Chuyển đổi ngân hàng số trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và một số khuyến nghị
21/09/2022 6.466 lượt xem
Tóm tắt: Trong thời gian qua, chuyển đổi số đã được áp dụng trong ngành Ngân hàng và tạo ra những bước tiến mạnh mẽ, mở rộng quy mô và phạm vi, tạo ra khuynh hướng giao dịch mới và được ghi nhận bằng nhiều thành quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại, việc chuyển đổi số cũng đặt ra cho ngành Ngân hàng nhiều thách thức trong vấn đề hoàn thiện các quy định pháp lý để quản lý, đảm bảo an ninh, an toàn và bảo mật dữ liệu khách hàng, hạn chế thấp nhất rủi ro mất cắp dữ liệu từ các tội phạm công nghệ cao. Xuất phát từ đó, bài viết tập trung  phân tích các hành lang pháp lý về chuyển đổi ngân hàng số, thực tiễn triển khai ngân hàng số tại một số quốc gia điển hình trên thế giới và từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam.
 
Từ khóa: Triển khai ngân hàng số, thực trạng, kinh nghiệm thế giới, Việt Nam.
 
TRANSFORMING DIGITAL BANKING IN THE CONTEXT OF THE 4th INDUSTRIAL REVOLUTION AND SOME RECOMMENDATIONS FOR VIETNAM
 
Abstract: In recent years, digital transformation has been applied in the banking industry and has been creating a great progress, expanding the scale and scope, creating new trading trends and being recognized by many positive achievements. However, besides the benefits, digital transformation also poses the banking industry many challenges in completing legal regulations to manage, ensure the security and security of customer data, minimizing the risk of data theft from high-tech criminals. From there, the article focuses on analyzing the legal corridors on digital banking transformation, the practice of implementing digital banking in some countries in the world and thereby making some recommendations for Vietnam.
 
Keywords: Deploying digital banking, reality, world experience, Vietnam.
 
1. Đặt vấn đề
 
Trong nhiều năm trở lại đây, ngành công nghệ thông tin thực sự đã len lỏi vào từng ngóc ngách của đời sống xã hội nhờ sự phát triển bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0)1. Bất kể một lĩnh vực hay ngành, nghề nào đều ứng dụng công nghệ thông tin, lĩnh vực ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đã và đang phục hồi từ đại dịch Covid-19, việc áp dụng công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Ngày nay, hầu hết khách hàng, đặc biệt là những khách hàng trẻ tuổi đều đang sử dụng công nghệ số cho những giao dịch và thanh toán của mình. Do vậy, nhiệm vụ của các ngân hàng là phải đáp ứng được nhu cầu của người dùng và có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ họ mong đợi. Để làm được điều này, chuyển đổi số trong ngân hàng là tất yếu. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi số giúp các tổ chức ngân hàng bắt kịp xu hướng công nghệ và những thay đổi của thị trường nhanh hơn. Chỉ khi một tổ chức có thể tự nâng cấp, nó mới có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng thời đại mới. Các công nghệ kỹ thuật số tinh vi đã thay đổi cách thức hoạt động ngân hàng truyền thống. Sự xuất hiện của các cổng thông tin mua sắm, kênh xã hội và ứng dụng di động tích hợp đã mở ra rất nhiều cánh cửa cho các ngân hàng tiếp cận với khách hàng của họ. Các tổ chức ngân hàng cần đón nhận thế giới kỹ thuật số mới này bằng cách hướng tới chuyển đổi số. Tuy nhiên, để thực hiện được việc chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng đạt được tính hiệu quả tối ưu thì không phải là điều dễ dàng, vì vậy, việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia điển hình trên thế giới để giúp hoàn thiện cho công tác chuyển đổi trong nước là vấn đề quan trọng, cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.
 
2. Chuyển đổi ngân hàng số trong thời đại của cuộc CMCN 4.0
 
Công nghệ mới giúp hiện thực hóa các ý tưởng sáng tạo đột phá, đáp ứng được nhu cầu ngày càng phức tạp của khách hàng, cũng như giúp cho doanh nghiệp/ngân hàng quản lý và điều hành hiệu quả. Theo Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông), “chuyển đổi số” là việc đưa toàn bộ các hoạt động từ xã hội thực lên không gian mạng, từ môi trường truyền thống lên môi trường số. Bốn công nghệ số đại diện cho công cuộc chuyển đổi số là trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), Internet vạn vật (Internet of Things - IoT), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing). Bên cạnh đó, chuỗi khối (Blockchain) đang dần được coi là một thành phần quan trọng và đầy tiềm năng của chuyển đổi số.
 

 
Theo đó, Ngân hàng số (Digital Banking) là một hình thức ngân hàng số hóa tất cả những hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống nhờ áp dụng công nghệ mới2. Đặc điểm của nó là các sản phẩm và dịch vụ do ngân hàng cung cấp đều được thực hiện dưới dạng số hóa, nên người sử dụng thông tin (khách hàng) được tiếp cận miễn phí và đơn giản hóa đáng kể cuộc sống của họ, vì hầu hết con người hiện đại sử dụng tài nguyên điện tử. Nghĩa là, “mô hình ngân hàng như vậy được tối ưu hóa để tương tác trong thời gian thực và khái niệm “số hóa” đảm bảo những thay đổi trong công nghệ số diễn ra với tốc độ cao”.
 
Có thể hiểu, tất cả những gì khách hàng có thể thực hiện ở các chi nhánh ngân hàng truyền thống được số hóa và tích hợp vào một ứng dụng ngân hàng số duy nhất và thông qua ứng dụng này, khách hàng không cần phải đến ngân hàng để trực tiếp giao dịch mà vẫn có thể thực hiện được tất cả các giao dịch, đồng thời các hoạt động của ngân hàng như điều hành, quản lý rủi ro, nguồn vốn, phát triển sản phẩm, quảng cáo, quản lý bán hàng... cũng được số hóa. 
 
Nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách kịp thời và đúng lúc, áp dụng công nghệ mới vào quản lý và vận hành mà các ngân hàng đã có thể nhanh chóng hiểu được nhu cầu, tâm lý khách hàng. Đồng thời, giúp các ngân hàng tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao tính tuân thủ và minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Đối với khách hàng, ngân hàng số giúp khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng thuận tiện, an toàn với tiện ích tối đa, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính, hỗ trợ phát triển kinh doanh trực tuyến.
 
Với những lợi ích tuyệt vời như vậy nên chuyển đổi ngân hàng số đòi hỏi cao về công nghệ, bao gồm sự đổi mới trong dịch vụ tài chính cho khách hàng xung quanh cùng với các chiến lược về ứng dụng kỹ thuật số, ứng dụng AI, thanh toán, công nghệ điều tiết (RegTech), Big Data, Blockchain, giao diện chương trình ứng dụng (API), kênh phân phối và công nghệ3.
 
3. Hành lang pháp lý về chuyển đổi ngân hàng số
 
Việc ứng dụng chuyển đổi công nghệ số vào lĩnh vực ngân hàng đã và đang được cả xã hội quan tâm, các cơ quan có thẩm quyền cũng đã kịp thời ban hành những chính sách pháp luật để triển khai, đồng bộ hóa hệ thống của mình. 
 
Sau khi xác định chuyển đổi số sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho phục hồi, phát triển bền vững kinh tế - xã hội, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW  ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0. Đây là Nghị quyết mở đầu cho hàng loạt văn bản, quyết định, nghị quyết quan trọng sau đó của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan về xu hướng và tính cấp thiết của chuyển đổi số nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng, khuyến khích ngân hàng áp dụng công nghệ số hóa mới để cung ứng dịch vụ và phục vụ khách hàng tốt hơn. Trong đó, đáng chú ý là Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
 
Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 16/2020/TT-NHNN ngày 04/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Thống đốc NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trong đó bổ sung quy định, hướng dẫn về mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử (eKYC). Việc mở tài khoản thanh toán không gặp mặt trực tiếp khách hàng sẽ góp phần tạo điều kiện giúp ngân hàng mở rộng tệp khách hàng và khách hàng có thể tiếp cận các dịch vụ ngân hàng (dịch vụ thanh toán, tiết kiệm, cho vay...). Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, việc mở tài khoản thanh toán không gặp mặt trực tiếp giúp người dân có thể sử dụng dịch vụ thanh toán qua kênh điện tử, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh từ tiếp xúc. 
 
Bên cạnh đó, NHNN đang dự thảo Nghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặt trình Chính phủ thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt. Dự thảo nghị định này quy định về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm: Mở và sử dụng tài khoản thanh toán; dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; dịch vụ trung gian thanh toán; tổ chức, quản lý và giám sát các hệ thống thanh toán. NHNN đã hoàn thiện trình Chính phủ dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. 
 
Những nỗ lực này từ phía nhà quản lý được kỳ vọng sẽ tạo ra bước đột phá trong việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới sáng tạo vào hoạt động ngân hàng, đồng thời cũng cân bằng được với quản trị rủi ro, ổn định tài chính, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
 
Trong lĩnh vực ngân hàng, chuyển đổi số vừa mang đến cơ hội lớn cho các ngân hàng thương mại (NHTM) trong việc tạo ra những mô hình kinh doanh mới, giá trị mới; vừa đặt ra những thách thức trọng yếu trong đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu. Nhận diện tính tất yếu cũng như cơ hội lớn từ chuyển đổi số, đồng thời hưởng ứng Quyết định số 810/QĐ-NHNN phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Thống đốc NHNN ban hành ngày 11/5/2021, các ngân hàng đã có những bước đi mạnh mẽ trong thúc đẩy chuyển đổi số, đến nay những bước đi này đã phần nào mang lại những kết quả tích cực. Tại Quyết định số 810/QĐ-NHNN, Thống đốc NHNN đã chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số ngành Ngân hàng thực hiện chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số và đôn đốc, chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 06/9/2021 của Chính phủ về việc thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng đã tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ thị trường, tạo điều kiện cho phát triển dịch vụ tài chính thích ứng với những yêu cầu của chuyển đổi số. Theo đó, NHNN chỉ đạo tổ chức triển khai và sơ kết đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về chuyển đổi số ngành Ngân hàng, phát triển Chính phủ điện tử tại Quyết định số 1977/QĐ-NHNN ngày 10/12/2021 của Thống đốc NHNN thành lập Ban chỉ đạo và Tổ công tác Chuyển đổi số ngành Ngân hàng.
 
4. Kinh nghiệm triển khai ngân hàng số tại một số quốc gia trên thế giới 
 
Các dịch vụ ngân hàng số đã hiện diện ở khắp nơi trên thế giới. Các ngân hàng số cung cấp trải nghiệm ngân hàng hiệu quả và dễ tiếp cận cho khách hàng. Không có một công thức chung nào với mô hình kinh doanh ngân hàng số tại các thị trường khác nhau trên thế giới. Các mô hình kinh doanh thường phù hợp với các điều kiện kinh tế, văn hóa và chính trị khác nhau. Nhóm tác giả lựa chọn một số quốc gia điển hình và có sự tương quan so sánh với Việt Nam để so sánh và đối chiếu. 
 
4.1. Trung Quốc
 
Không còn lạ gì nữa khi nói rằng Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền kinh tế năng động thuộc bậc nhất thế giới. Trong 10 năm trở lại đây, các công ty tài chính ứng dụng công nghệ ở Trung Quốc có sự phát triển vượt bậc chưa từng thấy diễn ra ở nơi khác. Tiền mặt gần như biến mất mà thay thế bằng các loại hình thanh toán di động, QR Code. Điển hình của việc áp dụng công nghệ mới vào đời sống thường ngày ở Trung Quốc đã đạt tới trình độ cao vượt bậc là giới ăn mày xin tiền bằng cách quẹt mã QR Code4
 
Tại Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc đã triển khai thành công ngân hàng tự động hóa hoàn toàn cùng với Robot Tiểu Long (Xiao Long) để phục vụ khách hàng, ATM có khả năng mở tài khoản mới cho khách hàng và giao dịch ngoại hối5. Ngân hàng cho biết việc đưa Robot vào quản lý có thể xử lý được 90% nhu cầu về tiền mặt và phi tiền mặt của một điểm giao dịch ngân hàng truyền thống. Cách này đã giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức rất nhiều. 
 
Trong mảng thanh toán, ứng dụng Wechat của Tencent cũng sở hữu hơn 1 tỷ người dùng mỗi tháng. Người dùng Wechat có thể thanh toán tiêu dùng cá nhân, đặt vé máy bay, mua sắm trực tuyến thông qua Wechatpay. Ngoài ra, ngân hàng ảo đầu tiên của Trung Quốc, AiBank, một liên doanh giữa Ngân hàng CITIC Trung Quốc và công ty công nghệ Baidu6, cung cấp các giải pháp tài chính cho các khách hàng trẻ tuổi vốn là đối tượng các ngân hàng truyền thống chưa tiếp cận và cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở các vùng sâu, vùng xa. 
 
Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chính sách tạo điều kiện phát triển minh bạch cho các ngân hàng số; đẩy mạnh các giao dịch số thông qua các chính sách khuyến khích tài chính tiêu dùng, bảo vệ người dùng dịch vụ ngân hàng số, thúc đẩy sự phát triển của Internet và công nghệ thông tin7... Về khuôn khổ pháp lý, Trung Quốc hình thành khung pháp lý về tài chính kỹ thuật số với nguyên tắc tối ưu hóa hiệu quả dịch vụ tài chính, hạn chế những biến động về giá/chi phí tài chính, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, cạnh tranh công bằng và có sự giám sát của cơ quan quản lý. Trong đó, khung pháp lý chú trọng quan tâm đến công tác quản trị rủi ro và bảo mật của hoạt động kinh doanh ngân hàng điện tử dựa trên nguyên tắc Basel; bảo vệ người tiêu dùng. Về thực tiễn ứng dụng công nghệ - kỹ thuật, Trung Quốc có đủ điều kiện và tiềm lực để phát triển mạnh mẽ theo hướng số hóa với nền tảng công nghệ vững chắc gồm Internet di động, Big Data, IoT, Cloud Computing, Blockchain, AI. Trên nguyên tắc nhà cung cấp dịch vụ tài chính phải tham gia cạnh tranh công bằng và tuân thủ các yêu cầu pháp lý, tháng 4/2021, Chính phủ Trung Quốc đã có những chế tài đối với công ty Fintech, chẳng hạn: Trung Quốc phạt đế chế thương mại điện tử Alibaba 18 tỷ RMB (khoảng 2,75 tỷ USD) vì bị cáo buộc vi phạm Luật Chống độc quyền, lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường; phạt 500.000 RMB đối với Tencent Holdings do Tập đoàn này không báo cáo chính quyền về các thương vụ mua, bán, sáp nhập theo Luật Chống độc quyền8. Rõ ràng, các ngân hàng truyền thống đang bắt đầu xây dựng nền tảng dữ liệu và công nghệ của riêng mình. 
 
4.2. Ấn Độ
 
Các ngân hàng của Ấn Độ đã bắt kịp các thông lệ hàng đầu toàn cầu, đạt được những bước tiến lớn trong mười năm qua. Các sản phẩm và dịch vụ linh hoạt của ngân hàng số tại Ấn Độ mang lại nhiều lợi ích, với mức độ tương tác cao, không chỉ giữa khách hàng và ngân hàng, mà còn mở rộng đến bên thứ ba là các đối tác hoặc người dùng cuối. Hơn nữa, với quy mô và mức đầu tư tương đương, ngân hàng số có thể phục vụ khách hàng và đem lại lợi ích kinh tế gấp nhiều lần so với mô hình truyền thống. Về mặt chính sách, hướng dẫn của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI), ban hành sau một thông báo được đưa ra trong ngân sách hằng năm để thành lập 75 đơn vị Ngân hàng Kỹ thuật số (DBU) trên 75 quận nhằm đề ra một lộ trình cho khuôn khổ pháp lý của nó ở Ấn Độ9. Điều này tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của ngân hàng số. Về thực tiễn áp dụng, trong giai đoạn 2018 - 2020, Ấn Độ cũng hòa nhịp theo xu thế chuyển đổi số toàn cầu, phát triển theo xu hướng CMCN 4.0, đây là yếu tố thúc đẩy thanh toán số tại quốc gia Tây Á này. Đến giai đoạn đại dịch Covid-19, Chính phủ Ấn Độ hiểu rằng việc thúc đẩy thanh toán số là một trong những biện pháp để chống lại đại dịch. Tính đến năm 2021, triển khai ngân hàng số đã trở thành một phương thức hữu dụng và hiệu quả được sử dụng trong giao dịch tại Ấn Độ. Hiện nay, ngân hàng số Ấn Độ đã có hơn 1,8 triệu khách hàng và bắt đầu có lợi nhuận chỉ sau 18 tháng đi vào hoạt động10.
 
Ngân hàng số phát triển tại Ấn Độ có thể kể đến DBS. DBS là một tập đoàn tài chính hàng đầu châu Á với sự hiện diện tại 18 thị trường, có trụ sở chính tại Singapore. Xuất phát điểm của DBS là một ngân hàng địa phương ở Singapore, bị rất nhiều lời phàn nàn từ chính khách hàng của mình nhưng với việc chuyển đổi ngân hàng số từ năm 2014, DBS đã có những bước tiến mạnh mẽ, chắc chắn và đã đạt nhiều kết quả xuất sắc với nhiều giải thưởng trong đó có giải thưởng “Ngân hàng số tốt nhất thế giới năm 2018” do Euromoney bình chọn. Theo quan điểm của DBS, ngân hàng số phải là ngân hàng số từ khâu tiếp xúc khách hàng đến khâu hỗ trợ phía sau. Ngân hàng số phải tự động hóa được các quy trình và dịch vụ, giảm thiểu tác nghiệp của con người. Theo đó, DBS đã đầu tư nguồn lực tài chính và nhân sự rất lớn cho sự phát triển ngân hàng số, xây dựng bộ phận ngân hàng số giống mô hình các công ty Fintech, với 25 cán bộ nghiệp vụ và 180 cán bộ kỹ thuật. Bộ phận này có nhiệm vụ xây dựng trải nghiệm khách hàng một cách đơn giản, trong suốt và đầy đủ. Đây cũng là công cụ để đạt mục tiêu chuyển từ tập trung vào sản phẩm sang lấy khách hàng làm trung tâm, mang lại sự hài lòng cho khách hàng về dịch vụ ngân hàng. Điểm nổi bật về ngân hàng số của DBS là triển khai ngân hàng số đầu tiên ở Ấn Độ chỉ với kênh Mobile Banking với đặc trưng là quy trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng không cần giấy tờ, không cần chữ ký và không cần chi nhánh, hỗ trợ khách hàng bằng AI.
 
4.3. Thái Lan
 
Thái Lan được xem như là một hình mẫu chuyển đổi số trong khu vực Đông Nam Á. Với sự nhận thức rõ ràng của các nhà lãnh đạo Thái Lan về tầm quan trọng của chuyển đổi số, bắt đầu từ năm 2017 với tham vọng là chuyển đổi số cho toàn bộ hệ thống công quyền, từ quản lý công cho đến hỗ trợ du lịch, cảnh báo thảm họa thiên nhiên và nâng cao hiệu quả của nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng.
 
Trên tinh thần nỗ lực phát triển các hệ thống công nghệ dữ liệu như vậy, đã có những sáng kiến do Ngân hàng Trung ương Thái Lan (Bank of Thailand - BoT) đưa ra, chẳng hạn như kế hoạch tổng thể về thanh toán điện tử quốc gia (National e-Payments Master Plan). Theo đó, các tổ chức tài chính ở Thái Lan đã giảm tốc độ mở rộng mạng lưới chi nhánh và đang tập trung nhiều hơn vào việc cung cấp dịch vụ trực tuyến nhằm mục đích giảm chi phí hoạt động của chi nhánh. Các ngân hàng đã đầu tư nhiều hơn vào công nghệ, tuyển dụng thêm nhân viên công nghệ thông tin và phát triển các dịch vụ sáng tạo mới, sẵn sàng mở ra kỷ nguyên tài chính số hoàn toàn tại tổ chức của mình.
 
Về mặt quy định, BoT tiếp tục ban hành các quy định mới và linh hoạt để bắt kịp tiến bộ công nghệ và hỗ trợ các tổ chức tài chính tối đa hóa lợi ích của công nghệ để phát triển các dịch vụ mới. BoT ban hành hướng dẫn sử dụng công nghệ sinh trắc học và Blockchain trong các dịch vụ tài chính. Ngoài ra, BoT cũng hợp tác chặt chẽ với các tổ chức nhà nước và tư nhân để tạo nền tảng cho các dịch vụ tài chính số. BoT đang nghiên cứu giấy phép cho các ngân hàng số, một công cụ nhằm tăng cường khả năng bao trùm về tài chính và bắt kịp với nhu cầu của người tiêu dùng11.
 
4.4. Singapore
 
Singapore là một quốc gia phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Sau Vương quốc Anh và Hồng Kông (Trung Quốc), đến lượt Singapore mở cửa hệ thống ngân hàng cho các công ty thuần công nghệ nhằm đổi mới và kích thích sự cạnh tranh trên thị trường tài chính, nơi vốn hoàn toàn thuộc về các ngân hàng truyền thống.
 
Thời báo Kinh doanh của Singapore cho rằng, ngân hàng số sẽ phát triển mạnh trong năm 2022. Bởi lẽ, Hiệp hội Ngân hàng Singapore (ABS) và Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) đã phê duyệt giấy phép ngân hàng kỹ thuật số đầu tiên của đất nước, điều này sẽ giúp các dịch vụ tài chính dễ tiếp cận hơn đối với các phân khúc chưa được phục vụ, chẳng hạn như các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có hai loại giấy phép ngân hàng kỹ thuật số - giấy phép ngân hàng kỹ thuật số đầy đủ (DFB) và giấy phép ngân hàng bán buôn kỹ thuật số (DWB). Vào đầu tháng 12/2020, MAS thông báo rằng 04 đơn vị đã được trao giấy phép ngân hàng kỹ thuật số12. Các ngân hàng số ở Singapore cung cấp các dịch vụ ngân hàng tương tự như các đối tác truyền thống của họ, với sự khác biệt chính là các dịch vụ này được cung cấp trực tuyến thay vì tại một chi nhánh thực. Các ngân hàng kỹ thuật số ở Singapore cũng tìm cách cung cấp các dịch vụ tài chính sáng tạo và được cá nhân hóa, có thể thực hiện được với việc sử dụng công nghệ và dữ liệu13.
 
Về pháp lý, Singapore đã bắt đầu cho phép mở rộng ngân hàng số và thúc đẩy phát triển. MAS trước đó đã thông báo rằng họ sẽ trao giấy phép ngân hàng cho tối đa 02 DFB và tối đa 03 DWB, tuy nhiên, có tổng cộng 14 đơn đăng ký đủ điều kiện. Các ứng dụng được đánh giá trên các tiêu chí sau: 
 
(i) Đề xuất giá trị của mô hình kinh doanh, kết hợp sử dụng công nghệ sáng tạo để phục vụ nhu cầu của khách hàng; (ii) Khả năng quản lý hoạt động kinh doanh ngân hàng kỹ thuật số bền vững và thận trọng; và (iii) Triển vọng tăng trưởng và những đóng góp khác cho trung tâm tài chính của Singapore.
 
5. Thực trạng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam
 
Thực hiện theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN, hiện nay, phần lớn các ngân hàng Việt Nam đã triển khai ngân hàng số ở cấp độ chuyển đổi về quy trình và kênh giao tiếp, trong khi chuyển đổi về nền tảng dữ liệu mới được triển khai tại một số ngân hàng tiên phong. Theo kết quả khảo sát của NHNN vào tháng 9/2020, toàn hệ thống có 95% ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã/đang xây dựng  chiến lược thực hiện triển khai chuyển đổi số.
 
5.1. Những chuyển biến tích cực trong triển khai ngân hàng số tại Việt Nam
 
Hầu hết các ngân hàng Việt Nam đã và đang triển khai kế hoạch chuyển đổi số, thành lập riêng bộ phận ngân hàng số tập trung nghiên cứu thực hiện chuyển đổi số. Chẳng hạn như NHTM cổ phần Nam Á (Nam A Bank) đã cho ra đời không gian giao dịch số tích hợp hệ sinh thái thiết bị hiện đại, ứng dụng AI với sự xuất hiện của Robot OPBA và chi nhánh số VTM OPBA; NHTM cổ phần Phương Đông (OCB) đã xây dựng kênh OCB OMNI. Theo đó, các kênh giao dịch số được kết nối, đồng nhất cho khách hàng trải nghiệm xuyên suốt khi họ có sự chuyển dịch giữa các kênh, giúp khách hàng có thể sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà không cần đến phòng giao dịch...
 
Cùng với xu hướng phát triển của CMCN 4.0, các NHTM Việt Nam đã triển khai và đạt được một số thành công nhất định trong số hóa và ứng dụng công nghệ hiện đại trong các hoạt động tài chính - ngân hàng như: Digital banking/Digital Lab; Timo Bank, ATM + LiveBank... 
 
Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng đang bắt đầu triển khai ngân hàng số ở cấp độ quy trình và kênh giao tiếp, chỉ một số ít ngân hàng chuyển đổi số hóa ở nền tảng dữ liệu. Ở khía cạnh quy trình, một số ngân hàng đã hoàn thiện hệ thống giao dịch tự động, ứng dụng một phần Big Data như: NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NHTM cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), NHTM cổ phần Tiên Phong (TPBank)... Ở khía cạnh giao tiếp, một số ngân hàng đã ứng dụng AI, học máy và đưa vào các dịch vụ tư vấn tự động 24/7 thông qua các hội thoại trên website hoặc mạng xã hội của ngân hàng.
 
Ngoài ra, các ngân hàng đang thực hiện mô hình hợp tác với doanh nghiệp công nghệ trong lĩnh vực tài chính hay các công ty công nghệ lớn (Big Tech). Việc hợp tác này mang lại cho khách hàng nhiều trải nghiệm thú vị, cũng như có khả năng tiếp cận được đa dạng hóa dịch vụ với số lần giao dịch ít hơn. Đồng thời, thông qua sự hợp tác, các ngân hàng đã gia tăng được lượng khách hàng cũng như các chi phí đầu tư công nghệ. 
 
5.2. Khó khăn và thách thức trong triển khai ngân hàng số
 
Phát triển ngân hàng số ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức, đặc biệt về khuôn khổ pháp lý và công nghệ, kỹ thuật cũng như thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng mới của khách hàng, cụ thể như sau:
 
Thứ nhất, về liên hệ chiến lược kinh doanh. Phần lớn các ngân hàng chưa xác định rõ tầm nhìn về chuyển đổi ngân hàng số và mối liên hệ với chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Để hiện thực hóa trong khi quá nhiều mục tiêu đòi hỏi về nguồn lực tài chính, nếu nguồn lực không đảm bảo thì phải tập trung về sự hài lòng của khách hàng.
 
Thứ hai, về khung pháp lý. Thực tế, NHNN đã có các văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực ngân hàng số. Tuy nhiên, cùng với quá trình vận động, thay đổi và phát triển của thị trường, nhiều quan hệ và sản phẩm mới phát sinh nhưng các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ, cơ sở cho hoạt động và phát triển ngân hàng số vẫn còn thiếu, chưa được ban hành kịp thời. Hiện nay, chưa có khung pháp lý với các ý tưởng về sản phẩm số hóa hoàn toàn mới dẫn đến ngân hàng dè dặt trong việc ra mắt sản phẩm mới sẽ vướng phải sự điều chỉnh pháp lý, nằm ngoài phạm vi cho phép.
 
Thứ ba, các trường hợp gian lận liên quan tới các tội phạm công nghệ cao ngày càng nguy hiểm, tinh vi và phức tạp. Các tội phạm này lợi dụng những kẽ hở để thực hiện hoạt động thanh toán vi phạm. Mặc dù năng lực phòng, chống gian lận đối với các giao dịch ngân hàng số luôn được các ngân hàng quan tâm nhưng vẫn chưa tạo ra sự hoàn toàn an tâm cho khách hàng.
 
Thứ tư, rủi ro vì tham gia các cuộc chạy đua công nghệ trong ngành Ngân hàng với các dự án ngân hàng số. Việc tham gia có thể tiềm ẩn từ vấn đề bảo mật nói chung và mất an toàn thông tin người dùng nói riêng, xuất phát từ việc năng lực bảo mật thông tin tài chính trong môi trường số còn hạn chế ở Việt Nam.
 
Thứ năm, người dùng không quan tâm đến việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa rủi ro rò rỉ thông tin cá nhân khi thực hiện các giao dịch trực tuyến. Chính điều này đã tạo điều kiện cho tội phạm tạo các tài khoản ảo, gây khó khăn trong điều tra; các giao dịch, thủ đoạn gian lận ngày càng tinh vi khó phát hiện.
 
6. Một số khuyến nghị đối với Việt Nam về triển khai ngân hàng số
 
6.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước
 
Thứ nhất, cơ quan quản lý có vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng, tổ chức, triển khai ngân hàng số. Vì vậy, cần phải xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá, nhận định tiềm năng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam, từ đó xây dựng chiến lược và kế hoạch cụ thể. Bên cạnh đó, việc xây dựng hành lang pháp lý, chính sách về ngân hàng số phải kịp thời, đồng bộ cũng quan trọng không kém. Việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện hơn nữa cho hoạt động chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng là vấn đề rất quan trọng, điều này sẽ góp phần giải quyết được thực trạng hành lang pháp lý cho chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ hiện đại chưa đầy đủ như hiện nay.
 
Thứ hai, cần xây dựng khung mẫu chung cho ngân hàng số và hướng dẫn cụ thể để các NHTM thuận tiện trong quá trình triển khai, tránh việc không thống nhất. Ngoài ra, khung ngân hàng số phải thúc đẩy được dịch vụ tài chính quốc gia, đáp ứng được khả năng tiếp cận, phục vụ khách hàng, chất lượng dịch vụ trực tuyến của các ngân hàng phải được đảm bảo.
 
Thứ ba, việc triển khai ngân hàng số tại NHTM cần có sự đồng ý của cơ quan quản lý Nhà nước. Mục đích của việc kiểm soát này nhằm đảm bảo rằng NHTM đã có nền tảng vững chắc và sẵn sàng triển khai ngân hàng số bao gồm các nội dung: Con người, công nghệ, định giá. Đồng thời, cần ban hành thêm các chính sách khuyến khích, thúc đẩy công tác số hóa tại các ngân hàng.
 
Thứ tư, cần đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu xây dựng Luật Giao dịch điện tử thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung Luật Giao dịch điện tử năm 2005 để tạo cơ sở pháp lý cho các bộ, ngành hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan, giúp đẩy mạnh số hóa, ứng dụng kỹ thuật số, tạo môi trường giao dịch thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp qua kênh số, phương thức điện tử trong hoạt động ngân hàng. 
 
Thứ năm, vấn đề bảo mật dữ liệu thông tin cá nhân người dùng trong chuyển đổi ngân hàng số là vô cùng quan trọng. Do đó, cần sớm ban hành Nghị định về định danh và xác thực điện tử và xây dựng hành lang pháp lý về bảo vệ dữ liệu, bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu người dùng trên môi trường mạng. Đồng thời, cần sớm hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; có cơ chế cho phép ngành Ngân hàng được kết nối và khai thác, chia sẻ thông tin trực tuyến từ cơ sở dữ liệu này để phục vụ việc đối chiếu, xác minh thông tin nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử.
 
6.2. Đối với các ngân hàng
 
Thứ nhất, NHTM cần nghiên cứu và xây dựng lộ trình chuyển dịch mô hình sang ngân hàng số. Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, ngân hàng số không còn là xu hướng mà là yêu cầu bắt buộc mà mỗi ngân hàng cần đạt được. Đồng thời, ngân hàng phải có kế hoạch kinh doanh thận trọng. Trong giai đoạn đầu triển khai ngân hàng số, các ngân hàng phải bỏ ra nhiều chi phí cho đầu tư công nghệ, quảng cáo, khuyến mãi dẫn đến lợi nhuận âm. Một kế hoạch kinh doanh thận trọng, rõ ràng sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng vượt qua khó khăn ban đầu và đạt lợi nhuận, đảm bảo an toàn vốn theo yêu cầu.
 
Thứ hai, thực hiện phân bổ nguồn lực để phát triển công nghệ mới. Trong kế hoạch ngân sách hàng năm, các NHTM cần xem xét tỷ trọng các khoản chi đầu tư với các khoản chi tiêu, việc cắt giảm những chi phí không thực sự cần thiết để dành nguồn lực cho đầu tư công nghệ cũng nên được cân nhắc đến. Cần xác định chi phí đầu tư rõ ràng, xứng đáng, đi đôi với kỳ vọng doanh thu tiềm năng trong tương lai. Từng bước ứng dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động của ngân hàng, tạo tiền đề cho sự chuyển dịch thành ngân hàng số. Việc nghiên cứu các công nghệ này sẽ cần nhiều thời gian và có lộ trình nên giải pháp ban đầu có thể hợp tác với các công ty công nghệ và/hoặc đầu tư vào các startup về công nghệ là một hướng đi có thể xem xét. Trong thời gian đó, các NHTM cần có sự quan tâm nâng cấp Core Banking, đảm bảo Core Banking đáp ứng được các yêu cầu về mở rộng khách hàng, quản trị vận hành và quản lý rủi ro.
 
7. Kết luận
 
Lợi ích của việc chuyển đổi số ngành Ngân hàng mang lại là rất lớn. Việc tích hợp chuyển đổi số vừa phù hợp với bối cảnh tình hình xã hội vừa mang lại rất nhiều tiện ích khác như thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành tài chính, ngân hàng đến mục tiêu toàn diện, cũng như cấu trúc hoạt động và vận hành của các ngân hàng. Ngoài ra, chuyển đổi số cũng giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, quản lý tài khoản, chuyển khoản nhanh chóng, thanh toán hóa đơn, nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng và tăng cường tính bảo mật. Chính vì vậy, việc đẩy nhanh và thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.
 
1 Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0.
2 Gaurav Sarma (2017), “What is digital banking, Available”; truy cập ngày 10/5/2022, http://www.ventureskies.com/blog/digital-banking> 
3 Digital Banking (2018), “Digital Banking 2018”, truy cập ngày 10/5/2022, <https://www.americanbanker.com/conference/digitalbanking-2018>
4 Thành Luân (2018), “Ăn xin Trung Quốc thời đại công nghệ sống khỏe từ mã QR, Báo Thanh niên, truy cập ngày 10/5/2022,  <https://thanhnien.vn/an-xin-trung-quoc-thoi-cong-nghe-song-khoe-nho-ma-qr-post802839.html>
5 Nguyễn Minh (2018), “Ngân hàng không nhân viên đầu tiên tại Trung Quốc”, VnEconomy, truy cập ngày 10/5/2022, <https://vneconomy.vn/ngan-hang-khong-nhan-vien-dau-tien-tai-trung-quoc.htm>
6 Ziyun Shu, Shuk-Yu Tsang, Taoxuan Zhao (2020), “Digital Transformation of Traditional Chinese Banks”, Open Journal of  Business and Management, Vol.8 No.1, January 2020, truy cập ngày 10/5/2022, https://www.scirp.org/journal/paperinformation.aspx?paperid=96964
7 CPI Competition Policy Internation (2020), “China: Gov finalizing laws for digital-only banking”, truy cập ngày 10/5/2022, <https://www.competitionpolicyinternational.com/china-gov-finalizing-laws-for-digital-only-banking>
8 Đặng Hoài Linh (2021), “Triển khai ngân hàng số - Kinh nghiệm quốc tế và bài học thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí điện tử Ngân hàng, truy cập ngày 10/5/2022, <https://tapchinganhang.gov.vn/trien-khai-ngan-hang-so-kinh-nghiem-quoc-te-va-bai-hoc-thuc-tien-viet-nam
9 Jyoti Prakash Gadia (2020); “MD, Resurgent India, The time of India, Establishment of digital banking units: Adoption of digital strategy to boost the Indian banking industry and economy”.
10 An Thi (2019), “Ngân hàng số sẽ dần thay thế mô hình truyền thống”, truy cập ngày 10/5/2022,h<https://www.pwc.com/vn/vn/media/media-articles/190218_dautu-digital-banking-danhthanh.pdf>
11 Đăng Khoa (2020), “Thái Lan đang chuyển đổi số như thế nào”, Tạp chí điện tử Viettimes, truy cập ngày 10/5/2022, <https://viettimes.vn/thai-lan-dang-chuyen-doi-so-nhu-the-nao-post125279.html>
12 MAS Monetary Authority of Singapore (2020), “MAS Announces Successful Applicants of Licences to Operate New Digital Banks in Singapore”, truy cập ngày 10/5/2022, <https://www.mas.gov.sg/news/media-releases/2020/mas-announces-successful-applicants-of-licences-to-operate-new-digital-banks-in-singapore>
13 SingSaver (2022), “What Does The Future Of Digital Banking In Singapore Look Like?”, truy cập ngày 10/5/2022, <https://www.singsaver.com.sg/blog/what-does-the-future-of-digital-banking-singapore-look-like>
14 NHNN (2020), “Chuyển đổi số cơ hội cho các ngân hàng vượt qua khủng hoảng”, Cổng Thông tin điện tử NHNN, truy cập ngày 10/5/2022, https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/m/menu/trangchu/ddnhnn/nctd/nctd_chitiet?

Tài liệu tham khảo:
 
1. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0.
2. CPI Competition Policy Internation (2020), “China: Gov finalizing laws for digital-only banking”, truy cập ngày 10/5/2022, <https://www.competitionpolicyinternational.com/china-gov-finalizing-laws-for-digital-only-banking>
3. Digital Banking (2018), “Digital Banking 2018”, truy cập ngày 10/5/2022, <https://www.americanbanker.com/conference/digitalbanking-2018>
4. Gaurav Sarma (2017), “What is digital banking, Available”; truy cập ngày 10/5/2022, <http://www.ventureskies.com/blog/digital-banking>
5. Jyoti Prakash Gadia (2020); “MD, Resurgent India, The time of India, Establishment of digital banking units: Adoption of digital strategy to boost the Indian banking industry and economy”.
6. Đăng Khoa (2020), “Thái Lan đang chuyển đổi số như thế nào”, Tạp chí điện tử Viettimes, truy cập ngày 10/5/2022, <https://viettimes.vn/thai-lan-dang-chuyen-doi-so-nhu-the-nao-post125279.html>
7. Thành Luân (2018), “Ăn xin Trung Quốc thời đại công nghệ sống khỏe từ mã QR, Báo Thanh niên, truy cập ngày 10/5/2022,  <https://thanhnien.vn/an-xin-trung-quoc-thoi-cong-nghe-song-khoe-nho-ma-qr-post802839.html>
8. Đặng Hoài Linh (2021), “Triển khai ngân hàng số - Kinh nghiệm quốc tế và bài học thực tiễn Việt Nam”,  Tạp chí điện tử Ngân hàng, truy cập ngày 10/5/2022, <https://tapchinganhang.gov.vn/trien-khai-ngan-hang-so-kinh-nghiem-quoc-te-va-bai-hoc-thuc-tien-viet-nam.htm?fbclid=IwAR3yHt9UbrPlp55nkZr0Btuku M83RGhrbiWSmbhOOoCQzk1UiLlB7MYCNSg>
9. Nguyễn Minh (2018), “Ngân hàng không nhân viên đầu tiên tại Trung Quốc”, VnEconomy, truy cập ngày 10/5/2022, <https://vneconomy.vn/ngan-hang-khong-nhan-vien-dau-tien-tai-trung-quoc.htm>
10. MAS Monetary Authority of Singapore (2020), “MAS Announces Successful Applicants of Licences to Operate New Digital Banks in Singapore”, truy cập ngày 10/5/2022, <https://www.mas.gov.sg/news/media-releases/2020/mas-announces-successful-applicants-of-licences-to-operate-new-digital-banks-in-singapore>
11. Ziyun Shu, Shuk-Yu Tsang, Taoxuan Zhao (2020), “Digital Transformation of Traditional Chinese Banks”, Open Journal of Business and Management, Vol.8 No.1, January 2020, truy cập ngày 10/5/2022, https://www.scirp.org/journal/paperinformation.aspx?paperid=96964
12. An Thi (2019), “Ngân hàng số sẽ dần thay thế mô hình truyền thống”, truy cập ngày 10/5/2022, < https://www.pwc.com/vn/vn/media/media-articles/190218_dautu-digital-banking-danhthanh.pdf>
13. SingSaver (2022), “What Does The Future Of Digital Banking In Singapore Look Like?”, truy cập ngày 10/5/2022, <https://www.singsaver.com.sg/blog/what-does-the-future-of-digital-banking-singapore-look-like>

ThS. Nguyễn Thị Kiều Oanh (Khoa Luật Thương mại - Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh)
Đoàn Thị Thu Hiền (Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons)

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Đảm bảo an ninh mạng tại Neobank với sự kết hợp của trí tuệ  nhân tạo, Blockchain và học máy
Đảm bảo an ninh mạng tại Neobank với sự kết hợp của trí tuệ nhân tạo, Blockchain và học máy
25/04/2024 178 lượt xem
Neobank (ngân hàng thế hệ mới) là mô hình ngân hàng hiện đang được rất nhiều người ưa chuộng, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm ngân hàng số hóa đầu tiên. Tuy nhiên, cùng với sự đổi mới nhanh chóng về công nghệ, rủi ro an ninh mạng cũng ngày càng tăng cao. Việc quản lí rủi ro kém hiệu quả có thể gây tổn hại không chỉ cho ngân hàng mà còn cho khách hàng.
Đảm bảo an ninh, an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ ví điện tử
Đảm bảo an ninh, an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ ví điện tử
19/04/2024 802 lượt xem
Nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh toán, trong đó có dịch vụ ví điện tử, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan mở và sử dụng tài khoản thanh toán (TKTT), thẻ ngân hàng, ví điện tử...
Phát triển ngân hàng xanh nhằm tạo động lực cho phát triển bền vững ở Việt Nam
Phát triển ngân hàng xanh nhằm tạo động lực cho phát triển bền vững ở Việt Nam
15/04/2024 1.404 lượt xem
Ngân hàng xanh đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững. Mục tiêu của bài viết này nhằm nhận diện những khó khăn và thách thức mà ngân hàng xanh ở Việt Nam đang gặp phải thông qua phỏng vấn sâu với 30 lãnh đạo và nhân viên giàu kinh nghiệm tại các ngân hàng thương mại (NHTM).
Xác thực sinh trắc học giúp tăng khả năng bảo mật  và an toàn cao hơn trong giao dịch ngân hàng
Xác thực sinh trắc học giúp tăng khả năng bảo mật và an toàn cao hơn trong giao dịch ngân hàng
03/04/2024 2.851 lượt xem
Từ ngày 01/7/2024, khách hàng phải xác thực sinh trắc học khi giao dịch ngân hàng lần đầu bằng Mobile Banking; mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền; tổng số tiền các giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực bằng sinh trắc học.
Agri-Fintech: Giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả tài trợ tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp của kỉ nguyên số
Agri-Fintech: Giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả tài trợ tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp của kỉ nguyên số
27/03/2024 2.712 lượt xem
Việc tài trợ tài chính cho lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam trong thời gian qua luôn gặp nhiều khó khăn cho dù đã có sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành và các bên liên quan.
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
25/03/2024 3.477 lượt xem
Quá trình số hóa ở Việt Nam đang ngày càng phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, ngành Ngân hàng đang có những cải cách trong nền tảng kĩ thuật số nhằm cung ứng dịch vụ và giải quyết yêu cầu của khách hàng tốt hơn.
Nâng cao kĩ năng cho người tiêu dùng trong sử dụng thẻ tín dụng
Nâng cao kĩ năng cho người tiêu dùng trong sử dụng thẻ tín dụng
22/03/2024 4.146 lượt xem
Ngày nay, với nhiều tiện ích, thẻ tín dụng đã trở nên phổ biến trong chi tiêu, mua sắm của người dân. Tuy nhiên, thực tế không ít người do chưa hiểu rõ về tính năng của thẻ, số ngày miễn lãi, nguyên tắc trả nợ và cách tính lãi suất nếu thanh toán không đủ hoặc không đúng hạn mà có thể trở thành những “con nợ” lớn của ngân hàng.
Tăng cường các giải pháp ngăn chặn lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản
Tăng cường các giải pháp ngăn chặn lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản
20/03/2024 4.191 lượt xem
Thời gian gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều hơn tình trạng tội phạm sử dụng các loại mã độc đánh cắp thông tin, mã hóa dữ liệu của người dùng để chiếm đoạt tài sản. Các chuyên gia bảo mật cảnh báo, sau khi xâm nhập, các mã độc này có thể "nằm vùng" như một gián điệp, thu thập thông tin, điều khiển các ứng dụng ngân hàng, đánh cắp tài khoản, mật khẩu và mã OTP của nạn nhân để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa ngân hàng
Giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa ngân hàng
15/03/2024 4.401 lượt xem
Thời gian qua, với mục tiêu lấy khách hàng là trung tâm, ngành Ngân hàng đã không ngừng hoàn thiện pháp lý và hạ tầng công nghệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), thúc đẩy hoạt động ngân hàng số và đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.
Nghĩa vụ bảo mật thông tin người sử dụng Internet Banking của nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán
Nghĩa vụ bảo mật thông tin người sử dụng Internet Banking của nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán
13/03/2024 4.113 lượt xem
Trong bối cảnh chuyển đổi số, Việt Nam luôn nỗ lực thay đổi, cải tiến và cập nhật những công nghệ hiện đại để áp dụng phát triển trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Internet Banking hay dịch vụ thanh toán trên các thiết bị điện tử trở thành một bước tiến trong giao dịch thương mại.
Hoạt động tài chính vi mô trong xu hướng phát triển của công nghệ tài chính
Hoạt động tài chính vi mô trong xu hướng phát triển của công nghệ tài chính
04/03/2024 4.901 lượt xem
Tổ chức tài chính vi mô (TCVM) là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ như ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ.
Xây dựng nguồn lực con người nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số hoạt động ngân hàng
Xây dựng nguồn lực con người nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số hoạt động ngân hàng
01/03/2024 4.959 lượt xem
Kết quả nghiên cứu về phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số của các tổ chức nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng đều khẳng định, văn hóa doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng, như là “quyền lực mềm” của tổ chức, giúp tổ chức phát triển bền vững.
Pháp luật về định danh khách hàng điện tử trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
Pháp luật về định danh khách hàng điện tử trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
14/02/2024 6.867 lượt xem
Trong quá trình hoạt động chuyển đổi số ngành Ngân hàng tại Việt Nam, định danh khách hàng điện tử hay còn gọi là eKYC (Electronic Know Your Customer) đang trở thành một xu hướng phát triển tất yếu. Công nghệ này cho phép các ngân hàng tại Việt Nam cung ứng dịch vụ số hóa, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hóa hoạt động, đặc biệt trong hoạt động liên quan đến tài khoản thanh toán.
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Tăng tốc và phát triển bền vững
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Tăng tốc và phát triển bền vững
08/02/2024 6.862 lượt xem
Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng không chỉ là một xu hướng mà còn là một bước tiến quan trọng hướng tới tương lai tài chính hiện đại và linh hoạt.
Triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng
Triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng
01/02/2024 6.684 lượt xem
Trong bối cảnh phát triển sâu rộng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) trong mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, xu hướng chuyển dịch các giao dịch theo phương thức truyền thống sang môi trường điện tử gia tăng. Khách hàng được trải nghiệm đa dạng các dịch vụ tiện ích, hiện đại và tiết kiệm thời gian, chi phí.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

Vàng SJC 5c

81.000

83.520

Vàng nhẫn 9999

74.200

76.100

Vàng nữ trang 9999

74.000

75.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,145 25,485 26,411 27,860 30,670 31,974 159.56 168.87
BIDV 25,185 25,485 26,528 27,748 30,697 31,977 159.6 168
VietinBank 25,160 25,485 26,651 27,946 31,096 32,106 161.07 169.02
Agribank 25,180 25,485 26,599 27,900 30,846 32,001 160.64 168.67
Eximbank 25,160 25,485 26,632 27,531 30,915 31,959 161.35 166.79
ACB 25,190 25,485 26,768 27,476 31,178 31,876 161.53 166.97
Sacombank 25,250 25,485 26,880 27,440 31,315 31,817 162.5 167.51
Techcombank 25,228 25,485 26,523 27,869 30,720 32,037 157.83 170.27
LPBank 24,943 25,485 26,344 27,844 31,044 31,948 159.37 170.59
DongA Bank 25,250 25,485 26,760 27,440 31,070 31,920 159.80 166.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?