admin Agribank - Thấu hiểu nông dân với thẻ thấu chi
03/08/2020 1.676 lượt xem
Triển khai từ tháng 9/2019, Đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã cung cấp cho nông dân sản phẩm dịch vụ cho vay thấu chi qua thẻ ATM với hạn mức 30 triệu đồng và công cụ chấp nhận thanh toán thẻ POS với nhiều tiện lợi và hoàn toàn miễn phí.
 
Việc triển khai Đề án này của Agribank có ý nghĩa quan trọng trong đẩy mạnh chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt, hạn chế và đẩy lùi nạn tín dụng đen, góp phần gia tăng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng cũng như các dịch vụ thanh toán văn minh, hiện đại trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn.
 
Đề án đã bước đầu phát huy được hiệu quả với lợi thế rõ rệt về chính sách hỗ trợ sâu, rộng, đáp ứng đúng nhu cầu của người dân, thủ tục đơn giản, linh hoạt.
 
“Thực sự, tôi chẳng nghĩ có ngày nông dân như chúng tôi được cầm thẻ thấu chi ra đại lý mua hàng. Trước nay, tôi nghĩ thẻ thấu chi chỉ dành cho cán bộ, công chức, chứ ai nghĩ nông dân giờ cũng... “sang” thế này!”, vừa thanh toán hơn chục bao phân bón cho đại lý, anh Nguyễn Công Bằng, nông dân xã Thạnh Trị, thị xã Kiến Tường (Long An) vừa hồ hởi chia sẻ.
 

Vốn ngân hàng đã giúp anh Nguyễn Công Bằng, xã Thạnh Trị, thị xã Kiến Tường (Long An) chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Hơn 2,5 ha đất trồng lúa của gia đình anh Nguyễn Công Bằng nay đang được dần chuyển đổi sang trồng cây ăn quả theo Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng của thị xã Kiến Tường. Vốn là khâu đầu tiên phải giải quyết. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được gửi vào ngân hàng, gần 300 triệu đồng vay Agribank thị xã Kiến Tường đã được anh Bằng đổ xuống vườn chanh tứ quý, tắc (quất) và một chiếc xe ô tô vận tải chuyên phục vụ việc thu gom sản phẩm của anh em trong tổ liên kết cùng trồng chanh, tắc ở các xã lân cận để bán cho đầu mối. Phát sinh thêm bất cứ chi phí sản xuất nào, anh Bằng lại cầm tấm thẻ thấu chi của Agribank ra đại lý vật tư nông nghiệp mà không phải lo khi trong nhà không còn tiền mặt.
 
“Có cái này đỡ nhiều lắm!”, xoay xoay tấm thẻ trên tay, đôi mắt hiền lành, chân chất trên khuôn mặt đen sạm của người nông dân miền Tây này như vương sự xúc động. “Không chỉ là vấn đề tiền bạc đâu, trong tấm thẻ này, thực sự tôi còn thấy cả sự thấu hiểu, chia sẻ của ngân hàng với người nông dân chúng tôi”, anh Nguyễn Công Bằng cho biết.
 
“Nông dân chúng tôi thấy đất rộng, lúa nhiều đấy, nhưng nói thật là anh nào mà ngày có trong túi đôi ba trăm nghìn đã được coi là nhà giàu rồi đó. Không có đâu! Ngày dưng tiền mặt hiếm lắm, tất cả chỉ trông vào ngày mùa, có lúa thu về thì mới có tiền, trong khi nhu cầu phát sinh thì trăm thứ bà rằn.



Thanh toán vật tư nông nghiệp với thẻ thấu chi Agribank

 
Nào nay thêm dăm bao phân bón, chục gói thuốc trừ sâu, mai phát sinh vài công be lại khúc mương dẫn nước vào ruộng. Rồi chưa kể con cái, người thân ốm đau, bệnh tật hay đủ thứ phát sinh trong sinh hoạt hàng ngày. Từ ngày tôi chuyển đổi sang trồng chanh, tắc còn đỡ, ngày nào hái thì ngày đó có tiền thu về, chứ như bà con rặt làm lúa thì chỉ chạy ra đại lý ký nợ hoặc vay nóng. Mà thực sự, đại lý có tâm cũng tính lãi suất ít nhất 2%/tháng, tức 24%/năm. Chưa kể nhiều người không có tâm, biết thế khó của mình thì trừ tới trừ lui, đến cuối vụ, tiền thu về có khi không đủ trả cả gốc, cả lãi.
 
Làm 2 công lúa mà chỉ làm lúa không, 2 - 3 năm sau không chừng phải bán đi 1 công vì nợ. Thế nên chẳng có cách nào khác là phải chuyển đổi cây trồng. Mà để chuyển đổi phải có vốn, nên nói gì thì nói, không có ngân hàng, chúng tôi không có cửa đi lên đâu!”, anh Bằng khẳng định. 
 
Đó cũng là lý do mà anh Nguyễn Công Bằng cũng như nhiều nông dân Kiến Tường nói riêng hay nông dân vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long nói chung quyết chí chuyển đổi cơ cấu cây trồng, không thể chỉ trông chờ vào cây lúa.
 
Theo ông Nguyễn Văn Nhiều, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, là xã biên giới thuần nông đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ chuyên trồng lúa sang trồng cây ăn quả như chanh, mít, bưởi, thanh long và chăn nuôi trâu, bò, nhu cầu vốn cho bà con nơi đây luôn trong tình trạng “nóng”.
 
“Cách đây 3 - 4 năm, tình trạng nông dân mất đất, mất vườn vì tín dụng “đen” không hiếm. Chính quyền địa phương đã phải rà soát, nắm từng đối tượng cho vay nặng lãi, từng trường hợp vướng vào tín dụng “đen”, rồi cho gỡ lột từng tờ rơi trên “ngân hàng cột điện”. Cùng với đó là sự tích cực vào cuộc của Agribank Kiến Tường trong việc tiếp cận khách hàng đáp ứng nhu cầu về vốn và cung cấp dịch vụ, nên chỉ trong vòng 2 năm nay, toàn xã đã chuyển đổi gần 50 ha đất lúa sang trồng cây ăn trái và chăn nuôi trâu, bò với thu nhập tăng gấp 4-5 lần so với trồng lúa. Nhờ đó, đời sống người dân đi lên trông thấy...”, ông Nguyễn Văn Nhiều cho biết thêm.
 
Bà Nguyễn Thị Bạch Yến, Phó giám đốc Agribank Kiến Tường cho biết, cứ 2-3 tháng một lần, Agribank Kiến Tường tổ chức xuống từng xã phối hợp với chính quyền, các hội đoàn thể tổ chức tuyên truyền cho vay vốn, phát triển dịch vụ. Riêng với Đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn, Agribank Kiến Tường hiện đã phát hành 283 thẻ trong tổng số 300 thẻ theo chỉ tiêu được giao, đạt 94% kế hoạch. 
 
Nhận thấy hình thức tổ vay vốn rất phù hợp ở địa bàn nông thôn, Agribank Kiến Tường đã kết hợp với chính quyền địa phương, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ triển khai 28 tổ vay vốn với trên 5.000 hộ tham gia. Đây là cơ sở để vốn ngân hàng đến với người dân nhanh nhất, thuận lợi nhất, đồng thời cũng là sự giám sát chặt chẽ, hiệu quả việc sử dụng vốn vay trong các hộ 
nông dân.
 
Theo ông Nguyễn Kim Thài, Giám đốc Agribank Long An, việc thực hiện Đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn của Agribank Long An với hạn mức vay thấu chi lên đến 30 triệu đồng dành cho các đối tượng là khách hàng cá nhân cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc cá nhân cư trú ngoài địa bàn nhưng có hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp đã nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương các cấp và đặc biệt là sự quan tâm của nông dân.
 
Dễ dàng tiếp cận với thủ tục mở thẻ đơn giản, không cần thế chấp, chính sách lãi suất ưu đãi khách hàng khu vực nông nghiệp, nông thôn, việc sử dụng thẻ thấu chi để thanh toán tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, học phí, viện phí, thanh toán mua hàng tại các cửa hàng cung ứng vật tư nông nghiệp, thu mua nông sản, bách hóa, cơ sở sửa chữa máy nông ngư cơ, siêu thị... đã giúp nông dân giải quyết cơ bản những nhu cầu thiết yếu, đặc biệt trong lúc chờ tới mùa vụ thu hoạch. Từ đó, hạn chế và đẩy lùi nạn tín dụng đen trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn. 
 
Được giao nhiệm vụ thí điểm, đến nay, Agribank Long An đã phát hành trên 3.500 thẻ thấu chi, đạt 70% kế hoạch phát hành đến 30/9/2020 là 5.000 thẻ. Agribank Long An cũng đã đặt 82 máy POS tại tất cả các huyện, thị trong tỉnh, đồng thời đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ, tạo điều kiện để liên kết với các nhà cung ứng dịch vụ giúp mở rộng thị trường, thị phần thanh toán thẻ của Agribank tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn.
 
“Đề án đã bước đầu phát huy được hiệu quả với lợi thế rõ rệt về chính sách hỗ trợ sâu, rộng, đáp ứng đúng nhu cầu của người dân, thủ tục đơn giản, linh hoạt. Thời gian tới, Agribank Long An sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc phát hành thẻ, đồng thời tăng số lượng điểm chấp nhận thanh toán thẻ POS để đáp ứng nhu cầu và tiện lợi cho khách hàng, đồng thời xây dựng hệ sinh thái khép kín qua ngân hàng  giữa khách hàng sử dụng thẻ và các nhà cung ứng sản phẩm dịch vụ, góp phần đẩy mạnh thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn nông thôn”, ông Nguyễn Kim Thài cho biết.
 
Thanh Hương
Agribank

TCNH số 14/2020
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
NHNN tổ chức Họp báo thông tin kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng quý I/2024
NHNN tổ chức Họp báo thông tin kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng quý I/2024
19/04/2024 36 lượt xem
Ngày 19/4/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo thông tin kết quả điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) và hoạt động ngân hàng quý I/2024. Đồng chí Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực NHNN chủ trì buổi Họp báo.
NHNN tiếp tục duy trì thứ hạng cao về chỉ số cải cách hành chính (Par Index) năm 2023
NHNN tiếp tục duy trì thứ hạng cao về chỉ số cải cách hành chính (Par Index) năm 2023
19/04/2024 59 lượt xem
Sáng ngày 17/4/2024, tại Trụ sở Bộ Nội vụ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ đã tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh hệ thống công nghệ thông tin xuất sắc tại Giải thưởng Sao Khuê năm 2024
Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh hệ thống công nghệ thông tin xuất sắc tại Giải thưởng Sao Khuê năm 2024
18/04/2024 38 lượt xem
Ngày 13/4/2024, vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, hai hệ thống/sản phẩm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê năm 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp Agribank nhận giải thưởng này.
Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên cột mốc vàng lịch sử Điện Biên Phủ
Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên "cột mốc vàng" lịch sử Điện Biên Phủ
17/04/2024 187 lượt xem
Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
BIDV, ADB và NFSC đồng tổ chức Hội thảo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”
BIDV, ADB và NFSC đồng tổ chức Hội thảo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”
17/04/2024 142 lượt xem
Ngày 16/4/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (NFSC) đồng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”.
Đảng ủy Cơ quan Ngân hàng Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 16
Đảng ủy Cơ quan Ngân hàng Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 16
17/04/2024 160 lượt xem
Ngày 16/4/2024 tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Đảng ủy Cơ quan Ngân hàng Trung ương (NHTW) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 16 (mở rộng), nhiệm kỳ 2020-2025, dưới sự chủ trì của Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Cơ quan NHTW.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường các biện pháp phối hợp quản lý thị trường vàng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường các biện pháp phối hợp quản lý thị trường vàng
16/04/2024 182 lượt xem
Ngày 15/4/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý thị trường vàng; đồng thời, có văn bản chỉ đạo NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng thực hiện các nhiệm vụ.
Ba giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024
Ba giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024
15/04/2024 229 lượt xem
Ba giải pháp số của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam là VCB CashUp, Host to Host/API Intergration và VCB i-School được đánh giá cao và vinh danh tại lễ trao giải thưởng Sao Khuê 2024.
Lễ phát động phong trào thi đua “xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước tại tỉnh Hòa Bình
Lễ phát động phong trào thi đua “xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước tại tỉnh Hòa Bình
14/04/2024 319 lượt xem
Sáng 13/4/2024, tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.800

83.800

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.800

83.800

Vàng SJC 5c

81.800

83.820

Vàng nhẫn 9999

74.800

76.700

Vàng nữ trang 9999

74.700

76.000


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,100 25,440 26,252 27,714 30,724 32,055 157.77 167.11
BIDV 25,130 25,440 26,393 27,618 30,763 32,067 158.12 166.59
VietinBank 25,090 25,443 26,504 27,799 31,154 32,164 160.64 168.59
Agribank 25,100 25,440 26,325 27,607 30,757 31,897 159.58 167.50
Eximbank 25,040 25,440 26,425 27,239 30,914 31,866 160.82 165.77
ACB 25,110 25,442 26,596 27,279 31,230 31,905 161.07 166.37
Sacombank 25,170 25,420 26,701 27,261 31,332 31,835 162.03 167.05
Techcombank 25,192 25,442 26,362 27,707 30,760 32,094 157.36 169.78
LPBank 24,960 25,440 26,088 27,611 30,970 31,913 158.36 169.76
DongA Bank 25,170 25,440 26,570 27,260 31,080 31,940 159.20 166.40
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?