Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của các nước trên thế giới nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19 và hàm ý chính sách
26/11/2021 9.128 lượt xem
Đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến nền kinh tế và xã hội các nước vào năm 2020 và năm 2021...
 
Tóm tắt: Đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến nền kinh tế và xã hội các nước vào năm 2020 và năm 2021. Kinh nghiệm rút ra từ kết quả nghiên cứu 87 nước trên thế giới, gồm 39 nước thu nhập cao (nước phát triển), trong đó 24 nước ở châu Âu và 15 nước ngoài châu Âu (châu Á, châu Mỹ, châu Đại Dương) và 48 nước thu nhập trung bình ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, đóng góp hơn 95% vào kinh tế thế giới và chiếm hơn 80% dân số thế giới, được trình bày trong bài viết về việc thực hiện các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để đối phó với đại dịch Covid-19 có ý nghĩa tham khảo tốt cho Việt Nam. 
 
1. Hậu quả của đại dịch Covid-19 với kinh tế thế giới
 
Tác động của đại dịch Covid-19 đối với tăng trưởng thế giới là rất nặng nề. Theo số liệu của IMF, GDP thế giới năm 2019 là 87.345 tỷ USD. Năm 2020, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, GDP thế giới đã giảm xuống còn 84.537 tỷ USD, mức giảm là -3,21%GDP, lớn hơn toàn bộ GDP của Ấn Độ so với thế giới năm 2020 là 3,1%. Liên hợp quốc dự báo, đại dịch Covid-19 sẽ đẩy số lượng người thất nghiệp trên toàn thế giới lên hơn 200 triệu người vào năm 2022. Tác động của đại dịch Covid-19 được dự báo sẽ kéo dài chứ không dừng lại ở năm 2022. Theo dự báo của IMF, GDP thế giới năm 2024 sẽ thấp hơn 3% (6% đối với các quốc gia thu nhập thấp) so với trường hợp không có đại dịch Covid-19.
 
2. Các nước đã ứng phó với đại dịch Covid-19 bằng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ như thế nào?
 
Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, các biện pháp y tế đã được triển khai đầu tiên: Xét nghiệm, cách ly, điều trị với quy mô ngày càng tăng. Đồng thời, các biện pháp phòng dịch cũng được triển khai với nhiều mức độ khác nhau: đeo khẩu trang, khử khuẩn, giãn cách xã hội, hạn chế đi lại, cách ly xã hội, tiêm vắc-xin. Việc thực hiện các biện pháp như hạn chế đi lại, cách ly xã hội, cấm xuất nhập cảnh, đóng cửa các cơ sở dịch vụ đã làm hàng tỷ người trên thế giới bị giảm hoặc mất thu nhập, hàng trăm triệu người thiếu ăn, hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngừng trệ, các chuỗi cung ứng nội địa và toàn cầu bị đứt gãy, kinh tế của đại đa số các nước bị suy giảm tăng trưởng rồi rơi vào suy thoái, kinh tế toàn cầu cũng suy giảm.
 
Nghiên cứu của chúng tôi tại 87 nước thu nhập cao và trung bình chiếm hơn 95% GDP thế giới và 80% dân số thế giới cho thấy, mức tăng trưởng kinh tế trung bình năm 2020 của những quốc gia này là -7%. Khi dự báo kinh tế sẽ suy giảm mạnh bởi đại dịch Covid-19 với các hậu quả về kinh tế và xã hội, Chính phủ các nước này lập tức triển khai các giải pháp tiền tệ và tài chính công với quy mô rất lớn, để đảm bảo đời sống cho người dân, giúp doanh nghiệp tránh phá sản, duy trì hệ thống y tế, giáo dục phù hợp với tình hình dịch. 
 
Những biện pháp về chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của các nước để đối phó với đại dịch Covid-19 thể hiện nhiều sự tương đồng và một số khác biệt đặc thù có thể được minh họa bởi 4 nước: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh như trong Bảng 1.

 
Thông qua chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của các nước, có thể thấy rõ trong điều kiện suy giảm kinh tế kéo dài, doanh nghiệp phải ngừng sản xuất, kinh doanh, người lao động mất việc làm, mất thu nhập, các giải pháp tiền tệ và tài khóa của các Chính phủ có nhiều nét tương đồng, mặc dù, quy mô và tính chất có khác nhau, tập trung vào hỗ trợ 07 đối tượng sau:
 
Thứ nhất, hỗ trợ người lao động bị mất và giảm việc làm, để họ có thể sống được và tiếp tục gắn bó với các doanh nghiệp mà họ đang làm việc.
 
Thứ hai, hỗ trợ các doanh nghiệp, từ quy mô lớn (Hàng không) đến các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (người tự kinh doanh, hộ nông dân) để họ không bị phá sản (không có khả năng trả nợ đến hạn, không trả được tiền thuê đất, thuê mặt bằng, không trả được tiền cho người lao động nghỉ ốm vì Covid-19, không có tiền để duy trì hoạt động vì không trả được tiền lương cho người lao động…) có đủ điều kiện tiếp tục sản xuất kinh doanh khi dịch bệnh giảm và kết thúc.
 
Thứ ba, hỗ trợ người dân (người đã nghỉ hưu, trẻ em, người không đi làm việc, người vô gia cư, người nuôi con nhỏ) có được thu nhập cần thiết để duy trì cuộc sống, nuôi dạy trẻ em, không bị tống ra khỏi nhà đang thuê vì không có khả năng trả tiền nhà.
 
Thứ tư, hỗ trợ ngành y tế và các nhân viên y tế để có thể mua sắm thiết bị, thuốc men, vật tư phục vụ chống dịch, hỗ trợ người trực tiếp làm công tác chống dịch.
 
Thứ năm, hỗ trợ các trường học để có kinh phí mua thiết bị, vật tư để phòng, chống dịch ở các nhà trường và tiền lương cho các giáo viên.
 
Thứ sáu, hỗ trợ các cơ sở văn hóa, các tổ chức hoạt động phúc lợi xã hội.
 
Thứ bảy, hỗ trợ chính quyền các bang, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đủ ngân sách để phòng, chống dịch và duy trì các hoạt động khi thu ngân sách không đạt kế hoạch vì các đơn vị sản xuất kinh doanh phải ngừng hoạt động, người lao động không có lương đóng thuế thu nhập như bình thường. 
 
Nghiên cứu ứng xử của Chính phủ 87 nước có thu nhập cao ở châu Âu, ngoài châu Âu và có thu nhập trung bình trên thế giới trong việc sử dụng nợ công để đối phó với đại dịch Covid-19 cho thấy, họ đều hành động theo cùng một nguyên tắc có thể diễn đạt thành mô hình sử dụng nợ công làm nguồn lực tài chính công chủ yếu để khắc phục thiệt hại kinh tế, xã hội và phục hồi tăng trưởng như sau: (xem Hình 1)
 
Hình 1: Mô hình sử dụng nợ công làm nguồn lực tài chính công chủ yếu để ứng phó với đại dịch Covid- 9 của 87 nước
 

 
Trong mô hình này, khi tăng trưởng kinh tế của một nước giảm từ mức tăng trưởng TT2019 của năm 2019 xuống mức TT2020 của năm 2020 thì Chính phủ gia tăng nợ công rất mạnh, từ mức nợ công NC2019 của năm 2019 lên mức nợ công NC2020 của năm 2020, và năm 2021 có thể lên mức NC2021 cao hơn mức nợ công NC2020, để có nguồn lực cho các chính sách tài khóa, ngăn chặn suy giảm kinh tế năm 2020 và phục hồi tăng trưởng kinh tế năm 2021.
 
Trong 87 nước mà chúng tôi nghiên cứu có 24 nước (27,4%) chỉ tăng nợ công trong năm 2020, còn có đến 52 nước (chiếm gần 60%) tăng nợ công trong 2 năm liên tiếp, năm 2020 và năm 2021, để có đủ nguồn lực cho chính sách tài khóa của họ. Có 11 nước (12,6%) do kinh tế của họ đã suy giảm từ năm 2019 nên họ đã tăng nợ công từ năm 2019, sau đó tiếp tục tăng trong năm 2020, thậm chí có nước cả trong năm 2021 để khắc phục suy giảm và phục hồi tăng trưởng kinh tế. 
 
Số liệu tổng hợp 87 nước đã sử dụng nợ công thế nào để đối phó với đại dịch Covid-19, phục hồi tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở Bảng 2.
Bảng 2: Suy giảm tăng trưởng kinh tế và gia tăng nợ công của 87 nước để ứng phó với đại dịch Covid-19 
 
 
3.  Kết luận và hàm ý chính sách 
 
Một là, 87 nước mà chúng tôi đã khảo sát gồm 39 nước thu nhập cao (nước phát triển), trong đó 24 nước ở châu Âu và 15 nước ngoài châu Âu (châu Á, châu Mỹ, châu Đại dương) và 48 nước thu nhập trung bình ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, đóng góp hơn 95% vào kinh tế thế giới và chiếm hơn 80% dân số thế giới. Vì vậy, hành vi ứng xử của 87 nước này đối với đại dịch Covid-19 về cách họ huy động nguồn lực chủ yếu của chính sách tài khóa từ nợ công có thể coi là có tính phổ biến, được sự đồng thuận cao của Chính phủ 87 nước là động lực kinh tế chủ yếu của thế giới. 
 
Hai là, khi xảy ra suy thoái kinh tế gây ra bởi đại dịch Covid-19 tất cả 87 nước đều tăng mạnh nợ công để có nguồn lực tài chính công cần thiết khắc phục suy giảm tăng trưởng, chăm lo cho người dân, doanh nghiệp, người lao động, chính quyền các địa phương và phục hồi tăng trưởng kinh tế, theo cùng một mô hình cơ bản. 
 
Ba là, mặc dù mức độ suy giảm tăng trưởng kinh tế năm 2020 của các nước là khác nhau, từ thấp nhất là -2,3% đến cao nhất là -15,6%; và mức độ gia tăng nợ công của các nước là khác nhau, từ nước thấp nhất là 4,5% GDP đến mức cao nhất là 20,4% GDP (xem Bảng 2), nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra: Hệ số tương quan giữa 1% giảm tăng trưởng kinh tế vì Covid-19 và gia tăng nợ công tính bằng % GDP, chúng tôi gọi là hệ số chi phí nợ công để khắc phục suy giảm tăng trưởng kinh tế, của các nước là khác nhau, song khá hội tụ quanh giá trị trung bình của mỗi nhóm nước, các giá trị này có tính đặc trưng cho mỗi nhóm nước. Việc khảo sát mối quan hệ của hệ số chi phí nợ công với dân số của mỗi nước sẽ cho ta các nhận xét sâu sắc hơn. Các giá trị này có thể được dùng để tham khảo khi quyết định sử dụng nợ công để ứng phó với các dịch bệnh lớn hoặc khủng hoảng kinh tế trong tương lai. Đối với đại dịch Covid-19, bình quân hệ số chi phí nợ công để khắc phục suy giảm tăng trưởng kinh tế của 87 nước trong mẫu nghiên cứu là 2. Tức là khi tăng trưởng kinh tế giảm 1% (năm 2020) thì nợ công được tăng với giá trị bằng 2% GDP để có nguồn lực tài chính công xử lý đại dịch Covid-19.
 
Bốn là, đối với Việt Nam, đại dịch Covid-19 khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 chỉ đạt 2,91% so với năm 2019, giảm 4,1% so với tăng trưởng kinh tế năm 2019, song, do quy định của Luật số 20/2017/QH14 (Luật Quản lý nợ công), Việt Nam không sử dụng nợ công để tạo nguồn lực tài chính công đối phó với suy giảm kinh tế và các vấn đề xã hội phát sinh do đại dịch. Tổng các nguồn kinh phí dự kiến được sử dụng cho phòng dịch và phục hồi tăng trưởng kinh tế là khoảng 2% GDP, giá trị đã giải ngân thực tế chỉ hơn 1% GDP. Theo kinh nghiệm của 87 nước trên thế giới trong mẫu khảo sát, trong đó có 48 nước thu nhập trung bình, thì Việt Nam là nước duy nhất trong 88 nước không sử dụng tăng nợ công để có thêm nguồn lực tài chính hỗ trợ khắc phục hậu quả của Covid-19. Giá trị mức hỗ trợ từ các nguồn khác bằng 2% GDP là rất nhỏ so với bình quân các nước thu nhập trung bình. Với suy giảm tăng trưởng khoảng 4% năm 2020 so với năm 2019, trước khi dịch bệnh xuất hiện như của Việt Nam, thì các nước sẽ tăng nợ công khoảng 6,76% GDP (hệ số chi phí nợ công trung bình là 1,69%) để có nguồn ngân sách chi hỗ trợ cho 07 loại đối tượng nêu trên (đối tượng được hỗ trợ ở Việt Nam hẹp hơn đáng kể so với các nước). Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020 là 2,91%, dự kiến năm 2021 khoảng 2 - 2,5%, trong khi tất cả 87 nước chúng tôi đã khảo sát thì dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 đều cao hơn nhiều so với năm 2020, thậm chí khoảng 1/3 trong số đó cao hơn cả tăng trưởng kinh tế năm 2019, tức là trước khi có đại dịch Covid-19.
Tài liệu tham khảo:
 
1. Statista. “Global gross domestic product (GDP) at current prices from 1985 to 2026 https://www.statista.com/statistics/268750/global-gross-domestic-product-gdp/” Truy cập 18.10.2021.
 
2. United Nation. “COVID crisis to push global unemployment over 200 million mark in 2022 https://news.un.org/en/story/2021/06/1093182”. Truy cập 18.10.2021.
 
3. Brookings. “Social and economic impact of Covid-19 https://www.brookings.edu/research/social-and-economic-impact-of-covid-19/”. Truy cập 18.10.2021.
 
4. Investopedia. “International Covid-19 Stimulus and Relief https://www.investopedia.com/government-stimulus-and-relief-efforts-to-fight-the-covid-19-crisis-5113980” Truy cập 18.10.2021.
 
5. GS., TS. Nguyễn Thiện Nhân. “Đề xuất tăng 22 tỷ USD nợ công để đối phó đại dịch, phục hồi kinh tế, https://zingnews.vn/de-xuat-tang-22-ty-usd-no-cong-de-doi-pho-dai-dich-phuc-hoi-kinh-te-post1268643.html”. Truy cập 18.10.2021.

ThS. Nguyễn Thiện Đức 
Nghiên cứu sinh tại Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Phát triển Quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp - Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Phát triển Quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp - Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
21/03/2024 1.919 lượt xem
Hệ thống hưu trí là một bộ phận quan trọng của hệ thống an sinh xã hội với hai hệ thống hưu trí bắt buộc và hệ thống hưu trí tự nguyện. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp ở các nước trên thế giới rất quan trọng nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Dự báo kinh tế thế giới năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn
Dự báo kinh tế thế giới năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn
19/03/2024 3.580 lượt xem
Năm 2023, kinh tế thế giới phục hồi yếu và không đồng đều giữa các nền kinh tế chủ chốt. Hoạt động sản xuất, từ sản lượng công nghiệp đến hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế đều giảm.
Ứng phó với các thách thức nhân khẩu học: Chiến lược thích ứng của ngành Ngân hàng và gợi ý đối với Việt Nam
Ứng phó với các thách thức nhân khẩu học: Chiến lược thích ứng của ngành Ngân hàng và gợi ý đối với Việt Nam
07/03/2024 3.430 lượt xem
Những thay đổi về nhân khẩu học toàn cầu, đặc biệt là xu hướng già hóa dân số đang đặt ra những thách thức và rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
03/03/2024 4.604 lượt xem
Sau gần hai năm thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát và đưa lạm phát của nền kinh tế Hoa Kỳ về gần lạm phát mục tiêu là 2%, trong năm 2024, dự kiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ có những thay đổi lớn trong điều hành chính sách tiền tệ.
Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị
Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị
15/02/2024 4.707 lượt xem
Kiểm toán nội bộ có vai trò quan trọng trong việc tăng cường và bảo vệ giá trị của tổ chức thông qua chức năng cung cấp sự đảm bảo, tư vấn khách quan, chuyên sâu và theo định hướng rủi ro.
Ngân hàng Mizuho Việt Nam góp phần thúc đẩy hợp tác toàn diện kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
Ngân hàng Mizuho Việt Nam góp phần thúc đẩy hợp tác toàn diện kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
13/02/2024 4.720 lượt xem
Nhìn lại năm 2023, trên khắp Việt Nam và Nhật Bản đã diễn ra nhiều sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tháng 12/2023, Mizuho đã hỗ trợ Diễn đàn kinh tế Nhật Bản - Việt Nam tại Tokyo cùng với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và các định chế tài chính khác.
Triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2024
Triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2024
26/01/2024 6.106 lượt xem
Sau những cú sốc mạnh trong năm 2022, hoạt động kinh tế toàn cầu có dấu hiệu ổn định vào đầu năm 2023.
Kinh nghiệm ứng dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam
Kinh nghiệm ứng dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam
15/01/2024 6.563 lượt xem
Chuyển đổi số và sự bùng nổ công nghệ có ảnh hưởng lớn đến hành vi của khách hàng và hoạt động kinh doanh. Xu hướng thay đổi này dẫn đến quá trình số hóa trong các lĩnh vực như sản xuất, chuỗi cung ứng, tài chính và các dịch vụ phụ trợ khác.
Thẩm quyền để xử lí ngân hàng đang đổ vỡ một cách nhanh chóng và kịp thời - Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam
Thẩm quyền để xử lí ngân hàng đang đổ vỡ một cách nhanh chóng và kịp thời - Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam
05/01/2024 7.432 lượt xem
Trong năm vừa qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều vụ sụp đổ của những ông lớn trong lĩnh vực ngân hàng, điều này dấy lên hồi chuông cảnh báo về tính chất dễ đổ vỡ của ngân hàng. Việc một ngân hàng đổ vỡ thể hiện kỉ luật thị trường đối với những ngân hàng có hoạt động kinh doanh thiếu an toàn, lành mạnh nhưng lại tạo ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng và người gửi tiền.
Phân tích lợi ích và rủi ro của tiền kĩ thuật số Ngân hàng Trung ương
Phân tích lợi ích và rủi ro của tiền kĩ thuật số Ngân hàng Trung ương
21/12/2023 8.639 lượt xem
Sự chuyển dịch nhanh chóng của hệ thống tiền tệ số toàn cầu đã khiến chính phủ các nước có phần lúng túng trong việc thích nghi với sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi chi tiêu và đầu tư của người dân.
Hợp tác của Trung Quốc với các nước châu Phi trong lĩnh vực ngân hàng và một số kinh nghiệm cho Việt Nam
Hợp tác của Trung Quốc với các nước châu Phi trong lĩnh vực ngân hàng và một số kinh nghiệm cho Việt Nam
20/12/2023 8.041 lượt xem
Trung Quốc là đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư lớn nhất của châu Phi trong thời gian qua và sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Bài viết này tóm lược sự phát triển quan hệ thương mại và đầu tư của Trung Quốc với các nước châu Phi trong thời gian hơn một thập kỉ vừa qua và việc Trung Quốc sử dụng lĩnh vực ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển đó.
Thực tiễn sử dụng tiền mã hóa trong tài trợ cuộc xung đột Nga - Ukraine và hàm ý cho Việt Nam
Thực tiễn sử dụng tiền mã hóa trong tài trợ cuộc xung đột Nga - Ukraine và hàm ý cho Việt Nam
16/11/2023 9.187 lượt xem
Bài viết khái quát quá trình triển khai huy động dòng vốn toàn cầu thông qua tiền mã hóa của Chính phủ Ukraine và Liên bang Nga; từ đó, đánh giá hiệu quả thực tiễn của việc sử dụng tiền mã hóa trong thanh toán xuyên biên giới, nguy cơ sử dụng tiền mã hóa trong các hoạt động rửa tiền, khủng bố và đưa ra hàm ý cho Việt Nam.
Quy định về hoạt động huy động vốn cộng đồng theo hình thức cổ phần tại Malaysia - Một số gợi mở cho Việt Nam
Quy định về hoạt động huy động vốn cộng đồng theo hình thức cổ phần tại Malaysia - Một số gợi mở cho Việt Nam
06/11/2023 9.108 lượt xem
Hoạt động huy động vốn cộng đồng đã trở nên phổ biến sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, phương thức này đã phát triển nhanh chóng ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó, hoạt động huy động vốn theo hình thức cổ phần (Equity - based Crowdfunding - ECF) là hình thức gọi vốn được các doanh nghiệp trong giai đoạn khởi đầu, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo rất ưa chuộng. Với ECF, các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ cộng đồng thông qua một nền tảng trên Internet.
Phát triển ngân hàng hợp kênh: Kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất cho Việt Nam
Phát triển ngân hàng hợp kênh: Kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất cho Việt Nam
20/10/2023 10.316 lượt xem
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và việc sử dụng ngày càng nhiều điện thoại thông minh và máy tính bảng, xu hướng hợp kênh đã dần trở nên quan trọng đối với tập hợp đa dạng các dịch vụ ngân hàng. Hoạt động ngân hàng hợp kênh cung cấp đường dẫn đến các dịch vụ tài chính, ngân hàng thông qua nhiều kênh khác nhau (như chi nhánh ngân hàng, ATM, tổng đài điện thoại, eBanking, Internet Banking và Mobile Banking) một cách hợp nhất dựa trên ý tưởng “mọi thứ đều có thể được làm trên mọi kênh”.
Quản trị rủi ro số tại các ngân hàng thương mại: Kinh nghiệm của Ngân hàng Trung ương Đức và một số khuyến nghị
Quản trị rủi ro số tại các ngân hàng thương mại: Kinh nghiệm của Ngân hàng Trung ương Đức và một số khuyến nghị
04/10/2023 14.444 lượt xem
Khi thế giới ngày càng trở nên số hóa và kết nối, cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ tài chính, ngân hàng ngày một gia tăng, tạo động lực cho các ngân hàng thích ứng và thực hiện chuyển đổi số. Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, công nghệ chuỗi khối... đang hỗ trợ và đẩy nhanh tốc độ của quá trình chuyển đổi số, giúp các ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

79.300

81.300

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

79.300

81.300

Vàng SJC 5c

79.300

81.320

Vàng nhẫn 9999

68.500

69.750

Vàng nữ trang 9999

68.400

69.250


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,590 24,960 26,123 27,556 30,490 31,787 158.88 168.16
BIDV 24,645 24,955 26,329 27,558 30,623 31,921 159.49 167.99
VietinBank 24,545 24,965 26,353 27,648 30,916 31,926 160.45 168.4
Agribank 24,610 24,955 26,298 27,570 30,644 31,779 159.81 167.89
Eximbank 24,580 24,970 26,426 27,196 30,846 31,746 161.32 166.02
ACB 24,590 24,990 26,466 27,124 30,989 31,632 160.93 166.09
Sacombank 24,585 24,945 26,552 27,112 31,086 31,598 161.79 166.8
Techcombank 24,616 24,959 26,918 27,538 30,506 31,826 157.09 169.49
LPBank 24,400 25,100 26,147 27,684 30,958 31,917 159.21 170.66
DongA Bank 24,640 24,990 26,440 27,130 30,860 31,710 159.00 166.20
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?