Bám sát chủ trương của Chính phủ và diễn biến thị trường bất động sản để có chính sách tín dụng phù hợp
10/06/2022 7.091 lượt xem
Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là kiểm soát tín dụng ngân hàng để vốn phải phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh những lĩnh vực ưu tiên, góp phần khôi phục nền kinh tế. NHNN luôn bám sát chủ trương của Chính phủ và diễn biến của thị trường bất động sản (BĐS) để có chính sách tín dụng phù hợp. Thực tế nhiều năm qua, quan điểm của NHNN là kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao như: BĐS, trái phiếu, chứng khoán, trong đó gồm một số phân khúc BĐS cao cấp, resort, nghỉ dưỡng. Còn các dự án BĐS nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, đều là những sản phẩm cần thiết và vẫn được NHNN khuyến khích cho vay. 
 
Kiểm soát tín dụng BĐS: Đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng

Dòng vốn vào thị trường BĐS rất đa dạng như nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn huy động trên thị trường quốc tế từ việc phát hành trái phiếu/vay các tổ chức tín dụng (TCTD) quốc tế, nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán và nguồn vốn tích lũy của cá nhân, tổ chức (nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và doanh nghiệp tích lũy dưới dạng vàng, ngoại tệ,...). Nguồn vốn tín dụng từ hệ thống ngân hàng chỉ là một trong số các nguồn vốn đầu tư vào thị trường BĐS.

Hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận, trên cơ sở khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng và khả năng cân đối vốn, quản trị rủi ro của TCTD. Đối với các khách hàng có dự án/phương án kinh doanh khả thi, có khả năng tài chính để trả nợ, khách hàng có nhu cầu thực về nhà ở đáp ứng điều kiện vay vốn, TCTD chủ động xem xét cho vay phù hợp tình hình hoạt động của TCTD, tình hình thị trường và quy định pháp luật.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD và đảm bảo khả năng cân đối vốn để thực hiện nghĩa vụ chi trả đối với người gửi tiền, trong quá trình điều hành, bên cạnh việc hướng dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, NHNN triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro trong đó có đầu tư, kinh doanh BĐS; khuyến khích tập trung nguồn vốn vào phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Theo đó, trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, tại các Chỉ thị số 01/CT-NHNN hằng năm, Thống đốc NHNN đều yêu cầu TCTD kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực này. Bên cạnh đó, NHNN cũng đã có các công văn chỉ đạo TCTD kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng đầu tư, kinh doanh BĐS nhằm đảm bảo an toàn hoạt động và kiểm soát sử dụng vốn vay đúng mục đích; rà soát, ban hành các quy định pháp lý về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD; ban hành lộ trình điều chỉnh giảm dần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.

Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư điều chỉnh giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo lộ trình và tăng hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay tiêu dùng lớn, nhằm hướng tín dụng vào các phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội.  Cụ thể, tại Thông tư số 08/2020/TT-NHNN ngày 14/8/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quy định: Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo lộ trình: (i) Từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 30/9/2021: 40%; (ii) Từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022: 37%; (iii) Từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 30/9/2023: 34%; (iv) Từ ngày 01/10/2023: 30%.
 



NHNN luôn bám sát chủ trương của Chính phủ và diễn biến
của thị trường BĐS để có chính sách tín dụng phù hợp (Nguồn: Internet)

 
Cùng với đó là áp dụng tỷ lệ hệ số rủi ro 150% đối với các khoản vay có dư nợ trên 4 tỷ đồng mà cá nhân vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng (theo Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019). Bên cạnh đó, NHNN cũng tăng cường công tác thanh tra, giám sát việc sử dụng vốn cho vay đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh BĐS... Đồng thời, khuyến khích TCTD tập trung nguồn vốn vào phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Năm 2022, tiếp tục thực hiện chủ trương kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8/01/2022 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/01/2022 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2022. Trong đó, đối với các TCTD, Thống đốc NHNN yêu cầu: Quán triệt trong toàn hệ thống thực hiện tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát và xử lý nợ xấu: (i) Cân đối nguồn vốn, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng với mức lãi suất hợp lý, đảm bảo an toàn vốn vay và tuân thủ quy định pháp luật liên quan, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng. Phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, góp phần hạn chế tín dụng đen; (ii) Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng trên cơ sở rà soát, đơn giản hóa và rút ngắn quy trình, thủ tục... đi đôi với việc tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng để đảm bảo an toàn vốn vay khi thực hiện mở rộng tín dụng; (iii) Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp...; thực hiện cho vay bằng ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ và NHNN về hạn chế tình trạng đô-la hóa trong nền kinh tế.

Bên cạnh Chỉ thị số 01/CT-NHNN, NHNN đã ban hành các Công văn số chỉ đạo TCTD: Kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng dư nợ tín dụng và chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, trong đó tăng cường kiểm soát các khoản cấp tín dụng đối với khách hàng vay vốn để tham gia đấu giá đất đảm bảo đúng quy định của pháp luật; kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, đặc biệt là cấp tín dụng với mục đích đầu tư, kinh doanh BĐS; kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, các dự án có quy mô lớn, phân khúc cao cấp... Đồng thời, tập trung đầu tư nguồn vốn tín dụng vào các dự án, phương án vay vốn khả thi, đảm bảo tính pháp lý, có thanh khoản tốt, khách hàng có khả năng trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đáp ứng nhu cầu thực của thị trường BĐS; các dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại giá rẻ, có hiệu quả cao, tiêu thụ tốt, đáp ứng nhu cầu thực của người dân.

Theo quy định tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình, chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và cải tạo chung cư cũ cũng thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất 2%/năm từ ngân sách nhà nước trong hai năm 2022 - 2023. NHNN đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đồng thời, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 03/2022/TT-NHNN ngày 20/5/2022 hướng dẫn ngân hàng thương mại thực hiện Nghị định số 31/2022/NĐ-CP.

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã được phê duyệt chính sách cho vay ưu đãi đối với cá nhân, hộ gia đình để thuê, mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo chính sách về nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về quản lý và phát triển nhà ở xã hội và khoản 10 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP. Đối tượng, điều kiện, mức vay, thời hạn vay vốn theo đúng quy định tại các Nghị định. Nguồn vốn cho vay tối đa là 15.000 tỷ đồng do NHCSXH tự huy động bằng nguồn vốn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. NHCSXH đã phối hợp với Bộ Tài chính để triển khai phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định. Hiện nay, NHCSXH vẫn đang triển khai chương trình này.

Như vậy, các chính sách của NHNN nhằm kiểm soát chặt chẽ các hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS nhưng vẫn đảm bảo các khách hàng có nhu cầu thực về nhà ở, phương án vay vốn hiệu quả, khả thi thuận lợi trong tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Thực tế, NHNN kiểm soát chặt tín dụng BĐS một phần nhằm hạn chế các hoạt động đầu cơ, giúp thị trường trở nên minh bạch, tránh xảy ra bong bóng BĐS. Đây là việc cần thiết để lành mạnh hóa thị trường, giảm thiểu các rủi ro cho nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh thị trường địa ốc tăng "nóng" thời gian qua khi đa số nhà đầu tư đều sử dụng đòn bẩy tài chính. Mục đích là để đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD và đảm bảo khả năng cân đối vốn để thực hiện nghĩa vụ chi trả đối với người gửi tiền, hướng dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, góp phần hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Theo số liệu của NHNN, dư nợ tín dụng BĐS phục vụ mục đích tự sử dụng chiếm trên 65% dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản... Dư nợ tín dụng về nhà ở luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, tại thời điểm cuối tháng 4/2022, chiếm 60,6% dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS.

Về phía các ngân hàng thương mại, lý giải cho việc các khoản vay BĐS gần đây có phần chặt chẽ hơn, một số ngân hàng cho biết nguyên nhân vì nhu cầu vốn phục hồi kinh tế sau đại dịch tăng cao, những ngân hàng gần hết hạn mức tín dụng sẽ phải chắt lọc hơn để lựa chọn các khoản vay tốt. Còn theo chủ trương chung, các ngân hàng chỉ siết vốn với các dự án có tính đầu cơ cao, bất động sản nghỉ dưỡng..., còn lại, các dự án đáp ứng nhu cầu ở thực cho người dân vẫn được cấp vốn.

Đa dạng về nguồn vốn và tháo gỡ các điểm nghẽn để thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh

Thời gian tới, cần những giải pháp tổng thể để thị trường BĐS phát triển lành mạnh, an toàn, cũng như đa dạng các kênh vốn cho thị trường này bên cạnh nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Về thể chế, cần khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực BĐS, đảm bảo đồng bộ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Theo đó, đề nghị trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi)… để tạo khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh BĐS, tăng cường hiệu quả quản lý thị trường BĐS.

Đối với các bộ, ngành

Về phía Bộ Xây dựng: Cần thường xuyên theo dõi sát tình hình, diễn biến của thị trường BĐS; định kỳ có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình kinh doanh BĐS, thị trường BĐS trên phạm vi cả nước và kiến nghị giải pháp để thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kinh doanh BĐS, hoạt động sàn giao dịch BĐS, hoạt động môi giới BĐS; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, rà soát các dự án nhà ở, kinh doanh BĐS.

Bộ Tài chính: Nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2022 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế; kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS trên thị trường chứng khoán tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá.

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát, sửa đổi các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến việc đấu giá quyền sử dụng đất (pháp luật về đấu giá, pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý thuế) bảo đảm thống nhất và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với các địa phương phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đảm bảo đúng pháp luật.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành liên quan cần xây dựng hệ thống thông tin về mua bán, thế chấp BĐS thống nhất trên toàn quốc, thông qua hệ thống cổng thông tin quốc gia để góp phần công khai, minh bạch hóa thị trường, tạo điều kiện tổ chức tín dụng cho vay, nhận thế chấp tài sản bảo đảm là BĐS an toàn, hiệu quả.

Về phía NHNN: Theo dõi, kiểm soát, cơ cấu lại tín dụng đối với lĩnh vực BĐS đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tránh rủi ro cho thị trường; chỉ đạo, hướng dẫn các TCTD tiếp tục cho vay đối với lĩnh vực BĐS đảm bảo đúng quy định pháp luật, cho vay đối với các dự án BĐS đầy đủ tính pháp lý; ưu tiên cho vay đối với các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân đã được cấp phép và khởi công xây dựng để tạo nguồn cung cho thị trường.

Trong thời gian tới, thực hiện chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến vĩ mô, tình hình lạm phát để điều hành chính sách tiền tệ phù hợp; tiếp tục điều hành tín dụng nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát; tiếp tục chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Đối với lĩnh vực BĐS, NHNN tiếp tục chỉ đạo các TCTD kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng và chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực bất BĐS, đặc biệt là cấp tín dụng với mục đích đầu tư, kinh doanh BĐS; kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, các dự án có quy mô lớn, phân khúc cao cấp; thận trọng trong xem xét quyết định cấp tín dụng đối với các khoản tín dụng bất động sản tại các địa bản xảy ra tình trạng sốt đất, các dự án tiềm ẩn mức độ rủi ro cao... Đồng thời, tập trung đầu tư nguồn vốn tín dụng vào các dự án, phương án vay vốn khả thi, đảm bảo tính pháp lý, có thanh khoản tốt, khách hàng có khả năng trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đáp ứng nhu cầu thực của thị trường BĐS; các dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại giá rẻ, có hiệu quả cao, tiêu thụ tốt, đáp ứng nhu cầu thực của người dân.

Bên cạnh vốn ngân hàng, các doanh nghiệp BĐS cần chủ động đa dạng hóa nguồn vốn, huy động từ nhiều kênh như vốn góp, trên thị trường cổ phiếu, trái phiếu… Đồng thời, các doanh nghiệp BĐS cũng phải đảm bảo phát triển một cách hợp pháp và tuân thủ pháp luật, chẳng hạn, trong vấn đề vốn phải chứng minh được tín nhiệm bằng cách công khai thông tin các dự án đã đang và sẽ triển khai. Khi triển khai dự án cũng cần đảm bảo đúng với quy hoạch, cấp phép, đảm bảo chất lượng, qua đó, xây dựng được uy tín trên thị trường. Khi là một doanh nghiệp phát triển trên cơ sở tuân thủ pháp luật, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn vay.

Đối với các địa phương: Cần khẩn trương tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thực hiện công khai, minh bạch thông tin quy hoạch xây dựng, danh mục, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án BĐS, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp; rà soát lập danh mục các dự án nhà ở, BĐS trên địa bàn, đồng thời đánh giá cụ thể lý do, nguyên nhân đối với các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai hoặc chậm triển khai. Trên cơ sở đó, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý, thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án nhà ở để tăng nguồn cung cho thị trường.
 
Tài liệu tham khảo:

1. Cổng thông tin điện tử Chính phủ: chinhphu.vn
2. Cổng thông tin điện tử NHNN: sbv.gov.vn
3. Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng: moc.gov.vn
4. Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình.
5. Thông tư số 08/2020/TT-NHNN ngày 14/8/2020 của Thống đốc NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 của Thống đốc NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Phạm Thủy (NHNN)

 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Hoàn thiện pháp luật đất đai trong hoạt động xử lí tài sản bảo đảm của công ty quản lý tài sản
Hoàn thiện pháp luật đất đai trong hoạt động xử lí tài sản bảo đảm của công ty quản lý tài sản
18/05/2023 571 lượt xem
Hiện nay, để thực hiện các dự án kinh doanh bất động sản, ngoài việc yêu cầu chủ đầu tư phải nắm vững các quy định pháp luật về quy trình thực hiện dự án thì còn yêu cầu chủ đầu tư phải có tiềm lực về kinh tế bởi khoản vốn bỏ ra để thực hiện dự án là không hề nhỏ với nhiều chi phí từ bồi thường, hỗ trợ tái định cư, thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất được giao/thuê đối với Nhà nước đến các chi phí về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hạ tầng xã hội, vì vậy hầu hết các chủ đầu tư phải sử dụng đến các phương thức tín dụng để hỗ trợ cho khả năng tài chính và sử dụng quyền sử dụng đất thuộc dự án kinh doanh bất động sản để thế chấp bảo đảm khoản vay.
Tái cơ cấu, khắc phục tình trạng lệch pha cung - cầu bất động sản
Tái cơ cấu, khắc phục tình trạng lệch pha cung - cầu bất động sản
10/05/2023 890 lượt xem
Đề cập những khó khăn của thị trường bất động sản, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị thời gian tới, Chính phủ thực hiện tái cơ cấu thị trường thông qua điều tiết nguồn cung, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục tình trạng lệch pha cung - cầu bất động sản cao cấp và bất động sản bình dân bằng công cụ quy hoạch.
5 xu hướng của ngành Bất động sản tại Việt Nam trong thời gian tới
5 xu hướng của ngành Bất động sản tại Việt Nam trong thời gian tới
19/04/2023 2.751 lượt xem
Cầu nhà ở xã hội tăng cao, phong cách sống hướng đến môi trường xanh, yêu cầu dịch vụ nhà ở cao... đang dần định hình các xu hướng chính của ngành bất động sản Việt Nam.
Quy định về định giá đất theo Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và một số góp ý hoàn thiện
Quy định về định giá đất theo Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và một số góp ý hoàn thiện
17/04/2023 2.119 lượt xem
Luật Đất đai năm 2013 gần 10 năm thi hành, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai là điều cấp thiết. Trong hàng loạt các vấn đề được Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đề cập thì nội dung về giá đất, định giá đất đã được sửa đổi, bổ sung so với Luật Đất đai năm 2013. Giá đất là công cụ kinh tế quan trọng, có ý nghĩa trong việc điều tiết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người sử dụng đất về chính sách tài chính đất đai và được xem là nội dung phải xem xét, đánh giá thận trọng.
Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy thị trường bất động sản
Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy thị trường bất động sản
12/04/2023 1.979 lượt xem
Chiều 11/4/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ (Tổ công tác) về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp.
Cho vay mua nhà ở xã hội đối với người thu nhập thấp - Nhìn từ góc độ pháp lí
Cho vay mua nhà ở xã hội đối với người thu nhập thấp - Nhìn từ góc độ pháp lí
04/04/2023 2.912 lượt xem
Nhà ở là nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân, hộ gia đình, theo đó, bằng nhiều cách thức khác nhau, mỗi cá nhân, hộ gia đình đều cố gắng tạo lập cho mình một chỗ ở ổn định để an cư và lập nghiệp. Trong thực tế, để tự mình tạo lập chỗ ở, mỗi cá nhân, hộ gia đình phải bảo đảm nguồn thu nhập để chi trả.
Quy định về đăng kí đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và một số góp ý hoàn thiện
Quy định về đăng kí đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và một số góp ý hoàn thiện
24/03/2023 5.177 lượt xem
Vấn đề đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là một trong những nội dung quan trọng trong quản lí nhà nước về đất đai, nó không những liên quan trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước mà còn liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
Bong bóng bất động sản ở Nhật Bản những năm 1980 và 1990 - Một số khuyến nghị đối với Việt Nam
Bong bóng bất động sản ở Nhật Bản những năm 1980 và 1990 - Một số khuyến nghị đối với Việt Nam
22/03/2023 3.673 lượt xem
Hiện nay, bất động sản nói chung ở Việt Nam đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ Chính phủ, doanh nghiệp tới người dân. Trong những năm 1980 và 1990, ở Nhật Bản đã xảy ra tình trạng bong bóng bất động sản. Để xử lí tình trạng đó, Chính phủ Nhật Bản cần tương đối nhiều thời gian và nguồn lực tài chính để giải quyết hậu quả. Phóng viên Tạp chí Ngân hàng đã có cuộc trao đổi với ông Keita Matsunami - Tổng Giám đốc Ngân hàng Mizuho tại Việt Nam về những bài học từ bong bóng bất động sản ở Nhật Bản những năm 1980 và 1990 cũng như ý nghĩa đối với Việt Nam.
Quy định về quyền bề mặt trong Luật Đất đai và một số kiến nghị
Quy định về quyền bề mặt trong Luật Đất đai và một số kiến nghị
13/03/2023 3.136 lượt xem
Quyền bề mặt là một quyền được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Khác với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Theo đó, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai và trao quyền sử dụng đất cho các chủ thể khác sử dụng. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2013 ban hành trước Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa có quy định về quyền bề mặt.
Tín dụng và chính sách tín dụng bất động sản trong bối cảnh mới
Tín dụng và chính sách tín dụng bất động sản trong bối cảnh mới
09/03/2023 4.433 lượt xem
Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao đã có nhận định: "Thị trường bất động sản (BĐS), trong đó có thị trường quyền sử dụng đất phát triển tương đối nhanh; thể chế, chính sách phát triển thị trường BĐS và chính sách tài chính trong lĩnh vực đất đai từng bước được hoàn thiện…".
Xây nhà ở cho công nhân khu công nghiệp: Chìa khóa nào?
Xây nhà ở cho công nhân khu công nghiệp: Chìa khóa nào?
20/02/2023 3.983 lượt xem
Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan bộ, ngành tháo gỡ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng và tạo điều kiện cho người lao động trong khu công nghiệp có nhà ở.
Nhu cầu về nhà ở tăng, giá chung cư tại các đô thị lớn khó hạ nhiệt
Nhu cầu về nhà ở tăng, giá chung cư tại các đô thị lớn khó hạ nhiệt
10/02/2023 3.935 lượt xem
Theo Bộ Xây dựng, dự báo nhu cầu về nhà ở giai đoạn 2021 -2030 sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt tại khu vực đô thị. Trong bối cảnh nhu cầu tăng nhưng nguồn cung của các dự án nhà ở còn hạn chế, giá căn hộ chung cư tại các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM khó có thể “hạ nhiệt”.
Việt Nam nằm trong 3 điểm sáng thu hút đầu tư bất động sản của châu Á
Việt Nam nằm trong 3 điểm sáng thu hút đầu tư bất động sản của châu Á
11/01/2023 4.469 lượt xem
Cùng với Việt Nam, Singapore và Nhật Bản là địa chỉ hút vốn đầu tư ngoại trong năm 2022, trong đó phân khúc văn phòng là điểm chung của 3 quốc gia này khi nhiều công ty đa quốc gia muốn đặt văn phòng đại diện tại đây…
Kiểm soát rủi ro với tín dụng bất động sản: Đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng
Kiểm soát rủi ro với tín dụng bất động sản: Đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng
19/12/2022 6.102 lượt xem
Trong điều hành tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) tập trung vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là những lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro như cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, bất động sản; khuyến khích tập trung nguồn vốn vào phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản
Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản
15/12/2022 5.658 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1164/CĐ-TTg ngày 14/12/2022 về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

66.450

67.070

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

66.450

67.050

Vàng SJC 5c

66.450

67.070

Vàng nhẫn 9999

55.750

56.700

Vàng nữ trang 9999

55.600

56.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23,270 23,640 24,575 25,951 28,261 29,466 163.78 173.39
BIDV 23,320 23,620 24,752 25,940 28,372 29,619 164.31 173.07
VietinBank 23,235 23,655 24,821 25,956 28,606 29,616 164.85 172.8
Agribank 23,270 23,635 24,830 25,832 28,510 29,336 165.92 172.71
Eximbank 23,250 23,630 24,854 25,531 28,548 29,326 165.67 170.18
ACB 23,200 23,700 24,861 25,488 28,689 29,295 165.51 169.86
Sacombank 23,280 23,685 25,018 25,532 28,788 29,304 166.23 171.78
Techcombank 23,310 23,655 24,609 25,935 28,217 29,502 161.45 173.73
LPBank 23,300 23,900 24,794 26,122 28,725 29,665 164.18 175.63
DongA Bank 23,330 23,660 24,880 25,550 28,610 29,320 163.5 170.7
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
0,50
0,50
0,50
4,60
4,70
4,80
6,40
6,60
6,80
6,90
Sacombank
-
-
-
-
5,30
5,40
5,50
7,30
7,40
7,60
7,90
Techcombank
0,10
-
-
-
5,40
5,40
5,40
7,10
7,10
7,10
7,10
LPBank
-
0,20
0,20
0,20
5,00
5,00
5,00
7,30
7,30
7,70
8,00
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
5,50
5,50
5,50
7,90
7,95
8,00
8,30
Agribank
0,30
-
-
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,00
Eximbank
0,20
0,50
0,50
0,50
5,50
5,50
5,50
6,30
6,60
7,10
7,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?