchain để giao dịch trong các công ty khởi nghiệp. Mặc dù việc triển khai nhiều Regulatory Sandbox do các cơ quan quản lý khác nhau thực hiện đem lại nhiều lợi ích đa dạng trong hoạt động Fintech nhưng cũng có nhược điểm nhất định, tiêu biểu là việc các doanh nghiệp Fintech có thể sẽ phải đăng ký nhiều Regulatory Sandbox khác nhau và chịu sự quản lý bởi nhiều cơ quan quản lý khác nhau, điều này có thể làm tăng chi phí của doanh nghiệp, nhưng nếu chỉ đăng ký một Regulatory Sandbox thì sẽ khó nhận được tư vấn chính sách 
tổng thể. 
 
3. Một số khuyến nghị, giải pháp đề xuất
 
Sau khi nghiên cứu những vấn đề lý luận về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong hoạt động Fintech, kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới cũng như thực tế hoạt động tại Việt Nam, xin đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp như sau:
 
Thứ nhất, Nghị định Cơ chế thử nghiệm hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng cần sớm được ban hành, làm tiền đề để xây dựng Regulatory Sandbox trong các lĩnh vực khác. Hiện nay, Việt Nam vẫn là một quốc gia có hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng, mối quan hệ giữa ngân hàng và Fintech đang tác động mạnh mẽ lên thị trường tài chính của nước ta. Do đó, việc ban hành sớm Nghị định Cơ chế thử nghiệm hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển Fintech, đồng thời tạo ra khuôn khổ pháp lý, kiểm soát được những rủi ro tiềm tàng từ hoạt động Fintech. 
 
Thứ hai, xác định rõ mục tiêu của Regulatory Sandbox, cụ thể, trong bối cảnh thực tế tại Việt Nam hiện nay, Regulatory Sandbox nên ưu tiên mục tiêu thử nghiệm chính sách rồi mới đến mục tiêu tạo ra sản phẩm đổi mới, sáng tạo để đảm bảo sự phát triển bền vững trong Fintech cũng như bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng. 
 
Thứ ba, xây dựng những quy định rõ ràng phù hợp với thực tế hoạt động tại Việt Nam. Cụ thể, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước Singapore và Thái Lan để xây dựng nên những tiêu chuẩn, điều kiện, quy định từ bước lựa chọn các tổ chức tham gia vào thử nghiệm, ví dụ: (i) Các tổ chức tham gia thử nghiệm phải thỏa mãn những điều kiện về cấp phép hoạt động, điều kiện về tài chính như quy mô vốn tối thiểu, tỷ lệ đòn bẩy, các chỉ số tài chính, có thể xem xét đến số năm kinh nghiệm trong ngành là bao nhiêu (có thể đánh giá kinh nghiệm qua công ty mẹ chẳng hạn), nhưng cũng cần lưu ý đến việc đặt quy định không nên quá khắt khe, vì có thể sẽ xảy ra hiện tượng những tổ chức tham gia thử nghiệm sẽ là các tổ chức tín dụng lớn, những kỳ lân công nghệ mà không có các công ty khởi nghiệp; (ii) Quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ đối với tổ chức tham gia thử nghiệm Fintech; (iii) Mô tả chi tiết các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp đề xuất trong Fintech, trường hợp những doanh nghiệp có các giải pháp đề xuất mới không nằm trong danh mục thì cần phải được NHNN xem xét, đánh giá chấp thuận để trình Chính phủ phê duyệt; (iv) Để phù hợp với nguồn lực giám sát hiện nay, NHNN có thể quy định tạo thành những nhóm kiểm thử từng đợt (ví dụ 6 tháng/1 lần như nước Anh), đồng thời, quy định rõ về việc gửi báo cáo kết quả thử nghiệm của các tổ chức sau khi các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp đề xuất đã tham gia thử nghiệm trong một khoảng thời gian nhất định. NHNN có thể căn cứ vào báo cáo kết quả thử nghiệm để tổng hợp số liệu, làm cơ sở để đánh giá hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động Fintech sau này. 
 
Thứ tư, NHNN cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý khác (như Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an…) để đảm bảo kiểm soát được trong lĩnh vực Fintech. Cụ thể:
 
(i) Hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng còn có liên hệ mật thiết với các lĩnh vực khác như chứng khoán, bảo hiểm, công nghệ, do vậy, cần có cơ chế phối hợp giữa NHNN và các cơ quan quản lý khác để nâng cao khả năng thanh tra, giám sát trong lĩnh vực này.
 
(ii) Cũng như những thách thức mà cơ quan MAS ở Singapore đã nêu ra, việc chia sẻ dữ liệu giữa ngân hàng và Fintech khi triển khai Regulatory Sandbox hay như việc đảm bảo an toàn thông tin là một vấn đề cần lưu ý khi triển khai cơ chế thử nghiệm. Do đó, các quy định tài chính không thể được xem xét một cách riêng lẻ. NHNN cũng cần phối hợp với các cơ quan khác để đưa ra giải pháp đảm bảo an toàn bảo mật thông tin. NHNN có thể xem xét thành lập một Trung tâm cơ sở dữ liệu chung.
 
Thứ năm, trong trung và dài hạn, Regulatory Sandbox cần được xem xét, mở rộng. Sau khi ưu tiên thử nghiệm chính sách đạt được thành công một mức nhất định, có thể bổ sung các quy định để khuyến khích hơn nữa việc đổi mới sáng tạo trong ngành tài chính. Đặc biệt, Regulatory Sandbox không chỉ nên giới hạn cho lĩnh vực ngân hàng mà cần phải mở rộng cho những lĩnh vực khác đa dạng hơn trong ngành tài chính.  
 
Nhìn chung, việc thực hiện Regulatory Sandbox một cách hợp lý, dần dần từng bước sẽ giúp hoàn thiện khung pháp lý về Fintech, góp phần đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính nói chung, đồng thời thúc đẩy được sự sáng tạo, đổi mới trong các giải pháp dịch vụ tài chính tại Việt Nam.

Tài liệu tham khảo: 
 
1. Baker McKenzie (2018), International Guide to Regulatory Fintech Sandboxes.
2. Bettinger, C.O., Charnes, A., Raike, W.M (1972), An extremal and information-theoretic characterization of some internal transfer models. 
3. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia (2020), Cơ chế thử nghiệm (Regulatory Sandbox): Từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng trên thế giới.
4. Deloitte (2018), A journey through the FCA Regulatory Sandbox.
5. FCA (2019), Using technology to achieve smarter regulatory reporting.
6. Mustafa Raza Rabbani1, Shahnawaz Khan2, Eleftherios I. Thalassinos (2020), FinTech, Blockchain and Islamic Finance: An Extensive Literature Review.
7. World Bank (2020), Global Experiences from Regulatory Sandboxes.
8. World Bank (2020), How Regulators Respond to Fintech.
9. World Bank Group (2020), Digital Financial Services. 
10. UOB (2018), State of Fintech in ASEAN.
 
ThS. Ngô Hồng Hạnh
Đại học Phenikaa

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Phát triển Quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp - Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Phát triển Quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp - Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
21/03/2024 1.875 lượt xem
Hệ thống hưu trí là một bộ phận quan trọng của hệ thống an sinh xã hội với hai hệ thống hưu trí bắt buộc và hệ thống hưu trí tự nguyện. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp ở các nước trên thế giới rất quan trọng nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Dự báo kinh tế thế giới năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn
Dự báo kinh tế thế giới năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn
19/03/2024 3.470 lượt xem
Năm 2023, kinh tế thế giới phục hồi yếu và không đồng đều giữa các nền kinh tế chủ chốt. Hoạt động sản xuất, từ sản lượng công nghiệp đến hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế đều giảm.
Ứng phó với các thách thức nhân khẩu học: Chiến lược thích ứng của ngành Ngân hàng và gợi ý đối với Việt Nam
Ứng phó với các thách thức nhân khẩu học: Chiến lược thích ứng của ngành Ngân hàng và gợi ý đối với Việt Nam
07/03/2024 3.378 lượt xem
Những thay đổi về nhân khẩu học toàn cầu, đặc biệt là xu hướng già hóa dân số đang đặt ra những thách thức và rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
03/03/2024 4.543 lượt xem
Sau gần hai năm thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát và đưa lạm phát của nền kinh tế Hoa Kỳ về gần lạm phát mục tiêu là 2%, trong năm 2024, dự kiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ có những thay đổi lớn trong điều hành chính sách tiền tệ.
Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị
Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị
15/02/2024 4.669 lượt xem
Kiểm toán nội bộ có vai trò quan trọng trong việc tăng cường và bảo vệ giá trị của tổ chức thông qua chức năng cung cấp sự đảm bảo, tư vấn khách quan, chuyên sâu và theo định hướng rủi ro.
Ngân hàng Mizuho Việt Nam góp phần thúc đẩy hợp tác toàn diện kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
Ngân hàng Mizuho Việt Nam góp phần thúc đẩy hợp tác toàn diện kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
13/02/2024 4.699 lượt xem
Nhìn lại năm 2023, trên khắp Việt Nam và Nhật Bản đã diễn ra nhiều sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tháng 12/2023, Mizuho đã hỗ trợ Diễn đàn kinh tế Nhật Bản - Việt Nam tại Tokyo cùng với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và các định chế tài chính khác.
Triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2024
Triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2024
26/01/2024 6.086 lượt xem
Sau những cú sốc mạnh trong năm 2022, hoạt động kinh tế toàn cầu có dấu hiệu ổn định vào đầu năm 2023.
Kinh nghiệm ứng dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam
Kinh nghiệm ứng dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam
15/01/2024 6.542 lượt xem
Chuyển đổi số và sự bùng nổ công nghệ có ảnh hưởng lớn đến hành vi của khách hàng và hoạt động kinh doanh. Xu hướng thay đổi này dẫn đến quá trình số hóa trong các lĩnh vực như sản xuất, chuỗi cung ứng, tài chính và các dịch vụ phụ trợ khác.
Thẩm quyền để xử lí ngân hàng đang đổ vỡ một cách nhanh chóng và kịp thời - Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam
Thẩm quyền để xử lí ngân hàng đang đổ vỡ một cách nhanh chóng và kịp thời - Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam
05/01/2024 7.410 lượt xem
Trong năm vừa qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều vụ sụp đổ của những ông lớn trong lĩnh vực ngân hàng, điều này dấy lên hồi chuông cảnh báo về tính chất dễ đổ vỡ của ngân hàng. Việc một ngân hàng đổ vỡ thể hiện kỉ luật thị trường đối với những ngân hàng có hoạt động kinh doanh thiếu an toàn, lành mạnh nhưng lại tạo ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng và người gửi tiền.
Phân tích lợi ích và rủi ro của tiền kĩ thuật số Ngân hàng Trung ương
Phân tích lợi ích và rủi ro của tiền kĩ thuật số Ngân hàng Trung ương
21/12/2023 8.607 lượt xem
Sự chuyển dịch nhanh chóng của hệ thống tiền tệ số toàn cầu đã khiến chính phủ các nước có phần lúng túng trong việc thích nghi với sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi chi tiêu và đầu tư của người dân.
Hợp tác của Trung Quốc với các nước châu Phi trong lĩnh vực ngân hàng và một số kinh nghiệm cho Việt Nam
Hợp tác của Trung Quốc với các nước châu Phi trong lĩnh vực ngân hàng và một số kinh nghiệm cho Việt Nam
20/12/2023 8.021 lượt xem
Trung Quốc là đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư lớn nhất của châu Phi trong thời gian qua và sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Bài viết này tóm lược sự phát triển quan hệ thương mại và đầu tư của Trung Quốc với các nước châu Phi trong thời gian hơn một thập kỉ vừa qua và việc Trung Quốc sử dụng lĩnh vực ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển đó.
Thực tiễn sử dụng tiền mã hóa trong tài trợ cuộc xung đột Nga - Ukraine và hàm ý cho Việt Nam
Thực tiễn sử dụng tiền mã hóa trong tài trợ cuộc xung đột Nga - Ukraine và hàm ý cho Việt Nam
16/11/2023 9.165 lượt xem
Bài viết khái quát quá trình triển khai huy động dòng vốn toàn cầu thông qua tiền mã hóa của Chính phủ Ukraine và Liên bang Nga; từ đó, đánh giá hiệu quả thực tiễn của việc sử dụng tiền mã hóa trong thanh toán xuyên biên giới, nguy cơ sử dụng tiền mã hóa trong các hoạt động rửa tiền, khủng bố và đưa ra hàm ý cho Việt Nam.
Quy định về hoạt động huy động vốn cộng đồng theo hình thức cổ phần tại Malaysia - Một số gợi mở cho Việt Nam
Quy định về hoạt động huy động vốn cộng đồng theo hình thức cổ phần tại Malaysia - Một số gợi mở cho Việt Nam
06/11/2023 9.088 lượt xem
Hoạt động huy động vốn cộng đồng đã trở nên phổ biến sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, phương thức này đã phát triển nhanh chóng ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó, hoạt động huy động vốn theo hình thức cổ phần (Equity - based Crowdfunding - ECF) là hình thức gọi vốn được các doanh nghiệp trong giai đoạn khởi đầu, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo rất ưa chuộng. Với ECF, các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ cộng đồng thông qua một nền tảng trên Internet.
Phát triển ngân hàng hợp kênh: Kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất cho Việt Nam
Phát triển ngân hàng hợp kênh: Kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất cho Việt Nam
20/10/2023 10.296 lượt xem
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và việc sử dụng ngày càng nhiều điện thoại thông minh và máy tính bảng, xu hướng hợp kênh đã dần trở nên quan trọng đối với tập hợp đa dạng các dịch vụ ngân hàng. Hoạt động ngân hàng hợp kênh cung cấp đường dẫn đến các dịch vụ tài chính, ngân hàng thông qua nhiều kênh khác nhau (như chi nhánh ngân hàng, ATM, tổng đài điện thoại, eBanking, Internet Banking và Mobile Banking) một cách hợp nhất dựa trên ý tưởng “mọi thứ đều có thể được làm trên mọi kênh”.
Quản trị rủi ro số tại các ngân hàng thương mại: Kinh nghiệm của Ngân hàng Trung ương Đức và một số khuyến nghị
Quản trị rủi ro số tại các ngân hàng thương mại: Kinh nghiệm của Ngân hàng Trung ương Đức và một số khuyến nghị
04/10/2023 14.409 lượt xem
Khi thế giới ngày càng trở nên số hóa và kết nối, cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ tài chính, ngân hàng ngày một gia tăng, tạo động lực cho các ngân hàng thích ứng và thực hiện chuyển đổi số. Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, công nghệ chuỗi khối... đang hỗ trợ và đẩy nhanh tốc độ của quá trình chuyển đổi số, giúp các ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

78.000

80.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

78.000

80.000

Vàng SJC 5c

78.000

80.020

Vàng nhẫn 9999

68.000

69.300

Vàng nữ trang 9999

67.900

68.800


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,550 24,920 26,090 27,522 30,409 31,703 158.80 168.08
BIDV 24,625 24,935 26,276 27,495 30,531 31,832 159.54 168.07
VietinBank 24,512 24,932 26,321 27,616 30,837 31,847 160.42 168.37
Agribank 24,600 24,930 26,213 27,483 30,551 31,684 159.87 167.97
Eximbank 24,520 24,910 26,361 27,131 30,735 31,632 161.25 165.95
ACB 24,570 24,970 26,457 27,114 30,964 31,606 161.07 166.23
Sacombank 24,552 24,947 26,529 27,087 31,020 31,531 161.74 166.78
Techcombank 24,561 24,933 26,174 27,513 30,438 31,764 157.07 169.48
LPBank 24,380 25,100 26,095 27,625 30,866 31,814 159.15 170.67
DongA Bank 24,610 24,960 26,400 27,080 30,780 31,620 159.00 166.10
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?